Thành phố đà lạt cao bao nhiêu năm 2024

Bình sơn nguyên Đà Lạt chỉ là một bộ phận của đới Đà Lạt. Từ lâu người ta vẫn thường gọi bình sơn nguyên này là cao nguyên Lang Biang hay Lâm Viên.

Trong các cao nguyên và bình sơn nguyên của Tây Nguyên thì bình sơn nguyên Đà Lạt có tuổi cổ nhất, được thành tạo từ cuối Paleogen đến Mioxen, còn các cao nguyên khác thực chất chưa phải là cao nguyên điển hình, đó thường là các bề mặt bazan được tích tụ trong các thung lũng, hồ cổ hoặc pedimen, các bề mặt đó được hoạt động tân kiến tạo nâng lên dạng vòm hoặc bậc và bị chia cắt mạnh mẽ.

Bình sơn nguyên Đà Lạt có độ cao trung bình 1.500m, độ cao có xu hướng thấp dần từ 1.600m ở phía bắc xuống 1.400m về phía nam. Giới hạn về phía tây, bắc và đông bắc là các dãy núi hình cánh cung cao gần 2.000m. Trên bề mặt có những núi sót có độ cao tương đối từ 200 đến 400m. Bình sơn nguyên Đà Lạt có dạng một thung lũng cổ, đây là bề mặt san bằng cổ được bảo tồn tốt nhất trên lãnh thổ Việt Nam. Bề mặt này được tạo nên bởi đá phiến sét, bột và trầm tích phun trào, đã bị phân cắt mạnh, biên độ đạt khoảng 100m, tạo nên những đồi kéo dài với sườn khá dốc. Đặc điểm của những đồi này là đá bị phong hóa mạnh, vỏ phong hóa có chỗ dày trên 30m. Ở đây quá trình rửa trôi đóng vai trò chủ yếu. Tuy nhiên, trên các sườn núi sót vẫn phát triển kiểu bào mòn trọng lực.

Bên trong bình sơn nguyên, thành phố Đà Lạt có hai dạng địa hình: địa hình núi và địa hình bình nguyên trên núi.

4.1 Địa hình núi

Địa hình núi phân bố chung quanh vùng cao nguyên trung tâm thành phố.

Từ thành phố Đà Lạt nhìn về hướng bắc, dãy núi Lang Biang sừng sững như một trường thành kéo dài theo hướng đông bắc - tây nam từ suối Đạ Sar đến hồ Đan Kia. Dãy núi này có nhiều đỉnh cao, trong đó hai đỉnh cao nhất có độ cao 2.167m và 2.064m.

Dọc theo ranh giới giữa thành phố Đà Lạt và huyện Lâm Hà, kéo dài từ khu vực Măng Lin phía bắc đến tận hồ Tuyền Lâm ở phía nam là các dãy núi có độ cao trên 1.600m kéo dài liên tục theo hình cánh cung án ngữ phía tây thành phố, trong đó có các núi cao như: You Lou Rouet (1.632m), Nao K’lan (1.763m), B’Nam (1.710m), B’Nam Qua (1.666m).

Các khối núi cấu tạo chủ yếu là các loại đá granit, chạy theo hướng đông bắc - tây nam, giữa các dãy núi là các thung lũng sâu. Địa hình phân cắt dọc và ngang rất lớn. Đây là vùng núi cao thuộc phần rìa chuyển tiếp xuống cao nguyên Đức Trọng – Lâm Hà nên dốc nhiều về phía sườn tây nam.

Về phía đông, các núi phân bố theo hình cánh cung chạy từ bắc xuống nam ôm lấy vùng trũng trung tâm Đà Lạt, đó là các núi: Láp-bê Bắc (1.733,7m), Láp-bê Nam (1.709m), Đỉnh Gió Hú (1.644m), Bnom R’Me (1.570m), Tan Hô (1.633m).

Các núi Láp-bê Bắc, Láp-bê Nam được cấu tạo từ đá phiến sét và bột kết, Đỉnh Gió Hú cấu tạo từ granit. Đây là các núi sót, đỉnh tròn và khá cân đối, độ cao tương đối khoảng 150 - 200m.

Từ vòng cung Láp-bê Bắc - Láp-bê Nam - Đỉnh Gió Hú đến giáp ranh giới thành phố Đà Lạt - huyện Đơn Dương là địa hình đồi núi thấp, độ cao tương đối 50 - 100m, xen với các thung lũng dạng lông chim.

Cấu trúc từ các đá đaxit, granit, một số lãnh thổ quy mô nhỏ có phun trào bazan lục địa bắt đất từ Mioxen đến Pleixtoxen tạo thành địa hình khá bằng phẳng (khu vực nhà máy chè Cầu Đất).

Ở phía nam, địa hình núi chuyển tiếp sang bậc địa hình thấp hơn, đặc trưng là khu vực đèo Prenn với các núi cao xen với các thung lũng sâu. Địa hình phân cắt dọc và ngang lớn, các núi có độ cao tương đối từ 200 đến 300m, sườn dốc. Cấu trúc địa chất phức tạp, chủ yếu là các đá axit và phiến sét.

Ở phía tây nam, gần ranh giới Đà Lạt - Lâm Hà, núi Pin Hatt (1.691m) là một bộ phận trong dãy núi Voi.

4.2 Địa hình bình nguyên trên núi

Loại địa hình này phân bố ở vùng trung tâm thành phố, được bao quanh bởi những dãy đồi đỉnh tròn, sườn thoải hướng về trung tâm là hồ Xuân Hương có cao độ 1.477m. Phần lớn các đồi này là đồi trọc, có độ cao tương đối đồng nhau, càng xa trung tâm càng cao dần để đi đến vùng núi cao bao phủ chung quanh, làm cho khu vực trung tâm thành phố Đà Lạt có dạng như một lòng chảo hình bầu dục mà trục lớn theo hướng bắc - nam có độ dài độ 18km và trục nhỏ theo hướng đông - tây dài độ 12km. Địa hình bằng phẳng, thung lũng dọc sông suối phân cắt dọc không quá 50 - 70m, phân cắt ngang 0,3 - 0,7km/km2, chỉ có một số đồi sót thấp được hình thành do quá trình xâm thực bóc mòn, pedimen hóa, các đồi này có đỉnh tròn, sườn thoải đến rất thoải chạy theo hướng bắc – nam như khu vực sân Cù, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng, khu Hòa Bình, Trường Đại học Đà Lạt,… Tham gia vào kiến trúc địa chất là thành hệ trầm tích lớp phủ lục địa và các loại đá macma axit (phân bố chủ yếu phía nam suối Cam Ly) và đá phiến sét.

Tại sao Đà Lạt lại lạnh hơn Bình Dương?

Do nằm ở độ cao 1.500m so với mực nước biển, xung quanh được bao bọc bởi núi rừng nên nhiệt độ tại Đà Lạt vô cùng lý tưởng. Nhiệt độ trung bình tại đây giao động khoảng 20 - 21 độ C và không dưới 10 độ C vào những ngày thời tiết trở lạnh. Khí hậu Đà Lạt chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.

thành phố Đà Lạt cao hơn mực nước biển bao nhiêu?

Thành phố Đà Lạt có diện tích 394,64 km², nằm trên cao nguyên Lâm Viên, nơi có độ cao khoảng 1.500 mét so với mực nước biển.

Núi Đà Lạt cao bao nhiêu mét?

Núi Langbiang là một cụm núi cao nằm cách thành phố Đà Lạt 12 km thuộc địa phận huyện Lạc Dương. Hai núi cao nhất tại đây là núi Bà cao 2.167 m và núi Ông cao 2.124 m so với mặt nước biển. Ngoài ra trong khu du lịch còn có ngọn đồi Ra-đa cao 1.929 m, ngọn đồi này cũng là một địa điểm quen thuộc đối với du khách.

Đà Lạt cao bao nhiêu so với đồng bằng?

Thành phố Đà Lạt nằm ở độ cao 1.500m so với mực được biển và được bao quanh bởi các dãy núi cùng hệ thực vật rừng nên nơi đây có khí hậu vô cùng ôn hòa, mát mẻ quanh năm.