Tại sao đi tiểu lại đau bụng dưới

Tiểu buốt đau bụng dưới là triệu chứng bất thường mà cả nam giới và nữ giới đều có nguy cơ gặp phải. Đây là triệu chứng bất thường có thể cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm cần được chữa trị càng sớm càng tốt. Tuy nhiên đa số người bệnh khi gặp triệu chứng này đều chủ quan không thăm khám và điều trị dẫn đến những biến chứng nguy hiểm với sức khỏe.

Tiểu buốt đau bụng dưới là bị bệnh gì?

Tiểu buốt đau bụng dưới vốn là 2 triệu chứng riêng biệt, ít khi xuất hiện đồng thời. Tuy nhiên nếu bạn cùng lúc triệu chứng này rất có thể bạn có nguy cơ mắc các bệnh đường tiết niệu, viêm bàng quang, viêm niệu đạo… dưới đây là những bệnh lý có thể gặp phải khi bị đái buốt đau bụng dưới.

1. Viêm bàng quang

Nguyên nhân là do nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn tấn công. Bệnh thường gặp ở nam giới nhiều hơn. Bệnh viêm bàng quang nếu không chữa trị sớm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Triệu chứng của bệnh có thể kể đến như: đái buốt, tiểu lắt nhắt, nước đái đục, có mùi hôi, đau tức bụng dưới, luôn cảm thấy buồn tiểu nhưng lượng nước tiểu không nhiều…

2. Viêm niệu đạo

Viêm niệu đạo là tình trạng niệu đạo bị viêm nhiễm, nếu không chữa trị sớm có thể ảnh hưởng, lây lan sang các bộ phận khác, ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản, từ đó vùng bụng dưới cũng bị ảnh hưởng.

Người bệnh sẽ thấy có các triệu chứng như đi tiểu nhiều lần trong ngày, đi tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu, đau ở bụng dưới…

3. Sỏi đường tiết niệu

Nguyên nhân gây sỏi đường tiết niệu là do sự tích tụ của các nguyên tố canxi và muối lắng đọng ở bàng quang, thận. Nhưng phổ biến hơn là ở sỏi thận hoặc sỏi bàng quang. Ngoài ra còn có thể do chế độ ăn uống nhiều muối, uống ít nước, nhịn tiểu, uống canxi lúc tối muộn…

Người bệnh khi đi tiểu sẽ tạo áp lực cho dòng nước tạo ma sát gây tổn thương, chảy máu. Do đó người bệnh sẽ thấy có hiện tượng đi tiểu buốt kèm theo đau bụng dưới, đi tiểu buốt ra máu máu đau bụng dưới ở nữ giới…

4. Viêm đường tiết niệu

Một số tác nhân khác gây viêm đường tiết niệu như vi khuẩn E. Coli, Chlamydia, Proteus mirabilis, Citrobacter, Klebsiella, Enterobacter, vi khuẩn lậu… Khi các vi khuẩn này trú ngụ ở trong cơ thể lâu ngày có thể là lý do gián tiếp gây nhiễm khuẩn và niệu đạo.

Triệu chứng có thể gặp phải như đi tiểu buốt, tiểu ra máu, đau bụng dưới, sốt cao, mệt mỏi, đi tiểu khó, nước tiểu có lẫn máu hoặc có mùi hôi tanh…

5. Niệu quản bị tắc nghẽn

Có rất nhiều nguyên nhân khiến niệu quản bị tắc nghẽn, nước tiểu bị ứ đọng ở thận hoặc các vị trí khác nhau trong đường tiết niệu. Lúc này áp lực ở thận sẽ tăng lên quá mức.

Người bệnh sẽ thấy có các triệu chứng là đau tức vùng bụng dưới, rối loạn tiểu tiện…

6. Các bệnh lây qua đường tình dục

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục [STI] có thể kể đến như: lậu, chlamydia… sẽ gây nên tình trạng tiểu buốt đau bụng dưới, nóng rát mỗi lần đi tiểu, đi tiểu nước tiểu có màu hồng… Ngoài ra người bệnh còn thấy có các triệu chứng khác kèm theo như chảy dịch lỏng, vùng kín có mùi hôi khó chịu, đau rát vùng kín…

7. Ung thư cổ tử cung ở nữ giới

Bệnh ung thư cổ tử cung là một trong số những bệnh nguy hiểm do sự phát triển quá mức và không kiềm chế được các tế bào trong dạ con và hình thành nên những u bướu ác tính. Bệnh ung thư cổ tử cung có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản thậm chí tính mạng của chị em.

Chị em sẽ thấy có các triệu chứng như: chảy máu âm đạo bất thường, ra nhiều khí hư, âm đạo có mùi hôi, đau khi đi tiểu, đau bụng dưới. Ở những trường hợp bị bệnh nặng còn kèm theo triệu chứng rối loạn tiểu tiện khác.

Đi tiểu buốt đau bụng dưới có nguy hiểm không?

Khi bị đau bụng dưới kèm tiểu buốt thường là triệu chứng của những căn bệnh nguy hiểm nêu trên. Nếu tình trạng này không sớm được chữa trị kịp thời có thể gây biến chứng và ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • Người bệnh có nguy cơ bị viêm đường tiết niệu làm tắc vòi trứng
  • Có thể dẫn đến tình trạng viêm thận, viêm bể thận cấp tính hoặc mãn tính
  • Triệu chứng đau bụng dưới ảnh hưởng đến đời sống quan hệ vợ chồng
  • Nguy cơ bị áp xe hóa, nhiễm trùng máu, suy thận
  • Nguy cơ bị viêm đường tiết niệu mãn tính
  • Chị em phụ nữ sẽ có nguy cơ bị sảy thai hoặc sinh non nếu không sớm được chữa trị
  • Nguy cơ bị vô sinh – hiếm muộn, giảm ham muốn tình dục

Người bệnh còn bị ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày vì triệu chứng này khiến người bệnh đau nhức, vùng bụng dưới.

Tiểu buốt đau bụng dưới cần phải làm gì?

Tiểu buốt đau bụng dưới là triệu chứng bất thường, cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm ở cả nam giới và nam giới. Do đó khi gặp phải triệu chứng này bạn cần được thăm khám và chữa trị càng sớm càng tốt.

Tìm kiếm và thăm khám các phòng khám, bệnh viện có các bác sĩ chuyên khoa. Thực hiện đầy đủ các chỉ định mà bác sĩ yêu cầu để xác định nguyên nhân cũng như phương hướng điều trị.

Khi bị tiểu buốt đau bụng dưới không nên quan hệ tình dục để tránh nguy cơ lây nhiễm sang bạn tình.

Giữ tâm lý thoải mái, không nên căng thẳng, lo nghĩ sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

Xây dựng chế độ sinh hoạt cùng với sinh hoạt khoa học, tránh các dạng món ăn có chứa chất gây nghiện, cay nóng và cần kết hợp giữa làm việc, học tập và nằm nghỉ thích hợp.

Mỗi ngày bạn nên cung cấp đủ 2 lít nước để cải thiện miễn dịch cũng như lọc thận, đuổi đi vi khuẩn, sinh vật có hại cho cơ thể qua nước tiểu. Đồng thời uống đủ nước cũng là để ngăn chặn những triệu chứng khác phát sinh.

Tuân theo những quy tắc chữa của các chuyên gia. không nên tự tiện chữa trị, hoặc tự thay đổi liệu trình điều trị.

Trên đây là những thông tin về triệu chứng tiểu buốt đau bụng dưới cơ bản nhất. Người bệnh lưu ý nên đi thăm khám chứ không nên tự ý chữa trị tại nhà. Hy vọng với những thông tin này người bệnh sẽ được trang bị kiến thức sức khỏe để bảo vệ sức khỏe

Đi tiểu buốt và đau bụng dưới là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đang gặp vấn đề nguy hiểm. Dấu hiệu này có thể cảnh báo các bệnh lý nghiêm trọng như viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt, ung thư bàng quang, sỏi thận, viêm niệu đạo,… Vậy đi tiểu buốt và đau bụng dưới là như thế nào? Cùng ThS.BS Trần Quốc Phong đi tìm hiểu những phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh tiểu buốt và đau bụng dưới.

Đi tiểu buốt và đau bụng dưới là bệnh gì?

Đi tiểu buốt và đau bụng dưới là tình trạng tiểu buốt, tiểu ngắt quãng. Bên cạnh đó kèm theo là cảm giác đau ở vùng bụng dưới, nước tiểu đục và có mùi. Một số trường hợp có thể kèm theo chất nhầy.

Tiểu buốt và đau bụng dưới có thể do nhiều nguyên nhân gây ra

Vấn đề này có thể xảy ra ở cả nam và nữ. Đây là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc phải các bệnh liên quan đến đường tiết niệu, bàng quang, thận hoặc niệu đạo,…

Có một số bệnh lý gây nên tình trạng đi tiểu buốt và đau bụng dưới như:1

Bệnh lậu

Bệnh lậu lây truyền qua đường quan hệ tình dục. Nguyên nhân gây bệnh là do các virus Neisseria gonorrhoeae. Đây là một trong những căn bệnh nguy hiểm gây nên tình trạng tiểu buốt kèm theo đau bụng dưới ở cả nam lẫn nữ.

Viêm bàng quang

Viêm bàng quang thường gây ra bởi các vi khuẩn E.Coli. Đái buốt và đau bụng dưới là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh viêm bàng quang.

Viêm niệu đạo

Viêm niệu đạo thường do vi khuẩn hoặc virus tấn công dẫn đến tình trạng nhiễm trùng.

Những biểu hiện điển hình của viêm niệu đạo là đi tiểu buốt và đau bụng dưới, tiểu lắt nhắt, tiểu khó, tiểu rát, tiểu ra máu,…

Hẹp niệu đạo

Hẹp niệu đạo hay còn gọi là co thắt niệu đạo cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đi tiểu buốt và đau bụng dưới. Hẹp niệu đạo thường xảy ra khi chấn thương, do các loại phẫu thuật điều trị hoặc do viêm nhiễm khiến niệu đạo bị co thắt lại.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu cũng là một trong những nguyên nhân gây ra chứng đi tiểu buốt kèm đau bụng dưới ở cả nam lẫn nữ. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có thể xảy ra ở các cơ quan như thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo,…

Xem thêm: Nhiễm trùng đường tiết niệu [Nhiễm trùng tiểu]

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu gây ra chứng tiểu buốt và đau bụng dưới

Sỏi đường tiết niệu, sỏi thận

Sỏi đường tiết niệu, sỏi thận hình thành do các chất khoáng lắng đọng, kết tủa thành sỏi. Khi có sỏi, bệnh nhân thường cảm giác đau vùng bụng dưới. Theo thời gian, cơn đau này có thể lan ra các vùng xung quanh khác như bẹn, cơ quan sinh dục,…

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Dù là nguyên nhân gì gây ra thì đi tiểu buốt và đau bụng dưới đều nguy hiểm. Nếu tình trạng này không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khả năng sinh sản.

Người bệnh nếu phát hiện cơ thể mắc phải các triệu chứng sau, hãy tới khám tại các cơ sở y tế uy tín càng sớm càng tốt:

  • Tiểu buốt ra máu.
  • Nước tiểu đục.
  • Đi tiểu lắt nhắt, tiểu gấp.
  • Đau vùng bụng dưới.
  • Tiểu không hết.
  • Kiểm soát bàng quang kém.

Điều trị đi tiểu buốt và đau bụng

Khi người bệnh phát hiện các triệu chứng bất thường đã nêu trên thì hãy đến ngay các cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời và hiệu quả.

Sử dụng thuốc kháng sinh

Một số loại thuốc điều trị đái buốt đau bụng dưới hay được chỉ định cho bệnh nhân như:

  • Thuốc kháng sinh: Nhóm Quinolon, nhóm Cephalosporin thế hệ mới.
  • Thuốc giảm đau: Paracetamol, Meteospasmyl, Nospa [uống hoặc tiêm], Diclofenac.
  • Thuốc cầm máu: Flutamide,Tranexamic acid [uống hoặc tiêm], Goserelin.
Căn cứ vào các kết quả xét nghiệm, cơ địa của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho phù hợp

Điều trị ngoại khoa

Phương pháp DHA hiện nay đang được nhiều bệnh viện sử dụng. Đây là phương pháp giúp tiêu diệt tận gốc vi khuẩn lậu – một trong những nguyên nhân gây ra đi tiểu buốt và đau bụng dưới. Phương pháp này được đánh giá cao về hiệu quả điều trị và khá an toàn cho bệnh nhân.

Có phương pháp nào điều trị tại nhà không?

Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ kết hợp phương pháp Đông y. Tuy nhiên bệnh nhân nên hỏi ý kiến của bác sĩ, không được tùy tiện sử dụng để tránh những biến chứng không mong muốn xảy ra.

Áp dụng các phương pháp dân gian như sử dụng cây rau má, râu ngô, bí xanh,… Lưu ý là phương pháp này phù hợp điều trị tiểu buốt do thấp nhiệt [nóng trong người] gây ra. Nếu tình trạng tiểu buốt càng ngày càng nặng, nước tiểu đục, mùi khai hắc, đặc biệt có thể tiểu máu và mủ thì có thể nguyên nhân gây viêm là do vi khuẩn, cần phải đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Cách phòng ngừa tiểu buốt và đau bụng dưới

  • Luôn giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là vệ sinh bộ sinh bộ phận sinh dục đúng cách.
  • Tránh sử dụng các sản phẩm thụt rửa, thuốc xịt, nước hoa và xà phòng có nồng độ không thích hợp để vệ sinh bên trong âm đạo.
  • Hạn chế nhịn tiểu trong thời gian quá dài.
  • Không nên ăn những thức ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ.
  • Kiêng quan hệ tình dục khi đang bị bệnh.
  • Giữ tâm lý vui vẻ, lạc quan, nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế lo lắng quá mức.
  • Nên uống nhiều nước mỗi ngày. Theo khuyến cáo nên uống đủ 2 lít nước.
  • Ăn nhiều hoa quả chứa vitamin C như cam, bưởi, quýt để hỗ trợ hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa nguy cơ bị vật thể lạ tấn công cơ thể.

Đi tiểu buốt và đau bụng dưới nếu như không điều trị triệt để có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy bạn cần đi khám bác sĩ và xác định nguyên nhân gây bệnh thì mới có phương pháp điều trị phù hợp.

Video liên quan

Chủ Đề