Ý nghĩa của sonic cơ bản

Sonic R là một hệ thống giao dịch nổi tiếng của trader người Singapore có nick là sonicdeejay trên diễn đàn ForexFactory. Topic của anh trên forum này có tới hơn 4.000 trang thảo luận, và Sonic R được rất nhiều trader yêu thích và sử dụng đến tận bây giờ, mặc dù hệ thống này đã xuất hiện cách đây gần chục năm. Và mọi thứ đều có lý do của nó. Dưới đây là câu chuyện của Sonic R…

MỤC LỤC

Xin chào các trader,

Tên tôi là Sonic. Tôi muốn bạn đọc tài liệu 5 bước để trở thành một trader có lợi nhuận trước khi bạn làm bất cứ điều gì khác trong giao dịch.

1. Câu chuyện – Hệ thống Sonic R

Tôi đã giao dịch được gần 4 năm nay [từ năm 2008] và gặp được may mắn cho đến nay. Cũng như nhiều người trong số các bạn. Tôi bắt đầu săn lùng chén thánh – các chỉ báo cho lệnh buy/sell mà không có thua lỗ.

Chẳng bao lâu, tôi phát hiện ra rằng cách giao dịch của tôi không đi đến đâu, với các biểu đồ lộn xộn và quá nhiều chỉ báo để xác nhận. Điều đó gây ra sự kích hoạt tín hiệu trễ; giảm thiểu chiến thắng và tối đa hóa thua lỗ của tôi. Tôi bắt đầu nhận ra rằng các chỉ báo dựa trên giá đã xảy ra được tính toán theo các công thức, khiến chúng bị trễ so với sự di chuyển của giá.

Sau khi đọc nhiều hệ thống TA, sách và giao dịch TRỰC TIẾP, tôi đã phát hiện ra rằng không có hệ thống hoặc chỉ báo thực sự có thể dự đoán giá sẽ đi về đâu. Tôi đã trở nên hiểu tầm quan trọng của Quản lý Tiền, Xu hướng Chung, Kháng cự & Hỗ trợ.

2. Triết lý – Hệ thống Sonic R

Giao dịch là công việc của xác suất. Bạn có thể thắng và bạn cũng có thể thua. Nhiệm vụ của bạn là giảm thiểu thua lỗ và tối đa hóa thắng lợi. Bạn sẽ tuân theo các quy tắc giúp bạn ở phe thắng trong hầu hết thời gian.

3. Sự xuất hiện của Sonic R

Đây là hệ thống swing trader khung M15 đơn giản, hiệu quả và đầy lợi nhuận mà tôi lấy cảm hứng từ một cuốn sách của Raghee. “Hệ thống Trung bình Động được theo một cách mù quáng” có thể rất thành công trong thị trường có xu hướng, nhưng tôi đã ở đây đủ lâu để chứng kiến thất bại của nó, khi thị trường đi vào các giai đoạn giằng co. Vì thế, tôi đã tinh chỉnh hệ thống với sự hiểu biết về Trend line, Hỗ trợ & Kháng cự, phân tích Sóng và Hành động Giá, và tôi đang đạt được tỉ lệ thành công cao trong giao dịch xu hướng/vị thế của mình. Tôi đặt tên nó là Sonic R. Nó không phải là viên đạn ma thuật. Nó chỉ là một hệ thống đơn giản dựa trên EMA nhưng hiệu quả. Bạn có thể kiếm được 50 tới 400 pip cho một giao dịch.

4. Lý do – Hệ thống Sonic R

Và tại sao tôi lại chia sẻ điều này, trong khi tôi không kiếm được một xu từ bạn cho thời gian và công sức của tôi? Vì tôi tin rằng Sharing is Caring [Chia sẻ là Quan tâm].

5. Quy tắc của hệ thống Sonic R

Hệ thống Sonic R là một phương pháp giao dịch hành động giá giữa các vùng S&R [kháng cự và hỗ trợ]. Nó giao dịch trên khung M15. Nó sử dụng hành động giá của WAVE [SÓNG] tại vùng S&R để xác thực setup vào lệnh, và các chỉ báo kỹ thuật tên là DRAGONTREND. DRAGON được dùng để chọn điểm vào lệnh. TREND được dùng để xác nhận phương hướng giao dịch đúng. Các vùng S&R trong quá khứ được dùng để chọn điểm chốt lệnh.

  • WAVE: Giá phải tạo thành một “sóng”. Sóng L-H-HL bắt đầu từ bên dưới Dragon và chuyển sang HH cho lệnh mua, H-L-LH bắt đầu từ bên trên Dragon và chuyển sang LL cho lệnh bán. Sóng mịn có xu hướng tốt hơn sóng thô. Sóng có chân đầu tiên trong ba chân của sóng vượt qua Dragon có xu hướng tốt hơn những sóng không có.
  • DRAGON: Hai đặc điểm của Dragon được sử dụng: góc và đường viền. Góc càng lớn càng tốt. Dragon phải hướng lên trên với giá ở trên nó cho lệnh mua, và hướng xuống với giá ở dưới nó cho lệnh bán. Đường viền được sử dụng để giúp chọn điểm vào [EP].
  • TREND: Đây là chỉ báo xu hướng thị trường và sẽ tốt nhất nếu giá ở trên nó cho lệnh mua và dưới nó cho lệnh bán. Đường này hiển thị “xu hướng” cục bộ nhưng có thể được sử dụng theo một số cách. Dragon cắt qua Trend cũng rất quan trọng, cắt lên cho lệnh mua và cắt xuống cho lệnh bán.
  • PHIÊN GIAO DỊCH: Không nên giao dịch ở phiên Á. Khuyến nghị phiên Âu để có được xung lực tốt nhất. Có thể chốt lệnh bất kỳ lúc nào.
  • CẶP TIỀN TỆ: Bất kỳ cặp nào. Hãy thử EUR/USD & GBP/USD, hoặc nếu bạn chọn cặp XXX/JPY, hãy thay đổi trailing stop và đặt SL ít nhất 80 pip. Ưu tiên giao dịch EUR/USD. Spread thấp nhất. Thường có biên rộng. Điều quan trọng nhất: đây là cặp tiền được giao dịch nhiều nhất, tức là có volume tốt hơn và xung lượng tốt hơn cho giao dịch.
  • KHUNG THỜI GIAN: M15 là khung giao dịch chính. H4/D1 được sử dụng để phát hiện các mô hình nến hỗ trợ cho thiết lập M15. Các mô hình nến như vậy là Pin-bar, Búa và Nhấn chìm.

5.1. Điểm đặt Entry

Đợi nến tại chân SÓNG #3 bứt phá khỏi DRAGON, và đặt entry ít nhất vài pip bên ngoài nó. Sẽ tốt hơn nếu không có vùng S&R mạnh nào gần entry. Cũng nên nhớ rằng, tốt nhất là giá ở trên TREND cho lệnh mua, và dưới TREND cho lệnh bán.

5.2. Điểm đặt Re-entry

Tốt nhất là để giá phá mức đỉnh hoặc đáy gần nhất, và nếu không có vùng S&R mạnh nào gần điểm re-entry này.

5.3. Điểm đặt TP

Chọn mức S&R quá khứ. Các ngưỡng như vậy có thể là toàn bộ/một nửa/một phần tư của sóng trước đó ở khung M30 hoặc điểm chính giữa các vùng nén giá. Bạn cũng có thể chọn các ngưỡng trong phạm vi ngày [ví dụ: RDH, RDL] để vào/thoát lệnh nhanh hơn và ít phơi mình trên thị trường hơn.

5.4. Điểm đặt SL

Các nguyên tắc cho việc đặt SL [xem hình minh họa bên dưới]:

  • SL phải đặt bên ngoài đỉnh/đáy [cho lệnh bán/mua] của swing gần nhất ở khung lớn.
  • SL không được nhiều hơn 100-120 pip từ Entry [đối với EUR/USD].

6. Ví dụ – Hệ thống Sonic R

6.1. Thiết lập Bán

Dưới đây là ví dụ cho lệnh bán của hệ thống Sonic R, và nguyên tắc đặt SL. Các yếu tố chính của hệ thống Sonic R được chú thích và minh họa rõ ràng.

Thiết lập lệnh BÁN – Hệ thống SONIC R

Nguyên tắc đặt SL – Hệ thống SONIC R

Hình ảnh dưới cho thấy một ví dụ về một con sóng tốt với chân đầu tiên vượt qua Dragon, Dragon có góc nghiêng và tình huống Dragon ở trên Trend cũng bị nghiêng lên. Lưu ý rằng entry cũng trong phiên London.

Thiết lập lệnh MUA – Hệ thống SONIC R

Hình ảnh trên cho thấy một sóng khác hẳn. Tôi thêm ví dụ này để chứng minh tầm quan trọng của S&R, và cú bứt phá lên ban đầu là một thiết lập mua hợp lệ khỏi vùng Half Number, nhưng không thể hiện hết bức tranh đẹp hoàn hảo. Điều này cũng cho thấy một tình huống re-entry.

Lưu ý rằng có nhiều đỉnh/đáy, tất cả đều tăng, khi giá ban đầu bứt phá qua Dragon và chạy miết, nhưng tất cả đều là sóng chặt chẽ và không lan rộng ra. Tuy nhiên, chúng là những con sóng bao gồm các đỉnh cao hơn và đáy cao hơn, và một khi hành động giá đưa giá lên trên Trend, một entry tốt có thể được thực hiện với ít rủi ro.

Các điểm re-entry không gì khác hơn là giao dịch một sự hình thành sóng mới sau khi thiết lập ban đầu đã bắt đầu chạy. Thông thường, điều này sẽ liên quan đến việc giá hồi trở lại, tới hoặc thậm chí vượt qua Dragon và sau đó quay trở lại theo hướng giao dịch. Bạn có thể chọn entry ở bất kỳ điểm nào bạn muốn trong chặng thứ ba của sóng mới đó, từ ở trong/xung quanh Dragon [entry sớm] cho đến chờ giá vượt qua đỉnh/đáy trước đó trước khi cú hồi bắt đầu [entry thận trọng].

Nếu bạn nhìn lại ví dụ trên, bạn có thể thấy điều này bao gồm một tình huống re-entry. Xem giá tăng vượt qua mức Whole Number [toàn bộ swing trước đó] thế nào [mức S&R tự nhiên và luôn là mức S&R đáng kể]. Sau đó, giá kéo xuống và cuối cùng bật trở lại bứt khỏi mức Whole Number. Khi phiên London tiếp theo bắt đầu, các Nhà tạo lập Thị trường đã hoàn thành việc di chuyển giá xuống dưới Dragon và sau đó bắt đầu một đợt chạy mới, kết thúc là lên cao hơn rất nhiều.

Bạn có thể thấy sóng tôi đã vẽ. Bạn có thể thấy tôi đã vẽ một entry chắc chắn không quá vài pip bên ngoài ngọn nến đầu tiên thoát ra khỏi Dragon ở chặng thứ ba/cuối cùng của sóng. Tuy nhiên, tôi đã vẽ entry trong phiên giao dịch London và khi giá vượt trên tất cả các mức đỉnh gần nhất trước đó. Giá có thể hung hãn hơn, gần với Dragon hơn hoặc thậm chí bên trong Dragon. Đây là quyết định mang tính “phán xét” của trader và bạn sẽ phải học cách làm những việc như thế này, để đánh giá hành động giá liên quan đến S&R [bật lại và tăng bứt khỏi ngưỡng Whole Number] và xem khi nào thiết lập re-entry có tiềm năng nhờ mối quan hệ của nó với S&R.

7. Bí mật của Entry – Hệ thống Sonic R

Trước khi tôi giải thích tất cả về Sonic R, hãy để tôi giải thích cho bạn, điều gì tạo ra một giao dịch có lãi. Tôi sẽ cung cấp cho bạn ví dụ về lệnh MUA ở khung D1.

Đối với một vị thế MUA, người ta phải mua vào với giá thấp để có thể bán ra kiếm lời với giá cao hơn. Một số người gọi đó là Mua Thấp, Bán Cao.

Hãy suy nghĩ về nó. Việc mua thấp – bán cao nghe có vẻ dễ dàng hay bình thường nhưng thực tế thì không phải vậy.

Khi tất cả mọi người đang bán, ai dám mua vào đây? Biểu đồ của bạn đang hiển thị giá giảm sâu. Tôi biết một số nhà giao dịch chuyên nghiệp và tổ chức làm điều đó vì họ biết một số điều mà chúng ta [các trader nhỏ lẻ] không biết.

Nếu một nhà trader nhỏ lẻ đang mua vào, anh ta hẳn là một trader cảm tử, hoặc đơn giản là không biết mình đang làm gì.

Hãy xem Số 1 [màu đỏ] trong hình đính kèm.

Nhưng một trader thông minh làm một việc thông minh hơn. Anh ta tìm kiếm/chờ đợi “các dấu hiệu của sự đảo ngược xu hướng có thể xảy ra”. Anh ta không nhảy bổ vào cái gọi là giá thấp nhất, trừ phi xác suất để giao dịch của anh ta trở thành giao dịch thắng là cao. Xem Số 2 [màu xanh] trong hình đính kèm.

Khi thị trường đang trong xu hướng giảm, giá xuống thấp dần như bình thường nhưng nó bắt đầu tăng trở lại, và cuối cùng đóng cửa cao hơn hoặc gần mức mở cửa. Trong biểu đồ, nó sẽ là nến Búa [Hammer] hoặc Pin-bar với râu dài, và đó là một trong những dấu hiệu cho thấy có thể có sự đảo ngược xu hướng. Bạn có thể xem ví dụ ở biểu đồ khung D1 bên dưới.

GBP/USD khung H4

Cây nến ngày này được hình thành vào ngày 13 tháng 7 năm 2009. Và một điều nữa, bạn có đồng ý rằng 1 cây của khung D1 đồng nghĩa với 96 cây ở khung M15 không? Hãy cùng xem xét các cây nến ngày 13 tháng 7 ở khung M15. Bạn có thể nhận thấy một setup Sonic R rất đẹp cho lệnh MUA được thiết lập vào ngày hôm đó, và như câu chuyện diễn ra, đó là một giao dịch cực kỳ sinh lời.

GBP/USD khung M15

Đây là một ví dụ khác về cặp EUR/USD ở khung H4 và M15.

EUR/USD khung H4

EUR/USD khung M15

Vậy, nhìn những bức ảnh trên, giờ bạn đã biết bí mật của Sonic R là gì chưa?

Về cơ bản, Sonic R giao dịch theo nến Búa và Nhấn chìm Tăng khung H4/D1 bằng cách tìm kiếm entry ở khung M15. Điều đó khiến setup Sonic R trở thành những thiết lập có khả năng sinh lời cao.

8. Phân tích Sóng – Hệ thống Sonic R

Trước khi tới thiết lập cho entry, hãy để tôi nói với bạn rằng phương pháp quan trọng nhất được sử dụng trong hệ thống này là phân tích sóng. Để bạn hiểu rõ hơn, tôi sẽ cho bạn xem một số ví dụ. Tốt hơn hết là bạn nên tự mình nghiên cứu thêm về Sóng.

Có một số từ trong các ví dụ, dưới đây là ý nghĩa của chúng:

  • L = Low [đáy]
  • H = High [đỉnh]
  • LL = Lower Low [đáy thấp hơn]
  • HH = Higher High [đỉnh cao hơn]
  • LH = Lower High [đỉnh thấp hơn]
  • HL = Higher Low [đáy cao hơn]

Bạn có thể thấy hàng loạt HH và HL trong xu hướng tăng, LH và LL trong xu hướng giảm.

Ví dụ #1

Ví dụ #2

Trader chúng ta có khuynh hướng mong muốn thực hiện các entry “tốt nhất có thể”, nghĩa là gần đáy nhất có thể đối với các giao dịch mua và gần đỉnh nhất có thể đối với các giao dịch bán. Và thường xuyên trên chủ đề này, bạn sẽ thấy các bài đăng về các giao dịch đã bắt đầu trong đó giá dường như không tuân theo chính xác các điều cơ bản của hệ thống Sonic R. Với việc giá quá gần với Dragon, hoặc thậm chí ở sai phía của Dragon! Điều đó không có nghĩa là những điều cơ bản đã thay đổi. Nó chỉ có nghĩa là nhà giao dịch không chịu nổi xu hướng đó. Nếu kiên nhẫn chờ đợi sóng tốt và góc Dragon tốt để giao dịch, bạn không cần phải quá “tham lam” với các entry của mình và bạn có thể tránh được rủi ro vốn có. Sẽ có rất nhiều biến động về giá để kiếm lời, ngay cả với entry thận trọng [bạn đã cung cấp thêm khoảng trống cho giá di chuyển] và TP thận trọng [bạn đã chọn mức S&R cho TP nằm trong phạm vi ngày]. Bạn có RDH [đỉnh trong ngày] và RDL [đáy trong ngày] trên biểu đồ của mình. Bạn có thể thấy hướng được chỉ định của giao dịch. Bạn có thể xác định phần còn lại của biên độ trong ngày cho giao dịch.

Trên đây là các thiết lập của hệ thống Sonic R nguyên bản. Ở bài viết tiếp theo, TamNhinDauTu sẽ đi vào giới thiệu chi tiết hệ thống Sonic R đã được nâng cấp [bao gồm các loại chỉ báo], có tên là Sonic R theo phương pháp PVSRA.

Video liên quan

Chủ Đề