Khám não bao nhiêu tiền

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Võ Công Hiền - Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Chụp cắt lớp não hay còn gọi là chụp CT scan não là chẩn đoán hình ảnh được tiến hành khi khám, điều trị các bệnh lý ở vùng đầu, mặt. Vậy chụp CT não có ảnh hưởng gì không?

Chụp cắt lớp não hay còn gọi là chụp CT scan sọ não là phương pháp dùng tia X để chụp hình ảnh đầu và mặt, kết quả chụp sẽ cung cấp thông tin về mắt, xương mặt, khoang chứa khí trong xương gần mũi [xoang], tai trong. Chụp CT sọ não là phương pháp được dùng để đánh giá các bệnh lý có triệu chứng thường gặp là đau đầu.

Trong khi chụp, người bệnh sẽ nằm trên một bàn chụp được gắn với máy chụp CT scan. Bệnh nhân được yêu cầu đặt đầu vào trong máy chụp và các tia X được chiếu xuyên qua đầu. Với máy chụp CT, mỗi góc chụp sẽ cho ra hình ảnh một lát cắt nhỏ ở vùng đầu và mặt. Để chụp được nhiều góc, mỗi phần của máy chụp sẽ nghiêng về nhiều hướng khác nhau.

Với một số trường hợp, bệnh nhân được chỉ định tiêm thuốc cản quang vào trong tĩnh mạch tay hoặc cột sống. Thuốc cản quang giúp việc chụp CT scan các cấu trúc và cơ quan cần chụp dễ dàng hơn trên ảnh. Bên cạnh đó, thuốc cản quang còn được sử dụng để kiểm tra sự lưu thông của máu và các khối u, vùng thần kinh có bị viêm nhiễm hoặc tổn thương hay không.

Chụp CT scan sọ não được chỉ định thực hiện để giúp bác sĩ chẩn đoán hoặc theo dõi các bệnh lý sau:

  • Bị dị tật bẩm sinh ở vùng đầu hoặc não;
  • Bị nhiễm trùng não, viêm màng não, viêm não, áp xe não, lao não hoặc lao màng não;

Cần chụp CT scan sọ não khi bị viêm não

  • Có khối u não;
  • Bị não úng thủy [có dịch lỏng tích tụ trong não];
  • Bị dính liền sớm khớp sọ;
  • Bị tổn thương vùng đầu hoặc mặt: Chấn thương sọ não và đa chấn thương;
  • Chụp CT scan não với các trường hợp bị đột quỵ hoặc chảy máu não;
  • Tai biến mạch máu não: Có thể là tai biến mạch máu não thoáng qua hoặc tai biến mạch máu não với các dấu hiệu thần kinh khu trú như liệt mặt, liệt nửa người, thất ngôn...;
  • Khi có các dấu hiệu thần kinh như: Co giật, động kinh, đau nửa đầu, chóng mặt;
  • Mắc hội chứng tăng áp lực nội sọ với triệu chứng như buồn nôn, đau đầu, nhìn mờ.

Chụp CT scan sọ não được thực hiện để xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng sau:

  • Đau đầu, ngất xỉu, đặc biệt khi có những dấu hiệu và triệu chứng nhất định;
  • Các vấn đề về thị lực, mất thính lực, giảm trương lực cơ, cảm giác tê và ngứa ran, khó khăn trong giao tiếp, các vấn đề về nuốt thức ăn;
  • Thay đổi trong cách suy nghĩ và hành vi.

3.1 Ưu điểm của chụp cắt lớp não

  • Hình ảnh chụp được rõ nét;
  • Độ phân giải hình ảnh mô mềm cao hơn nhiều so với chụp X quang;
  • Thời gian chụp nhanh, nhất là khi cần khảo sát và đánh giá bệnh nhân phải cấp cứu;
  • Độ phân giải không gian cao;
  • Là phương pháp tối ưu với những bệnh chống chỉ định chụp cộng hưởng từ.

3.2 Nhược điểm của chụp cắt lớp não

  • Hạn chế về khả năng xuyên mạnh của tia X nên chụp CT scan khó phát hiện các tổn thương phần mềm hơn chụp MRI;
  • Những tổn thương có cùng độ đậm thì khó phát hiện và khó phân biệt;
  • Độ phân giải hình ảnh của chụp CT thấp hơn chụp MRI, nhất là với các cấu trúc mô mềm, do đó chụp CT khó phát hiện các tổn thương có kích thước nhỏ.

Chụp CT scan là kỹ thuật dùng tia X nên có thể gây nhiễm xạ, tuy nhiên, với mức độ nhiễm xạ mỗi lần chụp là tối thiểu và nằm trong giới hạn cho phép.

Đối với bệnh nhân là trẻ em, khi chụp CT cần được hướng dẫn kỹ lưỡng trước khi thực hiện. Nếu trẻ còn quá nhỏ hoặc sợ hãi, bác sĩ có thể cho trẻ uống thuốc an thần để giúp trẻ thư giãn. Bên cạnh đó, gia đình và người thân của trẻ cũng có thể trao đổi với bác sĩ về những yêu cầu của chụp CT scan và nguy cơ bức xạ ảnh hưởng đến trẻ.

5.1. Trước khi chụp CT scan sọ não

  • Người bệnh tháo bỏ tất cả các vật dụng bằng kim loại có trên người để không gây nhiễu khi chụp [kẹp tóc, áo nịt ngực có gọng bằng kim loại, trang sức, kính, đồng hồ đeo tay, máy trợ thính, răng giả];
  • Người bệnh cần thông báo với nhân viên y tế nếu có mắc một trong các bệnh sau: hen suyễn, tĩnh mạch, đái tháo đường, thận, dị ứng thuốc;
  • Người bệnh cần thông báo với nhân viên y tế nếu đang có thai hoặc nghi ngờ có thai;
  • Người bệnh hoặc người nhà ký cam kết nếu cần tiêm thuốc cản quang khi chụp CT scan;
  • Người bệnh cần nhịn ăn trước khi tiêm thuốc cản quang trong 4 - 6 giờ nếu cần và vẫn có thể uống nước [với lượng vừa phải] trước khi chụp 2 giờ;
  • Nếu người bệnh là trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc an thần để giữ trẻ bình tĩnh và nằm yên tại vị trí chụp.

5.2. Trong khi chụp CT scan sọ não

  • Người bệnh nằm ngửa trên bàn chụp trong phòng chụp, người bệnh có thể được yêu cầu nằm theo một số tư thế đặc biệt để phục vụ cho việc chẩn đoán;

Chụp CT scan sọ não

  • Thời gian chụp trung bình từ 3 - 5 phút, một số trường hợp cần kéo dài hơn [15, 30 hoặc 45 phút] thì nhân viên y tế sẽ giải thích thêm trong khi chụp;
  • Người bệnh cần nằm yên trong khi chụp CT scan;
  • Nếu người bệnh có tiêm thuốc cản quang thì thường sẽ có cảm giác nóng rát dọc theo tay, hoặc nóng ở mặt khi bơm thuốc cản quang, vì vậy người bệnh được khuyên cố gắng giữ nguyên cơ thể để có hình ảnh tốt nhất.

5.3. Sau khi chụp CT scan sọ não

  • Nếu người bệnh không tiêm thuốc cản quang thì có thể hoạt động bình thường sau khi chụp, có thể ăn uống nếu không làm thêm xét nghiệm nào khác [tùy loại xét nghiệm];
  • Nếu người bệnh có tiêm thuốc cản quang thì cần uống nhiều nước để làm tăng quá trình đào thải thuốc cản quang ra khỏi cơ thể;
  • Nếu sau khi chụp CT scan người bệnh thấy có bất thường như: chóng mặt, buồn nôn, nôn, ngứa ngáy, đỏ da, mệt, sốt, khó thở,... cần thông báo ngay với nhân viên y tế hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám.

  • Sau khi chụp, kết quả sẽ được trả trong vòng 30 - 60 phút. Một số trường hợp sẽ trả kết quả lâu hơn nếu cần hội chẩn;
  • Kết quả chụp CT scan sọ não bình thường là: Kích thước, hình dáng và vị trí của não, mạch máu, xương não và mặt bình thường; không xuất hiện vật ngoại vi hoặc sự phát triển di căn nào; không bị chảy máu não hoặc tích tụ chất lỏng trong não;
  • Kết quả chụp CT scan sọ não bất thường là: Xuất hiện sự phát triển di căn các khối u, chảy máu ở trong hoặc quanh não; có vật lạ trong não; xương não hoặc mặt bị gãy, biến dạng, không bình thường; các dây thần kinh dẫn tới não hoặc từ não đi ra bị tổn thương; có dịch lỏng tích tụ trong não, chảy máu trong hay quanh não; phình mạch máu não; xuất hiện khu vực quanh não bị sưng, phù hoặc có những thay đổi dẫn tới đột quỵ; thành xoang dày, xoang bị lấp đầy dịch lỏng.

Chụp cắt lớp não là kỹ thuật được ứng dụng rộng rãi trên lâm sàng để phát hiện các bệnh lý có khối u, khối máu tụ dập não, chảy máu não, thiếu máu não, phù não,... trong chuyên khoa thần kinh sọ não.

Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec tự hào là một trong những hệ thống bệnh viện trong cả nước được đầu tư máy chụp CT hiện đại với đội ngũ bác sĩ là những chuyên gia hàng đầu có thể tiến hành chụp, chẩn đoán, phát hiện các bệnh lý vùng sọ não cho hiệu quả chẩn đoán và điều trị cao.

BSCK I Võ Công Hiền đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh, đặc biệt trong siêu âm chẩn đoán các bệnh lý bụng tổng quát, tim - mạch máu nâng cao, sản phụ khoa. Bác sĩ Võ Công Hiền từng có thời gian công tác tại khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Đại Học Y Dược - Hoàng Anh Gia Lai trước khi làm việc tại khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh Viện Đa Khoa Quốc Tế Vinmec Nha Trang.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Bài viết được tư vấn bởi BSCK II Phạm Thị Sơn - Bác sĩ Thần kinh - Khoa Khám bênh & Nội khoa, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Hải Phòng và Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Ngọc Phương Hòa - Bác sĩ Nội đa khoa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Đau đầu là hội chứng do nhiều căn nguyên khác nhau gây ra. Việc thực hiện các xét nghiệm giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân đau đầu sẽ mang đến hiệu quả điều trị cao hơn.

Chụp cắt lớp vi tính sọ não [hay chụp CT sọ não] là phương pháp dùng tia X để chụp hình ảnh vùng đầu và mặt. Trong quá trình thực hiện, bệnh nhân sẽ nằm trên một mặt phẳng có gắn với thiết bị chụp CT và đặt phần đầu vào trong máy. Thiết bị này sẽ rà tia X xuyên qua vùng đầu. Với mỗi góc chụp sẽ cho ra hình ảnh một lát cắt nhỏ ở đầu và mặt. Các bộ phận hỗ trợ sẽ nghiêng về nhiều hướng để máy có khả năng chụp được nhiều góc khác nhau của sọ não. Tất cả hình ảnh thu được sẽ được lưu lại trên máy tính và cũng có thể được rửa ra nếu cần thiết.

Ưu điểm của phương pháp chụp cắt lớp vi tính sọ não là thời gian thực hiện nhanh, xác định được khối choáng chỗ, tình trạng nhồi máu, xuất huyết, não nước... Trong khi đó, nhược điểm của chụp CT sọ não là khó chẩn đoán bệnh lý hố sau. Các bệnh nhân có triệu chứng đau đầu chuỗi, đau đầu do căng thẳng, đau đầu chức năng hầu hết đều cho hình ảnh bình thường và hỗ trợ chẩn đoán bệnh đau đầu khá tốt.

Hình ảnh từ chụp cắt lớp vi tính sọ não

Chụp cộng hưởng từ sọ não [chụp MRI sọ não] là kỹ thuật hình ảnh tiên tiến, được áp dụng rộng rãi trong chẩn đoán các bệnh lý về thần kinh. Đây cũng là phương pháp hiện đại nhất có khả năng cho hình ảnh rõ ràng đối với những bệnh lý tổn thương ở vùng não, có thể dựng hình ở não theo nhiều chiều khác nhau, tìm ra chính xác nguyên nhân đau đầu.

Phương pháp chụp cộng hưởng từ sọ não có ưu thế trong chẩn đoán bệnh lý hố sau, chẩn đoán bệnh lý phần mềm [bao gồm não, tủy, phần mềm cổ]. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là: Thời gian chụp khá lâu, một lần chụp mất khoảng 30 phút, có thể gây trở ngại nếu phải thực hiện trên nhiều lượt bệnh nhân.

Đây là thủ thuật chụp cộng hưởng từ dùng để đánh giá mạch máu trong và ngoài sọ não, giúp chẩn đoán dị dạng mạch não, xơ vữa, hẹp tắc động mạch, phát hiện tình trạng huyết khối xoang tĩnh mạch sọ.

Chụp mạch mã hóa xóa nền thường được bác sĩ chỉ định trong trường hợp cần chẩn đoán và can thiệp các bệnh lý liên quan đến mạch máu trong và ngoài sọ.

Điện não đồ có chức năng ghi lại các hoạt động chức năng của não bộ. Điện não đồ đặc biệt có giá trị trong việc chẩn đoán và theo dõi tình trạng động kinh. Trong đó, điện não đồ video là phương pháp giúp theo dõi hoạt động của não bộ, kết quả thu được dưới dạng video, ghi lại toàn bộ những hoạt động của sóng điện não trong thời gian dài, nhằm xác định các bất thường trong hoạt động chức năng của hệ thần kinh, từ đó có thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân bệnh động kinh, đồng thời có khả năng xác định thể động kinh và khu vực não bộ diễn ra hoạt động bất thường.

Điện não đồ chẩn đoán bệnh đau đầu

Siêu âm mạch cảnh là phương tiện được lựa chọn hàng đầu trong phân loại, chẩn đoán, và kiểm tra đối với những trường hợp bệnh xơ vữa động mạch cảnh. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến giảm lưu lượng máu lên não và tiềm ẩn nguy cơ gây tắc mạch não, hậu quả biểu hiện qua các cơn đau đầu bất thường.

Siêu âm xuyên sọ là phương pháp đặc biệt có giá trị trong việc theo dõi tình trạng co thắt mạch não, nhất là trường hợp xuất huyết dưới nhện, chẩn đoán hẹp hoặc tắc mạch não, áp dụng theo dõi trong phẫu thuật, theo dõi và đánh giá hiện tượng chết não... Trong đó, một trong những ứng dụng quan trọng nhất của thủ thuật siêu âm xuyên sọ là phát hiện các dị dạng thông động tĩnh mạch não.

Bác sĩ thường chỉ định cho bệnh nhân làm xét nghiệm dịch não tủy trong trường hợp cần chẩn đoán nguyên nhân đau đầu có kèm theo sốt.

Ngoài ra, tùy trường hợp, bệnh nhân có thể phải làm thêm các xét nghiệm cận lâm sàng khác, để tìm các nguyên nhân gây bệnh đau đầu không phải tại não, chẳng hạn như xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, tổng phân tích nước tiểu, thăm dò chức năng gan, thận, đo đường máu, kiểm tra mỡ máu, điện tim, siêu âm tim...

Các phương pháp không dùng thuốc thường được áp dụng trong điều trị đau đầu căng thẳng:

  • Duy trì chế độ tập luyện thể chất đều đặn hàng ngày, như đi bộ, tập yoga, bơi lội.
  • Tránh các tình huống căng thẳng, xung đột trong công việc và cuộc sống, sắp xếp thời gian hợp lý, có khoảng trống cho việc nghỉ ngơi, sinh hoạt.
  • Giữ cho tinh thần luôn lạc quan vui vẻ, nếu gặp vấn đề khó khăn thì nên chia sẻ với người thân, bạn bè và thậm chí là bác sĩ để nhận lời khuyên phù hợp.
  • Hạn chế các thói quen xấu như uống rượu bia, hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích, tránh thức khuya và xây dựng chế độ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng.

Mặt khác, bệnh nhân khi nhận thấy bất cứ triệu chứng nào của bệnh đau đầu thì cần đến cơ sở y tế có uy tín để thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán bệnh đau đầu phù hợp và tiến hành điều trị đúng cách, không nên tự ý dùng thuốc. Bởi vì việc điều trị đúng bệnh, sử dụng đúng thuốc sẽ đảm bảo an toàn, hiệu quả điều trị và giảm chi phí không cần thiết cho người bệnh.

Bệnh viện Vinmec là một trong những cơ sở y tế được nhiều bệnh nhân tin tưởng, giúp tìm ra nguyên nhân đau đầu và đưa ra những pháp đồ điều trị đúng đắn nhất.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Bài viết này được viết cho người đọc tại Hải Phòng.

Video liên quan

Chủ Đề