Thi chuyển đổi chứng chỉ hành nghề xây dựng

Cơ quan Công bố/Công khaiMã thủ tụcCấp thực hiệnLoại TTHCLĩnh vựcTrình tự thực hiệnCách thức thực hiệnThành phần hồ sơSố bộ hồ sơPhíLệ phí
Bộ Xây dựng
BXD-263455
Cấp Tỉnh

TTHC được luật giao quy định chi tiết

Quản lý hoạt động xây dựng

– Cá nhân gửi hồ sơ đề nghị cấp chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng qua mạng trực tuyến hoặc đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Sở Xây dựng.

– Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Xây dựng thông báo một lần bằng văn bản tới cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ.

– Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Xây dựng có trách nhiệm cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng.

Cá nhân đề nghị chuyển đổi chứng chỉ hành nghề gửi hồ sơ qua mạng trực tuyến hoặc đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Sở Xây dựng.

STTLoại giấy tờMẫu đơn, tờ khaiSố lượng
1Đơn đề nghị chuyển đổi chứng chỉ hành nghề theo mẫu tại Phụ lục III Nghị định số 100/2018/NĐ-CP.
  • don chuyen doi cchn_pl3_nd100.docx
01
202 ảnh màu cỡ 4x6cm có nền màu trắng chân dung của người đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng.
3Bản sao văn bằng được đào tạo, chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp đã được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch ra tiếng Việt và được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
4Bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu giấy tờ hợp pháp về cư trú hoặc giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp theo quy định.
01

Không có thông tin

$[document].ready[function [] { loadAjax[“/TTHC_UserControls/thutuc/BienTap/LePhi/viewlephi.aspx?ltsLP=107963”, “#contain_LePhi”];

}];

Trang chủ » Thủ tục hành chính » Cấp chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hạng II, hạng III

Cấp chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hạng II, hạng III

Cơ quan Công bố/Công khaiMã thủ tụcCấp thực hiệnLoại TTHCLĩnh vựcTrình tự thực hiệnCách thức thực hiệnThành phần hồ sơSố bộ hồ sơPhíLệ phíMức giáThời hạn giải quyếtĐối tượng thực hiệnCơ quan thực hiệnCơ quan có thẩm quyền quyết địnhĐịa chỉ tiếp nhận hồ sơCơ quan được ủy quyềnCơ quan phối hợpKết quả thực hiệnCăn cứ pháp lý của TTHCYêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHCĐánh giá tác động TTHC
Bộ Xây dựng
BXD-263411
Cấp Tỉnh

TTHC được luật giao quy định chi tiết

Quản lý hoạt động xây dựng

– Cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp chuyển đổi nội dung chứng chỉ hành nghề tới Sở Xây dựng để cấp chứng chỉ hành nghề hạng II, hạng III.

– Trong thời gian tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày quyết định cấp chuyển đổi nội dung chứng chỉ hành nghề, Sở Xây dựng gửi văn bản đề nghị cấp Mã số chứng chỉ hành nghề tới Bộ Xây dựng để phát hành Mã số chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Bộ Xây dựng có trách nhiệm phát hành Mã số chứng chỉ hành nghề, đồng thời thực hiện việc tích hợp thông tin để quản lý chứng chỉ hành nghề đã cấp và đăng tải thông tin năng lực hoạt động xây dựng của cá nhân trên trang thông tin điện tử.

– Sở Xây dựng có trách nhiệm phát hành chứng chỉ hành nghề hạng II, hạng III cho cá nhân đã được cấp Mã số chứng chỉ hành nghề.

Cá nhân đề nghị chuyển đổi chứng chỉ hành nghề được miễn sát hạch nội dung về kiến thức chuyên môn.

Cá nhân đề nghị cấp chuyển đổi nội dung chứng chỉ hành nghề hạng II, hạng III nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện đến Sở Xây dựng.

STTLoại giấy tờMẫu đơn, tờ khaiSố lượng
1– Đơn đề nghị chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 11 Thông tư số 17/2016/TT-BXD.
– Tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính của chứng chỉ hành nghề cũ còn thời hạn sử dụng.
– Tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính của Bản khai kinh nghiệm về công tác chuyên môn trong hoạt động xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 2 Thông tư số 17/2016/TT-BXD.
    03
    01 bộ

    Không có thông tin

    Không có thông tin

    Không có thông tin

    14 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ [không kể thời gian tổ chức sát hạch]

    – Cá nhân

    Sở Xây dựng

    Không có thông tin

    Không có thông tin

    Không có thông tin

    Không có thông tin

    Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hạng II, hạng III.

    a] Điều kiện chung đối với các cá nhân xin cấp chứng chỉ hành nghề:

    Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng khi đáp ứng được các điều kiện sau:

    – Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy phép cư trú tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

    – Có trình độ chuyên môn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề như sau:

    Hạng II: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 5 [năm] năm trở lên;

    Hạng III: Có trình độ chuyên môn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 3 [ba] năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 5 [năm] năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp chuyên nghiệp.

    – Đạt yêu cầu sát hạch về kinh nghiệm nghề nghiệp và kiến thức pháp luật liên quan đến lĩnh vực hành nghề.

    b] Điều kiện riêng đối với cá nhân xin cấp chứng chỉ hành nghề về lĩnh vực:

    [1] Khảo sát xây dựng:

    – Khảo sát địa hình:

    + Hạng II: Cá nhân có trình độ chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành địa chất; trắc địa hoặc chuyên ngành xây dựng, khi có đủ thời gian và kinh nghiệm thực tế tham gia hoặc làm chủ nhiệm khảo sát địa hình ít nhất 2 [hai] dự án nhóm B hoặc 5 [năm] dự án nhóm C hoặc ít nhất 2 [hai] công trình cấp II hoặc 3 [ba] công trình cấp III cùng loại;

    + Hạng III: Cá nhân có trình độ chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành địa chất; trắc địa hoặc chuyên ngành xây dựng, khi có đủ thời gian và kinh nghiệm thực tế tham gia hoặc làm chủ nhiệm khảo sát địa hình ít nhất 3 [ba] dự án nhóm C hoặc ít nhất 2 [hai] công trình cấp III hoặc 3 [ba] công trình cấp IV cùng loại.

    – Khảo sát địa chất, địa chất thủy văn công trình:

    + Hạng II: Cá nhân có trình độ chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành địa chất, khi có đủ thời gian và kinh nghiệm thực tế tham gia hoặc làm chủ nhiệm khảo sát địa chất, địa chất thủy văn công trình ít nhất 2 [hai] dự án nhóm B hoặc 5 [năm] dự án nhóm C hoặc ít nhất 2 [hai] công trình cấp II hoặc 3 [ba] công trình cấp III cùng loại;

    + Hạng III: Cá nhân có trình độ chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành địa chất, khi có đủ thời gian và kinh nghiệm thực tế tham gia hoặc làm chủ nhiệm khảo sát địa chất, địa chất thủy văn công trình ít nhất 3 [ba] dự án nhóm C hoặc ít nhất 2 [hai] công trình cấp III hoặc 3 [ba] công trình cấp IV cùng loại.

    [2] Thiết kế quy hoạch xây dựng:

    – Hạng II: Cá nhân có trình độ đại học thuộc chuyên ngành kiến trúc; quy hoạch xây dựng; hạ tầng kỹ thuật đô thị; kinh tế đô thị hoặc chuyên ngành phù hợp với yêu cầu của việc lập đồ án quy hoạch xây dựng, khi có đủ thời gian và kinh nghiệm thực tế tham gia hoặc chủ trì thực hiện thiết kế hoặc chủ trì thẩm định thiết kế bộ môn chuyên ngành của ít nhất 1 [một] đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, 2 [hai] đồ án quy hoạch vùng liên huyện hoặc 3 [ba] đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện hoặc 3 [ba] đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù.

    – Hạng III: Cá nhân có trình độ đại học thuộc chuyên ngành kiến trúc; quy hoạch xây dựng; hạ tầng kỹ thuật đô thị; kinh tế đô thị hoặc chuyên ngành phù hợp với yêu cầu của việc lập đồ án quy hoạch xây dựng, khi có đủ thời gian và kinh nghiệm thực tế tham gia thiết kế hoặc thẩm định thiết kế bộ môn chuyên ngành của ít nhất 1 [một] đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện hoặc 3 [ba] đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù hoặc 5 [năm] đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn.

    [3] Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng:

    – Thiết kế kiến trúc công trình:

    + Hạng II: Cá nhân có trình độ chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành về kiến trúc, khi có đủ thời gian và kinh nghiệm thực tế tham gia hoặc chủ trì thiết kế, thẩm định, thẩm tra thiết kế phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 5 [năm] công trình cấp III và đã tham gia thiết kế, thẩm định, thẩm tra thiết kế ít nhất 1 [một] công trình cấp II trở lên cùng loại với công trình ghi trong chứng chỉ hành nghề.

    + Hạng III: Cá nhân có trình độ chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành về kiến trúc, khi có đủ thời gian và kinh nghiệm thực tế tham gia hoặc chủ trì thiết kế, thẩm định, thẩm tra thiết kế phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 3 [ba] công trình cấp III hoặc 5 [năm] công trình cấp IV cùng loại với công trình ghi trong chứng chỉ hành nghề.

    – Thiết kế kết cấu công trình:

    + Hạng II: Cá nhân có trình độ chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành xây dựng công trình, khi có đủ thời gian và kinh nghiệm thực tế tham gia hoặc chủ trì thiết kế, thẩm định, thẩm tra thiết kế phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 5 [năm] công trình cấp III và đã tham gia thiết kế, thẩm định, thẩm tra thiết kế ít nhất 1 [một] công trình cấp II trở lên cùng loại với công trình ghi trong chứng chỉ hành nghề.

    + Hạng III: Cá nhân có trình độ chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành xây dựng công trình, khi có đủ thời gian và kinh nghiệm thực tế tham gia hoặc chủ trì thiết kế, thẩm định, thẩm tra thiết kế phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 3 [ba] công trình cấp III hoặc 5 [năm] công trình cấp IV cùng loại với công trình ghi trong chứng chỉ hành nghề.

    – Đối với cá nhân có trình độ chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành khác có liên quan đến thiết kế các hệ thống kỹ thuật công trình như điện – cơ điện công trình, cấp – thoát nước, thông gió – cấp thoát nhiệt, mạng thông tin – liên lạc, phòng chống cháy – nổ công trình xây dựng: nội dung được phép hành nghề phải phù hợp với chuyên ngành được đào tạo, căn cứ theo thời gian và kinh nghiệm thực tế mà cá nhân đó đã tham gia thực hiện thiết kế.

    [4] Giám sát thi công xây dựng:

    – Giám sát công tác xây dựng:

    + Hạng II: Cá nhân có trình độ đào tạo thuộc chuyên ngành xây dựng công trình, khi có đủ thời gian và kinh nghiệm thực tế trực tiếp giám sát thi công hoặc chủ trì thiết kế, thi công phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 1 [một] công trình cấp II hoặc 2 [hai] công trình cấp III cùng loại.

    + Hạng III: Cá nhân có trình độ đào tạo thuộc chuyên ngành xây dựng công trình, khi có đủ thời gian và kinh nghiệm thực tế trực tiếp tham gia giám sát thi công hoặc tham gia thiết kế, thẩm định thiết kế, thi công xây dựng ít nhất 1 [một] công trình cấp III hoặc 2 [hai] công trình cấp IV cùng loại.

    – Giám sát “lắp đặt thiết bị công trình” và “lắp đặt thiết bị công nghệ”: cá nhân có trình độ đào tạo thuộc chuyên ngành như điện, cơ khí, thông gió – cấp thoát nhiệt, cấp – thoát nước, điều hòa không khí, mạng thông tin – liên lạc, phòng chống cháy – nổ công trình xây dựng và các chuyên ngành phù hợp khác, khi có đủ thời gian và kinh nghiệm tham gia giám sát các công việc thuộc các chuyên ngành này thì được xét cấp chứng chỉ hành nghề với nội dung giám sát “lắp đặt thiết bị công trình” hoặc “lắp đặt thiết bị công nghệ” hoặc cả hai nội dung này.

    [5] Kiểm định xây dựng:

    – Hạng II: Cá nhân chưa có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hoặc thiết kế xây dựng, có trình độ đào tạo thuộc chuyên ngành xây dựng công trình, khi có đủ thời gian và đã có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng II; chứng chỉ thiết kế xây dựng hạng II; đã làm chủ trì kiểm định, chủ trì thiết kế hoặc đã trực tiếp giám sát thi công xây dựng ít nhất 1 [một] công trình cấp II hoặc 2 [hai] công trình cấp III cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ.

    – Hạng III: Cá nhân chưa có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hoặc thiết kế xây dựng, có trình độ đào tạo thuộc chuyên ngành xây dựng công trình, khi có đủ thời gian và đã có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng III; chứng chỉ thiết kế xây dựng hạng III; đã làm chủ trì kiểm định, chủ trì thiết kế hoặc đã trực tiếp giám sát thi công xây dựng ít nhất 2 [hai] công trình cấp III hoặc 3 [ba] công trình cấp IV cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ.

    Cá nhân đã có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hoặc thiết kế xây dựng thuộc lĩnh vực thiết kế kết cấu công trình thì được xét cấp chứng chỉ hành nghề kiểm định xây dựng tương ứng với hạng và loại công trình ghi trong chứng chỉ đã đượccấp.

    [6] Định giá xây dựng:

    – Hạng II: Cá nhân có trình độ đào tạo thuộc chuyên ngành kinh tế hoặc kỹ thuật xây dựng và đã tham gia quản lý chi phí đầu tư xây dựng hoặc chủ trì lập tổng mức đầu tư của ít nhất 1 [một] dự án nhóm B hoặc 3 [ba] dự án nhóm C hoặc đã lập dự toán xây dựng của ít nhất 1 [một] công trình cấp I hoặc 3 [ba] công trình cấp II hoặc 10 [mười] công trình cấp III.

    – Hạng III: Cá nhân có trình độ đào tạo thuộc chuyên ngành kinh tế hoặc kỹ thuật xây dựng và đã tham gia lập tổng mức đầu tư của ít nhất 1 [một] dự án nhóm C hoặc 2 [hai] Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc đã lập dự toán xây dựng của ít nhất 2 [hai] công trình cấp III hoặc 10 [mười] công trình cấp IV.

    Không có thông tin

    LinkedIn

    Pin It

    Previous Post
    Gia hạn giấy phép xây dựng đối với công trình cấp I, II; công trình tôn giáo; công trình di tích lịch sử – văn hóa, tượng đài, tranh hoành tráng được xếp hạng; công trình trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

    Next Post
    Cấp giấy phép quy hoạch dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh quản lý

    Bài viết liên quan

    Chấp thuận đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh.
    2019-03-21

    Điều chỉnh giấy phép xây dựng đối với công trình cấp I, II; công trình tôn giáo; công trình di tích lịch sử – văn hóa, tượng đài, tranh hoành tráng được xếp hạng; công trình trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
    2019-03-21

    Cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam [thực hiện hợp đồng của dự án nhóm A, dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn hai tỉnh trở lên]
    2019-03-21

    Cấp lại GPXD đối với công trình, nhà ở riêng lẻ xây dựng trong đô thị, trung tâm cụm xã, trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử- văn hóa thuộc địa bàn quản lý, trừ các công trình thuộc thẩm quyền cấp GPXD của cấp trung ương, cấp tỉnh.
    2019-03-21

    Cấp lại chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hạng I do lỗi của cơ quan cấp
    2019-03-21

    Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng năm 2021 Điều 76 NĐ 15/2021/NĐ-CP
    2021-05-04

    Video liên quan

    Chủ Đề