Tiên lượng dè dặt nghĩa là gì

Bác sĩ Phúc chia sẻ về điều trị cho bệnh nhân COVID-19 nặng.

BS. Phạm Văn Phúc - Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, BN793 [nam, 58 tuổi, ở Bắc Giang] vẫn đang trong tình trạng rất nặng dù chức năng phổi đã cải thiện một phần và đã giảm sốt.

Trước đó, sáng 24/8, BN793 chuyển từ thở máy không xâm nhập sang thở máy xâm nhập qua ống nội khí quản. Ngày 26/8, bệnh nhân được cho chạy ECMO [kỹ thuật tim phổi nhân tạo] do tình trạng tổn thương phổi tăng. Phương pháp này được cho là để giảm áp lực lên phổi đang viêm, bởi khi phổi vẫn phải thực hiện chức năng trao đổi khí, tình trạng tổn thương sẽ nặng hơn và thời gian điều trị có thể lâu hơn. Ngoài ra, việc chạy ECMO cũng giúp phổi nghỉ ngơi để điều trị nhiễm trùng tốt hơn.

"Trường hợp này khó tiên lượng trước. Chỉ khi bệnh nhân cai được ECMO, rủi ro của bệnh nhân mới có thể giảm xuống" - chuyên gia Hồi sức tích cực cho hay.

Về tình trạng nhiễm trùng phổi rất nặng của BN793, BS. Phúc thông tin, hiện đã xác định được căn nguyên gây nên tình trạng này là một loại vi khuẩn đa kháng thuốc. Đây là loại vi khuẩn rất nguy hiểm bởi khi đã kháng thuốc thì khiến việc lựa chọn kháng sinh điều trị trở nên hạn hẹp hơn. Đa số các ca bệnh nặng ở nước ta, bao gồm cả các ca liên quan Đà Nẵng hiện nay đều gặp tình trạng này.

Trước đó, các bác sĩ mất thời gian dài sử dụng phương pháp nuôi cấy vi khuẩn, nấm để tìm căn nguyên, tuy nhiên không thể xác định được căn nguyên cụ thể gây tình trạng nhiễm trùng ở người bệnh.

Điều trị cho bệnh nhân COVID-19. Ảnh minh họa.

* Với 2 trường hợp từng diễn biến nặng còn lại tại miền Bắc đang điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực, BS. Phúc thông tin những người này đều có sức khỏe gần như ổn định. Các bệnh nhân đều cắt được oxy, tự thở khí phòng, ăn ngủ tốt.

BN812 [Nam, 63 tuổi, Phường Phú Diễn, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội] từng thở máy, tổn thương phổi nặng đến 70% hôm nay đã chính thức được công bố khỏi bệnh.

BN867 [nam, 63 tuổi, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, Hải Dương] không còn dấu hiệu bất thường, tuy nhiên vẫn đang có kết quả dương tính nên cần tiếp tục theo dõi thêm.


Dương Hải

Chào bạn!- 28.2: quan hệ- 22.3: siêu âm thai 5 tuần 6 ngày

1. Lý giải: Với cách tính tuổi thai theo kì kinh cuối thì ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng được coi là ngày thứ 1 mang thai. Vì vậy, thường cách tính của bác sĩ sẽ chênh lệch với tuổi thai theo cách tính thông thường của chúng ta khoảng hai tuần. Thai nhi sẽ phát triển trong bụng mẹ khoảng 40 tuần [280 ngày] kể từ ngày thấy kinh lần cuối tới ngày sinh

2. Túi thai GS= 20mm chua có yolksac, chưa có phôi thai, tiên lượng thai dè dặt, có khả năng trứng trống nghĩa là nghi thai ngưng phát triển từ sớm. Em nên siêu âm lại 1 tuần sau hay thử máu Beta hCG mỗi 2 ngày để xem sự phát triển của thai.Chúc em may mắn!


Nếu như bạn đang bị ung thư, có thể bạn sẽ có những thắc mắc về mức độ trầm trọng của căn bệnh và cơ hội sống của chính mình. Dự báo về diễn biến của bệnh được gọi là tiên lượng. Thật khó để hiểu hết tiên lượng có ý nghĩa như thế nào và bàn luận về nó, ngay cả đối với các bác sỹ. Ở nội dung bài viết này, Phòng khám gia đình Việt Úc – Chăm sóc tại nhà Việt Úc có thể giúp bạn hiểu đúng về tiên lượng trong ung thư.

1. Nhiều Yếu Tố Có Thể Ảnh Hưởng Đến Tiên Lượng ung thư

Các yếu tố ảnh hưởng đến tiên lượng ung thư bao gồm:

– Loại và vị trí ung thư

– Giai đoạn ung thư, là yếu tố liên quan đến kích thước của khối u và liệu nó đã lan rộng đến các bộ phận khác của cơ thể hay chưa

– Cấp độ ung thư, là yếu tố liên quan đến mức độ bất thường của tế bào ung thư dưới kính hiển vi. Cấp độ ung thư là đầu mối để xác định xem căn bệnh phát triển và lan rộng nhanh như thế nào.

– Một số đặc tính của tế bào ung thư

– Độ tuổi và tình trạng sức khỏe trước khi mắc bệnh

– Mức độ đáp ứng với điều trị

2. Tìm hiểu Thông tin Về Tiên Lượng Ung Thư Là Quyết Định Cá Nhân

Khi mắc bệnh ung thư, bạn và người thân sẽ phải đối mặt với nhiều thắc mắc. Hiểu về bệnh và biết rõ những gì sẽ đến giúp bạn và người thân đi đến các quyết định. Một số các quyết định có thể là:

– Phương pháp điều trị nào hiệu quả nhất

– Liệu bạn có muốn điều trị

– Cách chăm sóc bản thân tốt nhất và kiểm soát các tác dụng phụ khi điều trị

– Cách giải quyết các vấn đề tài chính và pháp lý.

Rất nhiều người muốn biết tiên lượng ung thư của chính mình. Khi hiểu hơn về nó, việc đối phó với căn bệnh sẽ dễ dàng hơn. Bạn có thể tham khảo bác sỹ về các chỉ số sống hay tự mình tìm kiếm thông tin. Có thể bạn sẽ cảm thấy các chỉ số khó hiểu, đáng sợ và nghĩ rằng chúng quá vô ích đối với bạn. Cần bao nhiêu thông tin? Điều này tùy thuộc vào chính bạn.

Nếu muốn tìm hiểu nhiều thông tin hơn thì bác sỹ, người hiểu rõ nhất tình trạng của bạn lúc này sẽ là người tốt nhất bạn có thể trao đổi  về tiên lượng và giải thích ý nghĩa các chỉ số.

Phòng khám gia đình Việt Úc – Chăm sóc tại nhà Việt Úc, cung cấp dịch vụ bác sĩ gia đình khám bệnh tại nhà, điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân ung thư tại nhà tại Hà Nội và Hồ Chí Minh. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng các dịch vụ này hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline miễn phí: 1800 6896 [ Hà Nội] hoặc 1800 6894 [ Hồ Chí Minh]

3. Hiểu Rõ Các Chỉ Số Về Khả Năng Sống

Các bác sỹ có thể dự đoán hay tiên lượng bệnh bằng việc sử dụng các chỉ số mà các nhà nghiên cứu đã thu thập được trong nhiều năm từ những người có cùng một loại bệnh ung thư. Một số các chỉ số được sử dụng phổ biến nhất để dự đoán tiên lượng bệnh bao gồm:

a. Tỉ lệ sống đối với ung thư đặc hiệu

Là tỉ lệ % các bệnh nhân mắc các chứng ung thư chuyên biệt còn sống sau một khoảng thời gian sau khi được chẩn đoán bệnh. Khoảng thời gian này có thể là 1 năm, 2 năm và phổ biến nhất là 5 năm. Tỉ lệ sống của ung thư đặc hiệu còn được gọi là tỉ lệ sống đặc hiệu. Trong hầu hết các trường hợp, tỉ lệ này dựa trên các nguyên nhân tử vong được liệt kê trong các báo cáo y học.

b. Tỉ lệ sống tương đối
Là một phương pháp khác được sử dụng để dự báo tỉ lệ sống đối với ung thư đặc hiệu mà không sử dụng các thông tin về nguyên nhân tử vong. Đây là tỉ lệ % các bệnh nhân còn sống sau một khoảng thời gian chẩn đoán bệnh so sánh với người không mắc bệnh ung thư.

c. Tỉ lệ sống toàn bộ
Là % số người mắc các loại ung thư và giai đoạn ung thư đặc hiệu mà không chết vì bất cứ nguyên nhân nào trong suốt quá trình sau chẩn đoán.

d. Tỉ lệ sống không còn bệnh
Là tỉ lệ % các bệnh nhân không còn dấu hiệu của ung thư sau một thời gian điều trị. Các tên gọi khác của chỉ số này là tỉ lệ sống không xuất hiện trở lại hay tỉ lệ sống không tiến triển.

Vì các chỉ số đều dựa trên các nhóm lớn bệnh nhân nên không được sử dụng để dự báo chính xác điều gì chắc chắn sẽ xảy ra với chính bạn. Mọi cá nhân đều khác nhau. Các biện pháp điều trị và phản ứng của người bệnh cũng khác nhau rất nhiều. Phải mất đến một vài năm để thấy được lợi ích của các biện pháp điều trị mới và các con đường phát hiện ra ung thư. Chính vì thế, các chỉ số mà bác sỹ của bạn sử dụng để đưa ra tiên lượng có thể sẽ không dựa vào các biện pháp điều trị đang được sử dụng hiện nay.

Tuy nhiên, bác sỹ có thể thông báo rằng bạn có tiên lượng bệnh tốt nếu như các chỉ số cho thấy bạn phản ứng tốt với các biện pháp điều trị. Hoặc tiên lượng của bạn có thể xấu nếu việc kiểm soát ung thư gặp khó khăn. Cho dù bác sỹ thông báo bất cứ điều gì, hãy nhớ rằng tiên lượng là sự phỏng đoán dựa trên kiến thức. Bác sỹ không thể chắc chắn hoàn toàn điều gì sẽ diễn ra với chính bạn.

Hiểu đúng tiên lượng về ung thư

4. Nếu Bạn Quyết Định Không Sử Dụng Các Biện Pháp Điều Trị

Nếu bạn quyết định không sử dụng các biện pháp điều trị thì bác sỹ, người hiểu rõ nhất tình trạng của bạn sẽ là người tốt nhất để trao đổi về tiên lượng bệnh.

Các chỉ số sống hầu hết được hình thành từ các nghiên cứu trong đó so sánh các phương pháp điều trị với nhau hơn là so sánh việc điều trị với không điều trị. Chính vì thế, bác sỹ của bạn sẽ không dễ dàng gì để đưa ra một tiên lượng chính xác.

5. Hiểu Rõ Sự Khác Biệt Giữa Chữa Khỏi Và Làm Thuyên Giảm Bệnh

Chữa khỏi có nghĩa là không còn bất cứ dấu vết nào của ung thư sau khi điều trị và bệnh không tái diễn.

Làm thuyên giảm có nghĩa là dấu hiệu và các triệu chứng bệnh được giảm đi. Đối với trường hợp thuyên giảm hoàn toàn, tất cả các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh hoàn toàn biến mất.

Nếu bạn được làm thuyên giảm bệnh hoàn toàn từ 5 năm trở lên, vài bác sỹ có thể sẽ cho rằng bạn đã được chữa khỏi. Tuy nhiên, một số tế bào ung thư tồn tại trong cơ thể rất nhiều năm sau khi điều trị. Những tế bào này có thể khiến căn bệnh ung thư tái phát. Một số loại ung thư có thể quay trở lại trong vòng 5 năm sau khi điều trị. Vì lý do này, các bác sỹ không thể chắc chắn rằng bạn đã được chữa khỏi hoàn toàn. Điều họ có thể thông báo đó là không còn dấu hiệu của ung thư ở thời điểm hiện tại.

Vì ung thư có thể tái phát, bác sỹ sẽ theo dõi bạn trong nhiều năm và thực hiện các thí nghiệm để xem các dấu hiệu quay trở lại của căn bệnh này. Họ cũng sẽ nghiên cứu cả các dấu hiệu của tác dụng phụ đến muộn sau điều trị.

[Dịch bởi PHÒNG KHÁM GIA ĐÌNH VIỆT ÚC – Theo National Cancer Institude]


Video liên quan

Chủ Đề