Tập hợp A 0 1 có bao nhiêu phần tử

Đề bài

Mỗi tập hợp sau có bao nhiêu phần tử?

a) Tập hợp A các số tự nhiên x mà x – 8 = 12

b) Tập hợp B các số tự nhiên x mà x + 7 = 7

c) Tập hợp C các số tự nhiên x mà x . 0 = 0

d) Tập hợp D các số tự nhiên x mà x . 0 = 3

Đáp án 

Câu a : Ta có x – 8 = 12 = > x = 12 + 8 = 20. Vậy tập hợp A chỉ có 1 phần tử là

A = { 20 }

Câu b : Ta có x + 7 = 7 = > x = 7 – 7  = 0. Vậy tập hợp B có 1 phần tử là

B = { 0 }

Câu c : x . 0 = 0 với mọi x ∈ N. Vậy

 C = N hay C có vô số phần tử.

Câu d : Vì mọi số tự nhiên nhân với 0 đều bằng 0 do đó không có số tự nhiên x nào để x . 0 = 3. Vậy

 D = ∅ hay D không có phần tử nào.

Bài Tập 17 Trang 13 SGK

Để bài 

Viết các tập hợp sau và cho biết mỗi tập hợp có bao nhiêu phần tử?

a) Tập hợp A các số tự nhiên không vượt quá 20

b) Tập hợp B các số tự nhiên lớn hơn 5 nhưng nhỏ hơn 6

Bài giải 

Câu a : tập hợp các số tự nhiên không quá 20 có nghĩa là các số đó phải nhỏ hơn hoặc bằng 20.

A = { 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20}

Vậy A có 21 phần tử

Câu b : không tồn tại số tự nhiên lớn hơn 5 và nhỏ hơn 6 nên

B = ∅

Vậy B không có phần tử nào

Bài Tập 18 Trang 13 SGK

Câu hỏi

Cho A = {0}. Có thể nói A là tập hợp rỗng hay không?

Bài giải

Tập hợp A có một phần tử là phần tử 0. Trong khi tập rỗng là tập không có phần tử nào. Do đó không thể nói rằng A là tập rỗng.

Bài Tập 19 Trang 13 SGK

Đề bài

Viết tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 10, tập hợp B các số tự nhiên nhỏ hơn 5 rồi dùng kí hiệu ⊂ để thể hiện quan hệ giữa hai tập hợp trên.

Bài giải 

Tập hợp A gồm các số tự nhiên nhỏ hơn 10 gồm

A = { 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9}

Tập hợp B gồm các số tự nhiên nhỏ hơn 5 gồm

B = { 0, 1, 2, 3, 4}

Nhìn 2 tập hợp trên ta thấy B là tập hợn con của A. Tâph hợp con được ký hiệu là

B ⊂ A

Bài Tập 20 Trang 13 SGK

Đề bài 

Cho tập hợp A = {15 ,24}. Điền kí hiệu ∈, ⊂, = vào ô vuông cho đúng:

   ;   ;  

Bài giải 

a) 15 ∈ A

b) {15} ⊂ A

c) {15, 24} = A

Bài giải toán lớp 6 còn lại trong chương I

Bài 3: Ghi số tự nhiên

Bài 5: Phép cộng và phép nhân

  • Phép cộng và phép nhân – Luyện Tập 1
  • Phép cộng và phép nhận – Luyện Tập 2

Bài 6: Phép trừ và phép chia

  • Phép trừ và phép chia – Luyện Tập 1
  • Phép trừ và phép chia – Luyện Tập 2

Bài 7: Lũy thừa cơ số mũ tự nhiên – nhân hai lũy thừa cùng cơ số

  • Lũy thừa với số mũ tự nhiên – nhân hai lũy thừa cùng cơ số – Luyện Tập

Các bài tập về Số phần tử của một tập hợp. Tập hợp con – sách bài tập toán lớp 6

Câu 29. Viết các tập hợp sau và cho biết mỗi tập họp có bao nhiêu phần tử ?

Tập họp A các số tự nhiên X mà X – 5 = 13

Tập họp B các số tự nhiên X mà X + 8 = 8

Tập họp c các số tự nhiên X mà X . 0 = 0

Tập họp D các số tự nhiên X mà X . 0 = 7.

Câu 30. Viết các tập họp sau và cho biết mỗi tập họp có bao nhiêu phần tử ?

a) Tập họp các số tự nhiên không vượt quá 50

b) Tập họp các số tự nhiên lớn hơn 8 nhưng nhỏ hơn 9.

Câu 31. Cho A = { 0 }. Có thể nói rằng A = Ø hay không ?

Câu 32. Viết tập họp A các số tự nhiên nhỏ hơn 6, tập họp B các số tự nhiên nhỏ hơn 8, rồi dùng kí hiệu c để thể hiện quan hệ giữa hai tập hợp trên.

Câu 33. Cho tập họp A = { 8 ; 10 }. Điền kí hiệu ∈,⊂ hoặc = vào chỗ vuông :

a) 8 …… A ;

b) { 10 }…… A ;

c) {8;10} …… A

Câu 34. Tính số phần tử của các tập họp :

a) A ={ 40; 41; 42;… ;100 }

b) B = {10; 12; 14;…;98 }

c) C ={35; 37; 39;… ; 105 }.

Câu 35. Cho hai tập họp: A = { a, b, c, d }, B = { a, b }.

Dùng kí hiệu ⊂ để thể hiện quan hệ giữa hai tập họp A và B

Dùng hình vẽ minh hoạ hai tập họp A và B.

Xem thêm Số phần tử của một tập hợp.

Tập hợp con -Phần 2 tại đây.

Đáp án

Câu 29.

a) Ta có x – 5 = 13 => x = 18 Vậy

Tập hợp A có một phần tử

b) Ta có  x + 8 = 8 => x = 0 . Vậy

Tập hợp B có một phần tử

c) Ta có x . 0 = 0 => x ∈ N . Vậy C = N

Tập hợp C có vô số phần tử.

d) Không có giá trị nào của c thỏa mãn x . 0 = 7 . Vậy D =∅

Tập hợp D không có phần tử nào.

Câu 30.

a) Tập hợp các số tự nhiên không vượt quá 50 :

Tập hợp A có ( 50 – 0) + 1 = 51 phần tử

b) Vì 8 và 9 là hai số tự nhiên liên tiếp nên không có số tự nhiên nào lớn hơn 8 nhưng nhỏ hơn 9.  Vậy B = ∅

Tập hợp B không có phần tử nào.

Câu 31. Không thể nói A = ∅ vì tập hợp rỗng không có phần tử nào trong khi tập hợp A có một phần tử là 0.

Câu 32.

Tập hợp  A={012345

Tập hợp  B={01234567

Ta có A ⊂ B

Câu 33.

a) 8 ∈ A                       b) {10⊂ A                    c) {8;10A

Câu 34.

a) Tập hợp A gồm các số tự nhiên liên tiếp từ 40 đến 100 nên số phần tử của A là ( 100 – 40) +1 = 61

Vậy tập hợp A có 61 phần tử.

b) Tập hợp B gồm các số tự nhiên chẵn liên tiếp từ 10 đến 98 nên số phần tử của B là : (98 – 10 ) : 2 + 1 = 88 : 2 + 1 = 45

Vậy tập hợp B có 45 phần tử

c) Tập hợp C gồm các số tự nhiên lẻ liên tiếp từ 35 đến 105 nên số phàn tử của tập hợp C là : ( 105 – 35) : 2 +1 = 36

Vậy tập hợp C có 36 phần tử

Câu 35.

a) Ta có B ⊂ A

b)

Tập hợp A 0 1 có bao nhiêu phần tử