Tại sao quan hệ lần thứ 3 vẫn chảy máu

Chảy máu khi quan hệ có phải là dấu hiệu cảnh báo ung thư hay tình trạng sức khỏe nguy hiểm khác?Hello Bacsi cùng bạn giải đáp thắc mắc trong bài viết sau đây!

Quan hệ ra máu âm đạo có thể là hiện tượng bình thường ở một số phụ nữ. Với những người khác, quan hệ bị chảy máu có thể là dấu hiệu nhiễm trùng hoặc cảnh báo ung thư cổ tử cung. Tại sao khi qua hệ lại ra máu? Chảy máu khi quan hệ có nguy hiểm không?

Những nguyên nhân gây chảy máu sau khi quan hệ

Tại sao khi quan hệ lại ra máu? Các nguyên nhân phổ biến gây chảy máu âm đạo khi quan hệ thường bắt nguồn từ cổ tử cung – đoạn cuối hình ống hẹp của tử cung nối liền với âm đạo.

Một trong những nguyên nhân gây chảy máu khi quan hệ hoặc sau khi quan hệ bị chảy máu là tình trạng viêm nhiễm ở cổ tử cung. Bệnh có thể kéo dài và hoàn toàn không gây nguy hiểm.

Ra máu khi quan hệ cũng có thể xảy ra khi bạn mắc một bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh chlamydia hoặc bệnh lậu. Cả hai bệnh này đều có thể khiến bạn bị chảy máu sau khi quan hệ tình dục.

Tại sao đang quan hệ lại ra máu? Tác nhân phổ biến thứ hai gây nên tình trạng chảy máu sau khi quan hệ tình dục là bệnh polyp cổ tử cung. Các khối u này thường phát triển rất nhỏ, khoảng từ 1–2 cm và xuất hiện ở bề mặt cổ tử cung nơi nối liền với âm đạo. Hầu hết các khối u thường không phải là ung thư, do đó bác sĩ có thể loại bỏ chúng nhanh chóng ngay trong buổi khám.

Ngoài ra, các nguyên nhân khác gây chảy máu âm đạo sau khi quan hệ tình dục bao gồm:

  • Cọ xát quá mức trong khi quan hệ tình dục hoặc không đủ độ bôi trơn
  • Xuất huyết tử cung thông thường nếu bạn vừa bắt đầu hoặc sắp kết thúc chu kỳ kinh nguyệt
  • Quan hệ ra máu do nhiễm trùng cổ tử cung hoặc âm đạo
  • Các vết loét ở bộ phận sinh dục do virus herpes hoặc các bệnh lý khác gây ra
  • Một khu vực tiền ung thư cổ tử cung
  • Quan hệ bị ra máu do lộn màng cổ tử cung [tình trạng lớp màng trong của cổ tử cung lộn ngược ra ngoài miệng cổ tử cung và phát triển ở vùng âm đạo của cổ tử cung]
  • Chứng sa bộ phận vùng chậu [tình trạng các cơ quan vùng chậu như bàng quang hoặc tử cung nhô ra khỏi các thành âm đạo]
  • Ung thư cổ tử cung, âm đạo hoặc tử cung khiến bạn bị ra máu khi quan hệ.

Ngoài ra, chảy máu sau khi quan hệ cũng là tình trạng phổ biến ở những bạn gái lần đầu quan hệ tình dục qua đường âm đạo. Đây là hiện tượng bình thường. Song nếu bạn bị chảy máu âm đạo khi quan hệ dù đó không phải là lần đầu tiên, bạn cần được bác sĩ kiểm tra sức khỏe để chắc chắn việc chảy máu âm đạo sau khi quan hệ tình dục không phải là vấn đề sức khỏe nguy hiểm.

Hãy đọc thêm: Lần đầu quan hệ có đau không? Vì sao lần đầu quan hệ tình dục bị ra máu?

Quan hệ ra máu có vấn đề gì không? Khi nào đáng lo ngại?

Nếu thỉnh thoảng, bạn chỉ bị chảy máu một ít sau khi quan hệ tình dục, có lẽ rằng sức khỏe của bạn vẫn ổn. Nhưng để biết chắc tình trạng sức khỏe của mình, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.

Quan hệ chảy máu liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt

Nếu tình trạng chảy máu xảy ra ngay trước khi bạn đến chu kỳ kinh nguyệt hoặc trong vòng vài ngày sau khi chu kỳ vừa kết thúc và nó không xảy ra lần nữa, bạn có thể vẫn khỏe mạnh và không cần gặp bác sĩ.

Nếu gần đây bạn đã từng thực hiện một cuộc kiểm tra vùng chậu và làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung [Pap smear test] và kết quả cho thấy bạn hoàn toàn khỏe mạnh, bạn cũng có thể an tâm hơn. Ngoài ra, trong tất cả các trường hợp khác [hoặc bạn cảm thấy quá lo lắng], tốt nhất là bạn nên đi khám sức khỏe để chắc chắn rằng bạn không bị nhiễm trùng hoặc gặp bất cứ tình trạng sức khỏe nào nghiêm trọng.

Nếu bạn là phụ nữ đang mang thai

Chảy máu sau khi quan hệ tình dục có thể là tình trạng gây hoang mang nếu bạn đang trong thai kỳ. Tuy nhiên nó có thể không đáng lo ngại. Cổ tử cung của bạn có thể dễ dàng bị chảy máu hơn trong suốt thai kỳ bởi vì các mạch máu đang dần phát triển trong bộ phận này.

Nếu bạn trong giai đoạn mãn kinh

Nếu bạn là phụ nữ đang trong giai đoạn mãn kinh, bất kỳ trường hợp chảy máu âm đạo nào sau khi quan hệ cũng đều rất đáng ngại. Hãy đến gặp bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt để loại trừ khả năng mắc các bệnh ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung và các vấn đề khác.

Quá trình khám và chẩn đoán tình trạng sau khi quan hệ bị chảy máu

Đầu tiên, bác sĩ có thể sẽ hỏi bạn một số câu hỏi đơn giản để xem xét liệu có nguyên nhân rõ ràng nào khiến bạn bị chảy máu sau khi quan hệ hay không – chẳng hạn như việc chảy máu đột ngột nay sau khi bạn bắt đầu uống thuốc ngừa thai.

Bác sĩ cũng sẽ muốn biết liệu rằng bạn có bị đau trong suốt quá trình quan hệ hay không bởi vì đây có thể là dấu hiệu của một tình trạng nhiễm trùng hoặc độ bôi trơn không đủ. Và chẩn đoán chắc chắn sẽ tùy thuộc vào thời điểm cơn đau của bạn bắt đầu.

Bác sĩ sẽ khám qua vùng xương chậu và tìm xem liệu có bất cứ dấu hiệu nào làm bạn bị chảy máu. Chúng có thể bao gồm vết rách hoặc tổn thương âm đạo, dấu hiệu của chứng sưng tạng vùng chậu, triệu chứng của bệnh polyp cổ tử cung hoặc viêm nhiễm. Nếu bác sĩ tìm thấy bất kỳ khối u polyp nào, bác sĩ có thể loại bỏ chúng giúp bạn ngay tại buổi khám và gửi chúng tới phòng thí nghiệm để làm xét nghiệm; hoặc hẹn bạn làm phẫu thuật loại bỏ chúng vào buổi hẹn tiếp theo.

Biện pháp ngăn ngừa tình trạng chảy máu sau khi quan hệ

Bạn có thể ngăn ngừa tình trạng chảy máu âm đạo sau khi quan hệ tình dục bằng cách loại bỏ các nguyên nhân không gây nguy hiểm nhất. Các tác nhân vô hại này bao gồm sự cọ xát quá mức trong quá trình quan hệ hoặc không đủ chất bôi trơn. Để ngăn ngừa nguy cơ chảy máu, bạn nên sử dụng chất bôi trơn trước và trong khi quan hệ tình dục.

Ngoài ra, nếu nguyên nhân có thể là do chảy máu tử cung thông thường ở cuối chu kỳ kinh nguyệt, bạn cũng có thể đợi cho đến khi chu kỳ kết thúc hoàn toàn rồi hãy bắt đầu quan hệ tình dục. Còn đối với tác nhân là bệnh polyp cổ tử cung, việc loại bỏ các khối u nhỏ hoặc điều trị nhiễm trùng cổ tử cung sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng chảy máu sau khi quan hệ.

Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của bạn, xác định những ngày dễ thụ thai nhất để tăng cơ hội thụ thai hoặc áp dụng biện pháp tránh thai.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề