Tại sao nội cảm thụ văn học la hoạt động nhận thức hình tượng văn học

Tiếp nhận văn học [tiếng Đức: rezeptions] là hoạt động chiếm lĩnh các giá trị tư tưởng, thẩm mỹ của tác phẩm văn học, bắt đầu từ sự cảm thụ văn bản ngôn từ, hình tượng nghệ thuật, tư tưởng, cảm hứng, quan niệm nghệ thuật, tài nghệ tác giả cho đến sản phẩm sau khi đọc: cách hiểu, ấn tượng trong trí nhớ, ảnh hưởng trong hoạt động sáng tạo, bản dịch, chuyển thể,..

Qua tiếp nhận văn học, nhờ được tri giác, liên tưởng, cắt nghĩa, tưởng tượng của người đọc mà tác phẩm trở nên đầy đặn, sống động, hoàn chỉnh; ngược lại, người đọc nhờ tác phẩm mà được mở rộng vốn hiểu biết, kinh nghiệm về đời sống, tư tưởng và tình cảm cũng như năng lực cảm thụ, tư duy.

Về thực chất, tiếp nhận văn học là một cuộc giao tiếp, đối thoại tự do giữa người đọc và tác giả qua tác phẩm. Nó đòi hỏi người đọc tham gia với tất cả trái tim, khối óc, hứng thú và nhân cách, tri thức và sức sáng tạo. Trong tiếp nhận văn học người đọc ở vào một tâm trạng đặc biệt, vừa quên mình, nhập thân, vừa sống và thể nghiệm nội dung của tác phẩm, vừa phân thân, duy trì khoảng cách thẩm mỹ để nhìn nhận tác phẩm từ bên ngoài, để thưởng thức tài nghệ hoặc nhận ra điều bất cập, hoặc cắt nghĩa khác với tác giả.

Tiếp nhận văn học là một hoạt động sáng tạo. Nó thúc đẩy ảnh hưởng văn học, làm cho tác phẩm văn học không đứng yên mà luôn luôn lớn lên, phong phú thêm trong trường kì lịch sử. Tiếp nhận văn học tạo thành đời sống lịch sử của tác phẩm văn học.

Tiếp nhận văn học là một hoạt động có quy luật. Lí luận văn học truyền thống ghi nhận tiếp nhận văn học ở cấp độ cá thể, do các đặc điểm của cá tính, sự tu dưỡng của người đọc quy định. Tri âm là sự tiếp nhận tác phẩm đúng như ý định tác giả, kí thác là sự tiếp nhận mà người đọc mượn tác phẩm để bộc lộ nỗi lòng của mình đối với đời. Người đọc cũng có thể phát hiện những giá trị tư tưởng thẩm mỹ của tác phẩm ngoài tầm kiểm soát của tư tưởng tác giả, dựa trên các ấn tượng chủ quan về tác phẩm, hoặc khám phá những ý tưởng ngược hẳn với ý của tác giả.

Lí luận văn học hiện đại còn xem tiếp nhận văn học là một hiện tượng có quy luật xã hội. Sự đọc không phải là một hoạt động hoàn toàn tự do. Người đọc trước hết bị quy định bởi văn bản tác phẩm với các mã ngôn ngữ, mã nghệ thuật, mã văn hóa kết tinh ở trong đó.

Chẳng hạn, người đọc phải hiểu được nghĩa của ngôn từ, điển tích của các biểu tượng thẩm mỹ,… Thứ đến, người đọc bị quy định bởi kinh nghiệm tiếp nhận do truyền thống văn học và sự tiếp nhận các tác phẩm đã có trước đó quy định. Cuối cùng, người đọc bị quy định bởi nhu cầu đời sống, họ chờ đợi ở tác phẩm những vấn đề, những hiện tượng hiện thực mà họ quan tâm.

Dựa vào những quy luật này, người ta có thể dựng nên một bức tranh xã hội về sự tiếp nhận, với các xu hướng tiếp nhận khác nhau. Theo quan niệm này, người ta ghi nhận sự hiểu nhầm hoặc cố tình hiểu chệch, hiểu ngược lại tác giả, như là các sự thật của tiếp nhận, cho thấy các trạng thái tinh thần, đạo đức, trình độ văn hóa, nhu cầu tình cảm của đời sống xã hội.

Mặt khác, người ta cũng xây dựng nên lịch sử tiếp nhận các tác phẩm lớn, với vai trò phát hiện các giá trị mới của chúng do các nhà phê bình, nhà văn tầm cỡ thực hiện. Từ đó, người ta có thể viết lịch sử văn học từ phía tiếp nhận, ở đó nổi lên sự thay thế, biến đổi của các hệ quy chiếu tiếp nhận, các loại hình tiếp nhận và các kiểu người đọc đã tác động tới số phận tác phẩm.

Hiện tượng tiếp nhận văn học xác nhận vai trò chủ động, sáng tạo của chủ thể người đọc trong việc chiếm lĩnh giá trị văn học, cho thấy vai trò của nghiên cứu phê bình văn học trong việc phát hiện giá trị văn học và nâng cao văn hóa tiếp nhận cho công chúng.

  Bài viết chủ đề văn học này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tiếp_nhận_văn_học&oldid=68160815”

I. Giá trị văn học

Giá trị văn học là sản phẩm kết tinh từ văn học, đáp ứng những nhu cầu khác nhau của cuộc sống con người, tác động sâu sắc tới con người và cuộc sống. Ba giá trị cơ bản của văn học gồm: Giá trị nhận thức, giá trị giáo dục và giá trị thẩm mĩ.

1. Giá trị nhận thức

- Cơ sở của giá trị nhận thức:

+ Tác phẩm văn học là kết quả của quá trình nhà văn khám phá, lí giải hiện thực đời sống, chuyển hóa vào nội dung tác phẩm, đáp ứng nhu cầu nhận thức của người đọc.

+ Mỗi người chỉ sống trong khoảng thời gian nhất định, ở những không gian nhất định với những quan hệ nhất định. Văn học có khả năng phá vỡ giới hạn tồn tại trong thời gian, không gian thực tế của mỗi cá nhân, đem lại khả năng sống cuộc sống của nhiều người, nhiều thời, nhiều nơi.

+ Giá trị nhận thức là khả năng của văn học có thể đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống, muốn hiểu biết cuộc sống và chính bản thân, từ đó tác động hiệu quả vào cuộc sống.

- Nội dung:

+ Quá trình nhận thức cuộc sống của văn học: Nhận thức nhiều mặt của cuộc sống với những thời gian, không gian khác nhau [quá khứ, hiện tại, tương lai của vùng đất, các dân tộc, phong tục, tập quán...].

+ Quá trình tự nhận thức của văn học: Người đọc hiểu được bản chất của con người [mục đích tồn tại, tư tưởng, khát vọng, sức mạnh...], từ đó hiểu chính bản thân.

2. Giá trị giáo dục

- Cơ sở của giá trị giáo dục:

+ Ngoài nhu cầu hiểu biết, con người còn có nhu cầu hướng thiện, khao khát cuộc sống tốt lành, chan hòa tình yêu thương.

+ Nhà văn luôn bộc lộ tư tưởng - tình cảm, nhận xét, đánh giá của mình trong tác phẩm. Điều đó tác động và có khả năng giáo dục người đọc.

+ Giá trị nhận thức là tiền đề của giá trị giáo dục, giá trị giáo dục làm sâu sắc thêm giá trị nhận thức.

- Nội dung:

+ Văn học đem đến cho con người những bài học quý giá về lẽ sống.

 + Văn học hình thành giúp con người biết yêu, ghét đúng đắn, làm cho tâm hồn con người trở nên lành mạnh, trong sáng, cao thượng hơn.

+ Đặc trưng giáo dục của văn học là con đường cảm xúc tới nhận thức, tự giáo dục [khác với pháp luật, đạo đức...]. Văn học cảm hóa con người bằng hình tượng, bằng cái thật, cái đúng, cái đẹp nên nó giáo dục một cách tự giác, thấm sâu, lâu bền. Văn học góp phần hoàn thiện bản thân con người, hướng con người tới những hành động cụ thể, thiết thực.

3. Giá trị thẩm mĩ

- Cơ sở của giá trị thẩm mĩ:

+ Con người có nhu cầu hưởng thụ, thưởng thức cái đẹp.

+ Thế giới hiện thực đã có sẵn vẻ đẹp nhưng không phải ai cũng có thể nhận biết và cảm thụ. Nhà văn đã đưa cái đẹp vào tác phẩm, giúp người đọc vừa cảm nhận được cái đẹp cuộc đời vừa cảm nhận được cái đẹp của tác phẩm.

+ Giá trị thẩm mĩ là khả năng văn học có thể đem đến cho con người những rung động trước cái đẹp [cái đẹp cuộc sống và cái đẹp của chính tác phẩm].

- Nội dung:

+ Văn học đem đến cho con người những vẻ đẹp muôn hình, muôn vẻ của cuộc đời [thiên nhiên, đất nước, cuộc đời, lịch sử...].

+ Văn học đi sâu miêu tả vẻ đẹp con người [ngoại hình, nội tâm, tư tưởng, tình cảm, những hành động, lời nói...].

+ Văn học có thể phát hiện ra vẻ đẹp của những vật rất nhỏ bé, bình thường và cả vẻ đẹp đồ sộ, kì vĩ.

+ Hình thức đẹp của tác phẩm [kết cấu, ngôn ngữ...] cũng chính là một nội dung quan trọng của giá trị thẩm mĩ.

II. Tiếp nhận văn học

1. Tiếp nhận đời sống văn học

Tiếp nhận văn học là quá trình người đọc hòa mình vào tác phẩm, rung động, đắm chìm trong thế giới nghệ thuật được dựng lên bằng ngôn từ, thưởng thức cái hay, cái đẹp. Bằng trí tưởng tượng, kinh nghiệm sống, vốn văn hóa và tâm hồn, người đọc khám phá ý nghĩa của từng câu chữ, cảm nhận sức sống của từng hình ảnh, hình tượng, nhân vật... làm cho tác phẩm từ một văn bản khô khan biến thành một thế giới sống động, đầy sức cuốn hút.

- Tiếp nhận văn học là hoạt động của cảm giác, tâm trí người đọc nhằm biến văn bản thành thế giới nghệ thuật trong tâm trí mình.

- Phân biệt tiếp nhận và đọc: Tiếp nhận rộng hơn đọc vì tiếp nhận có thể bằng truyền miệng hoặc bằng kênh thính giác [nghe].

2. Tính chất tiếp nhận văn học

Tiếp nhận văn học là quá trình giao tiếp giữa tác giả và người tiếp nhận, người nói, người nghe, người viết và người đọc, người bày tỏ và người chia sẻ cảm thông. Vì vậy, gặp gỡ, đồng điệu hoàn toàn là điều khó. Điều này thể hiện ở hai tính chất cơ bản sau:

+ Tính chất cá thể hóa tính chủ động, tích cực của người tiếp nhận các yếu tố thuộc về cá nhân có vai trò quan trọng: Năng lực, thị hiếu, sở thích, lứa tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm sống...

+ Tính khuynh hướng trong tư tưởng, tình cảm, trong thị hiếu thẩm mĩ làm tăng sức sống cho tác phẩm.

3. Các cấp độ tiếp nhận văn học

+ Khi cảm thụ chỉ tập trung vào nội dung cụ thể, nội dung trực tiếp của tác phẩm. Đây chính là cách tiếp nhất đơn giản nhưng khá phổ biến.

+ Khi cảm thụ qua nội dung trực tiếp để thấy được nội dung, tư tưởng của tác phẩm.

+ Khi cảm thụ chú ý đến cả nội dung và hình thức để thấy được cả giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

- Để tiếp nhận văn học có hiệu quả thực sự, người tiếp nhận cần:

+ Nâng cao trình độ.

+ Tích lũy kinh nghiệm.

+ Trân trọng tác phẩm, tìm cách tìm hiểu tác phẩm một cách khách quan, trọn vẹn.

- Tiếp nhận một cách chủ động, tích cực, sáng tạo, hướng tới cái hay, cái đẹp, cái đúng, không nên suy diễn tùy tiện.

Page 2

SureLRN

Video liên quan

Chủ Đề