Thường vụ tỉnh ủy là gì

1. Cơ cấu tổ chức

Ban Thường vụ Huyện ủy gồm 12 đồng chí:

- Bí thư Huyện ủy;

- Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy;

- Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện;

- Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện;

- Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch uỷ ban nhân dân huyện;

- Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy;

- Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy;

- Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy;Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam huyện

- Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Chủ nhiệm UBKT Huyện ủy;

- Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Chỉ huy Trưởng BCH Quân sự huyện;

- Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Trưởng Công an huyện.

2. Chức năng, nhiệm vụ

- Cụ thể hóa các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, của Huyện ủy và lãnh đạo, tổ chức thực hiện toàn diện các mặt công tác của Đảng bộ.

- Căn cứ vào nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh ủy và của Huyện ủy triển khai thảo luận và quyết định về chủ trương, nhiệm vụ, biện pháp phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh, xây dựng hệ thống chính trị, công tác tổ chức cán bộ, chỉ đạo công tác quy hoạch tổng thể của huyện trên các lĩnh vực. Xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng – an ninh [kế hoạch hàng năm, 5 năm và 10 năm]; quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng – an ninh, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, đơn vị hành chính trình Huyện ủy.

- Thảo luận và quyết định chủ trương đầu tư các dự án, công trình trọng điểm, tổng thu - chi cân đối ngân sách hàng năm, vấn đề liên quan đến tôn giáo và chính sách dân tộc, các chủ trương, chính sách quan trọng của địa phương.

- Quyết định về công tác tổ chức và cán bộ của huyện theo quy định của Điều lệ Đảng và các quy định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Ban Thường vụ Huyện ủy về phân cấp quản lý cán bộ; quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu ứng cử, bầu cử, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ.

- Quyết định kết nạp đảng viên mới, chuyển Đảng chính thức, xóa tên đảng viên, xem xét quyết định kỷ luật và giải quyết khiếu nại về kỷ luật đối với tổ chức Đảng, đảng viên; xét và quyết định công nhận tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh, chất lượng cán bộ, đảng viên theo quy định của Điều lệ Đảng, hướng dẫn của Trung ương và Tỉnh ủy. Sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm về những chương trình, chuyên đề công tác hoặc nhiệm vụ trọng tâm, đột xuất của Đảng bộ.

- Quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể, chia tách, tiếp nhận, chuyển giao các TCCS Đảng theo qui định của Điều lệ Đảng và hướng dẫn thực hiện cấp ủy của cấp trên; cho chủ trương về việc thành lập mới, sáp nhập hoặc giải thể các đơn vị hành chính thuộc huyện.

- Quyết định phân công công tác đối với các đồng chí Ủy viên Thường vụ, Huyện ủy viên.

- Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của Huyện ủy theo Điều 30 và Điều 32 của Điều lệ Đảng; xem xét, quyết định và đề nghị thi hành kỷ luật đối với tổ chức đảng và đảng viên theo thẩm quyền.

- Kiểm tra các cấp, các ngành và sơ kết, tổng kết việc thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Điều lệ Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, các mặt công tác xây dựng Đảng và chính quyền; các hoạt động kinh tế - xã hội, công tác nội chính và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội. Chỉ đạo việc làm thí điểm để rút kinh nghiệm những vấn đề lớn và mới.

- Những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Huyện ủy nhưng vì yêu cầu cấp bách, không kịp họp Huyện ủy, thì Ban Thường vụ Huyện ủy họp thảo luận, quyết định và báo cáo với Huyện ủy trong kỳ họp gần nhất.

- Chuẩn bị nội dung và triệu tập các kỳ họp của Huyện ủy. Thay mặt Huyện ủy báo cáo các mặt công tác theo định kỳ hoặc đột xuất với cấp trên và thông báo cho các cấp ủy trực thuộc theo quy định của Điều lệ Đảng.

Quy định số 2685 -QĐi/TU ngày 05 tháng 3 năm 2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và mối quan hệ công tác của Văn phòng Tỉnh ủy

Chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Tỉnh ủy :

I. Chức năng

1. Là cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy mà trực tiếp, thường xuyên là Ban Thường vụ và Thường trực Tỉnh ủy trong tổ chức, điều hành công việc, lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các cơ quan tham mưu, giúp việc; phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu, thẩm định đề xuất chủ trương, chính sách thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại; nguyên tắc, chế độ quản lý tài chính, tài sản của đảng bộ; là trung tâm thông tin tổng hợp phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy; là đầu mối giúp Thường trực Tỉnh ủy xử lý công việc hằng ngày.

2. Là đại diện chủ sở hữu tài sản của Tỉnh ủy; trực tiếp quản lý tài chính, tài sản của Tỉnh ủy và các cơ quan, tổ chức đảng trực thuộc Tỉnh ủy; bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện và tổ chức phục vụ cho hoạt động của Tỉnh ủy và các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy.

II. Nhiệm vụ

1. Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện

a] Nghiên cứu, đề xuất và giúp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy tổ chức thực hiện chương trình công tác; xây dựng, tổ chức thực hiện Quy chế làm việc; tham mưu sắp xếp chương trình công tác của đồng chí Bí thư, các Phó Bí thư và một số hoạt động của các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy theo Quy chế làm việc và chương trình công tác; thực hiện công tác đối ngoại của Tỉnh ủy; phối hợp và điều hoà hoạt động của các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy. Chủ trì, phối hợp tham mưu và tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính trong Đảng.

b] Tổng hợp tình hình tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Trung ương, của Tỉnh ủy và hoạt động của các cấp ủy, đảng đoàn, ban cán sự đảng, các cơ quan thuộc Tỉnh ủy. Thông báo ý kiến kết luận, chỉ đạo của Ban Thường vụTỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy, Bí thưTỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy và theo dõi, đôn đốc việc thực hiện. Theo dõi, đôn đốc các tổ chức đảng trực thuộc Tỉnh ủy, các cơ quan liên quan thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định. Thực hiện công tác thông tin phục vụ sự lãnh đạo của Tỉnh ủy; chế độ cung cấp thông tin cho cấp ủy viên và các tổ chức. Giúp Tỉnh ủy thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất.

c] Tiếp nhận, phát hành và quản lý các tài liệu, văn bản đến và đi của Tỉnh ủy và các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy; quản lý, khai thác mạng cơ yếu của Tỉnh ủy. Tổ chức quản lý, khai thác, ứng dụng công nghệ thông tin, bảo vệ mạng thông tin diện rộng của Đảng bộ.

d] Quản lý, tổ chức khai thác tài liệu Phông Lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam thuộc thẩm quyền thu thập của lưu trữ lịch sử Đảng bộ tỉnh, bao gồm tài liệu lưu trữ của các cơ quan, tổ chức đảng, tổ chức chính trị - xã hội.

đ] Trực tiếp quản lý tài chính, tài sản, chi tiêu ngân sách đảng; hành chính, quản trị, tài vụ phục vụ hoạt động của cấp ủy và các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy. Thực hiện thẩm tra quyết toán tài chính ngân sách đảng của các tổ chức đảng và đảng bộ trực thuộc. Bảo đảm điều kiện vật chất, phương tiện, trang thiết bị cho hoạt động của Tỉnh ủy và các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy; đồng thời, bảo đảm tài chính và cơ sở vật chất khác cho các cơ quan trực thuộc Tỉnh ủy theo phân công, phân cấp.

e] Tham gia tổ chức, phục vụ đại hội Đảng bộ tỉnh; chủ trì phục vụ hội nghị Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các hội nghị do Thường trực Tỉnh ủy triệu tập, các cuộc làm việc của Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh ủy.

g] Sơ kết, tổng kết công tác Văn phòng cấp ủy.

2. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát

 a] Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn phòng, công tác tài chính, quản lý tài sản của Đảng cho các tổ chức đảng trực thuộc Tỉnh ủy và văn phòng cấp ủy cấp dưới; nghiệp vụ công tác văn thư, lưu trữ của các cơ quan, tổ chức đảng, đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương theo quy định của pháp luật về lưu trữ, các quy định của Ban Bí thư và hướng dẫn của Văn phòng Trung ương Đảng; công nghệ thông tin, nghiệp vụ công tác cơ yếu cho văn phòng cấp ủy cấp dưới và các cơ quan đảng thuộc Tỉnh ủy.

b] Thực hiện kiểm tra, giám sát về nghiệp vụ văn phòng và công tác tài chính - kế toán ở các đảng bộ và tổ chức trực thuộc Tỉnh ủy.

c] Phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Ban Tổ chức Tỉnh ủy và các cơ quan liên quan giúp Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế làm việc của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

3. Thẩm định, thẩm tra

a] Đề án, văn bản của các cơ quan, tổ chức trước khi trình Tỉnh ủy, Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy về: Yêu cầu, phạm vi, quy trình, thẩm quyền ban hành và thể thức văn bản.

b] Nội dung đề án, văn bản thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại và các lĩnh vực khác theo sự phân công của Thường trực Tỉnh ủy trước khi trình Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy.

4. Phối hợp

a] Với các cơ quan có liên quan nghiên cứu, đề xuất một số chủ trương của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy về cơ chế, chính sách kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại; tham gia ý kiến với cơ quan nhà nước trong việc cụ thể hoá chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

b] Với các cơ quan liên quan xây dựng một số đề án, văn bản, chương trình hành động do Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy giao; biên tập hoặc thẩm định văn bản trước khi Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy ban hành.

c] Với Ban Tổ chức Tỉnh ủy trong công tác cán bộ theo quy định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phân cấp quản lý cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử; trong việc quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Văn phòng Tỉnh ủy theo phân cấp.

d] Với các cơ quan tham mưu, giúp việc của Tỉnh ủy, đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy để tham mưu giúp Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, quyết định, kết luận của Trung ương và của Tỉnh ủy về công tác xây dựng đảng; về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại; việc thực hiện chủ trương, chế độ, nguyên tắc quản lý tài chính, tài sản của Tỉnh ủy.

đ] Với cơ quan chức năng nhà nước trong việc quản lý quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản và thực hiện dự án cho các cơ quan đảng theo quy định của pháp luật.

e] Với Ban Nội chính Tỉnh ủy giúp Thường trực Tỉnh ủy tổ chức tiếp công dân.

5. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy giao.

[Theo Quy định số 2685 -QĐi/TU ngày 05 tháng 3 năm 2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và mối quan hệ công tác của Văn phòng Tỉnh ủy]

Video liên quan

Chủ Đề