Thông tư 08 hướng dẫn thực hiện nghị định 116

Sáng 13/1, tại Nhà Quốc hội, Hội đồng dân tộc tổ chức phiên giải trình về tình hình thực hiện Nghị định 116/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng dân tộc Hà Ngọc Chiến đề nghị Chính phủ tổng kết toàn diện, nghiêm túc việc triển khai thực hiện Nghị định 116 và các Nghị định liên quan, đánh giá tác động toàn diện về kinh tế, xã hội trong quá trình thực hiện trong 5 năm qua. Trên cơ sở tổng kết, xây dựng một Nghị định mới thay thế Nghị định 116, quy định rõ tiêu chí xác định vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng thụ hưởng chính sách, chính sách phụ cấp, các mức phụ cấp, trợ cấp cụ thể...Trước mắt, từng Bộ ngành trên cơ sở chức năng của mình cần hướng dẫn kịp thời cho các địa phương tiếp tục thực hiện Nghị định 116.

Giải đáp các vướng mắc khi thực hiện các chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) trong ngành Thuế, Hải quan công tác tại vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, Bộ Tài chính hướng dẫn như sau:

Chỉ được hưởng một mức cao nhất của chính sách cùng loại

Căn cứ Điều 1 và Điều 3 Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về chính sách đối với CBCCVC và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, thì CBCCVC thuộc đối tượng áp dụng của chính sách quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP, đồng thời thuộc đối tượng áp dụng của chính sách cùng loại quy định tại văn bản quy phạm pháp luật khác thì chỉ được hưởng một mức cao nhất của chính sách đó.

Đối với các loại phụ cấp quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 11/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với CBCCVC và lực lượng vũ trang, nhưng không quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP như phụ cấp khu vực, phụ cấp đặc biệt… thì thực hiện theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn.

Phụ cấp thu hút: Hưởng đủ 5 năm

Theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 10/2005/TTLT/BNV-BLĐTBXH-BTC ngày 5/1/2005 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thì thời gian hưởng phụ cấp thu hút được xác định trong khung thời gian từ 3 năm đến 5 năm. Chế độ phụ cấp thu hút được tính hưởng kể từ ngày 1/10/2004.

Theo quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 08/2011/TTLT-BNV-BTC ngày 31/8/2011 của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính thì thời gian hưởng phụ cấp thu hút là thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và không quá 5 năm. Chế độ phụ cấp thu hút được tính hưởng kể từ ngày 1/3/2011. Trường hợp đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ tháng 3 năm 2011 trở về trước và hiện nay còn đang công tác ở vùng đó thì được tính hưởng phụ cấp thu hút kể từ tháng 3/2011.

Do vậy, trường hợp từ trước đến nay vẫn đang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và đến tháng 3/2011 đã hưởng phụ cấp thu hút đủ 5 năm theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP thì không được hưởng phụ cấp thu hút quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP.

Trường hợp từ trước đến nay vẫn đang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và đến tháng 3/2011 đã hưởng phụ cấp thu hút theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP nhưng chưa đủ 5 năm thì được tiếp tục hưởng phụ cấp thu hút quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP (từ tháng 3/2011) cho đến khi đủ 5 năm theo quy định.

Về truy thu trợ cấp lần đầu đã lĩnh

Về vướng mắc trong việc chi trả, truy thu trợ cấp lần đầu đối với CBCCVC công tác chưa đủ thời gian theo quy định, theo Bộ Tài chính, chưa có căn cứ truy thu trợ cấp lần đầu đã lĩnh.

Bởi, Nghị định số 116/2010/NĐ-CP và Thông tư số 08/2011/TTLT-BNV-BTC quy định CBCCVC công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 3 năm trở lên đối với nữ và đủ 5 năm trở lên đối với nam được hưởng trợ cấp lần đầu bằng 10 tháng lương tối thiểu chung; nhưng không quy định về truy thu trợ cấp lần đầu đã chi trả đối với CBCCVC công tác chưa đủ thời gian theo quy định.

https://stp.binhdinh.gov.vn/hoat-dong-xay-dung-kiem-tra-van-ban-qppl-va-quan-ly-vi-pham-hanh-chinh/gop-y-du-thao-thong-tu-huong-dan-mot-so-dieu-cua-nghi-dinh-so-116-2021-nd-cp-ngay-21-12-2021-cua-chinh-phu-3087.html https://stp.binhdinh.gov.vn/uploads/news/image-20220630144623-1.jpeg

Trang Thông tin điện tử Sở Tư pháp Bình Định https://stp.binhdinh.gov.vn/assets/images/logo.png

Vừa qua, Sở Tư pháp đã tổ chức họp góp ý đối với dự thảo Thông tư nói trên. Thành phần tham dự cuộc họp bao gồm: Lãnh đạo Sở Tư pháp; Trưởng, Phó các phòng thuộc Sở và Phòng Văn bản quy phạm pháp luật và Quản lý xử lý vi phạm hành chính.

Thông tư này hướng dẫn việc thành lập, chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và nguồn tài chính của cơ sở cai nghiện ma túy công lập; hướng dẫn xây dựng nội quy, quy chế của cơ sở cai nghiện ma túy công lập; quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành của cơ sở cai nghiện ma túy công lập và quy định về trang phục, việc quản lý, sử dụng trang phục của người cai nghiện ma túy và viên chức, người lao động tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập. Tại cuộc họp, các thành viên tham dự đã tham gia góp ý về một số vấn đề chính trong dự thảo Thông tư như: Đề nghị xem xét, chỉnh sửa tên của dự thảo Thông tư theo hướng ngắn gọn hơn, bao quát hơn các nội dung được quy định; đề nghị xem xét lại đối tượng áp dụng tại Điều 2 dự thảo Thông tư vì hiện tại, Dự thảo quy định hai đối tượng áp dụng không thống nhất với nhau; đề nghị rà soát, chỉnh sửa lại quy định về chức năng của cơ sở cai nghiện ma túy công lập tại khoản 1 Điều 5 dự thảo Thông tư nhằm đảm bảo phù hợp với quy định tại Điều 96 Luật Xử lý vi phạm hành chính và Điều 32, Điều 33 Luật Phòng, chống ma túy; đề nghị rà soát, chỉnh sửa lại quy định về nhiệm vụ của cơ sở cai nghiện ma túy công lập tại điểm a khoản 1 Điều 6 dự thảo Thông tư nhằm đảm bảo phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 116/2021/NĐ-CP; đề nghị xem xét lại quy định về nhiệm vụ của cơ sở cai nghiện ma túy công lập tại điểm g khoản 1 Điều 6 dự thảo Thông tư vì quy định này chưa đảm bảo tính pháp lý chặt chẽ; đề nghị quy định cụ thể thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và thẩm quyền của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc thành lập, chia tách, lồng ghép các phòng chức năng, các đơn vị trực thuộc cơ sở cai nghiện ma túy công lập để đảm bảo tính thống nhất và dễ áp dụng thực hiện; đề nghị xem xét lại quy định áo khoác ngoài mùa đông chỉ áp dụng đối với các tỉnh, thành phố có mùa đông vì hiện nay, chưa có văn bản nào quy định tỉnh, thành phố nào là tỉnh, thành phố có mùa đông; đề nghị xem xét lại quy định “mặc quần, áo dài” khi đi ăn và quy định cấm “viết, vẽ, treo, dán tranh, ảnh” trong cơ sở cai nghiện ma túy vì các quy định này không phù hợp với thực tiễn,…