Sau bao lâu nên tiêm mũi 3

Theo Bộ Y tế, đến nay cả nước đã tiêm hơn 206 triệu liều vaccine phòng COVID-19, khoảng 83% số đối tượng từ 18 tuổi trở lên đã tiêm mũi 3, tuy nhiên đã khỏi COVID-19 vẫn có khả năng tái nhiễm, cần tiếp tục hoàn thành tiêm vaccine mũi 3

Đã tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3 cho khoảng 83% số đối tượng từ 18 tuổi trở lên 

Đến nay cả nước đã tiêm hơn 206 triệu liều vaccine phòng COVID-19, tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 cho người từ 18 tuổi trở lên: mũi 1 là gần 100%, mũi  2 là 99%, và tỷ lệ người đã tiêm mũi 3 đạt khoảng 50%. Đối với người từ 12 đến 17 tuổi mũi 1 là 99% và  mũi 2 là 94%.

Về tiêm mũi 3, Bộ Y tế cho hay, đến ngày 31/3/2022, ước tính có khoảng 60% đối tượng từ 18 tuổi trở lên đến lịch tiêm mũi 3. Như vậy hiện tại đã tiêm mũi 3 cho khoảng 83% số đối tượng từ 18 tuổi trở lên đến lịch tiêm. Số còn lại chưa tiêm mũi 3 vì một số lý do như: Số lượng người mắc COVID-19 tăng cao, trùng với thời điểm cần tiêm mũi 3, do đó có sự trì hoãn tiêm chủng; Một bộ phận người dân đã tiêm 2 liều vaccine sau khi mắc COVID-19 và bình phục có xu hướng không tiêm tiếp mũi 3 vì cho rằng đã có miễn dịch tự nhiên sau khi mắc bệnh.

Theo Bộ Y tế, đến nay cả nước đã tiêm hơn 206 triệu liều vaccine phòng COVID-19,
khoảng 83% số đối tượng từ 18 tuổi trở lên đã tiêm mũi 3.

Bộ Y tế cũng cho rằng do tỷ lệ bao phủ vaccine cao trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt là đã có sự chăm sóc đối tượng nguy cơ cao nên tỷ lệ chết/mắc trên phạm vi toàn quốc giảm sâu. 

Người khỏi bệnh vẫn có khả năng tái nhiễm, do vậy cần tiếp tục hoàn thành tiêm vaccine mũi 3; triển khai các biện pháp ưu tiên quản lý, bảo vệ nhóm đối tượng nguy cơ cao; tăng cường năng lực cách ly, chăm sóc, điều trị quản lý người mắc COVID-19 tại nhà; nhất là thực hiện nghiêm thông điệp “5K + vaccine + thuốc điều trị + công nghệ + đề cao ý thức người dân và các biện pháp khác” là rất quan trọng trong việc kiểm soát ca lây nhiễm, hạn chế bệnh tăng nặng, tử vong.

Chỉ sử dụng cùng loại vaccine để tiêm đủ 2 mũi cho trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi

Theo thông tin của Bộ Y tế, trong đầu tháng 4/2022 khi có vaccine, sẽ triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi theo hình thức chiến dịch. Tiêm trước cho trẻ lớp 6, sau đó hạ dần đối tượng tiêm.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, đợt tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi sẽ sử dụng 2 loại vaccine là vaccine Pfizer và vaccine Moderna. Chỉ sử dụng một loại vaccine phòng COVID-19 để tiêm đủ 2 mũi cho cùng 1 đối tượng. Cả 2 loại vaccine này đều có thể gặp các tác dụng phụ phổ biến tương tự như đối với người lớn sau khi tiêm như đau đầu, ớn lạnh, sốt… và rất hiếm gặp các phản ứng viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim.

Sau buổi tiêm chủng, trẻ sẽ được yêu cầu theo dõi tại điểm tiêm chủng 30 phút và tiếp tục theo dõi trẻ 28 ngày sau tiêm, đặc biệt trong vòng 7 ngày đầu. Qua đó, phát hiện sớm các phản ứng sau tiêm nhằm có biện pháp xử trí kịp thời và hiệu quả.

Nỗ lực cứu sống trẻ 14 tuổi sau hơn 3,5 tháng mắc COVID-19

Sáng 2/4, Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP HCM cho hay, vừa cứu sống bé gái 14 tuổi sau suốt hơn 3,5 tháng ‘chiến đấu’ với COVID-19

Bệnh nhân này được chuyển từ Bệnh viện Từ Dũ đến Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP HCM tháng 12/2021. Tại Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 2, các bác sĩ nhanh chóng ghi nhận Q. viêm phổi nặng – nhiễm trùng huyết – suy hô hấp rất nặng phải thở máy thông số cao ngay. 

Diễn tiến bệnh xấu, nhanh, tổn thương đa cơ quan rất nặng nên được chuyển vào Khoa Hồi sức tích cực để tiếp tục hỗ trợ hô hấp, lọc máu liên tục và điều trị kháng sinh phổ rộng, kháng đông, kháng viêm theo phác đồ COVID-19 nguy kịch.

Sau 4 ngày điều trị, tình trạng phổi của Q. tiếp tục diễn tiến xấu, tổn thương nặng lan tỏa 2 bên, thở máy thông số cao, có chỉ định sử dụng ECMO.

Trải qua 80 ngày chạy ECMO, có những lúc tình trạng Q. quá nặng  tưởng chừng như không thể qua khỏi, nhưng bằng sự cố gắng hết mình, chăm sóc tận tình, theo dõi sát từng giây phút bên giường bệnh của các y bác sĩ – điều dưỡng khoa Hồi sức tích cực, đặc biệt là  ekip chạy ECMO, bệnh tình Q. tiến triển tốt hơn, dần hồi phục, ngưng được ECMO và cai máy thở một cách thần kỳ. Tuy nhiên, Q. còn viêm phổi nặng phải thở áp lực dương liên tục qua mũi nên được chuyển đến Khoa Hô hấp 1 tiếp tục điều trị.

Trong quá trình điều trị, Q. có nhiều tổn thương về thể chất cũng như tâm lý, các bác sĩ liên chuyên khoa hô hấp, dinh dưỡng, vật lý trị liệu, tâm lý xây dựng các liệu pháp phục hồi chức năng tối ưu nhất.

Sau hơn 3,5 tháng điều trị, Q. đã được xuất viện về nhà đoàn tụ trong niềm hạnh phúc của gia đình và tập thể y bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 2. 

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Thành phần quan trọng trong cả vắc-xin Pfizer và Moderna là mRNA, dạy tế bào của quý vị biết cách tạo ra một loại protein từ vi-rút corona, cho phép nó nhận ra COVID-19 và bảo vệ quý vị khỏi bị nhiễm bệnh. Vắc-xin cũng chứa chất béo, muối và đường.

Thành phần quan trọng trong vắc-xin Johnson & Johnson là adenovirus 26, một loại vi-rút vô hại được sử dụng để cung cấp protein đột biến trên bề mặt của vi-rút corona đến các tế bào của chúng ta. Sau đó, các tế bào có thể nhận ra COVID-19 và bảo vệ quý vị khỏi bị nhiễm trùng. Vắc-xin Johnson & Johnson cũng chứa axit xitric và ethanol.

Vắc-xin không chứa: sản phẩm từ thịt lợn, trứng, mủ cao su, sản phẩm từ máu, tế bào vi-rút COVID-19, thủy ngân hoặc vi mạch. Vắc-xin không chứa mô bào thai.

Thành phần hoạt chất

  • RNA thông tin biến đổi nucleoside [modRNA] mã hóa glycoprotein tăng đột biến của SARS-CoV-2

Các chất béo

  • [4-hydroxybutyl] azanediyl] bis [hexan-6,1-diyl] bis [2- hexyldecanoat]
  • 2 - [[polyetylen glycol] -2000] -N, N-ditetradecylacetamit
  • 1,2-distearoylsnglycero-3-phosphocholine
  • cholesterol

Thành phần bổ sung [muối, đường, chất đệm]

  • potassium chloride
  • monobasic potassium phosphate
  • sodium chloride
  • dibasic sodium phosphate dihydrate
  • đường sucrose

Thành phần hoạt chất

  • RNA thông tin biến đổi nucleoside [modRNA] mã hóa glycoprotein tăng đột biến của SARS-CoV-2

Các chất béo

  • polyethylene glycol [PEG] 2000 dimyristoyl glycerol [DMG]
  • SM-102
  • 1,2-distearoyl-snglycero-3-phosphocholine
  • cholesterol

Thành phần bổ sung [muối, đường, chất đệm]

  • tromethamine
  • tromethamine hydrochloride
  • acetic acid
  • sodium acetate
  • đường sucrose

Thành phần hoạt chất

  • adenovirus loại 26 tái tổ hợp, không có khả năng sao chép biểu hiện protein đột biến SARS-CoV-2

Thành phần không hoạt động

  • citric acid monohydrate
  • trisodium citrate dihydrate
  • ethanol
  • 2-hydroxypropyl-β-cyclodextrin [HBCD]
  • polysorbate-80
  • sodium chloride

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur về việc tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi.

Theo Bộ Y tế, đến ngày 15/6/2022, cả nước đã triển khai tiêm chủng được hơn 224 triệu liều vaccine phòng COVID-19, trong đó tỷ lệ bao phủ mũi 1, mũi 2 cho trẻ em từ 12-17 tuổi lần lượt là đạt xấp xỉ 100% và 97%.

Theo hướng dẫn về tiêm mũi 3 vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi đã tiêm đủ liều cơ bản của Bộ Y tế, vaccine sử dụng tiêm là vaccine Pfizer; liều tiêm 0,3 ml tương tự liều cơ bản; Khoảng cách, ít nhất là 5 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản

Để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19 cho những người đã được tiêm chủng, kết luận của Hội đồng tư vấn sử dụng vaccine của Bộ Y tế, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố, các đơn vị tiếp tục khẩn trương triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên, đảm bảo hoàn thành trong quý II/2022 theo chỉ đạo của Chính phủ.

Đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi đảm bảo an toàn, hiệu quả và hoàn thành việc tiêm cho trẻ đủ điều kiện tiêm chủng trong quý II/2022 theo chỉ đạo của Chính phủ.

Tiêm liều nhắc lại [mũi 3] vaccine phòng COVID-19 cho trẻ, với đối tượng tiêm là trẻ từ 12-17 tuổi đã tiêm đủ liều cơ bản

  1. Vaccine sử dụng để tiêm là vaccine của hãng Pfizer đã được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng cho lứa tuổi này.
  2. Liều lượng, liều 0,3 ml tương tự liều cơ bản của người từ 12 tuổi trở lên
  3. Khoảng cách, ít nhất là 5 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản
  4. Bộ Y tế lưu ý, người đã mắc COVID-19 thì trì hoãn 3 tháng sau khi mắc COVID-19 và đảm bảo khoảng cách với mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 5 tháng.

Tại văn bản này Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đối tượng tiêm phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu phòng, chống dịch trên địa bàn, xây dựng kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai tiêm mũi 3 cho trẻ từ 12-17 tuổi.

Sở Y tế đề xuất nhu cầu vaccine tiêm mũi 3 cho trẻ từ 12-17 tuổi gửi Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur theo phân vùng quản lý trước 20/6/2022. Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur tổng hợp gửi về Viện Vệ sinh dịch Trung ương trước 25/6/2022 để tổng hợp và đề xuất số lượng vaccine.

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cấp phát đầy đủ, kịp thời vaccine phòng COVID-19 cho các đơn vị, địa phương để triển khai tiêm chủng.

Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur: xây dựng tài liệu hướng dẫn tiêm liều nhắc lại vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi, tổ chức tập huấn cho các cơ sở tiêm chủng trên toàn quốc và hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho các địa phương trong việc tổ chức triển khai tiêm chủng.

Bộ Y tế đề nghị các đơn vị khẩn trương triển khai thực hiện.

Nỗ lực đem vaccine phòng COVID-19 đến những đối tượng khó tiếp cận

Thái Bình

Video liên quan

Chủ Đề