Tại sao mắt sưng

Nếu trước đó bạn đã từng bị sưng mi mắt, thì có thể điều trị tại nhà trong một vài ngày.

1. Lẹo

Lẹo mắt là một loại nhiễm trùng có thể gây sưng mi mắt.

Lẹo là nhiễm trùng ở một tuyến trong mi mắt. Loại lẹo phổ biến nhất gây nhiễm trùng các tuyến nước mắt ở dưới lông mi. Lẹo đôi khi cũng xảy ra bên trong mi mắt do nhiễm trùng tuyến bã nhờn.

Lẹo thường bắt đầu là một nốt đỏ, ngứa, đau và sưng. Trong vòng vài giờ hoặc vài ngày, khối lẹo bắt đầu trông giống như mụn mủ. Một số có đầu trắng.

Trong hầu hết các trường hợp, nhiễm trùng chỉ ảnh hưởng đến một tuyến nước mắt hoặc một tuyến bã nhớn duy nhất và không cần điều trị. Chườm ấm có thể giúp giảm đau.

Mọi người nên tránh dùng các mỹ phẩm mắt, bao gồm trang điểm và kem dưỡng mắt cho đến khi hết lẹo. Cũng đừng bao giờ thử nặn chỗ lẹo vì có thể lây lan nhiễm trùng và làm tổn thương mắt.

Kháng sinh có thể giúp ích trong các trường hợp sau:

• nhiều lẹo xuất hiện cùng một lúc

• lẹo rất đau

• các triệu chứng nặng lên

• có sốt

• giảm thị lực

Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số này kèm theo lẹo, nên đi khám bác sĩ mắt.

2. Chắp

Chắp trông giống như lẹo, nhưng không phải là nhiễm trùng. Thay vào đó, chắp xảy ra khi một tuyến bã nhờn ở mi mắt bị bít tắc.

Những người đã bị chắp thường sẽ bị nhiều lần, và nốt chắp có thể khá lớn. Tuy nhiên, chắp hiếm khi gây hại. Chúng thường biểu hiện trong một vài ngày, trông giống như một nốt mụn mủ.

Chườm ấm có thể giúp chắp hết nhanh hơn.

Khi chắp mọc rất to, nó có thể cản trở thị lực và gây đau. Cũng có thể khó phân biệt giữa chắp, lẹo, hoặc một bệnh nhiễm trùng mắt.

Nếu nốt sưng không hết sau vài ngày hoặc có những dấu hiệu khác của nhiễm trùng, như sốt, nên liên hệ với bác sĩ mắt.

3. Dị ứng

Nếu mắt ngứa, đỏ, chảy nước mắt đi kèm với sưng mi mắt, nguyên nhân có thể là dị ứng mắt. Bụi, phấn hoa và các dị nguyên thông thường khác có thể gây kích ứng mắt, dẫn đến dị ứng.

Mắt dị ứng hiếm khi nguy hiểm, nhưng có thể gây phiền toái.

Tránh các chất gây dị ứng đã biết là phương thức điều trị tốt nhất, nhưng một số người lại giảm bệnh khi dùng thuốc kháng histamine như Benadryl. Thuốc nhỏ mắt không cần đơn cũng có thể giúp bạn đỡ bị ngứa và khô, nhưng nếu các triệu chứng vẫn còn thì nên liên hệ với bác sĩ mắt. Bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm dị ứng hoặc thuốc kê đơn.

4. Kiệt sức

Kiệt sức hoặc mệt mỏi có thể khiến mi mắt sưng húp. Giữ nước qua đêm cũng có thể ảnh hưởng đến mi mắt, khiến chúng trông sưng lên vào buổi sáng, đặc biệt nếu bạn ngủ không ngon giấc.

Chườm lạnh trong khi nằm kê cao đầu có thể giúp ích. Uống một ly nước cũng có thể giúp làm giảm ứ nước và giảm sưng.

5. Khóc

Khóc có thể làm vỡ các mạch máu nhỏ trong mắt và mi mắt, đặc biệt nếu khóc mạnh hoặc lâu.

Sưng mi mắt sau khi khóc có thể là hậu quả của ứ dịch, do tăng lưu lượng máu đến vùng xung quanh mắt.

Nghỉ ngơi, chườm lạnh, kê cao đầu, và uống nước có thể giúp ích.

6. Trang điểm và các sản phẩm chăm sóc da

Khi trang điểm và các sản phẩm chăm sóc da dính vào mắt, chúng có thể gây kích ứng mắt và các mô xung quanh, dẫn đến sưng, đỏ và đau.

Phản ứng dị ứng với những sản phẩm này cũng có thể gây sưng mi mắt.

Nếu mắt bị bỏng rát và sưng, nên sử dụng nước mắt nhân tạo được bán sẵn tại các nhà thuốc để làm giảm khó chịu.

Nếu mắt vẫn bỏng rát hoặc nặng hơn, thì nên đi gặp bác sĩ mắt.

Tránh sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc các sản phẩm khác để giảm đau. Những sản phẩm này có thể có phản ứng hóa học ngoài dự kiến các sản phẩm trang điểm và chăm sóc da.

7. Viêm mô tế bào hốc mắt

Viêm mô tế bào hốc mắt là một nhiễm trùng sâu trong mô mi mắt. Nó có thể lan nhanh và thường rất đau. Ngay cả một vết xước nhỏ cũng có thể đưa vi khuẩn vào đủ để gây viêm mô tế bào hốc mắt.

Nếu mi mắt rất đau, đỏ, sưng thì bạn nên đi khám ngay.

Viêm mô tế bào là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng phải điều trị kháng sinh. Tùy thuộc vào mức độ nặng của bệnh, có thể phải dùng thuốc kháng sinh đường tĩnh mạch.

8. Bệnh Graves

Bệnh Graves là một rối loạn nội tiết khiến tuyến giáp hoạt động quá mức. Tình trạng này có thể dẫn đến tuyến giáp giải phóng nhầm các tế bào để chống lại một nhiễm trùng “tưởng tượng” ở mắt. Kháng thể giải phóng ra có thể gây sưng và viêm trong mắt.

Có nhiều cách điều trị bệnh Graves, bao gồm phẫu thuật tuyến giáp và các loại thuốc khác nhau.

9. Herpes mắt

Herpes mắt là bệnh nhiễm trùng do vi-rút herpes trong và xung quanh mắt. Mặc dù ai cũng có thể bị, nhưng bệnh phổ biến nhất ở trẻ em. Herpes mắt có thể trông giống đau mắt đỏ nhưng không phải lúc nào cũng gây ra những tổn thương rõ rệt.

Để chẩn đoán herpes, bác sĩ sẽ cần lấy bệnh phẩm ở mắt để nuôi cấy tìm virut. Mặc dù virus vẫn còn trong cơ thể và không có cách chữa khỏi, nhưng thuốc kháng vi-rút có thể kiểm soát các triệu chứng.

10. Viêm bờ mi

Tẩy trang đúng cách cho mắt có thể giúp ngăn ngừa viêm bờ mi và các tình trạng bệnh gây sưng mi mắt.

Một số người có nhiều vi khuẩn trong và xung quanh mi mắt hơn những người khác. Những vi khuẩn này có thể gây ra một tình trạng gọi là viêm bờ mi.

Những người bị viêm bờ mi có thể có lông mi nhờn và có vảy giống như gàu xung quanh lông mi. Một số người bị viêm bở mi dẫn đến mi mắt bị viêm và đau.

Viêm bở mi là bệnh mạn tính không chữa khỏi được. Thay vào đó, nó có xu hướng diễn biến thành những đợt nặng rồi lại tự thuyên giảm. Chườm ấm, tẩy trang cẩn thận cho mắt, và kì cọ mi mắt có thể giúp ích. Bác sĩ nhãn khoa có thể kê đơn thuốc kháng sinh.

Đôi khi, viêm bờ mi dẫn đến nhiễm trùng nặng hơn. Nếu một đợt viêm bờ mi nặng hơn so với những lần trước, hoặc nếu bị đau nhiều, hãy liên hệ với bác sĩ mắt.

11. Tắc lệ đạo

Khi ống dẫn nước mắt bị tắc, nước mắt không thể thoát đi được, dẫn đến đau và đỏ ở mi mắt. Những người có mí mắt bị chặn cũng có thể thấy mắt nhiều dử. Mi mắt có thể dính vào nhau ngay cả khi đang thức.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đặc biệt dễ bị tắc lệ đạo. Các triệu chứng thường cải thiện khi trẻ được 1 tuổi.

Trong hầu hết các trường hợp, tắc lệ đạo gây khó chịu nhưng không gây hại. Chườm ấm có thể làm giảm sưng và giúp thoát nước mắt. Hãy thử nhẹ nhàng mát-xa vùng này để giảm áp lực và thoát nước mắt.

Tắc lệ đạo đôi khi bị nhiễm trùng. Nếu mi mắt đau nhiều, hoặc nếu có sốt thì bạn enen đi khám ngay. Nhiễm trùng có thể cần kháng sinh.

Nếu không thông được đường lệ đạo bị tắc, bác sĩ có thể cần thực hiện một thủ thuật y khoa để mở thông nó.

12. Đau mắt đỏ

Viêm kết mạc, còn gọi là đau mắt đỏ, là tình trạng viêm ở kết mạc mắt, đó là mô mỏng và trong suốt lót trong mi mắt và phủ lên nhãn cầu. Người bị đaumắt đỏ thường có mắt màu hồng hoặc đỏ và có thể bị đau, ngứa và sưng mi mắt.

Loại viêm kết mạc phổ biến nhất là nhiễm vi-rút tự hết sau 7-10 ngày. Tuy nhiên, nhiễm khuẩn cũng có thể gây viêm kết mạc. Đôi khi, dị ứng hoặc các chất kích ứng như nước hoa gây kích ứng mắt cũng dẫn đến viêm kết mạc.

Chườm ấm có thể giúp giảm đau. Mọi người cũng nên:

• giữ mắt sạch sẽ và không trang điểm

• tránh dụi mắt hoặc chạm vào mắt

• rửa tay thường xuyên để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh

Nếu các triệu chứng nặng lên, đau nhiều hơn, hoặc mắt đỏ không hết trong vòng một vài ngày, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh.

Cẩm Tú

Theo MNT

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Bích Nhĩ - Bác sĩ Chuyên khoa Mắt - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Hầu hết mọi người trong chúng ta đều đã phải trải qua một cú sốc nhẹ khi quan sát khuôn mặt của mình trong gương vào buổi sáng thức dậy phát hiện thấy bọng mắt sưng phồng, hơi đau hay còn thâm đen. Tuy nhiên, bọng mắt lại là một điều cực kỳ bình thường và có thể được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau - từ các yếu tố môi trường đến các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Biết được các nguyên nhân gây sưng đau bọng mắt dưới đây và cách khắc phục sẽ giúp bạn tự tin với chính mình khi thức giấc.

Sử dụng lò sưởi vào mùa đông nhằm giữ ấm nhiệt độ phòng, đem lại một giấc ngủ ngon. Tuy nhiên, điều đơn giản này lại có thể làm cho khô mắt và mắt trở nên nhạy cảm hơn bình thường.

Nguyên nhân là vì nhiệt độ từ máy sẽ làm mất nước của lớp màng nhầy trong mắt, khiến nó dày lên để đáp ứng lại và sẽ bị viêm nhiều hơn, gây sưng đau.

Một giấc ngủ trong đêm không đạt chất lượng có thể dẫn đến hình thành bọng mắt quanh vùng mi mắt dưới vào buổi sáng ngày hôm nay.

Điều này sẽ càng trở nên tồi tệ hơn khi bạn bị căng thẳng. Chính stress, lo âu, phiền muộn sẽ gây ra những thay đổi đối với sự cân bằng muối nước trong cơ thể. Lúc này, mắt bạn có thể trở nên có tính giữ nước và hậu quả là sẽ sưng lên.

Thiếu ngủ sẽ hình thành bọng mắt quanh vùng mi mắt dưới

Dị ứng theo mùa có thể gây sưng vùng mắt.

Khi cơ thể bạn phải đối mặt với dị ứng do các kháng nguyên đến từ môi trường bên ngoài, các tế bào tham gia quá trình đáp ứng miễn dịch sẽ giải phóng histamine, làm dãn mạch và tăng tính thấm thành mạch. Điều này đôi khi có thể dẫn đến viêm vùng mắt, có thể kèm theo các vùng da trên cơ thể nổi hồng ban, ngứa ngáy.

Ở nữ giới, vào những ngày sắp hành kinh, các mô mềm trong cơ thể như ngực, mông, bụng, bắp đùi... có khuynh hướng giữ nước, trông như bị lên cân một cách đáng kể. Bọng mắt cũng không là thành phần ngoại lệ.

Tuy nhiên, tình trạng này sẽ nhanh chóng cải thiện sau khi hành kinh chấm dứt và bọng mắt cũng sẽ trở lại như bình thường trước đó.

Nếu có quá nhiều muối trong chế độ ăn uống của bạn có thể khiến mắt bạn trở nên sưng húp lên.

Điều này xảy ra không chỉ riêng ở bọng mắt mà ở cả các mô mềm trong cơ thể. Lý do là vì nồng độ natri dư thừa có thể dẫn đến tăng cường giữ nước nhằm đảm bảo áp suất thẩm thấu trong môi trường nội môi. Do đó, khi thấy mắt mình bị sưng đau, chỉ cần cắt giảm lượng muối ăn hàng ngày, hạn chế các loại thực phẩm đóng gói sẵn, đông lạnh và đóng hộp, bạn có thể thấy phần bọng mắt cải thiện phần nào.

Mắt của bạn, nhất là các cấu trúc mô lỏng lẻo bên trong mi mắt, cực kỳ dễ bị tổn thương.

Ngay cả những thay đổi nhỏ trong chế độ ăn uống của bạn, như việc mất nước do uống quá nhiều rượu bia, thức uống có chứa cồn có thể dẫn đến hình thành bọng mắt quanh vùng mắt.

Cần hạn chế uống rượu bia khi đau bọng mắt

Không chỉ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường bên ngoài, bọng mắt cũng có thể là một triệu chứng của bệnh lý tuyến giáp.

Theo đó, bọng mắt có xu hướng lớn hơn nếu như lượng hormone tuyến giáp tăng cao quá mức trong mắt. Vì vậy, nếu bạn phát hiện bọng mắt của mình đang lớn dần lên, không nên chần chừ mà nên thực hiện một xét nghiệm kiểm tra chức năng tuyến giáp.

Rõ ràng một khi bạn đã xác định được nguyên nhân khiến hình thành bọng mắt xấu xí bên dưới đôi mắt của mình, việc điều chỉnh thói quen, lối sống, chế độ ăn uống hằng ngày một cách kiên trì sẽ giải quyết vấn đề này một cách dễ dàng.

Tuy nhiên, nếu bạn cần cải thiện nhanh chóng ngoại hình của mình, hãy ngay lập tức ứng dụng các biện pháp sau đây sẽ giúp phần nào xóa tan bọng mắt.

  • Uống nhiều nước: Khi cơ thể bạn bị mất nước, vùng mắt sẽ cố gắng giữ nước một cách tuyệt vọng, khiến bọng dưới mắt dễ bị sưng lên. Do đó, việc uống từ 8 đến 10 ly nước mỗi ngày cũng có thể giúp loại bỏ độc tố, góp phần giúp làm sạch vùng mắt của bạn.
  • Sử dụng dưa chuột và khoai tây ướp lạnh: Các enzyme có trong dưa chuột sẽ giúp giảm viêm và làm săn chắc vùng da quanh mắt. Thực vậy, chỉ cần cắt dưa thành lát và đắp lên mắt trong 15 phút, bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ. Tương tự như vậy, tinh bột có trong khoai tây cũng có đặc tính chống viêm. Bạn chỉ cần nghiền khoai thành các mảnh vụn, bao bọc với một tấm vải nhỏ và đặt lên mắt trong vài phút sẽ thấy hiệu quả đem lại.
  • Tái sử dụng những túi trà lọc: Túi trà có thể giúp làm dịu đôi mắt bị kích thích và sưng húp vì chúng có chứa các đặc tính chống kích ứng. Thông qua đó, mắt bạn có thể giảm sưng cũng như làm giảm đỏ và kích ứng một phần nào. Một việc đơn giản là bạn chỉ cần đặt hai túi trà đã sử dụng trong tủ lạnh trong nửa giờ và sau đó đặt chúng trên mí mắt của bạn trong 15 phút, bọng mắt sẽ cải thiện đáng kể.
  • Sử dụng hai chiếc thìa lạnh: Nếu trong nhà bạn hoàn toàn không có sẵn các vật dụng kể trên, đừng quá lo lắng khi hai chiếc thìa cũng trở nên công hiệu để xóa bỏ bọng mắt. Bạn đặt hai chiếc thìa kim loại trong tủ lạnh, sau đó áp vào toàn bộ hốc mắt đến khi thìa ấm lên. Lặp đi lặp lại nhiều lần như vậy, bạn sẽ thấy biện pháp tại nhà đơn giản này giúp làm căng da quanh mắt và thư giãn các mạch máu, giúp giảm mỏi mắt và sưng húp.

Với những thông tin thiết thực trên đây, bạn sẽ thấy bọng mắt không còn là một điều đáng sợ thực sự. Với các cách điều chỉnh lối sống hằng ngày, cùng các thao tác đơn giản giúp xóa tan bọng mắt nhanh chóng, bạn sẽ cảm thấy yêu chính mình hơn với niềm vui ngắm nghía đôi mắt xinh đẹp của mình trong gương vào mỗi sớm mai thức dậy.

BS CKI Nguyễn Thị Bích Nhĩ có gần 10 năm kinh nghiệm về chuyên ngành mắt. Điều trị các bệnh lý nội khoa về mắt cũng như các phẫu thuật mắt như : Mộng thịt, Quặm mi mắt, u mi, Glocom và phẫu thuật đục thủy tinh thể bằng phương pháp Phaco. Bên cạnh đó còn điều trị bệnh lý võng mạc Đái tháo đường bằng phương pháp tiêm thuốc Anti-VEGF nội nhãn và phẫu thuật tạo hình mắt. Hiện bác sĩ đang là Bác sĩ Mắt thuộc khoa Khám bệnh - Nội khoa bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Bài viết tham khảo nguồn: healthline.com, verywellhealth.com, health.clevelandclinic.org

XEM THÊM:

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề