Thảo luận thương mại hàng hóa dịch vụ chương 7 năm 2024

ĐỀ CƯƠNG THẢO LUẬN MÔN PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ Chương 1: Câu hỏi lý thuyết: 1. Các đặc điểm của thương nhân theo pháp luật Việt Nam? 2. Nội hàm khái niệm hoạt động thương mại theo Luật Thương mại 2005? 3. Điều kiện để một giao dịch pháp luật được xem là giao dịch thương mại theo Luật Thương mại 2005? 4. Mối quan hệ giữa BLDS 2015, Luật Thương mại 2005 và luật chuyên ngành (trên ví dụ về một loại hợp đồng cụ thể)? 5. Có ý kiến cho rằng, trên cơ sở nguyên tắc tự do thỏa thuận, hai bên đều là thương nhân Việt Nam trong một hợp đồng mua bán hàng hóa được xác lập và thực hiện tại Việt Nam có quyền thỏa thuận trong hợp đồng rằng, hợp đồng này chỉ chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự 2015. Căn cứ quy định pháp luật liên quan, hãy nhận xét về ý kiến trên. Bài tập : Bài tập 01: Hãy xác định pháp luật nào được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ hợp đồng sau? Giải thích? 1. Công ty A (thương nhân Việt Nam, có trụ sở tại TPHCM) ký hợp đồng mua hàng của một thương nhân Pháp (thương nhân ở nước xuất khẩu) để bán cho một thương nhân Anh (thương nhân ở nước nhập khẩu) mà không làm thủ tục xuất khẩu và nhập khẩu tại Việt Nam và các bên thoả thuận chọn luật áp dụng là pháp luật thương mại của Pháp. 2. Công ty B (doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hàn Quốc và là DN chế xuất trong khu chế xuất Tân Thuận –TPHCM) ký hợp đồng mua bán hàng hoá với công ty C (trụ sở Quận 3, Tp.HCM), theo đó hàng hoá được bên bán đưa ra khỏi khu chế xuất để giao cho bên mua và các bên đã thoả thuận chọn luật áp dụng là pháp luật thương mại của Hàn Quốc. 1

3. Công ty D (doanh nghiệp cung ứng dịch vụ công ích) ký hợp đồng cung cấp dịch vụ chăm sóc cây xanh cho công TNHHMTV Thảo Cầm Viên Sài Gòn. Chương 2: 6. Giải thích sự khác biệt giữa các quy định của BLDS 2015 và Luật Thương mại 2005 về địa điểm giao hàng trong hoạt động mua bán hàng hóa. 7. So sánh nghĩa vụ giao hàng đúng chất lượng theo quy định của BLDS 2015 và Luật Thương mại 2005. 8. Vấn đề pháp lý liên quan kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng? 9. Các thời điểm chuyển quyền sở hữu trong mua bán hàng hóa? 10. Các khía cạnh pháp lý của hợp đồng quyền chọn?

Bài tập: Bài tập 02: Giá hàng hóa Sự việc: Trong hợp đồng mua bán hàng hóa ký ngày 30/6/2018 giữa Công ty A (bên bán) và Công ty B (bên mua), cả hai đều có trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh, các bên thỏa thuận Công ty A giao 10 tấn thép cuộn tấm cán nóng dày 2mm xuất xứ Hàn Quốc cho Công ty B vào ngày 15/7/2018 với giá 12,5 triệu đồng/tấn, thanh toán trong vòng 5 ngày kể từ ngày giao hàng. Hàng được giao đúng thỏa thuận vào ngày 15/7/2018. Đến ngày 16/7/2018, qua điện thoại, Công ty B đề nghị Công ty A giao thêm 5 tấn thép cùng loại, chậm nhất đến ngày 20/7/2018 và công ty B sẽ thanh toán ngay cho cả hai lần giao hàng. Nhưng trong cuộc điện thoại đó hai bên không đề cập đến giá cả. Ngay sau khi giao thêm 5 tấn thép cùng loại vào ngày 20/7/2018, Công ty A yêu cầu công ty B thanh toán giá 5 tấn thép giao đợt sau với giá 13,0 triệu đồng/tấn với lý do giá thép cuộn tấm cán nóng xuất xứ Hàn Quốc trung bình trên thị trường vào ngày 20/7/2018 là 13,0 triệu đồng/tấn. Cụ thể: 10 tấn x 12.500.000 đồng = 125.000.000 đồng + 05 tấn x 13.000.000 đồng = 65.000.000 đồng = Tổng cộng: 190.000.000 đồng Công ty B chỉ chấp nhận trả tiền cho 5 tấn thép giao ngày 20/7/2018 bằng với giá thép giao ngày 15/7/2018 là 12,5 triệu đồng/tấn, do Công ty B chỉ đặt thêm số lượng, còn giá cả thì phải như đã thỏa thuận đối với 10 tấn thép cuộn tấm cán nóng dày 2mm xuất xứ Hàn Quốc giao trước đó. Do vậy, công ty B chỉ phải thanh toán tổng cộng số tiền là 187.500.000 đồng, còn công ty A phải tự chịu rủi ro do 2

biến động giá cả thị trường, mặt khác công ty A cũng có thể hưởng lợi nếu giá thị trường ngày 20/7/2018 sụt giảm. Trái lại công ty A cho rằng trường hợp hai bên không thỏa thuận giá cả thì phải áp dụng giá thị trường. Câu hỏi: Anh (chị) hãy nêu ý kiến và lập luận ý kiến giải quyết bất đồng nêu trên giữa công ty A và công ty B. Bài tập 03 Hợp đồng mua bán mè vàng Ngày 10/8/2016 giữa Công ty TNHH Thành Cường (gọi tắt là bên A) do ông Lâm Chấn Cường, chức vụ giám đốc làm đại diện và Doanh nghiệp tư nhân Phương Nam I do bà Ngô Thị Mai Hoa, chủ doanh nghiệp làm đại diện đã cùng nhau ký kết hợp đồng mua bán số 01-MV/PN-TC với nội dung: Bên A bán cho bên B mè vàng xô, số lượng 500 tấn (+/- 10%); Đơn giá trước thuế: 8.080.000 đồng / tấn; thuế VAT 5%: 404.000 đồng/tấn, thành tiền 8.484.000 đồng/tấn, tổng giá trị hợp đồng là 4.242.000.000 đồng (+/10%). Phương thức giao nhận hàng: hàng được giao theo từng đợt, chậm nhất đến ngày 25/8/2016, địa điểm tại bến Trần Văn Kiểu, Tp.HCM. Phương thức thanh toán: Thanh toán ngay 100% bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo từng đợt giao nhận hàng. Ngoài ra các bên còn thỏa thuận nếu có tranh chấp không tự giải quyết được thì đưa ra Tòa Kinh tế TAND tỉnh An Giang để giải quyết. Quá trình thực hiện hợp đồng: Ông Cường trình bày ông đại diện cho Công ty Thành Cường ký kết hợp đồng mua bán với DNTN Phương Nam I và đã thực hiện hợp đồng đã giao cho DNTN Phương Nam I tổng cộng 633 tấn mè vàng (ông Cường không cung cấp được biên bản giao hàng) và DNTN Phương Nam I đã thanh toán được gần 300.000.000 đồng, còn nợ 5.194.190.000 đồng, nay yêu cầu DNTN Phương Nam I trả dứt điểm số nợ còn lại, không yêu cầu tính lãi. Trong quá trình thực hiện hợp đồng không có mặt bà Điệp, bà Điệp không còn là thành viên của Công ty Thành Cường. Bà Hoa trình bày DNTN Phương Nam I có ký hợp đồng mua bán mè vàng với Công ty Thành Cường; nhưng người thực hiện hợp đồng là bà Điệp, bà Điệp là thành viên Công ty Thành Cường. DNTN Phương Nam I đã thanh toán xong tiền hàng thể hiện bằng “Bản đối chiếu công nợ” ngày 15/11/2016 do bà Điệp ký nhận. Do đó DNTN Phương nam I không chấp nhận thanh toán nợ theo yêu cầu của Công ty Thành Cường. Bà Điệp trình bày DNTN Phương Nam I là chỗ quen biết làm ăn cũ nên khoảng tháng 8/2016 DNTN Phương Nam I ứng tiền trước cho bà để mua hàng, bà liên hệ với Công ty Thành Cường chỉ để làm thủ tục ký kết hợp đồng và 3

xuất hóa đơn VAT. Bà đã giao hàng cho DNTN Phương Nam I tổng cộng 633 tấn mè vàng, số tiền tạm ứng của DNTN Phương Nam I là 5.287.150.000 đồng bà đã thanh toán xong, bà không đồng ý phải trả lại số tiền này cho DNTN Phương Nam I. Ngày 15/11/2016 hai bên đã lập Bản đối chiếu giao nhận và thanh toán tiền hàng, đại diện bên giao hàng là bà Điệp; đại diện bên nhận hàng là ông Huỳnh Văn Tài với nội dung: Căn cứ Hợp đồng kinh tế số 01-MV/PN-TC ngày 10/8/2006 giữa Công ty Thành Cương và DNTN Phương Nam I; căn cứ thực tế giao nhận và thanh toán tiền hàng, bên bán đã giao cho bên mua: 633.000 kg mè vàng, kèm theo 7 hóa đơn VAT với tổng giá trị đã bào gồm thuế VAT: 5.384.190.000 đồng; phần thanh toán: bên mua đã ứng tiền cho bà Điệp 5.287.150.000 đồng; ông Cường trực tiếp nhận 289.306.000 đồng; tổng cộng 5.576.456.000 đồng. Đối trừ bên mua đã chuyển thừa 192.266.000 đồng. Bà Điệp đã trả lại cho bên mua số tiền 192.266.000 đồng. Bên bán đã giao hàng và xuất hóa đơn cho bên mua; bên mua đã thanh toán đầy đủ tiền hàng và tiền thuế cho bên bán. Hai bên không còn nợ gì nhau kể từ ngày ký biên bản. Ngày 29/6/2017 Công ty Thành Cường đã có đơn khởi kiện đối với DNTN Phương Nam I tới Tòa Kinh tế TAND tỉnh An Giang đề nghị thu hồi hơn 5 tỷ đồng để có tiền trả nợ khách hàng và thuế Nhà nước. YÊU CẦU: Anh (chị) hãy căn cứ sự việc nêu trên và quy định pháp luật để đề ra đường lối giải quyết vụ án của Tòa án Bài tập 4: Hợp đồng cung cấp lắp đặt hệ thống thiết bị lạnh băng chuyền Sự việc: Công ty A và Công ty B giao kết hợp đồng ngày 27/07/2017 với nội dung Công ty A cung cấp, vận chuyển và lắp đặt cho Công ty B một hệ thống thiết bị lạnh băng chuyền IQF 500kg/giờ ± 5%, tôm từ 16-20 con/pound; tôm tươi lột vỏ nạp liệu bằng cách sắp tay; tôm tươi có vỏ, tôm luộc nạp liệu tự động; nhiệt độ đầu ra trung tâm sản phẩm là -18oC; tổng giá trị hợp đồng bao gồm cả cung cấp, vận chuyển, lắp đặt và thuế giá trị gia tăng (5%) là 137.550 USD. Hợp đồng còn quy định về phương thức giao nhận, phương thức thanh toán và thời gian bảo hành (12 tháng, kể từ ngày nghiệm thu bàn giao). Thực hiện hợp đồng, Công ty B đã tạm ứng một phần tiền hàng cho Công ty A theo thỏa thuận. Từ tháng 7 đến tháng 9-2017, Công ty A hoàn thành việc lắp đặt cho Công ty B băng chuyền IQF 500kg/giờ. 4

Theo trình bày của Công ty A, trong khi chưa nghiệm thu, Công ty B đã sử dụng băng chuyền đông lạnh này vào sản xuất mặt hàng nghêu với công suất 600kg/giờ. Sau hơn 1 năm, kể từ ngày đưa máy vào hoạt động, Công ty B vẫn không chịu nghiệm thu và thanh toán tiền hàng còn lại, mặc dù Công ty A liên tục yêu cầu. Do vậy, Công ty A đã khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc Công ty B thanh toán tiền hàng và tiền lãi do chậm thanh toán. Theo trình bày của Công ty B, việc chưa nghiệm thu là do hệ thống thiết bị lạnh băng chuyền IQF 500kg/giờ không đạt đúng công suất đã thỏa thuận. Công ty B đã nhiều lần yêu cầu Công ty A phải hiệu chỉnh lại hệ thống theo đúng chất lượng đã ký kết. Trong suốt quá trình hiệu chỉnh máy, Công ty A chưa lần nào lập được biên bản xác nhận máy chạy đạt được công suất như thỏa thuận trong hợp đồng. Hai bên cũng đã nhiều lần tổ chức nghiệm thu máy, nhưng không thành và đến ngày 22/7/2019 (thời điểm khởi kiện ra Tòa), hai bên vẫn chưa thống nhất được với nhau về cách thức nghiệm thu máy. Vì vậy, một trong những yêu cầu của Công ty B là Công ty A phải đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật của hệ thống thiết bị lạnh như đã cam kết trong hợp đồng, sau khi Công ty A đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật thì Công ty B sẽ thanh toán tiền hàng còn lại. Công ty B cũng không chấp nhận việc trả tiền lãi vì cho rằng Công ty A mới là người vi phạm hợp đồng. Theo Công ty B, thực tế máy đã sử dụng một thời gian, nếu công suất không đạt được mức 500kg/giờ thì cũng phải đạt ở mức có thể chấp nhận được (theo kết quả giám định do Toà án trưng cầu thì công suất chỉ đạt 114,75kg/giờ). Yêu cầu: 1. a/ Trong trường hợp khiếu nại về chất lượng hàng hóa của Công ty B là có cơ sở thì hành vi không thanh toán tiền hàng còn lại của Công ty B có phù hợp với quy định của pháp luật không? Giải thích? b/ Nếu các bên thỏa thuận nghĩa vụ thanh toán tiền hàng còn lại của bên mua chỉ phát sinh sau khi các bên ký biên bản nghiệm thu hàng hóa thì nghĩa vụ thanh toán của bên mua có phát sinh trong các trường hợp sau đây không? Giải thích? Trường hợp 1: Bên bán giao hàng hóa phù hợp với hợp đồng nhưng bên mua không tiến hành nghiệm thu dù bên bán đã có yêu cầu; Trường hợp 2: Hàng hóa được giao trên thực tế không phù hợp với hợp đồng nhưng các bên đã ký biên bản nghiệm thu hàng hóa. 2. Do hàng hóa không đúng chất lượng như đã thỏa thuận, Công ty B cho rằng nếu phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán thì Công ty B có quyền yêu cầu 5

giảm giá, theo đó chỉ thanh toán theo đúng giá trị thực của hàng hóa tại thời điểm lắp đặt. Quyền yêu cầu giảm giá trong trường hợp này có phù hợp với quy định của pháp luật không? Giải thích?. 3. Giả sử Công ty B áp dụng chế tài hủy bỏ hợp đồng để buộc bên bán phải nhận lại máy và hoàn lại tiền, tuy nhiên Công ty A lại lập luận rằng hàng hóa đã được bên mua đưa vào sử dụng sản xuất, cho ra sản phẩm trong thời gian dài (cụ thể sử dụng băng chuyền đông lạnh này vào sản xuất mặt hàng nghêu với công suất 600kg/giờ trong khi chưa nghiệm thu) thì không thể trả lại cho bên bán. Anh (chị) hãy giải quyết hậu quả pháp lý trong trường hợp yêu cầu hủy hợp đồng được chấp nhận? Chương 3: 11. Khái niệm dịch vụ và hợp đồng dịch vụ? 12. Căn cứ khái niệm dịch vụ có thể xem những hoạt động thương mại nào được quy định trong Luật Thương mại 2005 là hoạt động cung ứng dịch vụ? 13. Các đặc trưng cơ bản của hợp đồng dịch vụ so với hợp đồng mua bán hàng hóa? 14. Ý nghĩa của việc xác định một quan hệ hợp đồng là hợp đồng dịch vụ hay hợp đồng mua bán hàng hóa. 15. Hợp đồng cung ứng dịch vụ phải có điều khoản thỏa thuận về giá dịch vụ? 16. Các trường hợp miễn trách nhiệm trong dịch vụ logistics? 17. Các trường hợp hạn chế trách nhiệm trong dịch vụ logistics? 18. Khi nào một hoạt động vận chuyển hàng hóa được xem là quá cảnh hàng hóa? 19. Phân biệt giữa chuyển khẩu hàng hóa và quá cảnh hàng hóa! 20. Phân tích giá trị pháp lý của chứng thư giám định trong các trường hợp khác nhau. 21. Trong trường hợp nào kết quả giám định bị coi là giám định sai và hậu quả pháp lý của giám định sai? Bài tập: Bài tập 05: Hợp đồng mua bán logo nhựa TPR 6

Ngày 01/03/2017, công ty A ký hợp đồng mua bán hàng hóa với công ty B, theo đó công ty A bán cho công ty B 41.600 logo nhựa TPR gắn trên giày thể thao với hàm lượng Cadmium < 100mg/kg, mẫu mã do công ty B cung cấp. Ngày 14/05/2017, công ty A giao hàng cho công ty B và sau đó, công ty B đã gắn số logo này trên giày thể thao để xuất khẩu theo đơn hàng KJ-3360 mà công ty C (quốc tịch Đức) đã đặt. Từ tháng 06 đến tháng 08/2017, công ty A đã xuất hóa đơn giá trị gia tăng cho công ty B nhưng công ty B chưa thanh toán tiền đủ cho công ty A, tổng số tiền còn thiếu là 274.000.000 VND. Ngày 09/09/2017, công ty B nhận được email từ công ty C với nội dung thông báo là logo nhựa gắn trên giày thể thao nói trên có hàm lượng Cadmium vượt quá tiêu chuẩn cho phép (Cadmium > 100mg/kg), được chứng minh bằng các kết quả mà công ty đã giám định tại Đức ngày 18/8/2017, 26/8/2017 và 01/09/2017. Ngày 14/09/2017, công ty B gửi công văn thông báo cho công ty A về việc logo TPR không đạt tiêu chuẩn cho phép và yêu cầu công ty A cung cấp logo TPR của kiểu giày KJ-3360 tồn kho của cùng lô hàng đã xuất sang Đức để gửi đi kiểm tra một lần nữa. Ngày 27/09/2017, công ty A và công ty B đã cùng nhau niêm phong mẫu gửi đi kiểm tra tại STR (Đài Loan). Kết quả kiểm tra của STR cho thấy hàm lượng Cadmium trong logo nhựa TPR >100mg/kg. Dựa trên kết quả này, công ty B đã gửi thông báo yêu cầu công ty A cùng mình trao đổi khắc phục những phí tổn nhưng không nhận được trả lời từ phía công ty A. Sau đó, công ty A gửi mẫu này đi kiểm tra một lần nữa tại Vinacontrol, kết quả là hàm lượng Cadmium trong logo nhựa TPR 40mm (HĐ không cho phép):