Tham khảo môn văn hk2 lớp 10 của bộ gd&đt năm 2024

Thuở ấy, thế gian mới chỉ có các vị thần. Mặt đất mênh mông dẫu đã có khá nhiều vị thần cai quản song vẫn còn hết sức vắng vẻ. Chim bay trên trời và gia súc gặm cỏ trên đồng, nhưng không ai chăn gia súc, không ai bắt cá và không ai nghe chim hót. Không muốn để tình cảnh buồn tẻ đó kéo dài, bữa kia hai anh em Prômêthê và Êpimêthê xin với Uranôx và Gaia tạo ra thế gian thêm nhiều nhiều cái gì đó cho cuộc sống đông vui. Uranôx và Gaia ưng thuận. Hai vị giao luôn việc đó cho hai anh em. Cậu em Êpimêthê lấy đất và nước nhào nặn ra, trước hết là các loài vật và ban cho mỗi con vật một đặc ân của thần, một đặc tính để có thể phòng thân, hộ vệ, bảo vệ được cuộc sống của giống loài mình.

[…] Công việc làm xong xuôi, Êpimêthê gọi Prômêthê đến để xem lại. Mọi việc đều tốt, rất tốt nữa là đằng khác. Nhưng xem kĩ ra thì tai hại thay, còn sót lại một con, một con mà chàng Êpimêthê – đần độn lại quên mất chẳng ban cho một đặc ân, một “vũ khí” gì. Đó là con người! Một con người nhưng trần trụi, trần trụi hoàn toàn. Làm thế nào để con người sống được ở thế gian khi các đặc ân đã sử dụng, phân phối hết rồi? Con người sẽ sống thế nào trước các con vật: hổ, báo, voi, sói, vẹt, nhím, gấu, ngựa, sư tử, cá, chim… là những con vật đã được sáng tạo hoàn hảo? Là những con vật đã được ban cho đặc ân của thần thánh? Và rồi còn phải đương đầu với nắng mưa, bão tố, núi lửa phun, nước sông dâng, đất liền phút chốc thành biển cả, bãi bể hóa nương dâu….biết bao tai họa khôn lường? Prômêthê đã nghĩ như thế. Và vị thần có bộ óc thông minh, có tài nhìn xa trông rộng này quyết sửa chữa bằng được cái thiếu sót của chú em lơ đễnh, đần độn của mình. Prômêthê dựa theo thân hình trang nhã của các vị thần tái tạo lại con người cho có một thân hình đẹp đẽ thanh tao. Phải làm cho con người đẹp đẽ, thanh tao hơn hẳn con vật. Prômêthê lại làm cho con người đứng thẳng lên, đi bằng hai chân để đôi tay được thảnh thơi làm nhiều việc khác. Nhưng như thế vẫn chưa đủ. Con người vẫn còn yếu và thua kém nhiều so với các con vật. Phải làm cho con người mạnh hơn hẳn con vật thì mới có thể sống được trong thế gian này. Prômêthê liền băng ngay lên bầu trời cao xa tít tắp, đến tận cỗ xe của thần Mặt trời Hêliôx, lấy lửa của thần Mặt trời châm vào ngọn đuốc của mình đem xuống trao cho loài người. Và thế là từ đó, thế gian, mặt đất lúc nào cũng rực cháy ngọn lửa của Prômêthê ban cho. Con người thoát khỏi cảnh sống tối tăm, giá lạnh, đói khát. Ngọn lửa trở thành người bạn thân thiết, người bảo vệ chắc chắn nhất, một vũ khí mạnh nhất của loài người. Ngọn lửa của con người hơn hẳn bộ lông dày, hàm răng sắc, cặp móng nhọn, thân hình đồ sộ, khỏe mạnh, tài bay cao, nhìn xa, chạy nhanh của bất cứ con vật nào. Và với ngọn lửa của Prômêthê, con người, từ thế hệ này qua thế hệ khác, tạo dựng cuộc sống của mình ngày càng văn minh hạnh phúc hơn.

Cơn giận dữ của Dớt cũng dội xuống Prômêthê. Chúa tể các vị thần cử con trai mình – thần thợ rèn Hêphaixtôx trói Prômêthê vào một tảng đá cao nhất trên dãy núi Côcadơ bằng những dây xích nặng và chắc chắn.

[Thần thoại Hi Lạp, NXB Văn hóa – Thông tin Hà Nội, 2006, tr. 32-34]

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 [trình bày ngắn gọn]:

Câu 1. Xác định ngôi kể của người kể chuyện.

Câu 2. Liệt kê một số từ ngữ, hình ảnh miêu tả tình cảnh buồn tẻ của thế gian khi mới chỉ có các vị thần.

Câu 3. Anh/Chị suy nghĩ gì về việc Êpimêthê quên không ban cho con người một đặc ân, một vũ khí?

Câu 4. Nhận xét về một phẩm chất của Prômêthê được thể hiện trong đoạn trích.

Câu 5. Theo anh/chị, ngọn lửa của Prômêthê có thực sự giúp con người tạo dựng cuộc sống của mình ngày càng văn minh hạnh phúc hơn? Hãy giải thích.

II. PHẦN VIẾT [6,0 điểm]

Câu 1. [2,0 điểm]

Viết một đoạn văn nghị luận [khoảng 200 chữ] làm rõ đặc điểm của thơ Đường luật qua bài thơ sau của Nguyễn Trãi:

Phiên âm:

MỘ XUÂN TỨC SỰ

Nhàn trung tận nhật bế thư trai, Môn ngoại toàn vô tục khách lai. Đỗ Vũ thanh trung xuân hướng lão, Nhất đình sơ vũ luyện hoa khai.

Dịch thơ:

CUỐI XUÂN TỨC SỰ

Suốt ngày nhàn nhã khép phòng văn Khách tục không ai bén mảng gần Trong tiếng cuốc kêu xuân đã muộn Đầy sân mưa bụi nở hoa xoan.

[Thơ văn Nguyễn Trãi, NXB Giáo dục, 1980]

Câu 2. [4,0 điểm]

Một người bạn của em suy nghĩ và hành động theo phương châm: Đèn nhà ai nhà nấy rạng.

Em hãy viết bài văn thuyết phục bạn thay đổi quan niệm trên.

----HẾT------

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Họ và tên: ……………………………. SBD: ……………………………………………….

SỞ GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC

TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ

HDC KHẢO SÁT CHUYÊN ĐỀ THÁNG 1 NĂM 2024

MÔN: NGỮ VĂN 10

[HDC gồm 02 trang]

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

4,0

1

Xác định ngôi kể: Người kể chuyện ở ngôi thứ 3.

0,5

2

Liệt kê một số từ ngữ, hình ảnh miêu tả tình cảnh buồn tẻ của thế gian khi mới chỉ có các vị thần: Mặt đất mênh mông, vắng vẻ, không ai chăn gia súc, không ai bắt cá, không ai nghe chim hót.

0,5

3

HS có thể bày tỏ suy nghĩ theo nhận thức, quan điểm, cách hiểu của bản thân về việc Êpimêthê quên không ban cho con người một đặc ân, một vũ khí. Dưới đây là một số gợi ý:

- Ngay cả các vị thần cũng có lúc sơ suất.

- Con người vốn không hoàn hảo, không phải mạnh nhất trên thế gian.

- Con người cần hoàn thiện bản thân không ngừng để sinh tồn…

1,0

4

Nhận xét một phẩm chất nổi bật của Prômêthê trong văn bản:

- Chỉ ra được một phẩm chất của Prômêthê: thông minh, dũng cảm, nhân hậu, sáng tạo,…

- Nhận xét về phẩm chất nổi bật đã chỉ ra [Gợi ý: vai trò/ý nghĩa/tầm quan trọng của phẩm chất đó đối với cộng đồng, tác động của phẩm chất đến HS… ]

1,0

5

Về quan điểm ngọn lửa của Prômêthê có thực sự giúp con người tạo dựng cuộc sống của mình ngày càng văn minh hạnh phúc hơn, HS có thể trả lời theo các hướng:

- Có giúp con người tạo dựng cuộc sống ngày càng văn minh hạnh phúc. Vì ngọn lửa đem đến ánh sáng văn minh; giúp con người thoát khỏi cuộc sống tăm tối, biết dùng lửa để xua đuổi thú dữ, sưởi ấm, nấu nướng, tạo nền tảng vững chắc cho sự sáng tạo, phát triển về mọi mặt từ lao động, sản xuất tạo ra vật chất đến nâng cao đời sống tinh thần cho con người.

- Có nhưng chưa đủ. Vì ngoài những giá trị mà ngọn lửa mang đến thì cuộc sống văn minh hạnh phúc còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: quan niệm về hạnh phúc, trình độ văn hóa, cách ứng xử của con người… Điều đó lí giải vì sao trong thời đại ngày nay vẫn còn nhiều người bất hạnh, khổ đau, nhiều người phải sống trong chiến tranh, bạo lực,…

- Không giúp con người tạo dựng cuộc sống văn minh hạnh phúc. Lí giải thuyết phục…

1,0

II

VIẾT

6,0

1

Viết một đoạn văn nghị luận [khoảng 200 chữ] làm rõ đặc điểm của thơ Đường luật qua bài thơ Cuối xuân tức sự của Nguyễn Trãi.

2,0

  1. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn:

Xác định đúng yêu cầu hình thức và dung lượng [khoảng 200 chữ] của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25

  1. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: đặc điểm của thơ Đường luật được thể hiện trong văn bản “Cuối xuân tức sự”.

0,25

  1. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận

- Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý:

Hình ảnh trong bài thơ có tính ước lệ, tượng trưng cao, chứa đựng tâm sự, cảm xúc của nhà thơ về thiên nhiên, thời cuộc và con người. Điều đó được thể hiện qua hình tượng nhân vật trữ tình nhàn nhã, khép phòng văn, lánh xa cõi trần thế nhiều cạm bẫy, thủ đoạn, bon chen, giành giật. Một tâm thế nhàn hiếm có trong đời Nguyễn Trãi nhưng không ít xót xa. Tuy khép mình trong phòng văn nhưng tâm hồn ông vẫn giao cảm với cuộc sống bên ngoài, vẫn nghe âm thanh tiếng chim cuốc và cảm nhận hoa xoan nở rơi đầy sân. Phải chăng, tiếng chim cuốc là hồn Thục đế khắc khoải nỗi đau mất nước và hoa xoan nở thật bình dị ẩn chưa một niềm hi vọng vào sự đổi thay? Bài thơ ngắn gọn, ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, vần bằng được gieo ở cuối các câu 1,2,4 tạo nên âm hưởng nhẹ nhàng, sâu lắng, tha thiết cho bài thơ.

- Sắp xếp được hệ thống ý hợp lí theo đặc điểm bố cục của kiểu đoạn văn.

0,5

  1. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

- Lựa chọn được thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận: Đặc điểm của thơ Đường luật được thể hiện trong văn bản “Cuối xuân tức sự”.

- Trình bày rõ quan điểm và hệ thống ý.

- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng…

Chủ Đề