Trẻ sơ sinh không tăng cân vì sao

Trẻ sơ sinh tăng cân chậm làm nhiều mẹ lo lắng, bởi những tháng đầu là giai đoạn trọng lượng của bé tăng đáng kể. Liệu đây có phải dấu hiệu sức khỏe bé có vấn đề? Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý, mẹ nhé!

Thông thường một em bé mới sinh sẽ có xu hướng giảm cân hoặc tăng cân rất chậm so với trọng lượng ban đầu trong vài ngày đầu sau sinh. Khoảng thời gian sau đó bé sẽ “tăng tốc” bắt đầu tăng cân một cách đều đặn. Tuy nhiên, nếu tình trạng trẻ sơ sinh tăng cân chậm mãi vẫn không “biến chuyển”, mẹ nên chú ý. Đây có thể là dấu hiệu báo động bé cưng đang có vấn đề sức khỏe.

Trong những tháng đầu sau sinh, trọng lượng của bé sẽ tăng lên đáng kể

1/ Sự tăng trưởng đối với trẻ sơ sinh bú sữa mẹ

Theo các tiêu chuẩn của Tổ Chức Y Tế Thế Giới sự tăng trưởng được xem là bình thường đối với trẻ bú sữa mẹ thông qua các tiêu chí sau:

– Một em bé sẽ mất khoảng từ 5-10% cân nặng sau khi sinh trong tuần đầu tiên và bắt đầu tăng cân đều đặn sau 2-3 tuần

– Cân nặng sau khi sinh sẽ tăng gấp 2 lần khi được 4 tháng tuổi và tăng gấp 3 lần khi 13 tháng tuổi đối với bé trai, 15 tháng đối với bé gái

– Chiều dài tăng 1,5 lần trong vòng 12 tháng

– Chu vi vòng đầu tăng lên khoảng 11cm khi 12 tháng tuổi

Tuy nhiên, tuỳ thuộc và nhiều yếu tố mà mỗi bé sẽ có sự phát triển khác nhau.

Bé sơ sinh tăng cân chậm thường do một trong những nguyên nhân dưới đây:

  • Sinh non: Với những bé sinh non, chưa đủ tháng thường sẽ chậm lên cân hơn so với các bé khác. Chưa kể đến sức khoẻ của bé cũng sẽ kém hơn, dễ mắc bệnh hơn.
  • Không bú đủ sữa: Có thể vì lý do nào đó mà mẹ không xác định được lượng sữa cung cấp cho bé có đủ hay không. Hoặc, sữa mẹ quá ít không đáp ứng được nhu cầu khiến bé sơ sinh tăng cân chậm.
  • Vấn đề về sức khoẻ: Việc chậm tăng cân có thể liên quan đến sức khoẻ của bé. Chẳng hạn vấn đề về thần kinh, thiếu máu, dị ứng sữa, mắc hội chứng di truyền, tình trạng quá tải lactose, trào ngược dạ dày… Hoặc, bé bị một số rối loạn ảnh hưởng đến khả năng hấp thu các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển.
  • Trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít: Có nhiều trường hợp bé chậm tặng cân vì do lười bú, không chịu bú. Đôi khi đói bé sẽ đòi bú nhưng lại nhanh chóng “rơi” vào giấc ngủ khiến cho việc bú sữa bị gián đoạn và bé chỉ bú với một lượng rất ít. Nếu tình trạng kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ.
Lười bú, bú ít hoặc mắc một số bệnh lý về sức khỏe là nguyên nhân khiến bé tăng cân chậm

3/ Trẻ sơ sinh tăng cân chậm phải làm sao?

Nếu xác định được trẻ sơ sinh tăng cân chậm có liên quan đến vấn đề sức khoẻ thì mẹ cần nhanh chóng đưa bé đi khám để điều trị bệnh dứt điểm. Có như vậy con bạn mới bắt kịp đà phát triển một cách bình thường.

Để cải thiện cân nặng của trẻ mẹ có thể áp dụng những cách sau:

  • Chăm chút cho giấc ngủ của con: Giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh do đó, cần đảm bảo trẻ được ngủ đủ giấc. Đặc biệt, mẹ hãy tạo điều kiện cho bé ngủ một giấc thật ngon và sâu vào thời điểm từ 10 giờ đêm đến 2 giờ sáng. Lúc này, hormone tăng trưởng sẽ tăng gấp 4 lần so với những lúc khác.
  • Cho bé bú thường xuyên: Đối với bé bú sữa mẹ thì cần cho bé bú thường xuyên, mỗi cữ bú cách nhau từ 2-3 giờ. Cố gắng giữ cho thời gian bú càng lâu càng tốt vì hàm lượng chất béo của sữa mẹ sẽ tăng lên đều đặn và thường gấp đôi so với sữa lúc đầu.
  • Bú đúng cữ: Bé ngủ lâu hơn vào ban đêm, bỏ qua cữ bú cũng có thể làm giảm lượng sữa và cân nặng vì vậy, mẹ cần đánh thức bé dậy để bú. Ngoài ra, mẹ có thể cho bé uống thêm sữa công thức trong trường hợp sữa mẹ không đủ cho sự phát triển.
  • Ăn đặm đúng thời điểm: Không nên cho bé ăn dặm quá sớm đặc biệt dưới 6 tháng tuổi. Hầu hết các thực phẩm khác có ít calo và chất dinh dưỡng hơn so với sữa mẹ. Với trẻ đang trong độ tuổi ăn dặm mẹ nên bổ sung thêm nhiều nguồn thực phẩm dinh dưỡng khác nhau vào thực đơn hàng ngày như: Ngũ cốc, các loại rau củ quả, trứng, thịt…

Trẻ sơ sinh tăng cân chậm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mẹ nên tìm hiểu kỹ để có cách giải quyết sớm, tránh ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe bé cưng.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Thông thường trong 3 tháng đầu đời, bé tăng khoảng từ 1 – 1,2 kg/tháng; từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 tăng khoảng 600g. Càng về sau thì cân nặng của bé sẽ càng tăng chậm hơn với mỗi tháng chỉ tăng từ 300-400g.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh không tăng cân hoặc chậm tăng cân sau 6 tháng đầu là điều bình thường ở hầu hết các bé, vì vậy mẹ không cần quá lo lắng. Có rất nhiều cách giúp trẻ sơ sinh tăng cân vừa dễ dàng, vừa hiệu quả mà bất cứ mẹ nào cũng có thể áp dụng.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh chậm tăng cân

Ngoài những cách giúp trẻ sơ sinh tăng cân thông thường, mẹ cũng nên cảnh giác trước một số bệnh lý khiến bé chậm tăng cân. Một khi đã xác định được nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng cân, bạn sẽ biết cách làm thế nào để trẻ sơ sinh tăng cân nhanh.

Chẳng hạn, nếu sức khỏe của bé không đủ tốt, mắc phải một số bệnh lý nào đó mà ảnh hưởng đến sự phát triển thì cần cho bé đi khám, điều trị. Và khi tình trạng của bé đã ổn định cùng với sự chăm sóc của mẹ, bé sẽ bắt kịp đà tăng trưởng một cách nhanh chóng.

>>> Bạn có thể tham khảo: Trẻ 3 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là vừa đủ tiêu chuẩn?

1. Trẻ sinh non chậm lên cân

Trường hợp bé sinh non, sinh thiếu tháng hoặc đủ tháng nhưng nhẹ cân [dưới 2,5kg] sẽ có tốc độ tăng cân chậm hơn rất nhiều so với những trẻ bình thường khác. Đồng thời những bé này vốn đã có sức khỏe yếu, dễ bị bệnh nên việc tăng cân sẽ gặp đôi chút khó khăn.

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân có thể do khả năng hấp thu dinh dưỡng của trẻ

2. Trẻ sơ sinh chậm tăng cân do bị dị tật bẩm sinh

Dị tật sứt môi, hở hàm ếch là một cản trở rất lớn đối với bé trong quá trình bú sữa, đặc biệt là bú sữa mẹ. Vì vậy, trẻ sẽ không nhận đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo cho sự phát triển. Trong trường hợp này, bạn có thể dùng một số loại bình sữa được thiết kế dành riêng cho trẻ mắc phải những khiếm khuyết này.

3. Khả năng hấp thu dinh dưỡng của trẻ

Nếu trẻ không thể hấp thụ dinh dưỡng từ sữa mẹ hay sữa công thức, từ thức ăn dặm hàng ngày đều thì khả năng trẻ sơ sinh chậm tăng cân là điều hiển nhiên. Trẻ sơ sinh tháng đầu tăng cân ít cũng là một dấu hiệu đáng lưu ý.

>>> Bạn có thể tham khảo: Trẻ sơ sinh ngã từ trên giường xuống đất, mẹ phải làm gì?

4. Bé bị rối loạn tiêu hóa

Trẻ sơ sinh thường hay gặp một số bệnh liên quan đến vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, trào ngược dạ dày, không dung nạp sữa, đặc biệt là bệnh celiac. Đây là bệnh tự miễn dịch của đường tiêu hóa khi quá nhạy cảm hoặc không hấp thụ gluten, một loại protein có trong ngũ cốc, lua mì, yến mạch. Khi mắc bệnh này, trẻ sơ sinh sẽ kém phát triển, chậm hoặc không tăng cân, lâu ngày dẫn đến còi xương chậm lớn.

5. Bé ít bú sữa mẹ hoặc bé lười uống sữa bình

Một thử thách lớn khi nuôi con bằng sữa mẹ là làm thế nào để nhận biết lượng sữa cho trẻ sơ sinh. Theo đó có thể là vì trẻ sơ sinh lười bú, bú ít hoặc cơ thể người mẹ gặp một số vấn đề nào đó nên không “sản xuất” đủ sữa cho bé.

Nếu tình trạng này kéo dài, cân nặng của bé sẽ “đứng” tại chỗ, sau đó giảm dần và cuối cùng bé sẽ bị suy dinh dưỡng. Điều này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như sự phát triển của bé.

6. Nhẹ cân do các bệnh thường gặp ở trẻ em

Chậm tăng cân ở trẻ sơ sinh còn do nguyên nhân về sức khỏe như bé bị bệnh tim, thiếu máu, rối loạn trao đổi chất, thiếu hụt hormone tăng trưởng…

>>> Bạn có thể tham khảo: Hướng dẫn cách nấu cơm nát cho bé cùng 4 món ngon bảo đảm bé vét sạch cơm

Không tăng cân trong giai đoạn sơ sinh có gây nguy hiểm đến bé?

Trong giai đoạn sơ sinh nếu bé không tăng cân thì có nguy hiểm không? Câu trả lời là có.

Video liên quan

Chủ Đề