Thực hiện kiến nghị của kiểm toán Nhà nước

Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý tài chính 52.095 tỷ đồng

[ĐCSVN] - Tổng Kiểm toán Nhà nước [KTNN] Trần Sỹ Thanh cho biết, đến 31/8/2021 đối với 91 báo cáo kiểm toán đã phát hành, KTNN kiến nghị xử lý tài chính 52.095 tỷ đồng; hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung 67 văn bản pháp luật.

Sáng 14/9, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 3, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội [UBTVQH] đã cho ý kiến về Báo cáo của Tổng Kiểm toán Nhà nước về kết quả công tác năm 2021 và Kế hoạch kiểm toán năm 2022 của KTNN.

Nhiều cuộc kiểm toán phải dừng do COVID-19

Tổng Kiểm toán Nhà nước Trần Sỹ Thanh trình bày báo cáo [Ảnh: QH]

Báo cáo UBTVQH, Tổng Kiểm toán Nhà nước Trần Sỹ Thanh cho biết, việc triển khai thực hiện kế hoạch kiểm toán năm 2021 quyết liệt, linh hoạt, thích ứng nhanh với sự thay đổi, ưu tiên tối đa cho công tác phòng, chống dịch COVID-19. Đến 31/8/2021, toàn Ngành đã triển khai 144/211 đoàn kiểm toán, kết thúc 108 đoàn [đạt 51% kế hoạch], phát hành 83 báo cáo kiểm toán, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên nhiều đoàn đang triển khai phải dừng thực hiện [37 đoàn]. Tổng hợp sơ bộ đến 31/8/2021 đối với 91 báo cáo kiểm toán đã phát hành, KTNN kiến nghị xử lý tài chính 52.095 tỷ đồng; hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung 67 văn bản pháp luật [gồm: 01 Luật, 04 Nghị định, 03 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 10 Thông tư và 49 văn bản khác].

Trong 8 tháng đầu năm 2021, KTNN đã chuyển Cơ quan Cảnh sát điều tra để điều tra, làm rõ và xử lý theo quy định 01 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật được phát hiện qua hoạt động kiểm toán; cung cấp 151 Báo cáo kiểm toán và các tài liệu có liên quan cho các cơ quan có thẩm quyền để phục vụ công tác điều tra, kiểm tra, giám sát và xây dựng chương tình công tác.

Về kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán, Tổng Kiểm toán Nhà nước Trần Sỹ Thanh cho biết, tổng hợp sơ bộ đến 31/8/2021, các đơn vị đã thực hiện 30.834 tỷ đồng, đạt 49,9% số kiến nghị, thấp hơn cùng kỳ năm trước [55,9%] do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều đơn vị KTNN không kiểm tra trực tiếp theo dự kiến. Trong 04 tháng còn lại của năm 2021, KTNN sẽ tiếp tục theo dõi, đôn đốc để báo cáo Quốc hội tại kỳ họp đầu năm 2022 theo Luật.

Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường nhận định, tỷ lệ thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước năm 2021 thấp hơn so với các năm trước. “Đề nghị Kiểm toán Nhà nước bổ sung, làm rõ chi tiết danh mục các văn bản kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, thay thế; bổ sung báo cáo việc kiểm tra, đôn đốc thực hiện các kết luận, kiến nghị còn tồn đọng từ những năm trước; làm rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan và cung cấp danh sách cụ thể các cơ quan, đơn vị không thực hiện đầy đủ, kịp thời các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước qua từng năm”, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội nói.

Công khai là "vũ khí" quan trọng của hoạt động kiểm toán


Thảo luận tại phiên họp, các ý kiến trong UBTVQH bày tỏ nhất trí và đánh giá cao báo cáo của KTNN đã bao quát toàn diện những kết quả công tác của Ngành.

Đặc biệt, các đại biểu nhấn mạnh, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, tác động nghiêm trọng đến hoạt động kiểm toán, KTNN đã có nhiều giải pháp sáng tạo, linh hoạt, đảm bảo hoàn thành kế hoạch đã đề ra.

Phát biểu ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá, trong năm 2021, với đặc thù hoạt động kiểm toán chịu tác động rất lớn bởi dịch bệnh COVID-19; đồng thời KTNN cũng có sự thay đổi về người đứng đầu. Trong điều kiện đó, KTNN đã nỗ lực, cố gắng rất lớn, có nhiều giải pháp linh hoạt, cơ bản hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Đây là vấn đề đáng biểu dương.

Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội lưu ý, hoạt động kiểm toán cần toàn diện hơn, có trọng tâm trọng điểm, trách nhiệm và quyết liệt hơn. Với những vấn đề phát hiện qua kiểm toán, KTNN cần mạnh dạn chấn chỉnh; bám sát quy định của pháp luật và thực hiện theo đúng quy định của Luật, nơi nào không chấp hành thì cần có giải pháp.

Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị, cần tăng cường công khai minh bạch hoạt động kiểm toán. “Công khai là vũ khí rất quan trọng của hoạt động kiểm toán. Một mặt có tác động rất lớn để siết chặt kỷ luật, kỷ cương về tài chính, ngân sách và việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán. Mặt khác, thông qua qua công khai kết quả kiểm toán, người dân và xã hội cũng giám sát trở lại đối với hoạt động kiểm toán. Điều này có tác dụng rất tốt cho hoạt động kiểm toán”- Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Nhiều ý kiến tại phiên họp cũng đề nghị KTNN cần quan tâm hơn đến tỷ lệ, chất lượng thực hiện kiến nghị kiểm toán; công bố công khai đối với các cá nhân, tổ chức ban hành các văn bản không đúng thẩm quyền theo kiến nghị kiểm toán…

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, trong khi số lượng công việc trong những tháng cuối năm còn khá lớn, các Ủy viên UBTVQH đề nghị KTNN có các giải pháp hiệu quả để hoàn thành kế hoạch, nhiệm vụ đề ra; trong đó tập trung ưu tiên thực hiện các cuộc kiểm toán phục vụ cho hoạt động giám sát của Quốc hội và UBTVQH.

Tiếp thu các ý kiến góp ý tại phiên họp, Tổng Kiểm toán Nhà nước Trần Sỹ Thanh cho biết, KTNN sẽ có báo cáo tiếp thu giải trình đầy đủ các nội dung trong báo cáo thẩm tra sơ bộ và các ý kiến trong UBTVQH.

Tổng Kiểm toán Nhà nước nêu rõ, năm 2021 là năm thực hiện đại hội Đảng cùng với những tác động của dịch COVID-19 nên đã ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành một số nhiệm vụ của Ngành. Trong đó, việc triển khai hoạt động kiểm toán nhiều khả năng sẽ không đảm bảo kế hoạch đề ra. KTNN xác định, vấn đề ưu tiên hiện nay là làm theo yêu cầu của Chính phủ, của Quốc hội nhằm xác nhận số liệu để phục vụ thực hiện các quyết sách của Chính phủ. “Quan trọng nhất là có được những số liệu đủ để giúp các cơ quan của Quốc hội, Quốc hội và Chính phủ có thông tin phục vụ cho việc ban hành các quyết sách”- Tổng Kiểm toán Nhà nước cho biết.

Bên cạnh đó, KTNN sẽ tiếp tục phối hợp với thanh tra Chính phủ nhằm giảm thiểu tình trạng chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động.

Về thực hiện kiến nghị, Tổng Kiểm toán Nhà nước cho biết, hiện KTNN đang rà soát lại toàn bộ kết luận, kiến nghị kiểm toán trong những năm vừa qua để “đóng lại” tất cả những kiến nghị không hợp lý, không phù hợp hay không thực hiện được, nhằm thực hiện minh bạch, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện kiến nghị kiểm toán./.

Tú Giang

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Kéo dài thời gian giữ chức đối với Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ
  • Đại biểu Quốc hội đề nghị cương quyết khắc phục tình trạng chậm gửi tài liệu
  • Tạo điều kiện để Kiểm toán hai nước Việt - Lào hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm
  • Phát triển quan hệ Việt Nam – Brunei ngày càng sâu rộng
  • Thúc đẩy quan hệ Brunei - Việt Nam phát triển hiệu quả
  • Vụ cháy quán karaoke tại Bình Dương: Đã có 32 người tử vong
  • Quy định trách nhiệm của 10 bộ, ngành trong phòng, chống rửa tiền

KTNN vừa có báo cáo Tổng kết công tác năm 2021 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2022 do Tổng Kiểm toán Nhà nước Trần Sỹ Thanh ký. Theo báo cáo của KTNN, đến 15.12.2021, toàn ngành đã kết thúc 180/192 đoàn kiểm toán năm 2021, phát hành 154 BCKT. Các cuộc kiểm toán kết thúc cơ bản thực hiện đạt mục tiêu, tiến độ đề ra và phát hành báo cáo kiểm toán [BCKT] đúng quy định; thành viên đoàn kiểm toán đã chấp hành tốt Quy chế tổ chức và hoạt động của đoàn KTNN, Quy tắc ứng xử của kiểm toán viên nhà nước. 

Tổng hợp kết quả kiểm toán đến 15.12.2021 đối với 154 BCKT đã phát hành, KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính 67.055 tỉ đồng, trong đó tăng thu NSNN 7.486 tỉ đồng, giảm chi NSNN 10.221 tỉ đồng và kiến nghị khác 43.895 tỉ đồng.

Trong năm, KTNN đã chuyển Cơ quan Cảnh sát điều tra để điều tra, làm rõ và xử lý theo quy định 01 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật được phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán, là dấu hiệu trốn thuế TNDN của Công ty TNHH Khu đô thị Du lịch biển Phan Thiết.

Ngoài ra, KTNN kiến nghị hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới 130 văn bản pháp luật không phù hợp. Qua kiểm toán cũng đã phát hiện và kiến nghị chấn chỉnh, xử lý trách nhiệm kịp thời đối với những tồn tại, hạn chế, bất cập trong công tác quản lý, điều hành, sử dụng tài chính công, tài sản công của các đơn vị được kiểm toán. 

Bên cạnh đó, KTNN đã chủ động gửi UBTVQH, Chính phủ, các Đại biểu Quốc hội về báo cáo ý kiến đánh giá tình hình thực hiện NSNN năm 2021, dự toán NSNN và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2022 để Quốc hội xem xét, quyết định. Đặc biệt, năm 2021 là năm đầu tiên KTNN có ý kiến với Quốc hội, UBTVQH xem xét, quyết định chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia [Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025] và đã được UBTVQH ghi nhận, đánh giá cao.

Năm 2022, KTNN xác định phương hướng nhiệm vụ là bám sát các nghị quyết, chủ trương của Đảng và Nhà nước, triển khai đồng bộ các giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ công tác năm 2022, thực hiện có hiệu quả, chất lượng Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2030 [giai đoạn 2021-2030]. Tích cực đổi mới hoạt động kiểm toán dựa trên ứng dụng mạnh mẽ CNTT và công nghệ cao, đẩy mạnh cải cách hành chính. Nâng cao hiệu lực của các kết luận và kiến nghị kiểm toán; tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế, nâng cao vai trò và vị thế của KTNN Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ để nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của KTNN và phát huy vai trò KTNN là công cụ hữu hiệu của Đảng, Nhà nước trong kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và phòng, chống tham nhũng” với chủ đề của năm là “Chất lượng kiểm toán và đạo đức công vụ”.

Video liên quan

Chủ Đề