Than đá được hình thành như thế nào sinh 6

Sự hình thành than đá : Cách đây khoảng 300 triệu năm, khí hậu trên Trái Đất rất thích hợp với sự sinh trưởng của Quyết (nóng ẩm quanh năm. xương mù và mưa lớn nhiều). Quyết phát triển rất nhanh làm thành những khu rừng lớn (toàn nhữngcậy thân gỗ) có cây cao tới 40m. Về sau, do sự biến đổi của vỏ Trái Đất, những khu rừng này bị chết và bị vùi sâu dưới đất. Do tác dụng của vi khuẩn, của sức nóng, sức ép của tầng trên Trái Đất mà chúng biến thành than đá. Vi khuẩn có vai trò quan trọng trong tự nhiên và đời sống con người: chúng (1)... xác (2) ... thành các chất đơn giản, khép kín vòng tuần hoàn (3)... trong tự nhiên. (4)... góp phần hình thành than đá, dầu lửa.

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 200k/1 năm học), luyện tập hơn 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết.

Nâng cấp VIP

Sự hình thành than đá : Cách đây khoảng 300 triệu năm, khí hậu trên Trái Đất rất thích hợp với sự sinh trưởng của Quyết (nóng ẩm quanh năm, sương mù và mưa lớn nhiều). Quyết phát triển rất nhanh làm thành những khu rừng lớn (toàn những cây thân gỗ) có cây cao tới 40m. Về sau, do sự biến đổi của vỏ Trái Đất, những khu rừng này bị chết và bị vùi sâu dưới đất. Do tác dụng của vi khuẩn, của sức nóng, sức ép của tầng trên Trái Đất mà chúng biến thành than đá.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

So sánh cơ quan sinh dưỡng của cây rêu và cây dương xỉ, cây nào có cấu tạo phức tạp hơn ?

Câu 2:

Sưu tầm các loại dương xỉ gặp ở địa phương. Nhận xét về đặc điểm chung của chúng. Làm thể nào để nhận biết được một cây thuộc Dương xỉ ?

Câu 3:

Hãy quan sát kĩ các bộ phận cây dương xỉ, ghi lại đặc điểm, chú ý xem lá non có đặc điểm gì? So sánh đặc điểm bên ngoài của thân, lá, rễ cây dương xỉ và cây rêu ?

Câu 4:

Sau khi quan sát một số cây dương xi, hãy cho biết có thể nhận ra một cây thuộc dương xỉ nhờ đặc điểm nào của lá?

Câu 5:

Nhìn hình vẽ cho biết vòng cơ có tác dụng gì?

Quan sát sự phát triển của bào tử . Nhận xét và so sánh với rêu?

Câu 6:

Lật mặt dưới một lá già lên để tìm xem có thấy các đốm nhỏ? Dùng kim nhọn gạt nhẹ một vài hạt bụi nhỏ trong mỗi đốm, đặt lên phiến kính quan sát dưới kính hiển vi, ta thấy những hạt bụi đó là các túi bào tử có hình như sau (H.39.2)

Muốn biết than đá được hình thành như thế nào, bạn cần phải hóa thân thành một nhà khảo cổ, một nhà sinh học và một nhà địa chất học.

Than đá đươc hình thành ở kỷ các bon. Một đặc điểm nổi bật của trầm tích của hệ Carbon là những tầng chứa than đá rất phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới như Tây Âu, Bắc Mỹ, Nga, Trung Quốc, v.v… Đây là lần đầu tiên hình thành những mỏ lớn than đá có ý nghĩa kinh tế trong lịch sử Trái Đất. Những tầng chứa than này là nguồn năng lượng chủ yếu cho phát triển công nghiệp ở thế kỷ 19 và ngày nay cũng vẫn còn có ý nghĩa kinh tế quan trọng. Thành tạo than đá – một đặc điểm nổi bật của kỷ Carbon.

Than đá được hình thành như thế nào sinh 6
Biểu đồ sự phụ thuộc tỷ lệ % khối lượng trầm tích theo thời gian triệu năm. C 1 2 3 là kỷ than đá.

Theo biểu đồ trên, nhìn chú thích số 6 : Trầm tích chứa than các bạn có thể quan sát được % than đá chiếm bao nhiêu trong số tổng khổi lượng trầm tích. Như vậy với khoảng 5% tổng trầm tích chứa than đá, chúng ta đã có một khối lượng than đá khổng lồ.

Khung cảnh

Trong kỷ Carbon, ở những khu vực nhiệt đới, xích đạo phổ biến các lớp trầm tích biển nông với sự xen kẽ với những lớp tướng đầm hồ, tam giác châu chứa các vỉa than.

Than đá được hình thành như thế nào sinh 6
Than đá được hình thành Từ Thời xa xưa hàng triệu năm

Các nhịp trầm tích như vậy lặp đi lặp lại nhiều lần, có khi đạt tới bề dày hàng nhiều nghìn mét. Điều này chứng tỏ trong Carbon ở những nơi này đã có nhiều đợt biển ngập và biển rút, khi biển rút điều kiện đầm hồ, tam giác châu hình thành và là nơi phát triển những khu rừng phong phú thực vật trong môi trường đầm lầy.

Khi đó vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ chưa phát triển, do đó gỗ của những thân cây chết được tích lũy và qua thời gian lâu dài vẫn không bị phân hủy nên chất đống lại rồi bị chôn vùi dưới những lớp trầm tích mới. Đó chính là nguồn tạo than đá trong trầm tích hệ Carbon.

Than đá được hình thành như thế nào ?

Than đá được hình thành do các vết tích bị nén chặt của thực vật sống trong đầm lầy 250-350 triệu năm trước. Đấy là vào kỷ Carbon, khi động vật nguyên thuỷ lần đầu tiên xuất hiện trên cạn. Than đá hình thành từ vết tích của dương xỉ và các động vật nguyên thuỷ khác, bị bùn cát bao phủ và chôn vùi như một dạng đá mới. Trải qua nhiều triệu năm, vật liệu này biến thành than đá.

Than đá được hình thành như thế nào sinh 6
Than đá được hình thành theo cách như thế này

Ngày nay, quá trình tương tự cũng diễn ra ở các đầm lầy than bùn, nơi mà vết tích của các bãi cây bụi thấp mục rữa tạo thành than bùn. Khi than bùn khô, nó cháy giống như than đá. Ở một số nơi trên thế giới, diệp thạch (than nâu) được khai thác. Dạng than đá cứng nhất và tinh khiết hơn gọi là anthracit chứa rất ít tạp chất. Quý vị đã đọc bài: Than đá được hình thành như thế nào ?

Than đá được hình thành như thế nào sinh 6
Khu rừng có hình dáng cổ đại ( ảnh chụp thời nay những năm 2000)

Than đá được hình thành như thế nào sinh 6
Một góc khung cảnh kỷ than đá

Than đá được hình thành như thế nào sinh 6
Hóa thạch san hô và tay cuộn tuổi Cacbon

Các trầm tích than đá

“Các trầm tích than đá” là lớn trong kỷ Than Đá chủ yếu là do hai yếu tố. Yếu tố đầu tiên trong số này là sự xuất hiện của các cây thân gỗ có vỏ (và cụ thể là sự tiến hóa của các sợi lignin trong vỏ). Yếu tố thứ hai là các mực nước biển thấp hơn đã diễn ra trong kỷ Than Đá khi so sánh với các mức tương tự của kỷ Devon. Điều này đã cho phép sự phát triển của các đầm lầy và rừng rộng lớn vùng đất thấp tại Bắc Mỹ và châu Âu. Một số học giả đưa ra giả thuyết rằng một lượng lớn gỗ đã bị chôn vùi trong thời kỳ này là do các động vật và các vi khuẩn phân hủy vẫn chưa kịp tiến hóa để có thể tiêu hóa được lignin một cách có hiệu quả. Sự chôn vùi rộng lớn của cacbon sản xuất sinh học đã dẫn tới sự tạo thành một lượng ôxy dư thừa trong khí quyển; người ta ước tính khi đó nồng độ ôxy có thể lên cao tới 35% so với chỉ khoảng 21% ngày nay [1]. Mức ôxy cao này có lẽ đã làm gia tăng các hoạt động cháy rừng cũng như tạo ra các loài côn trùng và động vật lưỡng cư khổng lồ.