Ăn giá đậu phộng có tác dụng gì

Giá đậu phộng là một loại giá ngon, giàu chất dinh dưỡng mà không phải ai cũng biết. Hạt đậu phộng [hay còn gọi là hạt lạc ở miền Bắc] khi nảy mầm, giá trị dinh dưỡng tăng cao gấp nhiều lần và rất tốt cho sức khỏe của người dùng.

Điều đầu tiên cần phải khẳng định đó là giá đậu phộng không hề có độc. Khi được ủ cho nảy mầm, giá đậu phộng chứa hàm lượng dinh dưỡng cao gấp nhiều lần so với đậu phộng dạng hạt khô và có khả năng phòng và chữa bệnh bất ngờ mà nhiều người không hề hay biết.

Trong bài viết sau đây chúng ta hãy cùng tham khảo cách làm giá đậu phộng cũng như công dụng và cách chế biến các món ăn từ giá đậu phộng.

Giá Đậu Phộng

Giá đậu phộng có hình dạng khá giống giá đậu xanh, mầm đậu phộng có dạng trắng, giòn giống giá đậu xanh, tuy nhiên hàm lượng dinh dưỡng của giá đậu phộng cao hơn gấp nhiều lần. Không những tốt cho sức khỏe, giá đậu phộng khi được đưa vào chế biến món ăn cũng rất hấp dẫn.

Dưỡng chất nổi bật nhất trong thành phần của giá đậu phộng chính là Resvetarol, đây là một hoạt chất chống oxy hóa cực kỳ hiệu quả. Hàm lượng chất Resvetarol trong đậu phộng gấp 100 lần so với trong quả nho, vì vậy, để chống lão hóa, ăn một ít đậu phộng, hoặc giá đậu phộng mỗi ngày là mọt liệu pháp tuyệt vời cho sức khỏe và sắc đẹp.

Ngoài ra, Resvetarol còn được xem là dưỡng chất giúp ngăn ngừa ung thư, giảm tiêu cầu và hiện nay hoạt chất này đang được chiết xuất để chế tạo rất nhiều các loại thuốc khác nhau.

Giá đậu phộng tuy ngon nhưng lại là một loại rau ít được bày bán trên thị trường vì giá thành khá cao. Do đó, nếu muốn thử nghiệm món ăn này và muốn trải qua cảm giác của một nhà nông đích thực, bạn có thể trồng giá đậu phộng để thưởng thức ngay tại nhà. Dưới đây là cách làm giá đậu phộng home-made, mà bạn có thể thực hiện được một cách rất dễ dàng.

Cách Ủ Giá Đậu Phộng

Trong cách làm giá đậu phộng này, bạn nên chú ý chọn những hạt giống to, tròn, chắc mẩy. Vỏ đậu căng, có màu sáng không bị lẫn các hạt đậu lép, hoặc bị sâu, mốc để đảm bảo cho tỉ lệ nảy mầm thành giá đậu phộng là cao nhất. Chú ý, nên chọn các hạt đậu vỏ trắng bởi cách hạt đậu vỏ đỏ không giàu chất dinh dưỡng bằng.

  1. Làm giống: Ngâm nước các hạt đậu dùng làm giá đậu phộng trong nước từ khoảng 12 đến 24 tiếng. Sau khi hạt đậu ngậm nước và nở đều, đem rửa thật sạch khoảng 2 đến 3 lần
  2. Cách ủ: Lót một tấm vải màn bên dưới khay ủ đậu rồi cho các hạt đậu đã ngâm nở ở phía trên vào. Đem khay để vào nơi tĩnh, tránh ánh sáng mặt trời. Cứ khoảng 4 đến 5 tiếng đồng hồ, ta nên tưới nước một lần để hạt không bị mất độ ẩm
  3. Thu hoạch: Ở nhiệt độ thông thường, sau tầm 8 đến 10 ngày là ta có thể thu hoạch được giá đậu phộng rồi.

Để giúp giá đậu phộng nở mập hơn, ta có thể đặt các hạt đậu đã ngâm lên một tấm gỗ rồi bọc hạt lại bằng túi đen để tăng sức ép lên hạt, giúp giá đậu phộng mập hơn, ăn vào có vị giòn, ngọt hơn.

Khi đậu phộng nảy mầm thành giá, ta có thể ăn toàn bộ phần đậu đã nảy mầm, không nên bỏ bất cứ phần nào vì giá đậu phộng rất bổ dưỡng. Không nên để giá đậu phộng quá dài, khi mầm đã nhú tầm 3 đến 5cm là ta đã có thể dùng được rồi.

Chế Biến Các Món Ăn Từ Giá Đậu Phộng

Giá đậu phộng có thể làm được nhiều món, từ ăn sống cho đến xào với thịt bò, làm nộm, trộn gỏi hoặc dùng nhúng lẩu đều rất ngon. Sau khi thu hoạch, bạn có thể thay đổi nhiều kiểu chế biến khác nhau để thưởng thức hương vị của giá đậu phộng nhé.

Đối với những người bụng yếu hoặc dễ bị dị ứng, ta không nên ăn quá nhiều giá đậu phộng sống mà nên nhúng tái hoặc dùng giá đậu phộng đã chế biến. Chú ý, khi giá đậu phộng đã bị lên mốc, hoặc có những đốm vàng, nâu do để quá lâu thì ta không nên ăn nữa, vì lúc này, giá đậu phộng đã phát sinh độc dược, dùng rất có hại cho sức khỏe, bạn nhé.

Chúc các bạn thành công với cách làm giá đậu phộng này và cám ơn các bạn đã đọc tin.

Giá đậu là một nhóm rau mầm làm từ các loại đậu: đậu xanh, đậu đỏ, đậu vàng [đậu tương] đậu đen, đậu nâu [đậu phộng/lạc]. Nói chung ở dạng mầm giá sẽ có lượng chất bổ mà ở dạng hạt không có.

Giá đậu xanh

Giá đậu xanh được dùng nhiều nhất để ăn và làm thuốc. Giá đậu xanh dùng an toàn hơn cả, vì dễ tiêu hóa, chữa được nhiều bệnh và đặc biệt ở tính chất giải độc đa năng nội ngoại sinh. Giá đậu xanh có đủ các chất dinh dưỡng [đạm béo đường, vitamin, khoáng] đặc biệt là nhiều vitamin C và E, phytosterol, cho lượng calo thấp. Thường được dùng cho người bị viêm thanh quản mất tiếng, vận động thể thao bị mỏi cơ, người béo phì, đái tháo đường, bệnh tim mạch, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, cholesterol máu cao, hiếm muộn, dễ sẩy thai, còn có tác dụng khử gốc tự do, chống lão hóa,…

Giá đậu là thực phẩm bổ dưỡng và là vị thuốc chữa nhiều bệnh.

Giá đậu nành [đậu tương]

So với hạt thì giá đậu tương có vitamin B2 gấp 2-4 lần, B12 gấp 10 lần, C gấp 40 lần, caroten [tiền sinh tố A] gấp 2-3 lần, vitamin nhóm B tăng 30 lần. Giá đậu nành chứa nhiều protein và protein này rất tốt để thay thế cho protein động vật vì ít chất béo, đặc biệt trong mầm đậu tương chứa chất isoflavones tương tự kích tố nữ estrogen để phòng chữa một số bệnh đặc biệt là sức khỏe phụ nữ, giảm các nguy cơ bệnh tim, loãng xương và duy trì thời xuân sắc cho phụ nữ…

Giá đậu được dùng làm thuốc trong những trường hợp sau:

Viêm họng, ho khan, tiểu ít: sắc giá đậu tương với ít trần bì [vỏ quýt lâu năm] để ngậm, uống.

Dạ dày tích nhiệt: giá đậu tương 500g, tiết lợn sống 500g. Nấu canh ăn.

Hạ mỡ máu, chống béo, hạ huyết áp, chữa suy nhược: giá đậu tương 250g, đậu phụ 200g, dưa cải 100g, dầu đậu tương, gia vị. Xào giá rồi cho nước đun sôi, cho giá chín, tiếp cho đậu phụ dưa cải, hầm kỹ để ăn.

Phụ nữ có thai, tăng huyết áp: dùng giá đậu tương đun kỹ lấy nước uống nóng. Ngày 2 lần.

Da khô, nếp nhăn, đồi mồi: giá đậu tương khô 500g rang tán nhỏ mịn trộn ít rượu trắng. Uống 3g mỗi lần. Ngày 3 lần liên tục 3 tháng.

Hỗ trợ điều trị ung thư: nấu giá đậu tương với cam thảo uống nâng cao hiệu quả các trị liệu ung thư, giảm thiểu độc hại của hóa trị, xạ trị.

Giá đậu đen

Giá đậu đen có vị ngọt, tính bình, không độc. Trị chứng tê thấp, gân co rút, trừ hơi nóng trong dạ dày. Bổ khí, nhuận da, mạnh cả ngũ tạng. Ngày dùng 20-60g hoặc nhiều hơn.

Trị phong hàn, gió độc, tà khí phạm vào huyết mạch gây phù, nặng nề, tê dại, đau nhứ cơ khớp: giá đậu đen 500g, sao thơm tán mịn. Mỗi lần dùng 10g với ít rượu nóng. Ngày 3 lần.

Trị phù thũng, thở nhanh yếu, đại tiểu tiện ít, khó đi: giá đậu đen sao giấm 1 phần. Đại hoàng sao 1 phần. Tán mịn mỗi lần uống 8g với nước trần bì sắc đặc. Ngày 2 lần. Thấy đại tiểu tiện đã thông thì thôi uống.

Trị phong thấp tê, gân co rút, đau gối nhức, bụng nóng, đại tiện táo: giá đậu đen 100g tẩm giấm sao vàng tán mịn. Mỗi lần uống 1 muỗng với ít rượu trước khi ăn. Ngày 2-3 lần.

Giá đậu đỏ

Chữa phù nề: Canh chua đầu cá chép với giá đậu đỏ.

Lưu ý: Giá là loại rau sạch nếu được sản xuất theo quy trình cổ điển. Cần cảnh giác với loại giá bằng cách ướp những chất kích sinh [có độc] để nhanh tạo ra giá mập, đẹp mắt.

BS. Phó Thuần Hương


Khi hạt đậu phộng mọc mầm, không chỉ việc giá trị dinh dưỡng giảm xuống đáng kể mà hạt đậu phộng còn phát sinh aflatoxin, 1 loại độc tố gây nên bệnh ung thư gan cho cơ thể.

Các loại rau củ cung cấp cho cơ thể chúng ta rất nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động hàng ngày. Tuy nhiên nếu rau củ quả bị tích trữ quá lâu sẽ bị biến chất và trở thành những loại thực phẩm với độc tố chết người.

Khoai tây

Các chuyên gia dinh dưỡng cho hay, trong khoai tây có chứa nhiều chất solanine, đây được coi như một dạng chất kháng sinh của thực vật với lượng chất độc acid cyanic lớn. Khi khoai tây được bảo quản ở nơi có nhiều ánh sáng, nhiệt độ cao sẽ khiến khoai mọc mầm hoặc chuyển màu xanh ở bề mặt bên ngoài.

Lúc này lượng solanine sẽ tập trung phần lớn ở chân mầm và lớp vỏ xanh phía bên ngoài khiến cho khoai bị đắng và độc tới mức không dùng được. Ngộ độc khoai tây sẽ gây đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy, nặng hơn sẽ dẫn đến mê sảng, giãn đồng tử, sốt theo cơn, hạ thân nhiệt, ảo giác, sốc… nặng nhất là tử vong.

Khoai lang

Tuy không nguy hiểm như mầm khoai tây nhưng khoai lang mọc mầm cũng được khuyến cáo là không nên ăn vì chứa độc tố. Chất độc này có thể gây nôn mửa, đau bụng, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn...

Nếu thấy khoai có mầm, hãy khoét bỏ phần mầm đi và ngâm khoai trong nước muối rồi mới sử dụng bạn nhé! Ngoài ra khi mua khoai lang về, chúng ta nên bảo quản khoai ở nơi khô ráo, mát mẻ, tránh ánh sáng, gió lùa, nơi có không khí nóng và ẩm sẽ khiến khoai mau chóng mọc mầm.

Đậu phộng

Khi hạt đậu phộng mọc mầm, không chỉ việc giá trị dinh dưỡng giảm xuống đáng kể mà hạt đậu phộng còn phát sinh aflatoxin, 1 loại độc tố gây nên bệnh ung thư gan cho cơ thể. Đây là loại độc tố tồn tại rất bền ở nhiệt độ cao cho nên khi đun nấu, mặc dù các bào tử nấm đều bị tiêu diệt nhưng độc tố của chúng vẫn không bị phá hủy hoàn toàn.

Cách dự trữ đậu phộng hợp lý chính là chúng ta cần phơi thật khô sau đó cất giữ ở những nơi khô ráo, mát mẻ, tránh ánh sáng mặt trời. Ngoài ra, bạn nên tránh ăn những hạt đậu phộng đã nảy mầm để đảm bảo sức khỏe.

Gừng

Khi gừng bị mọc mầm sẽ sinh ra lưu huỳnh, một chất gây tổn thương gan nặng nề. Không chỉ vậy, bên trong củ gừng còn chứa một hợp chất độc hại có tên là shikimol, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa của chúng ta. 

Khi chọn, bạn nên chú ý đến màu sắc và cảm quan về vỏ ngoài của gừng. Củ gừng màu sắc tươi sáng, cứng chắc, không dập không héo mới là gừng ngon và đảm bảo chất dinh dưỡng cho sức khỏe.

Theo Sức khỏe và đời sống

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề