Tại sao giá đỗ gầy

Em mới mua máy trồng rau mầm để làm giá đỗ hung mẻ đầu tine thất bại hoàn toàn, Giá vừa dài, gầy và mọc rất nhiều lá, chị nào có kinh nghiệm giúp em void, em cảm ơn ah

Mới đây, trên một diễn đàn mẹ đảm chia sẻ cách làm giá đỗ đơn giản, an toàn tại nhà.

- Chọn đậu xanh làm giá đỗ, ngâm 4 - 8 tiếng, loại bỏ những hạt lép.

- Chuẩn bị thêm thùng xốp, khoét vài lỗ bên dưới đáy thùng để không bị đọng nước [dùng thùng xốp là do nó có khả năng cản ánh sáng cao].

- Có thể dùng thêm khăn xô, lá chuối xé mịn,... lót bên dưới đáy thùng hoặc bao đựng gạo.

- Dải đậu xanh lên đều rồi đậy kín nắp thùng lại, ngày tưới nước 2,3 lần. Để nơi khuất ánh sáng, 3 ngày có thể thu hoạch.

Mẹ đảm khoe thành quả giá đỗ tại nhà, tuy nhiên thành phẩm không được "mập".

Tuy nhiên bên dưới bài viết này, nhiều người nhận xét giá đỗ "gầy". Mẹo nhỏ của một số mẹ đảm là chèn vật nặng lên hoặc có thể làm bằng vỏ hộp sữa. Ngoài ra, nên dải đỗ thưa thì thành phẩm sẽ được mập mạp hơn.

Ngoài ra, một số mẹ khác lại than vì giá đỗ làm bị đắng, không dùng được. Lý do được chia sẻ là bởi để nơi nhiều ánh sánh và không nên để giá quá lâu.

Một mẹo nữa là tránh dễ giá đỗ bị dài nên cấp ẩm thường xuyên.

Một số mẹo nhỏ và kinh nghiệm làm giá đỗ được các chị em chia sẻ.

Nguồn ảnh: Nguyễn Scarlett

Thiên Thanh [Theo Công lý & xã hội]

Nguồn: //conglyxahoi.net.vn/van-hoa/giai-tri/hoi-chi-em-thu-lam-gia-do-tai-nha-nhung-thanh-qua-gay-bi-dang-ly-do-sai-o-dau-73048.html

  • Tag
  • cách làm giá đỗ
  • làm giá đỗ
  • món ngon

Làm giá đỗ là một công việc rất đơn giản, không quá phức tạp. Tuy nhiên, làm thế nào để giá có chất lượng như ý, trắng tròn, ăn có vị bùi, không bị đắng lại là một vấn đề mà không phải ai cũng nắm vững. Một trong những thất bại trong việc làm giá đỗ đó chính là giá đỗ bị thối, bị  đắng, bị nhớt,… Vì vậy, bài viết sau đây Làm Sao sẽ trình bày lý do tại sao làm giá đỗ bị thối cũng như tại sao làm giá đỗ bị đắng.

1. Giá đỗ là gì?

Trước khi tìm hiểu nguyên nhân tại sao làm giá đỗ bị thối hoặc tại sao làm giá đỗ bị đắng thì các bạn nên biết qua giá đỗ là gì. Giá đỗ còn có tên gọi khác là giá đậu, giá, quả giá hay củ giá.

Giá đỗ chính là hạt đậu xanh đã nảy mầm, có chiều dài khoảng 3 đến 8 cm. Giá đỗ là loại thức ăn được ủ từ hạt đậu xanh nảy mầm lên. Trong khi một số loại giá đỗ khác có thể được làm từ mầm đậu nành hoặc đậu Hà Lan.

Giá đỗ

Giá đỗ rất giàu vitamin, nhất là vitamin C, các amino acid, khoáng chất,vi lượng, protein và những chất có nguồn gốc thực vật. Đây đều là những chất bổ dưỡng cho cơ thể người.

Việc chúng ta ăn giá đỗ hoặc mầm ngũ cốc cũng là một cách rất đơn giản để tăng giá trị dinh dưỡng và khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng vào cơ thể từ các loại đậu và ngũ cốc.

2. Tại sao làm giá đỗ bị thối?

Giá đỗ có thể bị thối, rễ bị thâm đen, giá có mùi hôi, bị nhớt, bị bủng,…Những hiện tượng này rất thường gặp và mức độ thất bại phụ thuộc vào cách làm cũng như điều kiện thời tiết. Sau đây là một vài nguyên nhân phổ biến:

Giống không chất lượng – nguyên nhân tại sao làm giá đỗ bị thối thường gặp nhất

Đậu để lâu, có nhiều hạt bị lép hoặc bị hư do sâu mọt ăn, do nấm mốc, đậu để nơi có ánh nắng chiếu vào trực tiếp hoặc nơi có độ ẩm cao.

Đậu xanh kém chất lượng

Đậu kém chất lượng thì chất lượng dinh dưỡng sẽ giảm rất nhiều khi chúng ta ngâm ủ. Đồng thời, tỷ lệ nảy mầm thành giá rất kém, mầm giá nhỏ, các loại nấm hoặc vi khuẩn dễ phát sinh, phát triển và gây thối giá.

Do nước sử dụng để ngâm giá

Một trong những lý do tại sao làm giá đỗ bị thối đó chính là do nước dùng để ngâm giá. Nước bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, nhiễm khuẩn do nhiều nguyên nhân sẽ làm cho giá kém chất lượng, ô nhiễm và bị thối.

Nước bị nhiễm phèn

Khi nguồn nước không trong sạch, các loại nấm, vi khuẩn có điều kiện phát triển mạnh sẽ gây bệnh tại chỗ. Điều này dẫn đến mầm giá bị thối nhũn, có mùi hôi khó chịu.

Làm giá đỗ sai cách

Nếu bạn ngâm ủ giá quá lâu thường làm cho giá bị thối nhũn, tỷ lệ dinh dưỡng rất kém. Do vậy tùy theo loại giống, chất lượng giống mà chúng ta sẽ ngâm với thời gian kéo dài khác nhau.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân tại sao làm giá đỗ bị thối khác như: quá trình ngâm giá đỗ thiếu khí oxy, đậu đã bị sấy chín, bị phun nhiều thuốc hóa học, ngâm quá nhiều nước,…

3. Tại sao làm giá đỗ bị đắng

Một thất bại nữa của việc làm giá đỗ là giá có vị đắng rất khó ăn. Nguyên nhân phổ biến của vấn đề tại sao làm giá đỗ bị đắng đó là do quá trình ngâm, bạn để giá tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Ánh nắng mặt trời

Tia cực tím cũng như nhiệt độ cao của ánh nắng mặt trời khi chiếu trực tiếp vào giá đỗ sẽ làm cho quá trình nảy mầm bị gián đoạn, phát sinh nhiều hóa chất trung gian. Từ đó mà giá sẽ có vị đắng.

4. Cách khắc phục

Bên cạnh việc nắm được những nguyên nhân tại sao làm giá đỗ bị thối và Tại sao làm giá đỗ bị đắng thì bài viết cũng xin hướng dẫn các bạn cách khắc phục hiệu quả. Một khi giá đã hư thì bạn phải làm lại từ đầu.

Đầu tiên là chọn hạt đậu: bạn nên chọn những hạt nhỏ, màu tươi sáng và chắc, không bị hôi mùi thuốc. Bạn đem rửa và loại bỏ những hạt lép, nổi trên mặt nước.

Làm giá đỗ đúng cách

Bước tiếp theo, bạn dùng rổ to có lót một chiếc khăn mỏng, sau đó bạn để đậu xanh lên đều mặt khăn. Tiếp theo, bạn hãy làm ướt ba chiếc khăn mỏng còn lại rồi trùm kín lên phần đậu xanh.

Bước kế đến là bạn hãy xịt nước vào rổ đựng đậu xanh ấy. Mỗi ngày bạn nên xịt 2 đến 3 lần, không nên xịt quá nhiều lần nhé. Bạn lưu ý là để rổ ở nơi thoáng khí, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp.

Làm giá đỗ tránh ánh nắng

Bạn chỉ cần thực hiện như vậy trong 3 đến 4 ngày thì sẽ thấy giá đỗ mọc lên dần ở trong rổ. Khi giá đã đạt đến chiều cao tầm 5 đến 8 cm thì bạn đã có thể thu hoạch được rồi.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ biết được tại sao làm giá đỗ bị thối cũng như tại sao làm giá đỗ bị đắng. Từ đó, các bạn sẽ biết cách khắc phục để những lần sau làm được những rổ giá đỗ thật ngon nhé!

Xem thêm: Tại sao làm bánh bông lan không nở và cách khắc phục

Chào cả nhà,

Tuần vừa rồi tớ bận quá nên k kịp post bài update cùng cả nhà. Cũng lâu lắm rồi tớ mới không hoàn thành nhiệm vụ bản thân đề ra là mỗi tuần sẽ update một bài đều đặn :[  Thật ra là có lý do vì bố mẹ chồng rồi bố mẹ tớ qua chơi nên bận đón tiếp, bận đi chơi quá ý mà hehe…

Lâu lắm mới có cảm giác gia đình xôm tụ nên vui và hạnh phúc vô cùng. Đặc biệt, nhờ có ông bà trông hộ thỉnh thoảng tớ có thể đi chợ một mình mà không cần dắt theo con :D Có lẽ cảm giác đó nó có chút lạ lùng và khiến tớ như cảm thấy mình được nghỉ ngơi rất nhiều. Cái cảm giác nghỉ ngơi đôi khi lại làm cho con người ta lười biếng và thế là bài viết này bị delay trì hoãn tới tận hôm nay.

Thôi không dài dòng nhiều mà chủ yếu đi luôn vào mục đích chính của bài viết hôm nay là tớ muốn chia sẻ với cả nhà tất tần về cách làm giá đỗ với những dụng cụ rất đơn giản sẵn có trong gia đình. Làm giá đỗ thật ra không hề khó nhưng tớ lại thấy tớ mất khá nhiều thời gian để tìm ra được cách làm thích hợp nhất với bản thân mình. Nhớ ngày xưa đi học, bài học trồng câu đầu đời chính là việc gieo mầm và trồng mấy hạt đậu xanh bằng bông hoặc bằng giấy ăn. Cảm giác nhìn những lá mầm nẩy lên thật thích thú và cảm thấy yêu cuộc sống hơn rất nhiều ý.

Giá đỗ tươi sạch ngon ngọt tại nhà

Nói về giá đỗ, đây là một loại rau bổ dưỡng và có thể kết hợp nấu rất nhiều món ngon. Với tớ, giá đỗ xào không cũng đã đủ hấp dẫn rùi ý ^^ Nước giá đỗ luộc nghe nói cũng rất tốt cho họng. Giá trị dinh dưỡng của giá đỗ rất nhiều và kể cả khi ăn sống hay nấu chín. Tuy nhiên, giá đỗ lại là một thực phẩm châu Á và không phải chỗ nào cũng có. Hồi đầu, chỗ tớ không hề có giá đỗ, sau rồi thấy họ bán trong siêu thị nhưng được đóng gói và để lâu nhìn rất chán. Bây giờ chỗ tớ có bán giá đỗ tươi nhưng hôm ngon hôm không ngon. Nói chung, tự làm giá đỗ là thượng sách ;]

Trước khi tự trồng giá đỗ, tớ cũng đã tự tìm hiểu và hỏi qua kinh nghiệm của rất nhiều người. Mỗi người làm một kiểu và có cách làm riêng. Tớ cũng thử nhiều cách với các dụng cụ khác nhau. Ai cũng nói trồng giá đỗ rất dễ, chỉ cần tưới nước, giá lên đẹp ngon lành ;] Nhưng với tớ trồng giá đỗ không hề đơn giản như vậy. Dưới đây là một số điều kiện để trồng giá đỗ thật ngon. Cả nhà có thể tham khảo và làm theo bất cứ cách nào nhưng xin hãy lưu ý đảm bảo các điều kiện dưới đây thì đảm giá lúc nào cũng mập cũng ngon nhé:

  1. Giá đỗ cần nhiều nước: Vì thế, việc tưới giá đỗ thường xuyên là cần thiết nhưng cần làm thế nào để khi tưới nước không chảy đi nhanh quá và có thể đọng lại nhiều. Đọng lại nhưng không có nghĩa là kiểu như nước ngập để gây úng và thối hạt đậu xanh nhé cả nhà.

  2. Giá đỗ khi bắt đầu nảy cần phải được nén tốt: Một trong những điều kiện quan trọng nhất để giá đỗ có thể mập và lên được phần giá nhiều, chứ không phải là rễ hay là mầm lá đó là phải đảm bảo giá đỗ khi trồng được nén tốt. Vì vậy, khi trồng giá đỗ liều lượng đỗ xanh cho dụng cụ sử dụng cần được đong đếm và quan sát cẩn thận. Cái này cả nhà hoàn toàn nên tự rút kinh nghiệm bản thân. Ví dụ thấy, giá gầy và nhiều rễ thì lần sau có thể cho thêm đậu xanh hoặc ngược lại, giá mập nhưng lại quá lùn thì có thểm giảm bớt đậu xanh. Nguyên tắc cơ bản là giá cần được nén chặt để phần thân giá phát triển chứ không phải rễ và lá mầm.

  3. Giá đỗ cần được đảm bảo để nơi khô thoáng và tối: Làm như vậy giá mới không phải triển phần thân và lá và đồng thời đầu giá mới trắng đẹp.

Ok, vậy là ta đã có nguyên tắc cơ bản để làm giá đỗ. Nghe thì có vẻ dễ nhưng cả nhà nhớ lưu ý là nếu đảm bảo tốt được 3 điều trên thì giá sẽ rất ngon và đẹp. Nhớ có lần giá đỗ tớ trồng xong ra cũng đẹp cũng ngon nhưng nhấc phần rễ lên rất dài và phải ngồi nhặt rễ rất lâu và mất thời gian. Vấn đề tiếp theo là: sau khi có giá đỗ thì khâu thu hoạch sẽ như thế nào ? Hic, ai cũng nói cách ngâm đậu xanh, rồi xếp đậu xanh ra sao, tưới thế nào nhưng không ai nói về vấn đề thu hoạch giá đỗ. Mỗi lần ngồi nhặt chỗ rễ tớ đều suy nghĩ, trồng giá đỗ không khó nhưng thu hoạch rõ ràng lại là một vấn đề. Vậy là sau rất nhiều lần tớ rút ra kinh nghiệm cho bản thân: tớ sẽ thu hoạch giá đỗ từ lúc non, lúc đó rễ chưa quá dài, có thể chỉ cần nhặt sơ qua và rửa nước là rễ sẽ gẫy đi nhiều và phần còn lại thì vẫn có thể ăn được. Tớ nhớ rõ ràng hồi ở nhà mua giá đỗ vẫn còn rễ ý mà. Khi thu hoạch giá sớm từ lúc non, ăn giá đỗ cũng ngon ngọt hơn rất nhiều ;]

Thêm một điều nhỏ nữa từ kinh nghiệm bản thân khi tớ trồng gía đỗ, hồi đầu tớ hay chia lớp đỗ xanh ra và nghĩ cách đấy trồng tốt hơn nhưng thật ra đổ tất cả đỗ xanh thành một lớp lại là một cách rất hay và tiết kiệm thời gian. Giá đỗ sẽ tự chen nhau và do đó lại nén tốt hơn và cho ra sản phẩm ngon đẹp hơn nữa.

Cách tớ làm dưới đây rất đơn giản, tớ sử dụng một cái rổ có lỗ không to quá và cũng không nhiều lỗ. Ở phía dưới đáy rổ tớ lót thêm một lớp túi lưới [túi lưới hay để đựng hoa quả] để làm giảm quá trình thoát nước nhanh. Ngoài ra, tớ dùng giấy lau trong bếp [kitchen paper towel] để lót đỡ đỗ xanh. Khi giá đỗ nảy mầm thì tớ sử dụng một cái đĩa và 1 bát nước để lấy sức nặng nén cho giá đỗ mập.

  • ¾ cup đỗ xanh có vỏ [mung bean]
  • Dụng cụ cần:
    • 1 cái rổ
    • 2,3 cái túi lưới đựng hoa quả
    • 4,5 tờ giấy lau trong bếp [kitchen paper towel] [Nếu không có thể sử dụng khăn sạch]
    • 1 cái đĩa có đường kính vừa với rổ
    • 1 bát to đựng nước
    • 1 cái khăn to để phủ
  • Đỗ xanh rửa sạch, ngâm vào nước khoảng 24 giờ hoặc cho tới khi thấy đầu trắng nảy mầm từ hạt. Đem ra rửa sạch rồi chuẩn bị đổ vào rổ.

    Ngâm đỗ xanh rồi rửa sạch

  • Lót túi lưới dưới đáy rổ. Lót 2 lớp giấy paper towel xuống. Đổ toàn bộ chỗ đỗ xanh vào. San phẳng đỗ xanh rồi lót tiếp 2 lớp giấy paper towel.

    Lót rồi đổ đỗ xanh vào rổ

  • Tưới nước vọi trực tiếp vào rổ. Sau đó đậy 1 cái đĩa lên. Để ráo ở chậu rửa hoặc chuẩn bị 1 cái chậu đựng vừa cái rỗ. Để 1 cái bát con ở dưới đáy chậu và đặt rổ đậu xanh lên. Làm như vậy phần nước dư sẽ tiếp tục được chảy từ từ chứ không bị đọng nước gây úng.

    Tưới giá đỗ rồi để vào 1 cái chậu có kê lên cho ráo

  • Phủ một cái khăn lên để tránh ánh sáng. Tiếp tục ngày tưới ít nhất 4 lần hoặc tớ thường để ở bếp, mỗi lần vào lại tưới một lần rồi lại đặt vào chậu để ráo nước. Mỗi lần tưới khoảng 5 phút dưới vòi nước.  Hình dưới đây là đậu xanh đã nảy mầm được 1 và 2 ngày.

    Tiếp tục tưới giá 4 lần một ngày.

  • Khi thấy hạt đã bắt đầu nảy mầm. Từ ngày thứ 3 có thể bắt đầu chặn thêm bát nước nặng ở trên để tạo sức nặng cho giá mập.

    Cách chặn giá bằng bát nước

  • Sau 4 tới 5 ngày là có thể thu hoạch giá. Như đã nói ở trên, thu hoạch sớm khi giá còn non ăn sẽ ngon ngọt hơn và phần rễ cũng dễ dàng xử lý hơn. Khi thu hoạch, cả nhà cứ từ từ bốc từng nắm giá và cắt vơi bớt phần rễ.

    Cách thu hoạch giá

    Quá trình thu hoạch giá: nhặt sơ rễ

  • Sau đó, đem giá ra rửa xả dưới vòi nước nhẹ nhàng thì phần vỏ đậu xanh và rễ sẽ sạch rất nhanh. Để ráo rồi cất vào tủ lạnh dùng dần. Nếu chưa có điều kiện thu hoạch ngay thì cả nhà cho cả rổ gía vào tủ lạnh để làm chậm quá trình giá mọc gây già nhé.

    Rửa giá dưới nước cho sạch vỏ đỗ xanh và rễ

Với ngần này đậu xanh, tớ thu hoảng được khoảng 9 lạng – 1kg giá đỗ tươi. Giá mình tự làm bảo quản tủ lạnh cũng được lâu hơn giá mua về rất nhiều.

Giá đỗ tươi chưa nhặt rễ

Từ giá tươi cả nhà có thể chế biến rất nhiều món ăn như giá xào thịt bò, nem [chả giò], giá nấu canh chua, hay thậm chí làm dưa giá ăn dần. Tớ hi vọng trong thời gian tới sẽ update được cùng cả nhà nhiều món ăn sử dụng giá hơn nữa :X

Làm giá đơn giản, nhưng để cho ra thành phần giá ngon ngọt [không bị già], thu hoạch dễ dàng cũng không phải dễ. Nhưng một khi đã làm thành công tớ đảm bảo cả nhà sẽ thích và tự làm giá cho gia đình sử dụng. Mỗi lần trồng giá, thu hoạch giá thành công cũng như một mùa trồng và làm rau rất dài mà lại chỉ cần thực hiện trong vòng 4,5 ngày. Còn gì hạnh phúc hơn khi được trải nghiệm cảm giác của người nông dân cả nhà nhỉ ;]

Niềm hạnh phúc khi thu hoạch được một rổ giá đỗ ngon ngọt

bean sproutcách trồng gía đỗđỗ xanhgiá đỗ

Video liên quan

Chủ Đề