Thành nhà hồ di sản văn hóa thế giới

Ông Nguyễn Bá Linh, Giám đốc Trung tâm di sản thế giới Thành nhà Hồ, cho biết kể từ ngày trở thành di sản thế giới, xác định đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện cam kết chiến lược bảo tồn và phát huy giá trị di sản Thành nhà Hồ với Ủy ban Di sản Thế giới, đơn vị đã nỗ lực hết mình quản lý, phát huy có hiệu quả di sản độc đáo này.

Theo đó, ngay từ những ngày đầu, trung tâm đã bắt tay vào việc di dời 31 hộ dân nằm trong vùng di sản ra khu vực tái định cư; cải tạo, nâng cấp tuyến đường trong khu vực công trường khai thác đá cổ núi An Tôn giúp du khách tới tham quan được thuận lợi; xây dựng Quy hoạch tổng thể cấp Quốc gia bảo tồn, tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị di sản và các di tích phụ cận...

"Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng giúp cho việc quản lý, đầu tư xây dựng, bảo tồn, phát huy giá trị di tích theo đúng cam kết với UNESCO; đồng thời có ý nghĩa hết sức quan trọng trong chiến lược quảng bá hình ảnh, phát triển du lịch Thành nhà Hồ, du lịch Thanh Hóa; gắn kết Thanh Hoá với thế giới để bạn bè, du khách, nhà đầu tư đến với Thanh Hóa, tạo cơ hội để Thanh Hoá khơi dậy, khai thác, phát triển tiềm năng, thế mạnh, thu hút tối đa nguồn lực trong và ngoài tỉnh cho sự phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong lĩnh vực phát triển du lịch"- ông Linh chia sẻ.

Thành nhà hồ di sản văn hóa thế giới

Đoạn thân Thành nhà Hồ được khai quật năm 2019, qua đó các nhà khoa học đã làm rõ hơn được kỹ thuật xây dựng thành tồn tại hơn 600 năm qua

Trong giai đoạn từ năm 2011-2021, Thành nhà Hồ đã tập trung ưu tiên, đặc biệt là công tác nghiên cứu, khai quật các điểm di tích ở Thành Nội, Hào thành, đàn tế Nam Giao... Từ những cuộc khai quật này, các nhà khoa học, nhà sử học đã phát hiện, tìm thấy được nhiều cứ liệu quan trọng, giúp làm rõ được kỹ thuật xây dựng Thành nhà Hồ, qua đó giúp ích rất lớn cho việc trùng tu lại di sản thế giới đang bị xuống cấp ở nhiều nơi.

Cụ thể, Trung tâm di sản Thành nhà Hồ đã phối hợp thực hiện các cuộc khai quật như: Đường Hoàng Gia (trước cửa Nam); công trường khai thác đá cổ núi An Tôn (xã Vĩnh Yên); di tích Gò Ngục (xã Vĩnh Tiến) và Cồn Mả (xã Vĩnh Long), đàn tế Nam Giao, Hào thành, tường thành phía Bắc, nội thành... Đáng chú ý, trong các cuộc khai quật hào thành 4 phía (Đông, Tây, Nam, Bắc), các nhà khoa học đã tìm thấy những cứ liệu khoa học về kích thước, kết cấu, chức năng, sự tồn tại và vai trò của Hào thành trong lịch sử hình thành tồn tại và phát triển của Thành nhà Hồ.

Thành nhà hồ di sản văn hóa thế giới

Khu vực nội thành vừa được công bố ngày 24-1-2021 đã tìm thấy được nhiều di vật, cứ liệu quan trọng góp thêm tư liệu mới để phục vụ cho dự án nghiên cứu, khôi phục dấu tích kiến trúc Thành nhà Hồ

Thành nhà hồ di sản văn hóa thế giới

Việc tìm thấy một cụm kiến trúc khá hoàn chỉnh ở phía Đông cũng là một phát hiện hoàn toàn mới ở trong Thành nhà Hồ, góp phần nhìn nhận rõ thêm diện mạo tổng thể của khu di sản thế giới Thành nhà Hồ

Đặc biệt, tại cuộc khai quật tường thành phía Bắc vào năm 2018 nhằm mục đích tìm hiểu rõ hơn về kỹ thuật gia cố lớp đất đắp trên tường thành, lớp móng gia cố và nền gia cố chân thành, các nhà khoa học đã tìm thấy được nhiều cứ liệu quan trọng, phần nào giải mã được kỹ thuật xây thành tồn tại hơn 600 năm qua, đồng thời cung cấp nguồn tư liệu quý cho việc trùng tu lại khu vực tường thành phía Bắc và làm rõ được cấu trúc gia cố thành đất bên trong thân tường đá.

Mặc dù việc bảo tồn, phát huy tiềm năng di sản thế giới Thành nhà Hồ đã có những bước tiến quan trọng, tuy nhiên trong 10 năm qua, việc đầu tư kinh phí cho di sản này vẫn chưa tương xứng, còn chậm.

Vì thế, để di sản được đông đảo du khách trong và ngoài nước biết tới, trở thành điểm đến hấp dẫn hơn nữa, theo ông Nguyễn Bá Linh, Thành nhà Hồ cần được tỉnh Thanh Hóa, các bộ, ngành quan tâm hỗ trợ kinh phí để xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng vốn đã xuống cấp, thực hiện thêm nhiều cuộc khảo cổ tầm cỡ, quy mô lớn nhằm không chỉ làm rõ quá trình xây dựng thành đá, mà còn làm rõ thêm việc hình thành, tồn tại của hoàng cung, các công trình kiến trúc bên trong thành - kinh đô nước Việt dưới triều Hồ đã từng tồn tại trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

Tọa lạc gần trung tâm thị trấn huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, Thành nhà Hồ có niên đại trường tồn hơn 600 năm, còn bảo lưu tính toàn vẹn, xác thực cùng những giá trị nổi bật toàn cầu, được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới vào năm 2011.

Kiện toàn tổ chức bộ máy, Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ phối hợp Viện khảo cổ học Việt Nam tiếp tục thực hiện hơn 10 đợt khai quật khảo cổ học, phát lộ cấu trúc của lớp tường đất, dấu tích các công trường khai thác đá, quy mô, kiến trúc 4 hào thành, đặc biệt là con đường Hoàng Gia, dấu tích kiến trúc cung điện trong thành nội, góp phần làm tăng thêm giá trị kiệt tác, nổi bật toàn cầu của kinh đô cổ.

Tăng cường sưu tầm, trưng bày các hiện vật, hướng dẫn nhân dân bảo tồn các ngôi nhà cổ, Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ trợ giúp các địa phương trong không gian văn hóa Tây Đô cập nhật, phổ biến các văn bản pháp quy về quản lý di sản, tư vấn, hướng dẫn xây dựng hồ sơ xếp hạng, tu bổ, trùng tu di tích, tổ chức các lễ hội truyền thống đền thờ Trần Khát Chân, chùa Thông, đình làng Đông Môn.

Anh Đỗ Văn Dũng, chuyên viên Phòng Văn hóa-Thông tin huyện Vĩnh Lộc cho biết: Tại thời điểm này toàn huyện có 68 di tích khảo cổ học, lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng, trong đó có 14 di tích quốc gia, di sản thế giới, 54 di tích cấp tỉnh. Lễ hội truyền thống gắn với các di tích trọng điểm: Phủ Trịnh, chùa Báo Ân, chùa Du Anh, đền thờ Trần Khát Chân, Nghè Cẩm Hoàng được bảo tồn, tổ chức thường niên, phát huy hiệu quả lan tỏa, cố kết cộng đồng.

Hiện 6 di tích đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa chấp thuận chủ trương đầu tư từ ngân sách, 2 di tích huy động nguồn xã hội hóa chống xuống cấp, trùng tu, tôn tạo phát huy giá trị.

Huyện phối hợp Trường đại học Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ quản lý, bảo tồn di sản cho cán bộ, chuyên viên, người trực tiếp trông coi di tích ở các xã, thị trấn.

Năm qua, 4 nghệ nhân có đóng góp trong bảo tồn, truyền dạy các làn điệu chèo, tuồng, bơi chèo cạn được phong tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú và Huyện đang triển khai xây dựng hồ sơ đề cử công nhận di sản phi vật thể quốc gia làn điệu hát, chèo thuyền tại lễ hội Đền thờ Trần Khát Chân ở thị trấn huyện lỵ.

Thành nhà hồ di sản văn hóa thế giới

Hướng dẫn viên giới thiệu giá trị các di vật phát hiện trong không gian văn hóa Tây Đô tới du khách.

Nhiều năm qua, Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ phối hợp các câu lạc bộ tuồng ở làng Bèo, chèo ở làng Như Áng xã Vĩnh Long, câu lạc bộ ca trù ở xã Vĩnh Ninh tổ chức các hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống phục vụ du khách; thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền các giá trị di sản, giáo dục ý thức bảo tồn di tích cho đông đảo học sinh phổ thông ở huyện Vĩnh Lộc và phục vụ hoạt động giáo dục ngoại khóa của các cơ sở giáo dục trong, ngoài tỉnh.

Các hoạt động thi tìm hiểu giá trị di sản, chụp ảnh, vẽ tranh, sản xuất clip quảng bá di tích, trải nghiệm kỹ thuật xây thành, làm nhà khảo cổ học được tổ chức, tạo hứng thú, hấp dẫn học sinh.

Tour du lịch tìm hiểu kiến trúc các ngôi nhà cổ, làng cổ Đông Môn, các thiết chế văn hóa cộng đồng; đưa du khách tới đàn tế Nam Giao, chùa Giáng, đền thờ Trần Khát Chân ở thị trấn huyện Vĩnh Lộc, kết nối tới quần thể di tích trong huyện, mở rộng không gian khám phá một vùng di sản, danh thắng.

Phó Giám đốc Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ, Nguyễn Văn Long cho rằng: Chúng tôi chủ động phối hợp các doanh nghiệp lữ hành khảo sát, khai thác tiềm năng du lịch, hiện tour du lịch bằng thuyền trên sông trải dài thảm lá ấu, hoa súng, ngắm phong cảnh đồng quê, khám phá một vùng non nước, các động Kim Sơn, Tiên Sơn ở xã Vĩnh An, Nghè Vẹt ở xã Vĩnh Hùng, chùa Hoa Long ở xã Vĩnh Thịnh, nơi in đậm dấu ấn văn hóa Chăm Pa thu hút khá đông khách thập phương.

Ngoài ra đơn vị tiếp tục phát huy vai trò của cộng đồng trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản, hỗ trợ đầu tư hệ thống điện, nước phục vụ sản xuất, thu mua, xây dựng, quảng bá các sản phẩm chế biến từ rau má, sâm báo cho nhân dân trong vùng, tạo điều kiện cho các hộ dân tổ chức các dịch vụ, giới thiệu, bày bán nông sản, đặc sản địa phương.

Theo Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Lộc, 9 tháng qua toàn huyện đón được 213.500 lượt khách du lịch, trong đó có 183.600 lượt khách khám phá Di sản thế giới Thành nhà Hồ.

Bàn về giải pháp tăng trưởng du lịch, Phó Giám đốc Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ, Trịnh Hữu Anh thông tin thêm: Đơn vị tăng cường khai thác các giá trị đặc trưng của di sản; tập hợp, thu hút người dân trong không gian văn hóa Tây Đô tổ chức hoạt động du lịch cộng đồng; phối hợp với các công ty du lịch lữ hành khảo sát, xây dựng các tour, tuyến du lịch, tăng cường kết nối với các di tích vệ tinh, đáp ứng nhu cầu thụ hưởng đa dạng loại hình, sản phẩm, tăng thu từ hoạt động du lịch.

Thành nhà Hồ cao bao nhiêu mét?

Đất đắp bên trong thoai thoải dần. Thành qua thời gian trên 6 thế kỷ đã bị bào mòn và có chỗ bị sạt lở, nhưng di tích tường thành chỗ còn lại vẫn dày khoảng 4-6m, chân thành rộng khoảng trên 20m. Bốn cửa thành xây theo kiểu vòm cuốn, bằng đá, riêng cửa Nam là cửa chính có ba cổng ra vào, dài trên 34m, cao hơn 10m.

Thành nhà Hồ do ai xây dựng?

Công trình được Hồ Quý Ly xây dựng vào năm 1397, từng được coi là kinh đô, trung tâm văn hóa chính trị xã hội của nước Đại Ngu dưới triều Hồ.

Nước ta có bao nhiêu di sản văn hóa thế giới?

Trong hệ thống các danh hiệu của UNESCO, di sản thế giới là danh hiệu danh giá nhất và lâu đời nhất. Các tiêu chí của di sản bao gồm tiêu chí của di sản văn hóa (bao gồm i, ii, iii, iv, v, vi) và di sản thiên nhiên (vii, viii, ix, x). Việt Nam hiện tại có 8 di sản thế giới được UNESCO công nhận.

Thành nhà Hồ được xây dựng như thế nào?

Theo đó, hệ thống cửa cuốn thành nhà Hồ được xây bằng cách đắp đất tạo thành hình vòm, sau đó ghép những khối đá tảng hình thang dạng múi bưởi lên trên. Sau khi hoàn thiện phần ghép đá, thợ sẽ xúc đất cốt nền đưa đi nơi khác. Ba bức tường thành phía Đông, Nam và Tây tương tự nhau về kích thước, kỹ thuật ghép đá.