Thực trạng hút thuốc lá điện tử ở Việt Nam hiện nay

Trong năm 2019-2020, tỷ lệ hút thuốc lá chung ở người trưởng thành là 21,7%, giảm so với năm 2015 [22,5%]. Tỷ lệ nam giới hút thuốc giảm so với năm 2015 [45,3%], tỷ lệ nữ giới hút thuốc tăng so với năm 2015. Ảnh: VGP/Hiền Minh
Thông tin này được ra tại Hội thảo khoa học chia sẻ kết quả nghiên cứu về phòng chống tác hại của thuốc lá do Bộ Y tế tổ chức sáng 22/12.

Cũng theo kết quả điều tra này, tỷ lệ hút thuốc lá điếu ở nam giới thành thị giảm rõ rệt từ 38,7% năm 2015 xuống còn 29,9% năm 2020, tỷ lệ này ở nông thôn cũng giảm từ 35,7% năm 2015 xuống 31,0% năm 2020.

Tuy nhiên, tỷ lệ hút thuốc lá điện tử năm 2020 tăng 18 lần so với năm 2015 [từ 0,2% lên 3,6%], trong đó nam giới tăng 14 lần [từ 0,4% lên 5,6%], nữ giới tăng 10 lần [từ 0,1% lên 1%]. Nhóm tuổi từ 15-24 tuổi sử dụng thuốc lá điện tử cao nhất với tỷ lệ 7,3% .

Kết quả điều tra cũng chỉ rõ, có 44,4% người không hút thuốc [38,7% nam và 47,6% nữ] bị phơi nhiễm với khói thuốc lá tại gia đình. Tỷ lệ hút thuốc lá thụ động tại các quán bar, cà phê, nhà hàng đã giảm so với năm 2015, tuy nhiên, vẫn còn rất cao [lần lượt là 86,2% và 78,1%].

Theo ước tính của tổ chức Y tế thế giới [WHO], mỗi năm Việt Nam có khoảng 40.000 người tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá [cao gần gấp 4 lần so với số tử vong do tai nạn giao thông mỗi năm]. Nếu Việt Nam không thực hiện ngay các biện pháp phòng, chống tác hại thuốc lá hiệu quả, con số này sẽ tăng lên 70.000 ca/năm vào năm 2030.

Liên quan đến vấn đề cai nghiện thuốc lá, kết quả điều tra tình hình sử dụng thuốc lá của 34 tỉnh, thành phố do Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá cũng chỉ ra rằng, có 7,9% người hút thuốc lá, ước tính khoảng 1,1 triệu người có kế hoạch bỏ thuốc vào tháng sau. Trong số những người đang bỏ thuốc lá, 41,8% đã bỏ thuốc trên 10 năm, 19,4% [5 đến < 10 năm], 27,4% [1 đến dưới 5 năm] và 11,4% dưới 1 năm.

Trong số những người đang sử dụng thuốc lá, có 72,2% nhận được lời khuyên bỏ thuốc từ cán bộ y tế.

Lý do chính dẫn đến việc bỏ thuốc lá chủ yếu vì “thuốc lá có hại cho sức khỏe” [93,1%], vì “hút thuốc lá bị bạn bè gia đình phản đối” [68,2%].

Đặc biệt, có sự gia tăng đáng kể trong tỷ lệ người hút thuốc tin rằng, hút thuốc lá gây nên các bệnh đột quỵ, đau tim hoặc cả 3 bệnh lý đột quỵ, đau tim và ung thư phổi. Cụ thể, tỷ lệ nhận thức về nguy cơ đột quỵ, đau tim và ung thư phổi do sử dụng thuốc lá năm 2020 lần lượt là 81,1%; 77,8%; 96% và 72,2% tin rằng hút thuốc lá gây nên cả 3 bệnh đột quỵ, đau tim và ung thư phổi.

Mặc dù một số chỉ số quan trọng về kiểm soát thuốc lá đã được cải thiện, đặc biệt là tỷ lệ hút thuốc ở nam giới và tình trạng tiếp xúc thụ động với khói thuốc tại nhà, tại nơi làm việc, tại nhà hàng, tại quán bar/ cà phê/ trà. Tuy nhiên, bà Phan Thị Hải, Phó Giám đốc Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá cho biết, tỷ lệ hút thuốc vẫn còn cao ở nam giới, có xu hướng tăng tỷ lệ hút thuốc lá ở nữ giới. Vì vậy, Chương trình phòng chống tác hại của thuốc lá cần tiếp tục hỗ trợ và nỗ lực thực hiện để tiếp tục giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá.

Đại diện Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá cũng đề nghị các cơ quan chức năng liên quan thực thi nghiêm các quy định cấm quảng cáo, khuyến mại và tài trợ thuốc lá để bảo vệ thanh niên không tiếp xúc với các sản phẩm thuốc lá, đặc biệt tại điểm bán thuốc lá, tiếp tục tích cực đẩy mạnh truyền thông về tác hại của thuốc lá và cần tăng cường các biện pháp hỗ trợ cai nghiện thuốc lá, tư vấn cai nghiện thuốc lá trong thời gian tới để hỗ trợ cho hàng triệu người muốn bỏ thuốc lá…

Hiền Minh


 Tỷ lệ hút thuốc lá tại Việt Nam đang có xu hướng giảm

Theo Tổ chức Y tế thế giới [WHO], mỗi năm trên thế giới có khoảng 6 triệu ca tử vong do các bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá, trong đó có 600.000 người chết do các bệnh gây ra bởi sự phơi nhiễm với khói thuốc lá thụ động.

Việt Nam nằm trong nhóm các nước có tỷ lệ sử dụng thuốc lá cao trên thế giới, hiện nay Việt Nam có 22.5% người trưởng thành sử dụng thuốc lá tương ứng với 15,6 triệu người. Trong đó, nam giới hút thuốc chiếm 45.3% và nữ giới hút thuốc chiếm 1.1%. Số lượng người trưởng thành hút thuốc lá thụ động cũng tương đối cao. Trong đó, 53.5% người [khoảng 28,5 triệu người] không hút thuốc nhưng đã tiếp xúc với khói thuốc trong nhà và 36.8% người [khoảng 5.9 triệu người] đã tiếp xúc với khói thuốc lá tại nơi làm việc [theo số liệu điều tra về tình hình sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành tại Việt Nam [GATS] năm 2015].

Sau 4 năm triển khai Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá [2012], nhận thức của người dân về tác hại của thuốc lá và lợi ích của môi trường không khói thuốc được nâng lên thông qua công tác truyền thông về tác hại của thuốc lá được đẩy mạnh và các hoạt động tuyên truyền thông sâu rộng tới cộng đồng. Vì thế, tỷ lệ người hút thuốc lá đã có xu hướng giảm đi trong những năm gần đây.

Tỷ lệ hút thuốc lá có xu hướng giảm đi qua bảng so sánh số liệu điều tra GATS giữa năm 2010 và 2015:

Mục 2010 2015
 
Hút thuốc lá
Tỷ lệ chung 23.8% 22.5%
Nam giới 47.4% 45.3%
Nữ giới 1.4% 1.1%
Trong nhà 73.1% 53.5%
Nơi làm việc 55.9% 36.8%
Phương tiện giao thông công cộng  

34.4%

 

19.4%

Trường học 22.3% 16.1%

                                                                                                                                                        [GATS 2010 - 2015]


Tỷ lệ người cai thuốc lá cũng đang có xu hướng tăng lên.Theo số liệu điều tra của GATS năm 2015,những người trưởng thành đã từng hút thuốc và đã bỏ thuốc lá chiếm 29.0%; 53.6% người đang hút thuốc lá đã có kế hoạch hoặc đã suy nghĩ bỏ thuốc trong tương lai; và 5.2% số người hiện đang hút thuốc có  kế hoạch cai thuốc trong tháng tới.

                                                   Tỷ lệ hút thuốc lá tại Việt Nam đang có xu hướng giảm đi [Ảnh: nguồn internet]

Mặc dù đã có những chuyển biến tích cực nhưng công tác phòng chống tác hại thuốc lá vẫn còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn như: thuốc lá là sản phẩm gây nghiện và độc hại cho sức khỏe nhưng vẫn được bày bán khắp nơi và mọi người đều dễ dàng mua thuốc lá hút; ý thức tuân thủ quy định cấm hút thuốc nơi công cộng của một số bộ phận người dân còn chưa tốt; người không hút thuốc chưa lên tiếng nhắc nhở hành vi hút thuốc không đúng nơi quy định; công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá chưa được thường xuyên và sâu rộng.

Trong thời gian tới, công tác phòng chống tác hại thuốc lá cần được đẩy mạnh hơn nữa trong việc thực hiện các nỗ lực kiểm soát thuốc lá toàn diện, nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng.


 

                                                                                                                                       [Số liệu được lấy từ GATS 2010 - 2015]

GATS 2015 là điều tra toàn cầu về tình hình sử dụng thuốc lá nhằm giám sát tình hình sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành tại các nước. Đây là lần thứ 2 Việt Nam thực hiện điều tra này.

Các bài viết khác:

Giảm hút thuốc đồng nghĩa với nâng cao sức khỏe cộng đồng

Thuốc cai thuốc lá nhanh: Chưa khẳng định hiệu quả và tính an toàn

Mở rộng mô hình cai thuốc lá tại trạm y tế

35% người hút thuốc cai nghiện thành công tại trạm y tế xã

Video liên quan

Chủ Đề