Tại sao phải cắt túi mật

Túi mật đóng vai trò quan trọng trong việc lưu trữ, cô đọng và bài tiết dịch mật từ gan tiết ra. Khi ăn thức ăn, túi mật có chức năng co bóp để đẩy dịch mật qua đường mật vào ruột non nhằm tiêu hóa thức ăn. Những lắng đọng bất thường của các thành phần chính trong dịch mật sẽ hình thành nên bùn mật, sỏi mật.

Túi mật đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa

Các bệnh của túi mật có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở người trung niên, đặc biệt là ở nữ giới. Một số bệnh ở túi mật thường gặp như:

- Sỏi túi mật.

- Nhiễm trùng túi mật

- Viêm túi mật

- Polyp túi mật

- Rối loạn vận động túi mật

- Ung thư túi mật

Khi túi mật có những diễn biến thất thường và được chỉ định phải cắt bỏ túi mật thì không thể loại trừ khả năng rủi ro xấu xảy ra ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Khi nào cần phẫu thuật cắt bỏ túi mật?

Khi ăn dịch mật tiết ra đi vào phần ruột non, tá tràng thông qua các ống mật để tiêu hóa thức ăn. Nhưng khi túi mật “dở chứng” chúng có thể gây ra nhiều biến chứng như viêm túi mật gây đau, sốt, túi mật căng dẫn đến thấm mật phúc mạc là một cấp cứu ngoại khoa cần phải xử lý cắt túi mật ngay, nếu chậm có thể nguy hiểm đến tính mạng.

- Bệnh sỏi túi mật là một trong những nguyên nhân chính thường gặp trong chỉ định phải cắt túi mật.

- Tất cả các trường hợp sỏi túi mật có triệu chứng đều có chỉ định cần được đẩy lùi bất kể kích thước và số lượng sỏi.

- Trường hợp sỏi túi mật không triệu chứng thì vai trò của cắt túi mật và các phương pháp khác là không rõ ràng.

- Theo các nghiên cứu được theo dõi diễn tiến tự nhiên của sỏi túi mật cho thấy, không cần thiết phải cắt túi mật phòng ngừa, ngoại trừ trường hợp người bệnh có nguy cơ cao ung thư túi mật như túi mật sứ, sỏi kết hợp với polyp túi mật lớn hơn 10mm, sỏi lớn hơn 25mm….

Thực tế có khoảng 30-50% người bệnh bị tái phát sỏi mật sau thời gian từ vài tháng cho đến vài năm. Bởi thực hiện phẫu thuật chỉ cắt được phần túi mật chứa sỏi lại không thể tác động được vào chính nguyên nhân sinh ra sỏi. Để đẩy lùi sỏi từ căn nguyên cần kết hợp nhiều cơ chế khác nhau, tác động một cách đồng bộ và toàn diện lên hệ thống gan mật.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, bạn hoàn toàn có thể sống bình thường mà không có túi mật. Hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào cho thấy người bệnh sẽ giảm tuổi thọ sau khi loại bỏ túi mật.

Nhưng khi túi mật bị cắt bỏ dịch mật không còn nơi để lưu trữ mà đổ trực tiếp từ gan xuống tá tràng để tiêu hóa thức ăn. Thời gian đầu người bệnh có thể gặp một vài vấn đề về rối loạn tiêu hóa như chán ăn, chậm tiêu, ngứa, đau bụng…. Khi cơ thể dần thích nghi với sự thiếu vắng thông qua việc gan bài tiết dịch mật trùng với bữa ăn thì các triệu chứng trên cũng dần biến mất.

Sau khi cắt bỏ túi mật người bệnh nên thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học nhằm giảm bớt các triệu chứng khó chịu, giúp phục hồi nhanh hơn.

Việc cắt bỏ túi mật ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, cũng như sau phẫu thuật người bệnh phải đối mặt với các biến chứng trên đường tiêu hóa vì thế bạn cần cân nhắc kỹ trước khi thực hiện.

Sỏi túi mật nguyên nhân khiến cắt bỏ túi mật

Ngày nay việc cắt bỏ túi mật trở nên đơn giản, nhanh chóng, chỉ mất vài ngày, tỉ lệ phục hồi nhanh và ít biến chứng hơn nhờ phương pháp mổ nội soi, mổ mở cắt túi mật.

Tuy nhiên, mỗi một cơ quan nào sinh ra đều mang một chức năng riêng vì thế cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện cắt bỏ. Dù cắt bỏ túi mật, thì gan vẫn làm chức năng sản xuất dịch mật. Dịch mật thay vì được lưu trữ ở túi mật sẽ đổ thẳng vào đường tiêu hóa, điều này khiến bạn có thể phải chịu một số ảnh hưởng như:

- Tổn thương mật: khi cắt túi mật các ống dẫn mật có thể bị tổn thương. Việc tiến hành phẫu thuật lần nữa nhằm giải quyết tổn thương khó tránh khỏi.

- Tổn thương ruột, mạch máu: có thể do dụng cụ phẫu thuật nhưng điều này được giảm thiểu tối đa nếu bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm.

- Rò rỉ mật: khi lấy túi mật ra, bác sĩ dùng loại kẹp đặc biệt để đóng lại đầu nối túi mật với ống mật chủ, nhưng đôi khi dịch mật có thể bị rò rỉ ra ngoài bụng gây nhiễm khuẩn khúc mạc.

- Nhiễm trùng: vết mổ có thể bị nhiễm trùng gây nên các triệu chứng như đau nhiều, sưng hoặc tấy đỏ, có mủ rò rỉ…. Người bệnh nên dùng kháng sinh trước, trong và sau phẫu thuật.

- Xuất huyết: ngay sau khi phẫu thuật một số người có thể bị xuất huyết khi đó cần phải được can thiệp nội khoa ngay lập tức.

- Huyết khối tĩnh mạch sâu: một số người bệnh có khả năng hình thành cục máu đông [huyết khối] trong quá trình phẫu thuật, thường xảy ra trong tĩnh mạch ở chân. Cục máu đông có thể bị bóc tách ra khỏi thành mạch, di chuyển theo mạch máu gây tắc mạch phổi và dẫn đến tử vong.

Bệnh sỏi mật là nguyên nhân khiến người bệnh phải cắt túi mật - đây là lựa chọn cuối cùng khi không còn cách nào khác. Chính vì thế, nếu không muốn cắt bỏ túi mật thì cần đẩy lùi sỏi mật ngay khi phát hiện. Sự kết hợp các dược thảo thiên nhiên như: Trái Sung, Kim Tiền Thảo, Kim Ngân Hoa, Uất Kim.... giúp ngăn ngừa, giảm kích thước sỏi mật, đẩy lùi sỏi và hạn chế tối đa các biến chứng do sỏi gây nên. Đặc biệt các dược thảo còn giúp ngăn ngừa sỏi từ căn nguyên và cải thiện hệ thống gan mật hoạt động hiệu quả.

Thứ bảy, 10/08/2019, 07:34 GMT+7

[Bệnh viện Tâm Trí Đồng Tháp] Phẫu thuật cắt bỏ túi mật không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng nhiều người vẫn rất lo lắng khi bước vào phòng phẫu thuật. Một số thông tin cơ bản về việc chuẩn bị và cách chăm sóc hậu phẫu sẽ giúp bạn giải tỏa nỗi lo này để yên tâm điều trị.

Hàng tuần, tại Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Đồng Tháp tiếp nhận hàng chục bệnh nhân đến điều trị sỏi túi mật, có trên 50% bệnh nhận buộc phải cắt bỏ túi mật do viêm túi mật cấp và các trường hợp này đều sử dụng kỹ thuật phẫu thuật nội soi. Vậy, cắt túi mật có ảnh hưởng sức khỏe không, ưu điểm của phẫu thuật nội soi cắt bỏ túi mật là gì, khi nào thì nên cắt bỏ túi mật và cần chuẩn bị gì trước khi phẫu thuật? đây là những câu hỏi mà hầu hết bệnh nhân thắc mắc và lo lắng trước khi phẫu thuật. Để giải tỏa những nỗi lo lắng trên, chúng tôi xin được chia sẻ những thông tin mà có thể bạn đang quan tâm.

Túi mật là gì?

Gọi là túi mật vì nó giống một chiếc túi nhỏ có chức năng lưu trữ dịch mật. Tuy là một bộ phận rất nhỏ của cơ thể nhưng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tiêu hóa của con người. Tuy nhiên, hệ thống mật bao gồm các đường mật nhỏ trong các thùy gan, ống mật chủ và túi mật chỉ có vai trò phụ, có thể cắt bỏ được. Để tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn, mỗi ngày gan tổng hợp được khoảng 500-1.000ml dịch mật cho cơ thể, khi chuyển tới túi mật, nó được cô đặc lại và lưu trữ ở đây khoảng 30-50ml dịch mật.

Túi mật là một cơ quan dạng túi thuộc hệ thống dẫn mật có chức năng chứa đựng, cộ đặc và tống xuất dịch mật theo nhịp độ hoạt động của hệ tiêu hoá. Túi mật được nối thông với ống mật chủ bởi ống túi mật. Dịch mật được tiết ra từ gan theo hệ thống ống dẫn mật đi xuống ống mật chủ. Ống mật chủ dẫn mật đổ xuống tá tràng [là đoạn đầu của ruột] nhưng không phải liên tục mà là từng đợt theo nhịp độ ăn uống. Trước khi đổ xuống tá tràng, dịch mật bị cơ vòng Oddi [cơ vòng ở lỗ đổ vào tá tràng] chặn lại nên được dẫn vào túi mật. Tại túi mật, dịch mật được túi mật hấp thu bớt nước nên trở nên cô đặc hơn tức là tăng chất lượng hơn. Mỗi khi ăn, thức ăn vào đến tá tràng sẽ kích thích túi mật co bóp mạnh làm mở cơ vòng Oddi để tống một lượng mật cần thiết xuống tá tràng giúp tiêu hoá thức ăn. Như vậy, nếu không có túi mật thì dịch mật vẫn có thể tiết ra bình thường từ gan và đổ xuống tá tràng nhưng đổ xuống liên tục chứ không theo nhịp độ ăn uống như là khi còn túi mật.

Khi nào nên cắt túi mật?

Khi chúng ta ăn, dịch mật tiết ra đi vào phần ruột non, tá tràng thông qua các ống mật để tiêu hóa thức ăn. Khi túi mật “dở chứng” thì nó có thể gây ra nhiều biến chứng như viêm túi mật gây đau sốt, khi túi mật căng dẫn đến thấm mật phúc mạc là một cấp cứu ngoại khoa cần phải xử lý cắt túi mật ngay, nếu chậm có thể nguy hiểm tính mạng.

Tất cả các trường hợp sỏi túi mật có triệu chứng đều có chỉ định điều trị bất kể kích thước và số lượng sỏi. Với sỏi túi mật không triệu chứng thì vai trò của cắt túi mật và các phương pháp điều trị khác là không rõ ràng. Từ các nghiên cứu theo dõi diễn tiến tự nhiên của sỏi túi mật cho thấy, không cần thiết phải cắt túi mật phòng ngừa, ngoại trừ trường hợp bệnh nhân có nguy cơ cao ung thư túi mật như túi mật sứ, sỏi kết hợp với polyp túi mật lớn hơn 10 mm, sỏi lớn hơn 25 mm…

Sau cắt túi mật có ảnh hưởng gì đến cuộc sống không?

Sau phẫu thuật cắt túi mật, bệnh nhân không nên quá lo lắng vì khi không có kho dự trữ mật [túi mật] thì gan vẫn sản xuất mật và theo ống mật chủ đổ thẳng vào ruột để tiêu hóa thức ăn. 

Một số ít trường hợp có chậm tiêu với thức ăn nhiều chất béo, trứng. Vì vậy, tốt nhất là sau phẫu thuật bệnh nhân nên hạn chế ăn thức ăn nhiều chất béo, trứng trong vòng 3 tháng để cơ thể kịp điều chỉnh dự trữ dịch mật.

Rất ít trường hợp có tiêu lỏng sau mổ, triệu chứng này thường tự khỏi sau vài tuần.

Hiện nay phương pháp nội soi cắt túi mật [thay cho phương pháp mổ mở trước kia] đã giúp bệnh nhân đỡ đau, đỡ tốn kém do thời gian nằm viện sau mổ ngắn.

Ưu điểm của Phẫu thuật nội soi cắt túi mật?

Phẫu thuật nội soi cắt túi mật là phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu được thực hiện để loại bỏ túi mật điều trị các bệnh lý như sỏi mật, viêm túi mật cấp tính, sỏi túi mật, viêm teo túi mật, u túi mật…

Ưu điểm của Phẫu thuật nội soi cắt túi mật: vết mổ nhỏ, ít đau sau mổ, hồi phục nhanh và thẩm mỹ. Tại bệnh viện Tâm Trí Đồng Tháp, tất cả các trường hợp bệnh lý nêu trên, chúng tôi đều thực hiện phẫu thuật nội soi cắt túi mật với tỉ lệ tai biến, biến chứng rất thấp.

Chuẩn bị gì trước khi phẫu thuật?

Trước khi bước vào ca mổ, người bệnh sẽ được khám lâm sàng, tìm hiểu về bệnh sử và thực hiện một số xét nghiệm [xét nghiệm máu, siêu âm túi mật …] để đảm bảo có đủ sức khỏe để lên bàn mổ.

Ngoài ra cần thông báo cho bác sĩ biết nếu đang dùng bất cứ loại thuốc nào, bao gồm cả thuốc tự kê đơn và thảo dược. Người bệnh có thể sẽ phải tạm ngừng sử dụng một số loại thuốc nhất định trước khi phẫu thuật.

Bác sĩ sẽ dặn dò chi tiết về những điều cần chuẩn bị cho cuộc mổ, chẳng hạn như:

- Loại thuốc cần uống để làm sạch ruột - Không được ăn uống khoảng 4 giờ trước khi phẫu thuật - Sắp xếp người nhà đi cùng để chăm sóc

- Đăng ký phòng để nghỉ ngơi tại bệnh viện sau khi phẫu thuật trong trường hợp người bệnh cần theo dõi lâu hơn.

Chăm sóc hậu phẫu để nhanh hồi phục

Để nhanh chóng phục hồi sức khỏe, sớm quay lại sinh hoạt bình thường, người bệnh có thể áp dụng một số cách đơn giản sau:

Uống nhiều nước: bắt đầu bằng một ngụm nhỏ sau khi phẫu thuật và sau đó tăng lên theo sức chịu đựng. Mất nước sẽ khiến vết thương chậm lành và làm cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi hơn.

Vận động nhẹ nhàng: Rời giường ngay khi được cho phép sau khi phẫu thuật và đi lại nhẹ nhàng. Lưu ý trong thời gian này, tuyệt đối không nâng vác vật nặng.

Ăn nhiều chất xơ: một chế độ ăn uống giàu chất xơ, hạn chế các loại thức ăn giàu chất béo rất tốt cho người vừa mới phẫu thuật cắt túi mật.

Giữ cho vết mổ luôn sạch sẽ và khô: khi đã có thể tắm, người bệnh có thể dùng khăn sạch thấm nhẹ để làm khô vết mổ.

Dùng thuốc giảm đau: uống thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ phẫu thuật. Cảm thấy đau nhức và khó chịu ở vết mổ vài ngày sau phẫu thuật là điều bình thường. Nhiều người sẽ thấy hơi đau ở vai do khí CO2 được đưa vào khi phẫu thuật chưa được giải phóng hết. Tuy nhiên tình trạng này sẽ chấm dứt trong một vài ngày.

Thông báo ngay cho bác sĩ nếu nhận thấy có những dấu hiệu của nhiễm trùng vết thương như mưng mủ, chảy máu, sưng, nóng, đỏ, người bệnh bị sốt hoặc đau không thể kiểm soát được.

Khi có những triệu chứng sau, bạn nên đến cơ sở y tế  có đầy đủ trang thiết bị để chẩn đoán và điều trị.

Khoảng 30% trường hợp có sỏi túi mật là có triệu chứng, triệu chứng của sỏi túi mật thường gặp nhất là cơn đau quặn mật [86%], với các đặc điểm sau: 

- Tính chu kỳ: Những cơn đau riêng biệt kéo dài từ 30 phút đến vài giờ. - Vị trí: Đau xảy ra ở thượng vị hoặc vùng bụng trên phải, với các trường hợp đau nhiều nhất ở vùng thượng vị, khiến dễ lầm với bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng. - Mức độ: Đau nhiều và liên tục, cơn đau có thể làm cho bệnh nhân ngưng thở. - Thời điểm: Đau xảy ra trong vòng vài giờ sau khi ăn, hoặc đau về đêm thường làm cho bệnh nhân thức giấc.

- Các triệu chứng khác bao gồm đau lưng, đau bụng trên trái, buồn nôn và nôn, đầy bụng [khó tiêu với thức ăn mỡ].

Tại Khoa Ngoại - Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Đồng Tháp đáp ứng được tất cả yêu cầu của bệnh nhân, cụ thể như sau:

- An toàn: Đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, giàu kinh nghiệm cùng hệ thống máy móc được trang bị đầy đủ cho cuộc mổ, đảm bảo an toàn và hạn chế tối đa các biến chứng. Đặc biệt toàn bộ quá trình phẫu thuật diễn ra trong hệ thống phòng mổ vô khuẩn một chiều tân tiến.

- Chăm sóc hậu phẫu chu đáo: Sau phẫu thuật, bệnh nhân được chăm sóc chu đáo, cẩn thận bởi đội ngũ y bác sĩ của bệnh viện. Hệ thống giường bệnh tiện nghi, hiện đại trong không gian sạch đẹp của bệnh viện sẽ mang lại cho người bệnh cảm giác thoải mái, tự nhiên như ở nhà.

- Áp dụng chính sách bảo hiểm y tế: Nhằm mang lại lợi ích tối đa cho khách hàng, được thanh toán đúng tuyến khi có BHYT đăng ký ở bất kỳ đâu trên toàn quốc.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Đồng Tháp Số 700, Quốc lộ 30, TP.Cao Lãnh, Đồng Tháp Điện thoại: 0277 3 875 993

Website: bvtamtridongthap.com.vn

Video liên quan

Chủ Đề