Thánh Gióng là nhân vật như thế nào

Mục lục

1. Cảm nghĩ về nhân vật Thánh Gióng

Trong truyền thuyết cùng tên, Thánh Gióng là đại diện tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm trong lòng nhân dân ta. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ [tre] và hiện đại [roi sắt]. Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hóa những vị anh hùng trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kỳ lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng mà người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại [bằng sắt]. Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.

2.Phân tích nhân vậtThánh Gióng

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, có rất nhiều những câu chuyện cổ tích, những truyền thuyết đặc sắc được ông cha ta lưu truyền từ đời này qua đời khác. Những câu chuyện ấy thể hiện niềm mong ước, niềm tin vào một cuộc sống tốt đẹp, chân lý cái thiện luôn chiến thắng cái ác, người tốt ắt được ông trời phù hộ. Tuýp nhân vật chính thường là những người tài giỏi, có tài năng phi phàm, xuất thân kỳ lạ, hoặc do sống nhân nghĩa đạo đức nên thường được thần phật phù hộ. Thánh Gióng cũng là một trong số những truyền thuyết như vậy có đặc điểm như vậy.

Thánh Gióng là một nhân vật xuất hiện từ rất sớm, được xem là một trong 4 vị thần Bất tử trong tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam. Tương truyền ông được sinh ra vào khoảng thời vua Hùng Vương thứ 6, lúc ấy đất nước đang gặp cảnh khốn cùng bởi giặc n xâm lược, mà chưa có người tài ra giúp nước. Sự ra đời của ông có nhiều điểm kỳ lạ, thứ nhất mẹ ông là người đàn bà đã 60 tuổi, chẳng còn khả năng hoài thai nữa, ấy thế mà chỉ một hôm bà ra ruộng thấy có vết chân to, liền đưa chân ướm thử, rồi về nhà có thai sinh ra ông. Sự hoài thai thần kỳ của người mẹ dường như đã báo trước một cuộc đời đầy uy phong, lẫm liệt của cậu bé kỳ lạ này. Quá trình phát triển của cậu bé Gióng cũng chẳng bình thường như bao đứa trẻ khác, con người ta 10 tháng đã bập bẹ, còn Gióng đến 3 tuổi cũng chẳng nói lấy một lời. Thế mà thật lạ thay, khi nghe sứ giả của vua truyền tin tìm người tài diệt giặc thì bất ngờ, cậu lại mở miệng nói chuyện, còn cho vời sứ giả vào, xin một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt để đi giết giặc. Điều đó làm cho sứ giả, làng xóm và cả mẹ cậu bé cũng không thể nào tin nổi, bởi một đứa trẻ 3 tuổi thì sao có thể đi đánh giặc được. Để xóa tan mối nghi ngại và chuẩn bị cho hành trình diệt giặc của mình, Gióng liền vươn vai một cái đã trở thành người lớn, ăn biết bao nhiêu cơm cũng không no, mặc quần áo rộng cỡ nào cũng thấy chật. Như vậy dường như Gióng chỉ đợi sứ giả tìm đến, rồi hô biến thành một tráng sĩ "mình cao hơn trượng, uy phong, uy phong, lẫm liệt" với sức mạnh phi thường để diệt giặc. Từ đây chứng tỏ cậu bé Gióng chẳng phải người thường, mà có lẽ là một vị thần linh trên trời hóa thân thành để giúp nhân dân ta diệt giặc.

Hành trình đánh giặc của Thánh Gióng được miêu tả hết sức uy vũ và dũng mãnh, mang sức mạnh của một vị thần, một mình, một ngựa, một roi xông pha vào trận mạc đối đầu với hàng vạn quân giặc. Chiếc roi sắt quất đến đâu giặc chết như ngả rạ đến đấy, khiến chúng không kịp chạy trốn. Thậm chí vì chém giặc nhiều quá chiếc roi sắt được ban cũng không chịu được mà phải gãy làm đôi, lúc này đây không còn vũ khí, Thánh Gióng đã dùng sức mạnh của mình nhổ tre bên đường làm roi quất giặc, ném vào giặc khiến quân giặc phải kinh hoàng bạt vía trước sức mạnh tựa sấm sét ấy.

Sau khi đánh đuổi giặc n, Thánh Gióng cưỡi ngựa lên núi Sóc, trả lại quần áo cho nhân gian rồi bay về trời. Điều đó đã gián tiếp khẳng định thân phận của ông, vốn chẳng phải người phàm tục, mà là thần tiên được cử xuống giúp nước ta, thế nên cả quá trình ra đời trưởng thành và diệt giặc của ông mới có nhiều điểm ly kỳ đến thế. Có nhiều giả thiết cho rằng Thánh Gióng nguyên mẫu là lấy từ câu chuyện có thực về một vị tướng tài của nước ta, ông cũng đã từng tham gia đánh đuổi quân giặc sau đó bị thương nặng, nên đã cưỡi ngựa vào sâu trong rừng và không bao giờ trở ra nữa. Chính vì thế, người ta đã dựng nên giả thiết rằng ông bay về trời, để quên đi sự thực rằng ông đã trọng thương mà chết, đồng thời cũng là để hình tượng hóa vị anh hùng đã xả thân vì nước.

Truyền thuyết Thánh Gióng được lưu truyền lâu đời nhằm khẳng định sức mạnh của nhân dân ta trong cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào vẫn luôn có người có thể gánh vác trọng trách bảo vệ đất nước. Điều đó càng khẳng định những mong ước của nhân dân ta từ xưa đến nay về một cuộc sống tốt đẹp, niềm tin về chân lý cái thiện luôn chiến thắng cái ác, chính nghĩa ắt thắng gian tà, người tốt ắt có thần tiên phù hộ, từ đó hướng con người đến chữ "thiện" tốt đẹp. Đồng thời truyền thuyết cũng là cơ sở của nét tín ngưỡng lâu đời trong truyền thống của nhân dân Việt Nam, tạo nên một nét văn hóa đặc sắc cho dân tộc.

Phân tích nhân vật Thánh Gióng

Tuyển tập các bài văn mẫu hay về phân tích nhân vật Thánh Gióng hay nhất
Mục lục nội dung
  • 1. Dàn ý chung
  • 2. Tuyển tập các bài vănhayphân tích nhân vật Thánh Gióng
  • 2.1. Bài văn mẫu hay nhất
  • 2.2. Bài văn đạt điểm cao của học sinh lớp 6
Mục lục bài viết

Phân tích nhân vật Thánh Gióng - Đọc Tài Liệu gửi đến các em những hướng dẫn cơ bản cho một bài văn phân tích về nhân vật Thánh Gióng kèm theo một số bài văn mẫu hay tham khảo.

Dàn ý chung đề văn phân tích nhân vật Thánh Gióng

1. Mở bài

- Giới thiệu chung về truyền thuyết Thánh Gióng -một trong những bản anh hùng ca mở đầu cho truyền thống yêu nước của dân tộc ta.

2. Thân bài

* Kể tóm tắt truyền thuyết Thánh Gióng

- Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng:

+Giai đoạn đời vua Hùng Vương thứ sáu, tại làng Gióng có hai vợ chồng già lương thiện nhưng chưa có con.

+ Sau một buổi đi làm đồng, ướm chân mình lên vết chân to, người vợ đột nhiên mang thai.

-Sự lớn lên kì diệu của cậu bé Gióng:

+ Cậu bé khôi ngô nhưng lên ba tuổi vẫn không biết nói, biết cười, biết đi.

+ Tiếng nói đầu tiên mà cậu bé cất lên là tiếng nói đòi giết giặc ngoại xâm. Cậu bé yêu cầu sứ giả nói với nhà vua nhu cầu về việc rèn áo giáp sắt, ngựa sắt và roi sắt.

+ Cậu bé lớn nhanh như thổi và nhân dân đều vui lòng góp gạo để nuôi cậu bé.

- Chàng trai làng Gióng xung trận:

+ Khi giặc ồ ạt kéo đến, cậu bé bỗng vươn vai trở thành một tráng sĩ và ra trận giết giặc.

+ Vì giặc quá đông nên roi sắt bị gãy, tráng sĩ nhổ bụi tre bên đường quật vào lũ giặc.

+ Giặc tan, tráng sĩ cởi bỏ áo giáp sắt và bay thẳng về trời.

* Phân tích giá trị nội dung của truyền thuyết “Thánh Gióng”

– Truyền thuyết Thánh Gióng là bản anh hùng ca về người anh hùng chống giặc ngoại xâm.

– Sự lớn mạnh nhanh như thổi và vươn vai trở thành tráng sĩ của Thánh Gióng cho thấy sự trưởng thành của ý thức dân tộc tinh thần chống giặc ngoại xâm của cả cộng đồng.

– Truyền thuyết Thánh Gióng phản ánh sự thật lịch sử của dân tộc ta thời bấy giờ: thành tựu chế tạo vũ khí và sử dụng đồ bằng sắt của nền văn minh nước ta thời bấy giờ, tinh thần kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta từ buổi xa xưa.

* Phân tích giá trị nghệ thuật của truyền thuyết “Thánh Gióng”

– Sử dụng thành công yếu tố thần kì gắn với hành trang nhân vật.

– Ý nghĩa của yếu tố thần kì:

+ Mô-típ sự ra đời thần kì dự báo về chiến tích vẻ vang của nhân vật.

+ Tiếng nói đầu tiên cất lên cho thấy tinh thần chống giặc ngoại xâm mãnh liệt.

+ Sự hóa thân thể hiện rằng nhân dân đã bất tử hóa người anh hùng.

3. Kết bài

- Khát quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của truyền thuyết “Thánh Gióng”.

>> Hướng dẫn soạn bài Thánh Gióng chi tiết nhất

Video liên quan

Chủ Đề