Thủ tục để xin ý kiến đánh giá đtm

Thủ tục để xin ý kiến đánh giá đtm

Trình tự, thủ tục thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (Ảnh minh họa)

Theo đó, Điều 34 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:

  • Văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
  • Báo cáo đánh giá tác động môi trường;
  • Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư.

- Đối với dự án đầu tư xây dựng thuộc đối tượng phải được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định của pháp luật về xây dựng, chủ dự án đầu tư được trình đồng thời hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường với hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi; thời điểm trình do chủ dự án đầu tư quyết định nhưng phải bảo đảm trước khi có kết luận thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi.

- Việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định như sau:

  • Cơ quan thẩm định ban hành quyết định thành lập hội đồng thẩm định gồm ít nhất là 07 thành viên; gửi quyết định thành lập hội đồng kèm theo tài liệu quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này đến từng thành viên hội đồng;
  • Hội đồng thẩm định, phải có ít nhất một phần ba tổng số thành viên là chuyên gia. Chuyên gia là thành viên hội đồng phải có chuyên môn về môi trường hoặc lĩnh vực khác có liên quan đến dự án đầu tư và có kinh nghiệm công tác ít nhất là 07 năm nếu có bằng cử nhân hoặc văn bằng trình độ tương đương, ít nhất là 03 năm nếu có bằng thạc sĩ hoặc văn bằng trình độ tương đương, ít nhất là 02 năm nếu có bằng tiến sĩ hoặc văn bằng trình độ tương đương;
  • Chuyên gia tham gia thực hiện đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư không được tham gia hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đó;
  • Trường hợp dự án đầu tư có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi thì hội đồng thẩm định phải có đại diện cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi đó; cơ quan thẩm định phải lấy ý kiến bằng văn bản và đạt được sự đồng thuận của cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi đó trước khi phê duyệt kết quả thẩm định. Cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi có trách nhiệm cử thành viên tham gia hội đồng thẩm định, có ý kiến bằng văn bản về việc phê duyệt kết quả thẩm định trong thời hạn lấy ý kiến; trường hợp hết thời hạn lấy ý kiến mà không có văn bản trả lời thì được coi là đồng thuận với nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường;
  • Thành viên hội đồng thẩm định có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ đề nghị thẩm định, viết bản nhận xét về nội dung thẩm định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về ý kiến nhận xét, đánh giá của mình;

Cơ quan thẩm định xem xét, đánh giá và tổng hợp ý kiến của các thành viên hội đồng thẩm định, ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan (nếu có) để làm căn cứ quyết định việc phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Tổ chức/cá nhân (Chủ dự án đầu tư, cơ sở) gửi văn bản lấy ý kiến tham vấn và báo cáo đánh giá tác động môi trường tới Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã.

Bước 2. Kiểm tra hồ sơ

UBND cấp xã xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ tham vấn theo quy định; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì thông báo để tổ chức, cá nhân hoàn thiện.

Bước 3. Xử lý hồ sơ và trả kết quả

UBND cấp xã có trách nhiệm phản hồi bằng văn bản trong thời hạn không quá 6 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến tham vấn. Trường hợp không có phản hồi trong thời hạn quy định được coi là thống nhất với nội dung tham vấn.

  1. Cách thức thực hiện:

Thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến (nếu có) hoặc nộp trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính tới Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã.

  1. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- 01 bản chính văn bản lấy ý kiến tham vấn (mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP);

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường.

  1. Thời hạn giải quyết:

- Thời hạn kiểm tra về tính đầy đủ của hồ sơ: không quy định.

- Thời hạn xử lý, trả kết quả:

+ Tối đa 06 (sáu) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ tham vấn theo quy định.

+ Trường hợp không có phản hồi trong thời hạn quy định được coi là thống nhất với nội dung tham vấn.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Chủ dự án đầu tư, cơ sở thuộc đối tượng phải tham vấn.

  1. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND xã.

  1. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Văn bản phản hồi (mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP); trường hợp không có phản hồi trong thời hạn quy định được coi là thống nhất với nội dung tham vấn.

  1. Phí, lệ phí: không quy định.
  1. Tên các mẫu đơn

- Mẫu 01: Văn bản gửi lấy ý kiến tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường (mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP);

- Mẫu 02: Văn bản trả lời của các cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến tham vấn báo cáo đánh giá tác động môi trường (mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).

  1. Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không quy định.
  1. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020;

- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.​

CÁC MẪU VĂN BẢN

Mẫu 01

Mẫu văn bản gửi lấy ý kiến tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường

(Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)

(1)

____________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________________________________

Số: …

V/v lấy ý kiến tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường của Dự án

Địa danh, ngày … tháng … năm ……

Kính gửi: (3)

Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020, (1) đã thực hiện đánh giá tác động môi trường của dự án (2).

(1) gửi đến (3) báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án và rất mong nhận được ý kiến đóng góp của (3) về các nội dung: vị trí thực hiện dự án đầu tư; tác động môi trường của dự án đầu tư; biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường; chương trình quản lý và giám sát môi trường; phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; các nội dung khác có liên quan đến dự án đầu tư.

Ý kiến tham vấn của (3) về các nội dung nêu trên xin gửi về (1) trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản tham vấn để (1) hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định của pháp luật.

Nơi nhận:

- Như trên;

- …;

- Lưu: …

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA …(1)… (Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu)

Ghi chú: (1) Chủ dự án; (2) Tên dự án; (3) Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến tham vấn.

Mẫu 02

Mẫu văn bản trả lời của các cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến tham vấn báo cáo đánh giá tác động môi trường

(Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)

__________​

(1)

_________

Số: …

V/v ý kiến tham vấn về quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường của Dự án

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________________________

Địa danh, ngày … tháng … năm ……

Kính gửi: (3)

(1) nhận được Văn bản số... ngày... tháng... năm... của (3) xin ý kiến tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường của dự án (2). Sau khi xem xét, (1) có ý kiến như sau:

1. Về vị trí thực hiện dự án đầu tư

2. Về tác động môi trường của dự án đầu tư

3. Về biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường

4. Về chương trình quản lý và giám sát môi trường; phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường

5. Về các nội dung khác có liên quan đến dự án đầu tư

Trên đây là ý kiến của (1) gửi (3) để nghiên cứu, hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định của pháp luật.