Thành phố cần thơ có bao nhiêu cảng năm 2024

Đại diện hãng tàu MSC cho biết khu vực quy hoạch cảng với diện tích 155 ha tại quận Thốt Nốt, Cần Thơ rất phù hợp với chiến lược phát triển của công ty khi có thể kết nối được với các cảng MSC đang sở hữu cũng như các cảng nước sâu ở Việt Nam.

.png)

Cảng Cái Cui Cần Thơ tiếp nhận hàng hóa. Ảnh:PK

Thông tin từ lãnh đạo TP. Cần Thơ, thành phố vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xây cảng tại khu vực quận Thốt Nốt với quy mô 155 ha. Đây là vị trí thuận lợi, dễ dàng tiếp cận giao thông, gần Trung tâm Nhiệt điện Ô Môn và Khu công nghiệp Trà Nóc.

Được biết, theo đề án quy hoạch khu vực này có 3 chức năng chính là cảng biển, trung tâm logistics và kho bãi. Do vậy, nhà đầu tư có thể lựa chọn thực hiện đồng bộ diện tích 155 ha để thuận lợi trong việc giải phóng mặt bằng, tái định cư, có quỹ đất sạch xây dựng dự án.

Thông tin này hiện đã thu hút nhiều nhà đầu tư quan tâm tìm hiểu hợp tác trong đó động thái mới nhất là hãng tàu MSC đã có buổi làm việc với lãnh đạo địa phương để nghe thông tin quy hoạch, triển khai dự án.

Về khu vực quy hoạch cảng với diện tích 155ha mà Cần Thơ giới thiệu, đại diện MSC đánh giá rất phù hợp với chiến lược phát triển của công ty, có thể kết nối được với các cảng MSC đang sở hữu cũng như các cảng nước sâu ở Việt Nam. Tập đoàn MSC sẽ tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu thêm về dự án này trước khi chuẩn bị cho các bước tiếp theo.

Bởi theo tìm hiểu, MSC hiện là tập đoàn đứng đầu thế giới về năng lực vận tải với đội tàu lên đến 760 chiếc, mỗi năm có thể vận chuyển 22,5 triệu TEU (tương đương 22,5 triệu container chuẩn). Trong ba năm gần nhất, mỗi năm đội tàu của MSC tăng trưởng khoảng 10%.

Tập đoàn vận tải biển MSC là doanh nghiệp tư nhân của Thụy Sĩ được thành lập vào năm 1970. Hiện công ty này đã trở thành tập đoàn vận tải biển lớn nhất thế giới với 180.000 nhân viên, làm việc tại 675 văn phòng ở 155 quốc gia.

Đáng nói hai lĩnh vực kinh doanh chính của MSC là vận chuyển hành khách và hàng hóa đường biển. MSC còn có nhiều công ty con kinh doanh các lĩnh vực khác nhau như: xây cảng nước sâu, kho vận, vận tải hàng không, cảng và dịch vụ logistics trên nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.

Phía MSC còn cho biết việc đầu tư vào dự án tại Cần Thơ lần này có thể bổ trợ cho mạng lưới kinh doanh mà MSC đang có.

Dù là địa phương trung tâm của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhưng các cảng của Cần Thơ hiện nằm dọc theo sông hiện nay chủ yếu là cảng cạn gồm cảng Cái Cui, cảng Thốt Nốt với quy mô còn khá nhỏ, hoạt động vận tải chủ yếu bằng sà lan và tàu nhỏ. Vì thế việc quy hoạch cảng biển mới với quy mô 155ha hiện được địa phương ráo riết xúc tiến mời chào nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, một nhà đầu tư lớn là Công ty CP Thanh Bình Phú Mỹ hiện cũng đang đề xuất TP. Cần Thơ chấp thuận nghiên cứu đề xuất thực hiện đầu tư dự án khu công nghiệp, cụ thể là Khu công nghiệp Phú Mỹ 3 Cần Thơ IP với quy mô 600 - 800ha tại huyện Vĩnh Thạnh, TP. Cần Thơ.

Sau khi tìm hiểu và khảo sát thực tế, công ty đề xuất diện tích đất thu hồi ban đầu để làm dự án Khu công nghiệp Phú Mỹ 3 Cần Thơ IP khoảng 600 ha thuộc quy hoạch Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh giai đoạn 2 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; trong đó, có hơn 505 ha đất nông nghiệp.

Cảng biển trên địa bàn TP. Cần Thơ hiện có: cảng biển Cái Cui với 2 bến cảng đang khai thác là bến cảng Cái Cui do Công ty CP Cảng Cần Thơ khai thác và bến cảng Tân Cảng Cái Cui do Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn khai thác; cảng biển Hoàng Diệu do Công ty CP Cảng Cần Thơ khai thác; cảng biển Trà Nóc - Ô Môn do Công ty Lương thực Sông Hậu khai thác; cảng biển Thốt Nốt do Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn khai thác.

Sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển Cần Thơ năm 2023 đạt 4,48 triệu tấn/năm. Theo Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển TP. Cần Thơ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, khu bến Cái Cui với 3 bến cảng container, hàng tổng hợp là bến cảng Cái Cui (công suất 5-5,3 triệu tấn/năm), bến cảng Tân Cảng Cái Cui (công suất 1,4 triệu tấn/năm) và bến cảng nối liền cảng Cái Cui (công suất 3,2-3,4 triệu tấn/năm). Cảng biển Hoàng Diệu công suất khoảng 2,9-3,1 triệu tấn/năm, diện tích vùng đất hậu cần, kho bãi sau cảng là 7,6ha. Cảng biển Trà Nóc - Ô Môn công suất khoảng 0,8-1 triệu tấn/năm, diện tích vùng đất hậu cần, kho bãi sau cảng là 14ha. Bến cảng Thốt Nốt, công suất khoảng 7-7,5 triệu tấn/năm, diện tích vùng đất hậu cần, kho bãi sau cảng là 73,4ha. Các cảng đều tiếp nhận tàu có trọng tải đến 20.000 DWT.

Ngày 30/3/2023, tàu container OOCL Spain đã cập cảng Gemalimk ở Cái Mép - Thị Vải, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu an toàn. Đây là một trong những tàu lớn nhất thế giới hiện nay với chiều dài gần 400m, rộng 61,3m, vừa xuất xưởng vào tháng 2/2023.

Việt Nam có 2 cảng biển loại đặc biệt; 11 cảng biển loại I

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký Quyết định số 804/QĐ-TTg, ngày 8/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ công bố danh mục 34 cảng biển Việt Nam, Việt Nam có 2 cảng biển loại đặc biệt là cảng biển Hải Phòng và cảng biển Bà Rịa – Vũng Tàu.

11 cảng biển loại I gồm: Cảng biển Quảng Ninh, Cảng biển Thanh hóa, Cảng biển Nghệ An, Cảng biển Hà Tĩnh, Cảng biển Đà Nẵng, Cảng biển Quảng Ngãi, Cảng biển Bình Định, Cảng biển Khánh Hòa, Cảng biển TP Hồ Chí Minh, Cảng biển Đồng Nai, Cảng biển Cần Thơ.

7 cảng biển loại II gồm: Cảng biển Quảng Bình, Cảng biển Quảng Trị, Cảng biển Thừa Thiên Huế, Cảng biển Bình Thuận, Cảng biển Đồng Tháp, Cảng biển Hậu Giang và Cảng biển Trà Vinh.

Danh sách 14 cảng biển loại III: Nam Định, Thái Bình, Quảng Nam, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Dương, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, An Giang, Vĩnh Long, Cà Mau, Kiên Giang là cảng biển loại III.

Tiêu chí phân loại cảng biển

Trước đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 76/2021/NĐ-CP ngày 28/7/2021 quy định tiêu chí phân loại cảng biển. Theo Nghị định này, tiêu chí để đánh giá, phân loại các cảng biển tại Việt Nam gồm tiêu chí về phạm vi ảnh hưởng của cảng biển và tiêu chí về quy mô của cảng biển.

Tiêu chí về phạm vi ảnh hưởng của cảng biển được đánh giá trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, qua các chỉ tiêu sau: Cảng biển phục vụ cho việc phát triển kinh tế-xã hội của cả nước, hoặc liên vùng và có chức năng trung chuyển quốc tế, hoặc cảng cửa ngõ quốc tế; cảng biển phục vụ cho việc phát triển kinh tế-xã hội của cả nước hoặc liên vùng; cảng biển phục vụ cho việc phát triển kinh tế-xã hội của vùng; cảng biển phục vụ cho việc phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Tiêu chí về quy mô của cảng biển được đánh giá trên cơ sở sản lượng hàng hóa thông qua và cỡ trọng tải tàu được tiếp nhận tại cảng biển, thông qua các chỉ tiêu sau: Sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển; cỡ trọng tải tàu tiếp nhận tại cảng biển.

Nghị định quy định việc đánh giá, phân loại cảng biển theo phương thức chấm điểm. Thang điểm đánh giá là 100 điểm. Thang điểm đánh giá được xác định cụ thể đối với từng tiêu chí.

Dựa vào số điểm, cảng biển được đánh giá và phân thành 4 loại, đó là cảng biển đặc biệt: Có tổng số điểm chấm đạt trên 90 điểm; cảng biển loại I: Có tổng số điểm chấm đạt trên 70 điểm đến 90 điểm; cảng biển loại II: Có tổng số điểm chấm đạt từ 50 điểm đến 70 điểm; cảng biển loại III: Có tổng số điểm chấm dưới 50 điểm./.