Đọc hiểu bài ngôi nhà nhỏ của bà nội

Ôn tập cuối học kì 1 Tiếng Việt lớp 4

Ôn tập cuối học kì 1 Tiếng Việt lớp 4: Tiết 7 là lời giải bài tập SGK Tiếng Việt 4 tuần 18 trang 176, 177 giúp các em học sinh ôn tập, củng cố hệ thống lại kiến thức Tiếng Việt 4 các dạng bài đọc hiểu trả lời câu hỏi chuẩn bị cho các bài thi học kì I đạt kết quả cao. Mời thầy cô cùng các em học sinh tham khảo.

Ôn tập cuối học kì 1 Tiếng Việt 4: Tiết 5 + 6

Ôn tập cuối học kì 1 - Tiết 7

A. Đọc thầm

Về thăm bà

Thanh bước lên thềm, nhìn vào trong nhà. Cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi. Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất tiếng gọi khẽ.

- Bà ơi!

Thanh bước xuống dưới giàn thiên lý. Có tiếng người đi, rồi bà, mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần.

- Cháu đã về đấy ư?

Bà ngừng nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu, âu yếm và mến thương.

- Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu!

Thanh đi, người thẳng, mạnh, cạnh bà lưng đã còng. Tuy vậy, Thanh cảm thấy chính bà che chở cho mình cũng như những ngày còn nhỏ.

Bà nhìn cháu, giục:

- Cháu rữa mặt đi, rồi nghỉ đi!

Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy bình yên và thong thả như thế. Căn nhà, thửa vườn này như một nơi mát mẻ và hiền lành. Ở đấy, bà lúc nào cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu Thanh.

Theo Thạch Lam

B. Dựa vào nội dung bài học. chọn câu trả lời đúng nhất

Câu 1. Những chi tiết liệt kê trong dòng nào cho thấy bà của Thanh đã già?

a] Tóc bạc phơ, miệng nhai trầu, đôi mắt hiền từ.

b] Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, đôi mắt hiền từ.

c] Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng.

Câu 2. Tập hợp bào dưới đây liệt kê đầy đủ các chi tiết nói lên tình cảm của bà đối với Thanh?

a] Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương, giục cháu vào nhà cho khỏi nắng, giục cháu đi rửa mặt rồi nghỉ ngơi.

b] Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương.

c] Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương, che chở cho cháu.

Câu 3. Thanh có cảm giác như thế nào khi trở về ngôi nhà của bà?

a] Có cảm giác thong thả, bình yên.

b] Có cảm giác được bà che chở.

c] Có cảm giác thong thả, bình yên, được bà che chở.

Câu 4. Vì sao Thanh cảm thấy chính bà đang che chở cho mình?

a] Vì Thanh luôn yêu mến, tin cậy bà.

b] Vì Thanh là khách của bà, được bà chăm sóc, yêu thương.

c] Vì Thanh sống với bà từ nhỏ, luôn yêu mến, tin cậy bà và được bà săn sóc, yêu thương.

C. Dựa vào nội dung bài học. chọn câu trả lời đúng

Câu 1. Tìm trong truyện Về thăm bà những từ cùng nghĩa với từ hiền:

a] Hiền hậu, hiền lành

b] Hiền từ, hiền lành

c] Hiền từ, âu yếm

Câu 2. Câu Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy bình yên và thong thả như thế có mấy động từ, mấy tính từ?

a] Một động từ, hai tính từ. Các từ đó là:

- Động từ:....

- Tính từ:...

b] Hai động từ, hai tính từ. Các từ đó là:

- Động từ:....

- Tính từ:...

c] Hai động từ, một tính từ. Các từ đó là:

- Động từ:....

- Tính từ:...

Câu 3: Câu cháu đã về đấy ư? được dùng làm gì?

a] Dùng để hỏi

b] Dùng để yêu cầu, đề nghị

c] Dùng thay lời chào

Câu 4. Trong câu sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ, bộ phận nào là chủ ngữ?

a] Thanh

b] Sự yên lặng

c] Sự yên lặng làm Thanh

Trả lời

B. Dựa vào nội dung bài học. chọn câu trả lời đúng nhất

Câu 1. ý c [Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng]

Câu 2. ý a [Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương, giục cháu vào nhà cho khỏi nắng, giục cháu đi rửa mặt rồi

nghỉ ngơi].

Câu 3. ý c [Có cảm giác thong thả, bình yên, được bà che chở]

Câu 4. ý c [Vì Thanh sống với bà từ nhỏ, luôn yêu mến, tin cậy bà và được bà săn sóc, yêu thương].

C. Dựa vào nội dung bài học. chọn câu trả lời đúng

Câu 1. ý b [Hiền từ, hiền lành].

Câu 2. ý b

Hai động từ: trở về, thấy, hai tính từ: bình yên, thong thả.

Câu 3. ý c [dùng thay lời chào].

Câu 4. ý c [sự yên lặng].

>> Bài tiếp theo: Ôn tập cuối học kì 1 Tiếng Việt 4: Tiết 8. Ngoài ra các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt 4 chi tiết được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 4, các môn theo Thông tư 22, bộ đề học kì 1 lớp 4 mới nhất được cập nhật cho các thầy cô cùng các em học sinh tham khảo.

Chào bạn Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 1 - Tuần 16

Soạn bài Ngôi nhà trong cỏ sách Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống, giúp các em chuẩn bị trước các câu hỏi phần đọc, nói và nghe, viết của trang 129, 130, 131, 132 SGK Tiếng Việt 3 tập 1.

Qua đó, cũng hiểu hơn được ý nghĩa của Bài 29: Ngôi nhà trong cỏ - Tuần 16, chủ đề Cộng đồng gắn bó để chuẩn bị thật tốt kiến thức trước khi tới lớp, cũng như bài tập về nhà. Ngoài ra, còn giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Tiếng Việt lớp 3 cho học sinh của mình theo chương trình mới. Chi tiết mời thầy cô và các em theo dõi trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Soạn bài Ngôi nhà trong cỏ Kết nối tri thức với cuộc sống

Quan sát tranh minh họa, đoán xem các con vật đang làm gì.

Trả lời:

Con vậtViệc làm
Chuồn chuồnĐậu trên cành cây
Nhái bénTập nhảy
Cào càoTập nhảy
Dế thanVừa xây nhà vừa hát

Câu 1

Vào sáng sớm, chuyện gì xảy ra khiến cào cào, nhái bén, chuồn chuồn chú ý?

Trả lời:

Vào sáng sớm, có một tiếng hát rất hay khiến cào cào, nhái bén, chuồn chuồn chú ý.

Câu 2

Các bạn đã phát hiện ra điều gì?

Trả lời:

Các bạn phát hiện ra dế than đang vừa xây nhà vừa hát.

Câu 3

Chi tiết nào cho thấy cuộc gặp gỡ của các bạn với dế than rất thân mật?

Trả lời:

Chi tiết cho thấy cuộc gặp gỡ của các bạn với dế thân rất thân mật là: Khi dứt bài hát, dế than giật mình nghe thấy một tràng pháo tay lộp bộp. Sau đó, các bạn tự giới thiệu về mình để làm quen với dế than.

Câu 4

Các bạn đã giúp dế than việc gì?

Trả lời:

Các bạn giúp dế than dựng nhà.

Câu 5

Em nghĩ gì về việc các bạn giúp đỡ dế than?

Trả lời:

Việc các bạn giúp đỡ dế than cho thấy các bạn là những người bạn tốt, biết giúp đỡ người khác.

Soạn bài phần Nói và nghe: Kể chuyện Hàng xóm của tắc kè

Câu 1

Dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý, đoán nội dung câu chuyện Hàng xóm của tắc kè.

Hàng xóm của tắc kè

[Theo Trần Đức Tiến]

Trả lời:

Câu chuyện Hàng xóm của tắc kè kể về những người sống trong xóm Bờ Giậu. Một lần cùng nhau bàn luận về tiếng kêu của tắc kè. Nhờ có sự giải thích của cụ cóc mà mọi người hiểu được nghề nghiệp và tiếng kêu của tắc kè.

Câu 2

Nghe và kể lại câu chuyện

Trả lời:

Hàng xóm của tắc kè

Cụ cóc, chú thằn lằn, cô ốc sên, anh nhái xanh và bác tắc kè đều là cư dân của xóm Bờ Giậu.

Cụ cóc đã nghỉ hưu từ lâu. Thằn lằn là thợ săn. Nhái xanh là vận động viên nhảy xa. Ốc sên là người mẫu. Chỉ có tắc kè là ít khi thấy mặt, không mấy ai biết bác làm nghề gì. Nhà của bác ở góc bức tường rêu, nơi có mấy mảnh vữa đã bong tróc vì mưa nắng.

Một hôm, thằn lằn than phiền:

- Hôm qua tắc kè kêu gì thế nhỉ?

Ốc sên đang chuẩn bị đi làm, nghe thấy thế cũng góp chuyện:

- Tôi cũng nghe thấy.

Nhái xanh lắc đầu:

- Thế cô có nghe rõ bác ấy kêu gì không?

- Chắc là… Chắc là…

- Chắc là sao?

- Tôi cứ nghe bác ấy tặc lưỡi “chắc là, chắc là…” chứ làm sao biết “chắc là” cái gì.

Cụ cóc từ trong hang chống gậy đi ra. Cụ nhìn mọi người, ho khụ khụ:

- Bác tắc kè kêu “đã về, đã về”. Bác ấy làm việc dự báo ở đài khí tượng thủy văn, xa lắm. Được về thăm nhà mừng quá, vừa đến đầu ngõ đã phải kêu lên cho người nhà biết. Hơi ồn một chút, nhưng mình nên thông cảm cho bác ấy.

Thằn lằn, ốc sên, nhái xanh ngơ ngác nhìn nhau. Ồ, hóa ra là thế. Vậy tối nay phải đến thăm bác tắc kè chứ nhỉ. Chẳng gì thì cũng là hàng xóm láng giềng với nhau, mà lâu lắm bác ấy mới về thăm nhà…

[Theo Trần Đức Tiến]

Câu 3

Em học được gì sau khi nghe câu chuyện?

Trả lời:

Câu chuyện cho ta thấy, dù sống ở đâu cũng phải tôn trọng những người sống xung quanh mình. Ta cần giữ trật tự để không làm ảnh hưởng đến người khác. Nhưng đồng thời, ta cũng nên biết thông cảm với hàng xóm nếu họ có lỡ làm phiền ta vì hoàn cảnh đặc biệt. Hàng xóm láng giềng là phải biết thông cảm, tôn trọng lẫn nhau.

Soạn bài phần Viết: Gió

Cập nhật: 12/07/2022

Đề kiểm tra học kì 2 – Đề số 2 – môn Tiếng Việt lớp 5: Hãy viết đoạn văn tả một người thân trong gia đình gắn với một kỉ niệm sâu sắc của em về người đó.

I. ĐỌC HIỂU

BÀ TÔI

       Hồi tôi đã học đến lớp Bốn, lớp bán trú, bà nội vẫn cứ đi đón tôi. Có hôm buổi trưa, bà cũng rẽ qua trường. Bà xem tôi có bị đói không, có ăn hết suất cơm không, và bà chờ đến lúc trống xếp hàng lên lớp, không nhìn thấy tôi nữa bà mới chịu quay về.

       Bà rẽ qua trường cũng vui. Hôm thì bà mang mận, hôm thì mang táo. Tôi và mấy đứa bạn xúm xít chia nhau. Có đứa cất vào túi để giờ ra chơi nhấm nháp cho tỉnh ngủ. Nhưng tôi không muốn bà vào sân trường, lớp tôi trông thấy, chúng nó lại trêu :

       – Hoàng sướng thật. Bà chiều cậu thế ?

       Trống xếp hàng, bà vẫn chưa chịu về. Tôi nhăn nhó :

       – Bà ơi, bà về đi, bà về đi.

       Và đưa tay vẫy vẫy bà.

       Chiều bà đến đón tôi. Trên đường đi, bà hỏi tôi, giọng đượm buồn :

       – Này con, con sợ xấu hổ vì các bạn trông thấy bà gầy gò, hốc hác quá à ?

       Tôi vội vàng lắc đầu :

       – Không phải thế, nhưng các bạn bảo : “Hoàng lớn rồi mà cứ để cho bà phải lo lắng”.

       Tôi nhăn nhó :

       – Cháu cứ nói mãi mà bà không chịu nghe cơ. Có hôm cô giáo bảo cháu : “Chắc bà sợ nhà trường cho con ăn đói đấy. Có hôm cô còn thấy bà cầm đầy một túi bỏng ngô” mặc dù cô vừa nói vừa cười.

       Từ hôm đó, buổi trưa, bà tôi không ra nữa. Mấy hôm đầu tôi cũng thấy buồn buồn.

       Chiều đón tôi về nhà, bà có bao việc phải làm nhưng bà cứ tắm gội cho tôi, lại còn tắm gội rất kĩ, kì cọ từ cái răng, cái tai. “Trời ạ !” Nhiều lúc tôi kêu lên như thế.

       Rồi một hôm, tôi cương quyết nói với bà :

       – Bà ơi, hôm nay, bà để cháu tắm lấy bà ạ. Cháu sẽ tắm sạch sẽ như bà tắm cho cháu. Cháu lớn rồi mà bà cứ coi như trẻ con.

       Bà tôi cười :

       – Lớn rồi ư ? Chưa đầy mười tuổi thì lớn với ai cơ chứ ?

       Nhưng rồi dần dần bà cũng để tôi tự tắm lấy khi bà thấy tôi tắm gội rất cẩn thận, sạch sẽ. Mấy lần đầu ra khỏi buồng tắm, bà cúi xuống ngửi tóc tôi và khen :

       – Được rồi, sạch đấy, thơm đấy.

       Tôi nhớ mãi có lần bà nói :

       – Khi con lớn, là một thanh niên, biết đi xe máy, biết phóng vù vù, thì chắc lúc ấy bà cũng không còn nữa.

       Thời gian trôi đi nhanh quá. Tôi đã trưởng thành, đã là một thanh niên, đã có công ăn việc làm, đã có xe máy, đã phóng vù vù qua khắp phố phường, thì tôi vẫn cứ nhớ mãi những kỉ niệm thời ấu thơ. Tôi cứ nhớ mãi về bà, về sự thương yêu của bà, và lòng tôi cứ ngậm ngùi thương nhớ.

[Trần Huy Hoàng]

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng :

1.Người bà trong câu chuyện đã “chiều” cháu như thế nào ?

a. Dạy cháu học.

b. Mua quần áo đẹp cho cháu.

c. Mua quà mang đến lớp cho cháu và đón cháu vào buổi chiều.

2.Tại sao bạn nhỏ không muốn bà đến thăm mình vào buổi trưa ?

a. Vì bạn xấu hổ sợ các bạn trông thấy bà gầy gò, hốc hác quá.

b. Vì bạn ngượng với các bạn là mình đã lớn rồi mà còn để bà phải lo lắng.

c. Vì cả hai ý trên.

3.Tại sao bạn nhỏ muốn tự mình tắm lấy ?

a. Vì bạn cho rằng mình lớn rồi.

b. Vì bạn thương bà vất vả.

c. Cả hai ý trên.

4.Câu chuyện muốn nói với em điều gì ?

a. Phải biết giúp bà mọi việc cho bà đỡ vất vả.

b. Trẻ con không nên làm nũng người lớn.

c. Phải biết yêu thương, trân trọng những tình cảm của người thân dành cho mình.

II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU

1.Các từ được gạch dưới trong đoạn văn sau là danh từ, động từ, tính từ, đại từ hay quan hệ từ ?

       Thời gian trôi đi nhanh quá. Tôi đã trưởng thành, đã là một thanh niên, đã có công ăn việc làm, đã có xe máy, đã phóng vù vù qua khắp phố phường, thì tôi vẫn cứ nhớ mãi những kỉ niệm thời ấu thơ. Tôi cứ nhớ mãi về bà, về sự thương yêu của bà, và lòng tôi cứ ngậm ngùi thương nhớ…

2.Tìm 2 từ đồng nghĩa với từ ngậm ngùi.

3.a] Hai câu cuối trong đoạn văn trên là câu đơn hay câu ghép ?

b] Tìm cặp quan hệ từ thích hợp để viết lại câu thứ hai thành câu ghép chính phụ.

III. CẢM THỤ VĂN HỌC

       Thời gian qua đi, Hoàng giờ đã lớn. Nhưng anh mãi mãi không quên những kỉ niệm về người bà đã đi xa. Lòng ngậm ngùi thương nhớ, anh vẫn thầm thì trò chuyện cùng bà.

Em hãy viết hộ Hoàng những lời thương yêu đó gửi đến bà.

IV. TẬP LÀM VĂN

1.Hãy viết đoạn văn tả bà của Hoàng ở một trong những cảnh sau :

– Đứng chờ đón cháu ra khỏi trường.

– Rẽ vào trường chia quà cho các cháu trong giờ ra chơi.

– Tắm gội cho cháu.

2.Hãy viết đoạn văn tả một người thân trong gia đình gắn với một kỉ niệm sâu sắc của em về người đó.

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1: Con đọc lại câu chuyện xem bà đã vì cháu mà làm những gì?

Câu 2: Con đọc lại đoạn đầu khi bà tới thăm cháu ở trường.

Câu 3: Con đọc lại đoạn giữa câu chuyện bà tắm cho cháu.

Câu 4: Con chú ý đoạn cuối, suy nghĩ rồi trả lời.

Câu 1 – c

Câu 2 – b

Câu 3 – a

Câu 4 – c

II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU

1.

– Danh từ là những từ chỉ người hoặc sự vật.

– Động từ là những từ chỉ hoạt động của người hoặc động vật.

– Tính từ là những từ chỉ tính chất của người hoặc động vật.

 

2.. 

Ngậm ngùi: buồn và thương xót một cách âm thầm và lặng lẽ.

Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.

2 từ đồng nghĩa với từ ngậm ngùi là: bùi ngùi, bồi hồi.

3.

– Câu đơn là câu chỉ có một thành phần chủ vị.

– Câu ghép là câu có từ hai cụm chủ – vị trở lên.

a] Hai câu cuối trong đoạn văn là hai câu ghép ;

b] Cặp quan hệ từ thích hợp để viết lại câu thứ hai thành câu ghép chính phụ:

Tuy… nhưng… ; mặc dầu… nhưng…

Mặc dù tôi vẫn nhớ mãi về bà, về sự thương yêu của bà nhưng lòng tôi vẫn cứ ngậm ngùi thương nhớ.

III. CẢM THỤ VĂN HỌC

Con đặt bản thân mình vào nhân vật Hoàng để viết lên những lời yêu thương gửi đến bà.

       Bà ơi, cháu Hoàng của bà đây ! Đứa cháu mà năm xưa bà dành hết tình cảm yêu thương nhất cho nó đây mà. Giờ cháu đã trưởng thành rồi bà ạ ! Cháu đã tự làm được mọi việc rồi. Cháu đã là một kĩ sư đang làm việc cho một công ty lớn. Mỗi chiều tà, dắt xe ra khỏi cơ quan cháu vẫn bùi ngùi nhớ tới hình ảnh của bà đứng đợi cháu những buổi tan trường năm xưa. Ước gì bà còn sống, cháu sẽ đèo bà đi chơi và sẽ lại được bà săn sóc an ủi nhũng lúc mệt nhọc.

IV. TẬP LÀM VĂN

Đề bài 1

 – Viết thành đoạn văn có mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.

– Con chọn hình ảnh bà ở một thời điểm đã được gợi ý trước, đọc lại đoạn đó trong câu chuyện rồi viết lại theo trí tưởng tượng của mình.

Bài làm:

       Tôi không thể quên hình ảnh của bà mỗi buổi chiều đứng chờ tôi lúc tan trường. Lưng bà đã còng, dáng bà gầy gò, khuôn mặt hơi hốc hác. Dù bà có đứng lẫn trong đám đông, tôi vẫn nhận ra bà. Bà thường đưa bàn tay gầy guộc che lên trán để nhìn tôi cho rõ hơn. Bao giờ cũng vậy khi tôi vừa ra khỏi cổng trường, bà đã nhận ra tôi ngay. Bà cười, các nếp nhăn như dãn ra. Bà dang tay đón tôi, tôi ùa vào lòng bà và rồi bước chân của hai bà cháu tôi trải dài trên con đưòng làng quen thuộc.

Đề bài 2

– Lựa chọn một người thân trong gia đình mà em muốn tả, quan sát để miêu tả những nét tiêu biểu trong hình dáng.

– Chú trọng vào việc tả một kỉ niệm sâu sắc của em về người đó.

Bài làm tham khảo:

        Lan ơi ! Ra đây đỡ làn cho mẹ với ! Đó là tiếng gọi ngọt ngào của mẹ tôi đây.

       Mẹ tôi năm nay đã ngoài bốn mươi tuổi. Dáng mẹ thanh thanh, ai cũng bảo mẹ trẻ và xinh xắn. Tôi thấy tự hào về mẹ vô cùng. Từ trong nhà, tội chạy ra chỗ mẹ. Ôi trông mẹ lúc này mới đẹp làm sao. Đôi má mẹ hồng rực lên như thoa một lớp phấn ; cặp mắt mẹ đen, hơi to toát lên vẻ thông minh của một nhà giáo đã nhiều năm được công nhận danh hiệu chiến sĩ thi đua. Tôi nhớ có một lần bố tôi kể : “Cặp mắt thông minh và hàm răng trắng đều của mẹ đã cuốn hồn bố”. Còn tôi, tôi yêu nhất là mái tóc dài, đen mượt của mẹ. Nhiều lúc hai mẹ con gội đầu, được lấy khăn xoa tóc cho mẹ, tôi thầm ước : “Lớn lên mình sẽ có mái tóc dài, đen óng như mẹ để được mọi ngưòi khen là duyên dáng”. Tôi đang nghĩ, đang ước bỗng giật mình khi nghe tiếng mẹ nhẹ nhàng : “Kìa con, đỡ làn nhanh cho mẹ nào, hôm nay là chủ nhật bố về đấy con ạ ! Mẹ con mình làm cơm đãi bố”. Tôi bừng tỉnh và cùng mẹ chuẩn bị bữa cơm trưa. Tôi tíu tít giúp mẹ làm các món “đặc sản đồng quê” và rồi bao nhiêu kỉ niệm về mẹ lại ùa đến với tôi…

       Hôm đó cũng vào chủ nhật, mẹ tất bật nấu cơm để đón khách của bố”. Tay mẹ trắng, những ngón tay búp măng thoăn thoắt nhặt rau, làm cua để nấu món “đồng nội” mà bất cứ người khách nào về nhà tôi sau bữa cơm đểu tấm tắc khen ngon. Mẹ nấu cơm khéo lắm. Các món mẹ làm trông rất mộc mạc, song để lại cho người thưởng thức một cảm giác khó quên.

       Chính vì thấy mọi người tấm tắc khen mẹ nấu khéo nên tôi rất tự hào về mẹ. Hôm ấy, nồi canh cua mẹ nấu xong tôi đã lén tra thêm một chút bột ngọt và thầm nghĩ rằng mình đã giúp mẹ có món canh ngon hơn mọi lần. Nhưng có ngờ đâu đến lúc mẹ chan canh cho tôi, tôi nhẹ nhàng thưởng thức thì chao ôi ! Sao mặn quá vậy ! Tôi nhìn sang mọi người vẫn không có phản ứng gì. Tôi vội nhìn sang mẹ, mẹ vẫn nhìn tôi với cái nhìn âu yếm thường ngày. Mẹ cười, vẫn nụ cười đôn hậu mà hai tai tôi cứ nóng bừng lên. Rồi tôi oà khóc. Tôi khóc như muốn nước mắt mình làm nhạt đi nồi canh. Mẹ ôm tôi vào lòng, tôi xấu hổ, nấc lên : “Mẹ ơi con cứ tưởng lọ bột ngọt”. Mọi người cười xoà và hiểu ra tất cả. Cuối cùng nồi canh cua cũng hết. Mẹ tôi cười và nói với mọi người : “Hôm nay cháu Lan tập nấu canh cua thay mẹ cháu, chắc lần sau cháu sẽ nấu ngon hơn nhiều”. Tôi dụi đầu vào lòng mẹ và thì thào : “Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm”.

       Bữa cơm trưa của gia đình tôi thật ấm cúng. Trước khi ngồi vào bàn ăn, bố tôi còn nhắc khéo : “Con gái bố đã thêm bột ngọt vào canh chưa ?”. Cả nhà cùng cười, cười to nhất vẫn là mẹ. Mẹ không thể thiếu được trong cuộc sống gia đình tôi.

Video liên quan

Chủ Đề