Thị trường đồ uống Việt Nam 2022

91% doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi Covid-19

Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 khiến nhiều doanh nghiệp [DN] trong ngành đã và đang đối mặt với bài toán sống còn. Năm 2020, có gần 48% số DN tham gia khảo sát của Vietnam Report cho rằng không chịu tác động của đại dịch hoặc mức độ tác động không đáng kể. Tuy nhiên, sau đợt bùng phát hồi tháng 4 và đỉnh điểm hồi tháng 7-8 thì tỷ lệ DN bị ảnh hưởng nghiêm trọng đã lên tới hơn 91%.

Có rất nhiều vấn đề khó khăn mà DN ngành F&B đang đối mặt như logistics và phân phối. Có đến 91% DN gặp khó khi một số vùng kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội, kéo theo đó là đứt gãy nguồn lao động, nguyên vật liệu và cả chuỗi cung ứng...

Khó khăn về logistics là nguyên nhân khiến cho dự báo kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thực phẩm nửa cuối năm giảm khoảng 30%. Cụ thể, thời gian và chi phí lưu kho tăng, dẫn đến tình trạng sản phẩm “quá date” trước khi đến tay người tiêu dùng do các mặt hàng này đều có thời gian sử dụng ngắn.

Bên cạnh những khó khăn trên, khoảng 17% số DN F&B cho biết đang gặp thách thức về tính thanh khoản. Và ngay cả khi có lượng dự trữ tiền mặt lớn, các DN lớn trong ngành cũng gặp khó khăn khi duy trì tình trạng giãn cách xã hội. Hiện dòng tiền của 46% DN đã cạn, chỉ đủ để DN duy trì hoạt động từ 1-3 tháng nữa.

47% DN sẽ phục hồi trong 6 tháng

Đánh giá triển vọng ngành trong những tháng cuối năm 2021, 78% số DN cho rằng cuối năm kinh doanh sẽ khó khăn hơn, tăng gấp đôi mức 37% của năm trước. Dẫu vậy, có đến 80% DN trong ngành tỏ ra tin tưởng vào sự phục hồi nhanh chóng của Việt Nam sau đại dịch.

Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế [IMF] dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm nay khoảng 3,8%. Đây là mức tăng trưởng rất tích cực trong bối cảnh đất nước vừa gồng mình chống dịch vừa phát triển kinh tế.

Các đợt bùng phát dịch hiện nay dần được kiểm soát, tạo đà cho phục hồi kinh tế vào quý IV năm 2021. Giai đoạn phục hồi cũng sẽ được hỗ trợ bằng việc đẩy nhanh chiến dịch tiêm vaccine diện rộng, với ít nhất 70% dân số trưởng thành được tiêm phòng vào giữa năm 2022, giúp ngăn ngừa những đợt bùng phát dịch mới. Do vậy, thời gian phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của DN F&B cũng được dự báo tích cực, với 47% số DN ước tính phục hồi trong 6 tháng, 33% số DN phục hồi từ 7-12 tháng và 13% phục hồi sau hơn 12 tháng.

Hiện tại, các DN xác định “sống chung an toàn với virus”, làm quen với với những đặc điểm mới của thị trường hình thành trong quá trình thích nghi với đại dịch bằng cách xây dựng cách làm việc linh hoạt, đầu tư nhiều hơn vào công nghệ, áp dụng phương thức mới để phục vụ khách hàng, xây dựng bộ máy vận hành tinh gọn…

Tuy nhiên, sự thay đổi hành vi tiêu dùng tác động không nhỏ đến việc định hình thị trường F&B. Khảo sát người tiêu dùng của Vietnam Report cho thấy đại dịch đã dịch chuyển các ưu tiên trong thói quen tiêu dùng. Trong đó, thực phẩm nhập khẩu và phần lớn nhóm đồ uống bị giảm trong chi tiêu hằng tháng. Một số nhóm sản phẩm có mức tiêu thụ tăng trong ngắn hạn sẽ giảm như thực phẩm đã sơ chế hoặc chế biến sẵn, thực phẩm đông lạnh, thực phẩm tiện lợi, đóng gói…

Trước sự thay đổi trong chi tiêu của người tiêu dùng, các DN cần xây dựng thương hiệu mạnh bằng cách đồng thời phát triển 7 yếu tố là sản phẩm, đổi mới, môi trường làm việc, trách nhiệm xã hội, năng lực quản trị, khả năng lãnh đạo và kết quả kinh doanh.

“Thời mà DN gây dựng uy tín chỉ dựa vào sản phẩm tốt đã qua rồi, ngày nay, việc định nghĩa DN của bạn là ai quan trọng hơn việc DN bạn bán gì”, một chuyên gia trong lĩnh vực quản trị thương hiệu nhận định.

  • Tạo “người xanh”, "vùng xanh" để khôi phục chuỗi cung ứng

  • Cần ưu tiên cho thương lái để giữ chuỗi cung ứng lương thực thực phẩm

  • Người Việt Nam đã hình thành thói quen ăn sáng lành mạnh

  • Tiềm ẩn nỗi lo về khủng hoảng thực phẩm

  • Chăm sóc sức khỏe hậu Covid-19: Phát huy nội lực của người dân và doanh nghiệp

Các dịch vụ ăn uống đóng cửa ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành đồ uống. Hầu hết các công ty sản xuất trong ngành Đồ uống tại Việt Nam đều có năng lực tài chính yếu. Nên khi hứng chịu ảnh hưởng chung của đại dịch Covid-19, hơn 85% doanh nghiệp gặp khó khăn trong quản lý hàng tồn kho, phân phối và quản lý nguồn nhân lực. Điều này đã khiến hơn 90% doanh nghiệp trong ngành tái cơ cấu sản xuất cũng như mạng lưới phân phối để thích ứng với khủng hoảng. Ngoài ra, 68.4% doanh nghiệp đã ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất và phân phối để tạo lợi thế cạnh tranh trong thời kỳ dịch bệnh khó khăn.

Về mặt bán lẻ, trong thời kỳ dịch bệnh diễn biến phức tạp, các địa điểm mua sắm nhỏ hơn, tiện lợi và sạch sẽ như cửa hàng đường phố, siêu thị nhỏ và cửa hàng tiện lợi đang được ưu tiên so với chợ lớn đông đúc hoặc trung tâm mua sắm, siêu thị lớn. Hơn nữa, dịch bệnh còn làm tăng đáng kể số lượng giao dịch mua sắm trực tuyến và giao hàng tận nhà.

Mặt khác, sự chậm trễ trong các chuyến hàng của các hoạt động xuất nhập khẩu do sự bùng phát của virus coronavirus là thách thức đối với các nhà cung cấp và thương nhân trong việc sản xuất, phân phối và dự trữ hàng hóa. Nhiều khả năng sẽ dẫn đến việc tăng giá các sản phẩm đồ uống, đồng nghĩa với việc làm giảm chi tiêu của người tiêu dùng cho ngành hàng này. 

Đồ uống có cồn

Thị trường Bia

Trên thị trường, đồ uống có cồn [gồm bia, rượu vang, rượu mạnh] chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm tới hơn 70% tổng giá trị bán lẻ đồ uống. Mặc dù nhận được mức tăng trưởng kép hàng năm [CAGR] khiêm tốn là 3.5% cho đến năm 2020, ngành bia ở Việt Nam được coi là có cơ hội lớn để đầu tư vì mức tiêu thụ bình quân đầu người tại nước ta đạt 42 lít vào năm 2020, nằm trong top 10 châu Á về sản lượng tiêu thụ bình quân.

Nguồn: VIRAC, GSO, Euromonitor

Ngành bia vẫn là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch Covid-19 sau 3 lần bùng phát dịch [tính đến hết Q1/2021]. Nhà hàng, quán bar,… đóng cửa giãn cách xã hội; tâm lý người tiêu dùng e ngại tụ tập ăn uống… khiến cho ngành bia ảm đạm. Quý I năm 2021, sản lượng sản xuất ngành bia giảm 15% so với kỳ trước nhưng tăng 12.1% so với cùng kỳ 2020.

“Ông lớn” trong ngành công nghiệp bia là Sabeco, nổi tiếng với nhãn hiệu bia Sài Gòn quen thuộc, chiếm tới gần 40%  thị phần. Theo sau là  VBL với 33.5% và Habeco với 10.9%.

Thị trường Rượu

Nguồn: VIRAC, GSO, Euromonitor

Sản xuất rượu mạnh tăng trưởng 14% so với quý trước, tăng trưởng 19% so với cùng kỳ; đây là kết quả tích cực nhất kể từ Q4/2019. Quy mô thị trường rượu mạnh Việt Nam đạt khoảng 48.12 triệu lít vào năm 2020, cho thấy sân chơi vẫn đang thuộc về các sản phẩm nhập khẩu.

Nhu cầu nội địa ở mức thấp khiến các nhà sản xuất gặp khó khăn trong việc vận hành, không giảm được giá thành sản xuất. Đặc biệt ảnh hưởng của Covid-19 sản xuất đình trệ càng khiến các nhà cung cấp rơi vào tình hình khó khăn. Bên cạnh đó, sản phẩm nội địa cũng chưa tạo được uy tín khi đối mặt với tình trạng trốn lậu thuế, làm hàng giả, hàng nhái dẫn đến việc cạnh tranh không lành mạnh, công bằng.

Một số doanh nghiệp chiếm thị phần lớn trên thị trường như Diageo, Pernod Ricard Groupe, Hite-Jinro Việt Nam, Halico… Tuy nhiên, không doanh nghiệp nào nắm giữ quá 5% tổng thị phần.

Nguồn: VIRAC, GSO, Euromonitor

Sản xuất rượu giảm 6% so với quý trước và giảm gần 40% so với cùng kỳ 2020. Thách thức mà ngành rượu vang đang đối mặt là sự thay đổi trong khẩu vị của khách hàng. Trước đây, dòng vang ngọt sản xuất tại Việt Nam được ưa chuộng nhưng hiện tại ít được ưa chuộng hơn trước, trong khi chưa có sản phẩm nội địa nào thực sự nổi bật.

Đồ uống không cồn

Nguồn: VIRAC, GSO, Euromonitor

Trong Quý I năm 2021, sản lượng nước giải khát đạt giảm 8% so với quý trước; tăng trưởng 16% so với cùng kỳ. Năm 2020, tiêu thụ các loại nước tinh khiết chiếm 41% tổng lượng nước giải khát tiêu thụ; tiếp đến là các loại nước yến [chiếm 35%]; nước có vị hoa quả và nước khoáng không có ga chiếm lần lượt 9% và 11%; nước yến bổ dưỡng [8.8%].

Xu hướng tiêu dùng đồ uống tại Việt Nam năm 2021

Trong bối cảnh khi mà dịch bệnh diễn biến phức tạp, người tiêu dùng dần thắt chặt chi tiêu và khó tính hơn trong việc lựa chọn thực phẩm, thức uống. Các chuyên gia nhận định xu hướng tiêu dùng đồ uống tại Việt Nam trong năm 2021 sẽ hướng đến một lối sống xanh và lành mạnh thông qua việc sử dụng các loại đồ uống có giá trị dinh dưỡng cao, có nguồn gốc hữu cơ và nguyên liệu sạch.Dự báo năm 2021 sẽ là thời điểm đột phá của các thực phẩm hữu cơ và sử dụng các nguyên liệu, bao bì bảo vệ môi trường.

Trong khảo sát nhanh hành vi người tiêu dùng trên 2 thành phố lớn của đất nước là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 9/2019 của Vietnam Report cũng cho thấy ưu tiên hàng đầu của người tiêu dùng khi mua các sản phẩm thực phẩm – đồ uống đó là Thành phần dinh dưỡng đầy đủ [tỷ lệ phản hồi 60.3%], tiếp đến là Sản phẩm có nguồn gốc Organic [tỷ lệ 51.5%].

Chuyên gia nhận định rằng nhu cầu tiêu dùng của người dân, đặc biệt là ở các đô thị, thành phố lớn đối với thực phẩm và đồ uống ngày càng nhiều và đa dạng. Tuy nhiên, các nhu cầu này cũng được xét kỹ hơn ở các tiêu chí mang tính kỹ thuật cao như: truy xuất được nguồn gốc, sản phẩm dinh dưỡng và đảm bảo sức khỏe. Vì vậy việc hoàn thiện hệ thống từ sản xuất tới phân phối của doanh nghiệp là rất cần thiết cho những cạnh tranh ngoài thị trường để đáp ứng mọi nhu cầu ngày một cao và đa dạng của người tiêu dùng.

Dự báo thị trường đồ uống 

Một khảo sát Vietnam Report tiến hành cuối năm 2020 cho thấy, trước sức ép của dịch COVID-19, 50% khách hàng đã chi tiêu nhiều hơn cho các loại đồ uống tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cũng như các đồ uống có nguồn gốc hữu cơ… Trong khi đó, 63.7% khách hàng lại cắt giảm chi tiêu cho rượu, bia. Bắt kịp xu hướng đó , các doanh nghiệp ngành đồ uống đang điều chỉnh công suất hoạt động, đa dạng hóa sản phẩm cho phù hợp. Ví dụ như Heineiken đã cho ra mắt dòng sản phẩm bia 0% cồn để đáp ứng sự thay đổi trong nhu cầu khách hàng.

Các chuyên gia nhận định, ngành bia có thể mất đến hai năm để phục hồi về mức trước Covid-19 và trước khi có Nghị định 100. Dự báo đến năm 2024, số tiền tiêu dùng cho đồ uống có cồn có thể đạt gần 300 tỷ đồng, với CAGR trong giai đoạn 2020-2024 đạt 9.5%. Ngành bia sẽ vẫn giữ vững vị trí thống trị trong lĩnh vực đồ uống có cồn với phần lớn sản lượng tiêu thụ. Tiêu thụ rượu vang và rượu mạnh được đặt ở mức trung bình 7.7% và 9.2% hàng năm trong trung hạn.

Ngoài ra, doanh số bán đồ uống không cồn – thức uống dinh dưỡng được kỳ vọng sẽ tăng trưởng đạt 10.5% vào năm 2024.  Đồ uống có ga cũng sẽ có mức tăng trưởng doanh số bán hàng mạnh mẽ, trung bình 11.9% hàng năm trong trung hạn, từ mức 14% tại năm 2020.

Video liên quan

Chủ Đề