Thặng dư tài khoản vãng lai là gì năm 2024

Thặng dư tài khoản vãng lai của Nhật Bản trong năm 2023 đã tăng lên 20.630 tỷ yen (140 tỷ USD) nhờ lợi nhuận kỷ lục từ đầu tư nước ngoài và thâm hụt thương mại giảm mạnh.

Thặng dư tài khoản vãng lai là gì năm 2024
Đồng yen của Nhật Bản. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 8/2, Chính phủ Nhật Bản công bố số liệu cho thấy thặng dư tài khoản vãng lai của nước này trong năm 2023 đã tăng lên 20.630 tỷ yen (140 tỷ USD), gần gấp đôi so với một năm trước đó, nhờ lợi nhuận kỷ lục từ đầu tư nước ngoài và thâm hụt thương mại giảm mạnh.

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, thu nhập cơ bản tăng lên 34.560 tỷ yen, mức cao nhất kể từ khi có dữ liệu so sánh vào năm 1985, trong đó đồng yen yếu đã làm tăng giá trị lợi nhuận đầu tư của các công ty Nhật Bản.

Trong một báo cáo sơ bộ, Bộ Tài chính cho biết thâm hụt thương mại đã giảm hơn một nửa xuống còn 6.630 tỷ yen sau khi xuất khẩu tăng 1,5% lên 100.270 tỷ yen và nhập khẩu giảm 6,6% xuống 106.900 tỷ yen.

Xuất khẩu ôtô tăng mạnh, đặc biệt là sang Mỹ, đã thúc đẩy tổng lượng hàng xuất khẩu của Nhật Bản.

Ngành du lịch Nhật Bản cũng hồi sinh sau khi chịu ảnh hưởng của các hạn chế liên quan đến dịch COVID-19 với mức thặng dư du lịch lớn nhất từ trước đến nay là 3.400 tỷ yen.

Thặng dư du lịch có nghĩa là chi tiêu của du khách nước ngoài đến Nhật Bản vượt xa số tiền chi tiêu của người Nhật Bản ở nước ngoài.

Chỉ riêng trong tháng 12/2023, Nhật Bản báo cáo thặng dư tài khoản vãng lai 744,3 tỷ yen, tăng mạnh so với mức 9,5 tỷ yen một năm trước đó./.

Thặng dư tài khoản vãng lai là gì năm 2024

Đồng yen suy yếu do kỳ vọng Mỹ hạ lãi suất giảm dần

Trong phiên 17/1, đồng yen giao dịch ở mức khoảng 148,3 yen đổi 1 USD, giảm gần 1% trong phiên này và gần 2% so với tuần trước.

(ĐCSVN) – Ngày 10/4, Bộ Tài chính Nhật Bản công bố báo cáo sơ bộ cho thấy, nước này ghi nhận thặng dư tài khoản vãng lai tháng 2 vừa qua giảm 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức 2.200 tỷ Yen (16,6 tỷ USD).

Thặng dư tài khoản vãng lai là gì năm 2024
Trụ sở Bộ Tài chính Nhật Bản tại Thủ đô Tokyo. (Ảnh: Kyodo)

Cụ thể, thâm hụt thương mại hàng hóa của Nhật Bản trong tháng 2 ở mức 604,1 tỷ Yen (4,56 tỷ USD), trong khi thâm hụt thương mại dịch vụ (bao gồm vận chuyển hàng hóa và hành khách) tăng nhẹ lên mức 220,4 tỷ Yen (1,66 triệu USD).

Dữ liệu cũng cho thấy, thặng dư lĩnh vực du lịch trong tháng 2 ở mức 223,9 tỷ Yen, tăng từ mức 14 tỷ Yen so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ số lượng du khách quốc tế đến Nhật Bản tăng mạnh sau khi các biện pháp kiểm soát biên giới nghiêm ngặt để phòng chống đại dịch COVID-19 đã được nới lỏng. Thặng dư du lịch có nghĩa là số tiền du khách nước ngoài đến Nhật Bản chi tiêu cao hơn số tiền người Nhật chi tiêu ở nước ngoài. Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Tổ chức Du lịch Quốc gia Nhật Bản, gần 1,5 triệu du khách quốc tế đã đến Nhật Bản trong tháng 2/2023.

Cũng theo báo cáo, giá trị nhập khẩu và xuất khẩu của Nhật Bản tăng lần lượt 9,8% và 4,5% trong tháng 2 so với cùng kỳ năm ngoái.

Bên cạnh đó, nguồn thu chính của ngân sách nhà nước, phản ánh lợi nhuận từ các khoản đầu tư của Nhật Bản ở nước ngoài trong tháng 2 vừa qua, đạt thặng dư 3.440 tỷ Yen (25,96 tỷ USD), tăng 18,6% so với cùng kỳ năm ngoái trong bối cảnh lãi suất ở nước ngoài cao hơn và đồng Yen yếu.

Trong tháng 2, đồng Yen đã giảm 15,2% giá trị so với đồng USD và 9% so với đồng euro so với cùng kỳ năm trước, khiến giá trị hàng nhập khẩu tăng, gây bất lợi cho Nhật Bản, song lại thúc đẩy nguồn thu của các nhà xuất khẩu nước này tại thị trường nước ngoài.

Đồng Yen lao dốc đã làm giảm giá trị tài sản quốc gia của Nhật Bản trong năm 2022, khi cuộc xung đột tại Ukraine khiến giá dầu mỏ và các hàng hóa khác tăng vọt. Tuy nhiên, ở khía cạnh tích cực, đồng Yen yếu hơn khiến du khách nước ngoài được hưởng lợi khi đi du lịch giá rẻ tại Nhật Bản trong bối cảnh nước này dỡ bỏ các biện pháp kiểm soát dịch COVID-19 nghiêm ngặt và mở cửa đón khách quốc tế trở lại.

Đồng Yen đã liên tục suy yếu so với đồng USD trong nhiều tháng, khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất để chống lạm phát nhưng Ngân hàn Trung ương Nhật Bản (BoJ) vẫn duy trì chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng để bảo vệ đà tăng trưởng kinh tế mong manh của quốc gia.

Quyết định giữ nguyên lãi suất của BoJ được đưa ra trong bối cảnh lạm phát ở Nhật Bản đã tăng cao hơn nhiều so với mục tiêu mà BoJ đã đặt ra. Lạm phát tại Nhật Bản đã ghi nhận mức cao nhất trong vòng 40 năm qua vào tháng 11/2022 và dự báo sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Tỷ lệ lạm phát cao đã làm dấy lên kỳ vọng BoJ sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ trong năm nay để ngăn áp lực tăng giá. BoJ đã áp dụng chính sách tiền tệ siêu thấp trong gần một thập kỷ qua, bất chấp tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.

BoJ là một trong số ít các Ngân hàng Trung ương trên thế giới hiện vẫn giữ chính sách lãi suất siêu lỏng, trong khi phần lớn các Ngân hàng Trung ương đều nâng mạnh lãi suất để kiềm chế lạm phát và theo kịp tốc độ nâng lãi suất của FED./.