Tổng hợp kiến thức Công nghệ 8 giữa học kì 1

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Sách giải bài tập công nghệ 8 – Tổng kết và ôn tập Phần một giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

    • Giải Sách Bài Tập Công Nghệ Lớp 8

    • Sách Giáo Khoa Công Nghệ Lớp 8

    • Giải Công Nghệ Lớp 8 [Ngắn Gọn]

    • Giải Vở Bài Tập Công Nghệ Lớp 8

    • Sách Giáo Viên Công Nghệ Lớp 8

    Câu 1 trang 52 Công nghệ 8: Vì sao phải học vẽ kĩ thuật?

    Lời giải:

    Vì học vẽ kĩ thuật để ứng dụng vào sản xuất, đời sống và tạo điều kiện học tốt các môn khoa học – kĩ thuật khác.

    Câu 2 trang 52 Công nghệ 8: Thế nào là bản vẽ kĩ thuật? Bản vẽ kĩ thuật dùng để làm gì?

    Lời giải:

    Bản vẽ kĩ thuật là một phương tiện thông tin dùng trong sản xuất và đời sống

    Bản vẽ kĩ thuật dùng để chế tạo ra một sản phẩm đúng với thiết kế

    Câu 3 trang 53 Công nghệ 8: Thế nào là phép chiếu vuông góc? Phép chiếu này dùng để làm gì ?

    Lời giải:

    Phép chiếu vuông góc là phép chiếu mà các tia chiếu vuông góc với mặt phẳng chiếu

    Phép chiếu vuông góc dùng để vẽ các vẽ hình chiếu vuông góc

    Câu 4 trang 53 Công nghệ 8: Các khối hình học thường gặp là các khối nào?

    Lời giải:

    Các khối hình học thường gặp là hình hộp, hình lăng trụ, hình chóp

    Câu 5 trang 53 Công nghệ 8: Hãy nêu đặc điểm hình chiếu của khối đa diện

    Lời giải:

    Đặc điểm

    * Hình hộp chữ nhật: cả 3 hình chiếu đều là hình chữ nhật

    * Hình lăng trụ đều: có 2 hình chiếu là hình chữ nhật và hình chiếu còn lại là đa giác đều

    * Hình chóp đều: có 2 hình chiếu là tam giác cân và hình chiếu còn lại là đa giác đều

    Câu 6 trang 53 Công nghệ 8: Khối tròn xoay thường được biểu diễn bằng các hình chiếu nào?

    Lời giải:

    Thường dùng hai hình chiếu để biểu diễn khối tròn xoay, một hình chiếu thể hiện mặt bên và chiều cao, một hình chiếu thể hiện hình dạng và đường kính mặc định

    Câu 7 trang 53 Công nghệ 8: Thế nào là hình cắt? Hình cắt được dùng để làm gì?

    Lời giải:

    Hình cắt là hình biểu diễn phần vật thể ở sau mặt phẳng cắt [khi giả sử cắt vật thể]

    Hình cắt dùng để biểu diễn rõ hơn hình dạng bên trong của vật thể.

    Câu 8 trang 53 Công nghệ 8: Kể một số loại ren thường dùng và công dụng của chúng?

    Lời giải:

    Các loại ren thường dùng là: ren trục, ren lỗ, ren khuất, Ren tam giác, ren hình than, ren tròn vv.

    Ren dùng lắp ghép các chi tiết lại với nhau.

    Câu 9 trang 53 Công nghệ 8: Ren được vẽ theo quy ước như thế nào?

    Lời giải:

    Quy ước ren:

    1. Ren nhìn thấy:

    – Đường đỉnh ren và đường giới hạn ren vẽ bằng nét liền đậm

    – Đường chân ren vẽ bằng nét liền mảnh và vòng chân ren vẽ 3/4 vòng

    2. Ren bị che khuất:

    – Các đường đỉnh ren, đường chân ren và đường giới hạn ran đều vẽ bằng nét đứt

    Câu 10 trang 53 Công nghệ 8: Kể một số bản vẽ thường dùng và công dụng của chúng

    Lời giải:

    Một số bản vẽ thường dùng là:

    * Bản vẽ chi tiết. Công dụng: Dùng để chế tạo và kiểm tra chi tiết máy, dùng trong lao động, chế tạo, lắp ráp, thi công vận hành.

    * Bản vẽ lắp. Công dụng: Dùng để diễn tả hình dạng, kết cấu của sản phẩm và vị trí tương quan giữa các chi tiết sản phẩm.

    * Bản vẽ nhà. Công dụng: Dùng trong thiết kế, thi công, xây dựng ngôi nhà.

    Bài 1 trang 53 Công nghệ 8: Cho vật thể và bản vẽ hình chiếu của nó [h2]. Hãy đánh dấu [x] vào bảng 1 để chỉ sự tương quan giữa các mặt A, B, C, D của vật thể với các hình chiếu 1, 2, 3, 4, 5 của các mặt

    Lời giải:

    Bảng 1:

    Bài 2 trang 54 Công nghệ 8: Cho các hình chiếu đứng 1,2,3; hình chiếu bằng 4,5,6; hình chiếu cạnh 7,8,9 và các vật thể A, B, C [h3]. Hãy điền số thích hợp vào bảng 2 để chỉ rõ sự tương quan giữa các hình chiếu với vật thể

    Lời giải:

    Bảng 2:

    Bài 3 trang 55 Công nghệ 8: Đọc bản vẽ các hình chiếu [h4.a và h4.b], sau đó đánh dấu [x] vào bảng 3 và 4 để chỉ rõ sự tương quan giữa các khối với hình chiếu của chúng

    Lời giải:

    Bảng 3:

    Hình dạng khối A B C
    Hình trụ x
    Hình hộp x
    Hình chóp cụt x

    Bảng 4:

    Hình dạng khối A B C
    Hình trụ x
    Hình hộp x
    Hình chóp cụt x

    Bài 4 trang 55 Công nghệ 8: Hãy vẽ hình cắt [ở các vị trí hình chiếu đứng] và hình chiếu bằng của các chi tiết A, B, C[h5] theo kích thước đã cho

    Lời giải:

    * Chi tiết A:

    * Chi tiết B:

    * Chi tiết C:

    Bài 5 trang 55 Công nghệ 8: Đọc lại các bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp, bản vẽ nhà trong sgk

    Lời giải:

    Tóm tắt

    * Bản vẽ chi tiết bao gồm các hình biểu diễn, các kích thước và các thông tin cần thiết khác để xác định chi tiết đó

    * Bản vẽ lắp diễn tả hình dạng, kết cấu của sản phẩm và vị trí tương quan giữa các chi tiết của sản phẩm

    * Bản vẽ nhà gồm hình biểu diễn [mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt …] và các số liệu xác định hình dạng, kích thước và kết cấu ngôi nhà

    Câu 1: Mô tả cấu tạo và cách sử dụng quạt điện tốt nhất? [2,5 điểm]

    Câu 2: Mô tả cấu tạo và cách sử dụng của máy biến án 1 pha [2,5 điểm]

    Câu 3: Nêu cách sử dụng hợp ý điện năng. Và nêu ví dụ mỗi cách? [2,0 điểm].

    Câu 4. Tính điện năng tiêu thụ của bóng đèn 220V - 60W, quạt điện 220V - 100W trong 1 tháng [30 ngày], mỗi ngày sử dụng 4 giờ [3,0 điểm]

    RƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
    HÒA XUÂN
    ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
    MÔN: CÔNG NGHỆ, LỚP 8
    Thời gian: 45 phút[không kể thời gian phát đề]

    Câu 1: So sánh cơ cấu biến đổi chuyển động với cơ cấu truyền chuyển động. [2 điểm]

    • Giống nhau: Đều là tập hợp các chi tiết chuyển động cùng 1 lúc
    •  Khác nhau:

    - Khái niệm

    *[Truyền chuyển động: Có dạng chuyển động giống nhau]

    *[Biến đổi chuyển động: Có dạng chuyển động không giống nhau]

    Tên cơ cấu:

    [Truyền chuyển động: Do chi tiết trung gian quy định]

    [Biến đổi chuyển động: Do chi tiết bị dẫn và chi tiết dẫn quy định]

    ̶  Phân loại: Truyền chuyển động: 2, Biến đổi chuyển động: 2

    Câu 2: Vì sao phải giữ an toàn tuyệt đối đối với điện. Nêu nguyên nhân và biện pháp để giữ an toàn tuyệt đối đối với điện [5 điểm]

    • [2 điểm] Vì nếu không giữ an toàn tuyệt đối đối với điện thì sẽ gây ra các tai nạn:

    * Bị điện giật [Ở thế bị động]

    • Mức độ: Nhẹ và Nặng [chết người]
    • Phạm vi: Độc lập và lan rộng
    • Thiệt hại: Lớn

    + [1 điểm] Có 2 nguyên nhân gây ra tai nạn điện:

    • Nguyên nhân trực tiếp: Có nghĩ về điện, sửa điện, dùng điện, nghịch điện, coi thường điện
    • Nguyên nhân gián tiếp: Không hề nghĩ gì về điện.

    + [2 điểm] Các biện pháp để giữ an toàn tuyệt đối, đối với điện:

    a] Biện pháp trực tiếp

    ̶  Trước khi dùng:

    • Kiểm tra sự rò điện ra vỏ của ĐDĐ: Bút thử điện và phản xạ "mu bàn tay"
    • Nối đất ĐDĐ

    ̶  Trong khi dùng:

    • Cần cách điện giữa cơ thể với mặt đất.

    + Khi sửa điện [dây dẫn hay ĐDĐ]

    ̶  Trước khi sửa:

    + Ngắt nguồn điện:

    vd: Rút phích cắm, tắt cầu dao, tắt contact

    + Dùng biển báo "CẤM"

     ̶  Trong khi sửa:

    • Dùng dụng cụ an toàn [cán không bị nứt]
    • Cách điện giữa cơ thể với mặt đất
    • Cách điện giữa cơ thể với ĐDĐ

    b] Biện pháp gián tiếp:

    • Phải có thói quen quan sát, chú ý và quan sát xung quanh
    • Phải có kiến thức về điện và biết khoảng cách an toàn điện
    • Không được vi phạm khoảng cách an toàn điện

    *Chú ý: Khi trời mưa to có sấm sét: KHOAN ĐI

    Vào trời mưa: Không nên đi dưới những con đường có cây to, cao hơn nhà. Nhà cao tầng thì phải có thu lôi.

    Câu 3 [1 điểm]: Nêu biện pháp để giữ điện năng hợp lý?

    • Cần có ý thức tiết kiệm điện năng
    • Ở những giờ cao điểm, thì sử dụng những ĐDĐ thật sự cần thiết
    • Mua ĐDĐ có hiệu suất cao và có SLKT{ Số ...W}→SỐ P thấp

    Câu 4: [1 điểm] Nêu đặc điểm và cấu tạo của mạng điện trong nhà?

    - Đặc điểm của mạng điện trong nhà:

    • Điện áp của mỗi nhà đều giống nhau[ Umạng điện= 220V][chỉ đang nói vể Việt Nam]
    • ĐDĐ đa dạng:
    1. Hình dạng
    2. Chức năng
    3. Công suất làm việc[P]
    • Trị số SLKT cũa ĐDĐ phải phù hợp với nguồn điện[ UĐDĐ =220V]
    • Chú ý: Uthiết bị≥ Umạng điện[ Được coi là phù hợp ]

    + Cấu tạo của mạng điện trong nhà:

    • Đồng hồ đo điện
    • Dây dẫn điện:

    + Nhánh [mạch]: Chính

    + Mạch phụ: Mạch nhánh

    PHÒNG GD-ĐT KRÔNG PA
    TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN
    ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2016 - 2017MÔN:CÔNG NGHỆ – LỚP 8

    THỜI GIAN: 45 phút [Không kể thời gian giao đề]

    A. PHẦN TRẮC NGHIỆM [2,0 điểm]: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất

    Câu 1 [0,25 điểm]: Trong các vật liệu sau, vật liệu nào là vật liệu dẫn từ?

    A. Nhựa        B. Đồng        C. Anico        D. Thủy tinh

    Câu 2 [0,25 điểm]: Trong các dụng cụ điện sau, dụng cụ điện nào thuộc đồ dùng loại điện cơ?

    A. Đèn huỳnh quang        C. Đèn sợi đốt
    B. Bàn là điện                 D. Quạt điện

    Câu 3 [0,25 điểm]: Người ta thường dùng đèn huỳnh quang hơn đèn sợi đốt vì:

    A. Ánh sáng liên tục, tuổi thọ caoB. Tiết kiệm điện, ánh sáng liên tụcC. Tiết kiệm điện, tuổi thọ cao

    D. Tất cả đều đúng.

    Câu 4 [0,25 điểm]: Giờ cao điểm tiêu thụ điện năng có đặc điểm:

    A. Điện áp của mạng điện tăng lên, nhà máy thừa khả năng cung cấp điện.B. Điện áp của mạng điện giảm xuống, nhà máy không đủ khả năng cung cấp điện.C. Điện áp của mạng điện không đổi, nhà máy đủ khả năng cung cấp điện.

    D. Điện áp của mạng điện giảm xuống, ảnh hưởng xấu đến chế độ làm việc của

    Câu 5 [0,25 điểm]: Việc làm nào sau đây không sử dụng hợp lí điện năng?

    A. Tắt điện phòng học khi ra vềB. Sử dụng đồ dùng điện hiệu suất cao.C. Là quần áo lúc 7 giờ tối.

    D. Kiểm tra và tắt tất cả các thiết bị

    Câu 6 [0,25 điểm]: Trong các thiết bị điện sau, thiết bị nào dùng để bảo vệ mạch điện?

    a. Công tắc điện              B. Cầu dao điện
    C. Phích cắm điện           D. Cầu chì

    Câu 7 [0,25 điểm]: Dụng cụ điện nào sau đây không sử dụng được với điện áp của mạng điện trong nhà?

    A. Bàn là điện 220V - 1000W        B. Nồi cơm điện 110V - 600W
    C. Bóng đèn 220V - 40W              D. Phích cắm điện 250V - 5A

    Câu 8 [0,25 điểm]: Máy biến áp một pha là thiết bị điện dùng để

    A. Biến đổi cường độ của dòng điện.B. Biến đổi điện áp của dòng điện một chiều.C. Biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều một pha.

    D. Biến điện năng thành cơ năng

    B. PHẦN TỰ LUẬN [8,0 điểm]:

    Câu 9 [2,0 điểm]: Hãy nêu các yêu cầu của mạng điện trong nhà?

    Câu 10 [2,0 điểm]: Một máy biến áp một pha có hiệu điện thế cuộn sơ cấp là U1 = 220V, số vòng dây quấn cuộn sơ cấp là N1 = 4800 vòng, số vòng dây cuộn thứ cấp là N2 = 1800 vòng.

    a. Máy biến áp này là máy hạ áp hay tăng áp? Vì sao?

    b. Tính hiệu điện thế cuộn thứ cấp?

    Câu 11 [4,0 điểm]: Hãy Tính điện năng tiêu thụ của một gia đình trong một tháng [30 ngày] biết mỗi ngày gia đình đó sử dụng các đồ dùng điện như sau:

    Số TT

    Tên đồ dùng

    Công suất điện

    P [W]

    Số lượng

    Thời gian sử dụng trong ngày t [h]

    Tiêu thụ điện năng trong ngày A [Wh]

    1

    Tivi

    75W

    2

    2

    2

    Quạt bàn

    60W

    3

    3

    3

    Đèn ống

    40W

    3

    4

    4

    Tủ lạnh

    130W

    1

    24

    5

    Nồi cơm điện

    650W

    1

    2

    • Tính điện năng tiêu thụ của gia đình trong ngày?
    • Tính điện năng tiêu thụ của gia đình trong tháng?

    A. PHẦN TRẮC NGHIỆM [2,0 điểm]

    Chọn phương án trả lời đúng nhất mỗi câu đúng 0,25 điểm

    B. PHẦN TỰ LUẬN [8,0 điểm]

    CÂU

    ĐÁP ÁN

    ĐIỂM

    9

     Yêu cầu của mạng điện trong nhà

    - Đảm bảo cung cấp đủ điện cho các đồ dùng điện trong nhà.

    - Đảm bảo an toàn cho người sử dụng và ngôi nhà.

    - Sử dụng thuận tiện, chắc, đẹp

    - Dễ dàng kiểm tra và sửa chữa                                              

    0,5

    0,5

    0,5

    0,5

     10

    Máy này là máy hạ áp. Vì N1 > N2

    Hiệu điện thế cuộn thứ cấp là

    1,0

    1,0

    11

    Điện năng tiêu thụ của tivi trong một ngày là

    A1 = 75 x 2 x 2 = 300 Wh

    Điện năng tiêu thụ của quạt bàn trong một ngày là

    A2 = 60 x 3 x 3 = 540 Wh

    Điện năng tiêu thụ của đèn ống trong một ngày là

    A3 = 40 x 3 x 4 =  480 Wh

    Điện năng tiêu thụ của tủ lạnh trong một ngày là

    A4 = 130 x 1 x 2 = 260 Wh

    Điện năng tiêu thụ của nồi cơm điện trong một ngày là

    A5 = 650 x 1 x 2 = 1300 Wh

    Tổng điện năng tiêu thụ trong một ngày là

    A = 300 + 540 + 480 + 260 + 1300 = 2880 Wh

    Điện năng tiêu thụ trong một tháng [30 ngày] là

    A = 2880 x 30 = 86400 Wh = 86,4 kWh

    0,5

    0,5

    0,5

    0,5

    0,5

    0,75

    0,75


    PHÒNG GD&ĐT KHOÁI CHÂU

    TRƯỜNG THCS NHUẾ DƯƠNG

    ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HKII

    Năm học: 2015 – 2016

    Môn: Ngữ văn - Lớp: 8

    Thời gian : 90’[Không kể thời gian giao đề]

    I. Phần trắc nghiệm[2 điểm] Học sinh chọn đáp án đúng nhất.

    Câu 1:

    Từ những năm đau thương chiến đấu

    Đã ngời lên nét mặt quê hương

    Lý do sắp xếp trật tự từ trong câu in đậm trên là:

    A. Thể hiện thứ tự nhất định của sự

    B. Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật

    C. Liên kết câu với những câu khác trong văn bản

    D. Đảm bảo sự hài hòa về mặt ngữ âm của lời nói

    Câu 2:

    Thân em như tấm lụa đào

    Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?

    Bài ca dao trên được xếp vào kiểu câu nghi vấn dùng để:

    A. Khẳng định                 C. Bộc lộ cảm xúc

    B. Phủ định                     D. Cầu khiến

    Câu 3Tâm trạng của nhân vật trữ tình thể hiện qua bài thơ Khi con tu hú [Tố Hữu]:

    A. Niềm vui khi bắt gặp lí tưởng cách mạng     

    B. Khát vọng tự do cháy bỏng

    C. Nỗi nhớ quê hương da diết   

    D. Thất vọng vì không thực hiện được hoài bão

    Câu 4Trong bài Bàn luận về phép học, lối học lệch lạc mà Nguyễn Thiếp phê phán là:

    A. Học nhồi nhét kiến thức                      C. Học mà không hành

    B. Học vẹt, học tủ                                   D. Học hình thức hòng cầu danh lợi

    Câu 5Điểm giống nhau về mặt tư tưởng, tình cảm của Trần Quốc Tuấn qua văn bản Hịch tướng sĩ và Nguyễn Trãi qua văn bản Nước Đại Việt ta là:

    A. Thể hiện thái độ căm giận kẻ thù xâm lược

    B. Thể hiện niềm tự hào về chủ quyền dân tộc

    C.Thể hiện tinh thần yêu nước tha thiết

    D. Thể hiện khát vọng thái bình thịnh trị

    Câu 6Câu nào sau đây thuộc kiểu câu cảm thán?

    A. Ôi, ước gì được thấy mưa rơi.                              C. Mưa vẫn dăng màn lộng lẫy phía xa khơi.

    B. Cơn mưa lớn vẫn rình rập ngoài biển.                    D. Mưa yểu điệu như một nàng công chúa.

    II. Phần tự luận[8 điểm]

    Câu 1 [2 điểm]: Về bài thơ Ngắm trăng [Hồ Chí Minh], thực hiện các yêu cầu sau:

    a] Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?

    b] Chép thuộc lòng bản phiên âm bài thơ?

    Câu 2 [6 điểm]: Những suy nghĩ của em về vấn đề bạo lực học đường của học sinh hiện nay. 

    I. Trắc nghiệm

    II. Tự luận:

    Câu 1:

    a. Bài thơ rút trong “Nhật ký trong tù”; tập nhật ký bằng thơ được viết trong một hoàn cảnh đoạ đầy đau khổ, từ tháng 8-1942 đến tháng 9-1943 khi Bác Hồ bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô cớ. Bài thơ ghi lại một cảnh ngắm trăng trong nhà tù, qua đó nói lên một tình yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết của Bác.

    b. Học sinh chép đúng bản phiên âm của bài thơ.

    Câu 2:

    Cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

    Bạo lực học đường ở học sinh

    Mở bài:  

    Giới thiệu và nêu vấn đề cần nghị luận: Bạo lực học đường ở học sinh.

    Thân bài:

    a/ Bạo lực học đường là gì?

    • Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.
    • Bạo lực học đường hiện nay có xu hướng gia tăng nhanh chóng, diễn ra ở nhiều nơi do đó đang trở thành một vấn nạn của xã hội.

    b/ Biểu hiện của hành động bạo lực học đường có thể xảy ra dưới nhiều hinh thức như:

    Xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói.

    Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo lực.

    Dẫn chứng:

    • Chỉ cần một thao tác rất nhanh trên google ta có thể tìm thấy hàng loạt các clip bạo lực của nữ sinh: Ở Phú Thọ, nữ sinh đánh bạn bằng giày cao gót…
    • Học sinh có thái độ không đúng mực với thầy cô giáo, dùng dao đâm chết bạn bè, thầy cô…
    • Lập nên các nhóm hội hoạt động đánh nhau có tổ chức.

    c/ Nguyên nhân dẫn đến nạn bạo lực học đường:

    • Xảy ra vì những lí do trực tiếp rất không đâu: Nhìn đểu, nói móc, tranh giành người yêu, không cùng đẳng cấp...
    • Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống.
    • Do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực:  phim, ảnh, sách, báo, đồ chơi mang tính bạo lực [kiếm, súng...]
    • Sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của gia đình; tình trạng bạo lực trong gia đình cũng là một phần nhân tố ảnh hưởng không tốt. Và một khi bạo lực gia đình vẫn còn tồn tại thì bạo lực học đường sẽ vẫn còn có nguy cơ gia tăng.
    • Sự giáo dục trong nhà trường: nặng về dạy kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ hậu học văn”.
    • Xã hội thờ ơ, dửng dưng, buông xuôi, chưa có sự quan tâm đúng mức, những giải pháp thiếu thiết thực, chưa đồng bộ, triệt để.

    d/ Bạo lực học đường dẫn đến những tác hại như:

    Với nạn nhân:

    • Tổn thương về thể xác và tinh thần.
    • Tổn hại đến gia đình, người thân, bạn bè người bị hại.
    • Tạo tính bất ổn trong xã hội: tâm lí lo lắng bất an bao trùm từ gia đình, nhà trường, đến xã hội.

    Người gây ra bạo lực:

    • Con người phát triển không toàn diện: phát triển ngược trở lại phía “con”, đi ngược lại tính “người” và mất dần nhân tính.
    • Mầm mống của tội ác mất hết tính người sau này.
    • Làm hỏng tương lại chính mình, gây nguy hại cho xã hội.
    • Bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét.

    e/  Đề xuất biện pháp khắc phục.

    Đối với những người gây ra bạo lực học đường: cố gắng mở rộng nâng cao nhận thức:

    • Giữ cho trái tim luôn ấm nóng tình yêu thương.
    • Địa ngục do ta mà có, thiên đường cũng do chính ta tạo nên cần ý thức rõ ràng về hành động và hậu quả của hành động do bản thân thực hiện.
    • Nơi lạnh nhất ko phải là bắc cực mà là nơi không có tình thương và nhận thức rõ vai trò sức mạnh của tình người.

    Xã hội cần có những giải pháp đồng bộ, chặt chẽ giáo dục con người trong gia đình, nhà trường, trong toàn xã hội; coi trọng dạy kĩ năng sống, vươn tới những điều chân thiện mỹ.

    Có thái độ quyết liệt phê phán răn đe, giáo dục cải tạo, biện pháp trừng phạt kiên quyết làm gương cho người khác.

    Kết bài: Khẳng định vấn đề:

    Hiện tượng trên chỉ là một phần rất nhỏ của xã hội nên không phải vì thế mà chúng ta mất đi niềm tin vào con người vào thế hệ trẻ. Cần nhân rộng những tấm lòng cao cả, nêu gương người tốt việc tốt điển hình. Hình thành thái độ đồng cảm, sẻ chia, yêu thương giúp con người nói chung, thế hệ trẻ nói riêng tiến tới những vẻ đẹp nhân cách chân thiện mĩ, phát huy những truyền thống nhân ái, nhân đạo từ ngàn xưa trước khi chúng ta phải đối phó với căn bệnh vô cảm.

    Có quan điểm nhận thức, hành động đúng đắn, hình thành những quan niệm sống tốt đẹp...

    Video liên quan

    Chủ Đề