Tiêu chuẩn quy định bao nhiêu dạng đối tiếp mặt răng?

Bánh răng là một chi tiết rất phổ viến và cực kỳ thông dụng trong đời sống hàng ngày đặc biệt trong ngành Cơ Khí. Tuy nhiên thì không phải ai cũng hiểu về bánh răng và Phương pháp gia công bánh răng, ngay cả những người có học về chuyên môn của ngành Cơ Khí. Và trong bài chia sẻ trước mình đã trình bày rất chi tiết và đầy đủ về tất tần tật các thông số cơ bản quan trọng bậc nhất của bánh răng. Các bạn có thể xem lại Bài Viết tại đây nhé.

Hôm nay mình sẽ tiếp tục chia sẻ đến các bạn về Bộ truyền động của bánh răng và Dung Sai - Cấp chính xác của Bánh răng. Và trước tiên thì chúng ta cần phải hiểu Truyền động Bánh răng là gì và các yêu cầu của bộ truyền như thế nào khi chế tạo và khi hoạt động.

1. Khái niệm về Truyền động bánh răng và yêu cầu của bộ truyền.

* Khái niệm: Truyền động bánh răng tức là truyền chuyển động giữa hai hay nhiều cặp bánh răng ăn khớp có cùng modul. Truyền động bánh răng bao gồm có truyền động bánh răng ăn khớp ngoài và truyền động bánh răng ăn khớp trong và được dùng để truyền chuyển động giữa các trục với nhau với momen xoắn lớn. Bánh răng nhận lực và momen trực tiếp từ động cơ được gọi là Bánh dẫn, và bánh răng nhận Lực và Momen từ Bánh dẫn thì được gọi là Bánh bị dẫn.

Trong truyền động bánh răng, khi có sai số chế tạo, lắp ráp truyền động bánh răng sẽ phát sinh tải trọng động lực học, gây ra tiếng ồn, rung động đồng thời phát sinh nhiệt, gây ứng suất tập trung trên phần làm việc của răng. Đồng thời sai số cũng gây ra sự không phù hợp giữa góc quay của bánh dẫn và bị dẫn, dẫn tới sai số vị trí tương đối của các khâu. Chính vì vậy tùy thuộc vao chức năng chuyển động và môi trường làm việc thì với mỗi loại bánh răng, mỗi loại truyền động lại có các yêu cầu khác nhau

* Yêu cầu của bộ truyền động bánh răng

  • Yêu cầu về "độ chính xác động học" :  Đây là yêu cầu sự phối hợp chính xác về góc quay của bánh dẫn và bánh bị dẫn của truyền động. Yêu cầu này đề ra đối với truyền động bánh răng của xích động học chính xác của dụng cụ đo, xích phân độ của máy gia công răng, ... Bánh răng trong truyền động này thường có modul nhỏ, chiều dày răng không lớn, làm việc với tải trọng và vận tốc nhỏ .
  • Yêu cầu về "độ chính xác ổn định" [ mức làm việc êm] :  Yêu cầu này đòi hỏi bánh răng cần phải có tốc độ quay ổn định, không có sự thay đổi tức thời về tốc độ gây ra va đập và ồn. Ngoài ra cũng cần hạn chế các sai số có chu kỳ lặp lại nhiều lần trong một vòng quay của bánh răng. Yêu cầu này áp dụng đối với những truyền động trong hộp tốc độ của động cơ máy bay, ôtô, tuabin ...
  • Yêu cầu về "độ chính xác tiếp xúc " : Trong quá trình làm việc, yêu cầu về độ chính xác tiếp xúc mặt răng lớn theo chiều dài và chiều cao răng, đặc biệt là tiếp xúc theo chiều dài. Độ chính xác tiếp xúc mặt răng đảm bảo độ bền của răng khi truyền động với tốc độ nhỏ nhưng mômen xoắn cần truyền lớn. Ví dụ: truyền động trong máy cán thép, trong cần trục, cầu trục, palăng ... Bánh răng trong truyền động này thường có modul và chiều dài răng lớn.
  • Yêu cầu về " độ chính xác khe hở mặt bên" :  Yêu cầu này cần được đảm bảo giữa các mặt răng phía không làm việc của cặp răng ăn khớp. Bất kỳ bộ truyền bánh răng nào cũng cần quy định về khe hở mặt bên để tạo màng dầu bôi trơn mặt răng, bồi thường cho sai số giãn nở vì nhiệt, sai số do gia công và lắp ráp, tránh hiện tượng kẹt răng.

Như vậy, đối với bất kỳ bộ truyền bánh răng nào cũng đòi hỏi cả 4 yêu cầu trên, nhưng tùy theo chức năng sử  dụng và môi trường làm việc, mà yêu cầu nào là quan trọng nhất. Khi đó yêu cầu đó được quy định cao hơn các yêu cầu khác. Ví dụ: truyền động bánh răng trong hộp tốc độ thì yêu cầu chủ yếu là "độ chính xác ổn định" và nó hải được quy định cao hơn "độ chính xác động học" và " độ chính xác tiếp xúc ".

2.  Tiêu chuẩn dung sai và cấp chính xác của truyền động bánh răng:

* Về cấp chính xác của Bánh răng:

- Cũng giống như bài chia sẻ trước thì  rất nhiều người thường hay nhầm về cấp chính xác của bánh răng với cấp chính xác thông thường quy định cho 1 chi tiết. Theo tiêu chuẩn Việt Nam[ TCVN ] quy định Độ chính xác của bánh răng có 12 cấp và được đánh số từ 1 đến 12 ,mức độ chính xác giảm dần từ 1-12 , trong đó cấp 1 là cấp chính xác nhất, cấp 12 là kém chính xác nhất và thường sử dụng các cấp chính xác 6,7,8,9. [ chú ý:  Độ chính xác của bánh răng khác với quy định cấp độ chính xác của chi tiết gia công là 20 cấp chính xác].

* Về cách chọn cấp chính xác cho truyền động bánh răng:
- Lựa chọn cấp chính xác của truyền động bánh răng phải dựa vào điều kiện làm việc cụ thể của truyền động, căn cứ vào vận tốc vòng và công suất truyền động. Việc lựa chọn cấp chính xác có thể bằng tính toán hoặc dựa theo kinh nghiệm.
- Phương pháp lựa chọn cấp chính xác bằng tính toán cho độ chính xác cao nhất, tuy nhiên việc xác định như vậy thường rất khó và phức tạp, thông thường chỉ gặp trong các tài liệu tính toán độ bền và độ chính xác của các truyền động và cơ cấu. Trong tiết kế máy, thường chọn theo kinh nghiệm, nghĩa là cấp chính xác của truyền động thiết kế được chọn như cấp chính xác của truyền động đã sử dụng trong những điều kiện làm việc tương tự và được lựa chọn trong các bảng tiêu chuẩn.
- Chú ý rằng, khi lựa chọn cấp chính xác nhất thiết phải sử dụng nguyên tắc tiêu chuẩn tổ hợp, tức là với một bộ truyền cụ thể, phụ thuộc vào chức năng của nó người ta xác định các cấp chính xác khác nhau: theo tiêu chí độ chính xác động học, độ chính xác ổn định và độ chính xác tiếp xúc.

* Ghi kí hiệu trên bản vẽ: 

Trên bản vẽ thiết kế, chế tạo bánh răng thì cấp chính xác và dạng đối tiếp được ký hiệu như sau:

Ví dụ: 7 – 7 – 8 B TCVN 1067 – 84


7 – cấp chính xác động học 7 – cấp chính xác ổn định 8 - cấp chính xác tiếp xúc

B – dạng đối tiếp mặt răng.

Như vậy, thì trên đây mình đã trình bày rất chi tiết và đầy đủ về Bộ truyền của bánh răng, các yêu cầu của truyền bánh răng khi chế tạo và khi hoạt động. Và đặc biệt là Dung sai lắp ghép và cấp chính xác của truyền động bánh răng. Đây là các thông số rất quan trọng và không thể thiếu trong truyền động bánh răng, và đảm bảo bánh răng khi truyền động phải trơn tru, êm nhẹ, không va đập.....

Trong bài chia sẻ tiếp theo mình sẽ trình bày cho các bạn hiểu thêm về Rãnh then của Bánh răng, và các thông số của Rãnh then, đồng thời mình sẽ chia sẻ thêm và các Phương pháp lắp trục then vào bánh răng và ý nghĩa về dung sai chế tạo của Rãnh then. Nhìn chung sẽ là chia sẻ tất tần tật và Then và Rãnh then.

Cám ơn tất cả các bạn đã ghé thăm blog của mình. Hãy chia sẻ nếu bài viết có thể giúp được nhiều người nhé

Chúc các bạn luôn có nhiều sức khỏe, niềm vui và hạnh phúc. Có nhiều cống hiến cho sự nghiệp Cơ Khí Việt Nam.

Hãy chia sẻ ý kiến của bạn bằng cách ghi comment bên dưới bài viết này để mọi người cùng trao đổi và học hỏi

Hãy tặng Cơ khí Thanh Duy 1 like + 1 lời động viên nếu thấy bài viết có ích với bạn. Chia sẻ với mục đích: "Cho đi là nhận"

//cokhithanhduy.com/dung-sai-va-cap-chinh-xac-cua-bo-truyen-banh-rang-cokhithanhduy-com///cokhithanhduy.com/wp-content/uploads/2018/04/avt_br-1024x576.jpg//cokhithanhduy.com/wp-content/uploads/2018/04/avt_br-150x150.jpg2018-04-04T23:14:47+00:00ThanhDuyChi Tiết MáyDung sai - Đo lườngDung sai đo lườngGia công cơ khíKiến thức cơ khíTài liệu MIỄN PHÍBộ truyền bánh răng cơ khí,các cách ăn khớp của bánh răng,cấp chính xác của bánh răng,cokhithanhduy,cokhithanhduy.com,Dung sai của bánh răng,Gia công bánh răng,gia công bánh răng theo yêu cầu,nhận gia công bánh răng theo yêu cầu,Phương pháp gia công bánh răng,tiêu chuẩn dung sai và cấp chính xác của truyền động bánh răng,Tổng hợp tất tần tật thông số của bánh răng,truyền chuyển động bánh răng

Dung Sai và Cấp Chính xác của Bộ truyền Bánh Răng - Cokhithanhduy.com Bánh răng là một chi tiết rất phổ viến và cực kỳ thông dụng trong đời sống hàng ngày đặc biệt trong ngành Cơ Khí. Tuy nhiên thì không phải ai cũng hiểu về bánh răng và...

AdministratorCokhithanhduy.com - Sống mãi cùng đam mêCokhithanhduy

Video liên quan

Chủ Đề