Cư dân mạng là ai

Mới chỉ hai tháng trước, cư dân mạng Việt Nam sử dụng những lời lẽ nặng nề nhất để thể hiện sự bức xúc đối với các sự việc bạo hành trẻ em nghiêm trọng. Bố và mẹ kế bạo hành dẫn đến cái chết của con gái 8 tuổi ở TP.HCM, cha đánh con 6 tuổi tử vong ở Hà Nội, bé gái 3 tuổi bị tình nhân của mẹ đóng 10 chiếc đinh vào đầu… Những sự việc thương tâm trên đều xảy ra vào tháng 01/2022.

Nửa tháng trước, vào ngày 12/03, bé gái bị đóng 10 chiếc đinh vào đầu đã tử vong. Kẻ thực hiện hành động tàn ác với bé có thể đối diện với án tử. Trên mạng xã hội, rất dễ để thấy không có quá nhiều bàn tán về sự kiện này, và có lẽ cũng không nhiều người nhớ họ đã lên án điều gì hồi đầu năm.

Trong tương lai, nếu một sự kiện tương tự tiếp tục xảy ra, vấn đề bạo hành sẽ lại mới toanh đối với xã hội. Ai rồi cũng sẽ bức xúc, nhưng không biết có thay đổi nào xảy đến hay không, hay đơn giản là chúng ta chỉ lãng quên?

Mạng xã hội được thiết kế để người dùng lãng quên

Có nhiều cách để lý giải hiện tượng quên lãng tập thể trên truyền thông đại chúng và mạng xã hội.

Trong bài viết gây sốt Bức xúc không làm ta vô can, tác giả Đặng Hoàng Giang nhận định, có một nguồn cơn tâm lý học cụ thể cho việc báo chí và độc giả chỉ thích đọc những tin xấu. “Khi chê trách người khác, chúng ta cảm thấy ưu việt về mặt đạo đức, và tự hài lòng vì thấy mình tốt đẹp hơn” - ông viết.

Và chính bởi vì người ta lên tiếng chỉ để khẳng định rằng “tôi vẫn là người tốt”, họ không có nghĩa vụ phải tìm cách đề xuất giải pháp xử lý tiêu cực. Cũng không có một ai phải chịu trách nhiệm nếu như “target” kỹ thuật số của mình được chứng minh là bị oan.

Trong nghiên cứu dư luận xã hội, khái niệm trạng thái quên lãng tập thể liên tục [a constant state of collective forgetting] được đề xuất bởi hai tác giả Vũ Hoàng Long và Đặng Hoàng Hải. Hiện tượng cư dân mạng Việt ném đá bệnh nhân mắc COVID-19 vào đầu năm 2020 là ví dụ điển hình cho khái niệm này.

Liên tục đối diện với những “con bệnh” mới - “F17”, “F21”, “F55”..., cùng số liệu thống kê hàng ngày trên TV vào mỗi 6 giờ tối, khán giả liên tục phải quên đối tượng cũ để nhớ con số mới. Bằng không, những cái đầu bức xúc sẽ bị quá tải.

Cách lý giải hợp lý cho hiện tượng này là, bản thân mạng xã hội đã được thiết kế ra để người dùng liên tục quên lãng những gì họ đọc được. News Feed đã thay đổi mãi mãi khái niệm về dòng thời gian. Nếu như trước đây, suy tư về thời gian là hoài niệm về quá khứ, chiêm nghiệm hiện tại và hoạch định tương lai, thì nay nó đã bị thay thế bằng một chuỗi sự kiện nối tiếp nhau.

Người dùng chăm chú nhìn vào chiếc màn hình lạnh lùng, dành chưa tới 1 phút để đọc một mẩu tin, rồi ngay lập tức nhảy sang một thông tin khác. Mong muốn “sống cho hiện tại” đã thành hiện thực theo cách không thể nào trớ trêu hơn: ta chỉ quan tâm tới những gì xảy ra ngay lúc này, trong gần như mọi khoảnh khắc ta mở điện thoại ra và lướt feed.

Cái “hiện tại” bị kéo dài ra đến vô tận, và các tập đoàn truyền thông xã hội kiếm hàng tấn tiền từ hiện tượng này. Khái niệm Chủ nghĩa tư bản giám sát [Surveillance capitalism] ra đời nhằm mô tả cách kiếm lời mới từ thời gian người dùng mạng dán mắt vào màn hình. Tâm lý FOMO khiến ta vô thức nhìn và click nhầm vào hàng tá quảng cáo, thói quen đọc và tiêu cùng cũng bị nền tảng số đánh cắp vì lợi nhuận.

Có thể nói, cộng đồng mạng buộc phải quên lãng sự kiện cũ thì sự kiện sau mới có cơ hội được để ý đến. Quá trình này không quan tâm đến việc ta sẽ thả cảm xúc giận dữ hay ký tươi trên Change.org để cải thiện xã hội. Nó chỉ quan tâm xem ta có nhìn vào màn hình lâu hơn được không.

Càng bức xúc, càng dễ quên

Quay trở lại với nhận định của tác giả Đặng Hoàng Giang rằng truyền thông ngày nay không cố làm thỏa mãn nhu cầu thông tin, mà khỏa lấp nhu cầu bức xúc, và sau đó tặng cho khán giả một thứ ưu việt đạo đức tạm thời, nhà nghiên cứu truyền thông Anna Gibbs đồng ý với điều này.

Gibbs cho rằng thông tin được truyền từ người gửi đến người nhận trên truyền thông không phải những hình ảnh, ký tự, âm thanh, mà là cảm giác và cảm xúc của người gửi. Nói cách khác, khi đọc thông tin về bạo hành hoặc bất cứ vụ việc tiêu cực gì trong xã hội, người tiếp nhận không ghi nhớ nội dung của sự kiện, mà chỉ ghi nhớ sự giận dữ và bức xúc trong không khí chung của mẩu tin.

Nhận thấy cơ chế lan truyền thông tin này, các nhà sáng tạo nội dung hiện nay ngày càng đánh mạnh vào yếu tố cảm xúc nhiều hơn là giá trị thông tin. Không cứ gì mà ngày trước nhiều người phê phán báo chí tập trung quá nhiều vào chủ đề “cướp giết hiếp”. Logic đằng sau lý do này là cảm xúc mạnh khiến thông điệp dễ lan tỏa hơn.

Điều đó cũng đồng nghĩa rằng khán giả sẽ không thể nhớ nổi cốt lõi của thông điệp, như diễn biến sự kiện cụ thể, bối cảnh câu chuyện hay bài học rút ra. Đa số năng lực ghi nhớ của chúng ta đã được sử dụng để xử lý và bộc bạch cảm xúc.

Ngoài ra, chúng ta cũng sẽ cảm thấy “lệch sóng” nếu như không cảm thấy những gì cả xã hội cảm thấy. Ta không biết mình nên sợ hãi [FOMO] hay tận hưởng cảm giác bỏ lỡ [JOMO] và cơ hội hóng chuyện.

Và thường, khi một sự kiện được thổi bùng bằng sự bức xúc, và người ta lao vào lăng mạ nhau mà không cần biết người đằng sau chiếc avatar cũng có một cuộc đời, thì kết thúc thường sẽ là nhục nhã. Và khi ấy, ta chỉ muốn quên sự việc đi càng nhanh càng tốt.

Vì thế, khi đọc thông tin, công chúng cần biết giữ khoảng cách với thông điệp để nhìn đa chiều hơn, thay vì để cảm xúc lấn lướt mất khả năng tư duy phê phán.

Khán giả chỉ nên "hóng" những gì thực sự quan trọng với họ

Công bằng mà nói, trong tình huống quên lãng liên tục trên mạng xã hội, một lời khuyên tương đối tệ với công chúng sẽ là “đừng quên nữa, hãy nhớ đi!”

Nếu như vẫn giữ thói quen tiếp nạp càng nhiều thứ trên News Feed vào bộ nhớ của ta càng tốt, thì rốt cục ta sẽ chẳng nhớ được điều gì. Huống chi là tìm cách giải quyết sự việc tiêu cực và thay đổi xã hội.

Tôi nghĩ đến một giải pháp khó thực hiện nhưng xứng đáng để thử, đó là hãy đọc ít đi. Đó là thay vì cố gắng xử lý mọi thông tin đến với mình bằng thái độ hời hợt, thì hãy thử theo sát những chủ đề ta thấy thực sự quan trọng với bản thân. Khi đọc một thông tin, hãy tìm ra sự liên hệ giữa nó với đời sống của mình.

Giả dụ, hãy theo dõi thông tin về một cuộc chiến tranh. Nghe thì có vẻ xa vời và phi thực tiễn. Thậm chí còn khó để nói giọt nước mắt trước một cái chết trên vô tuyến là cảm xúc nhất thời hay sự thấu cảm tới tim gan. Nhưng thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh và các biến cố chính trị ảnh hưởng domino đến giá xăng, giá sinh hoạt hay đời sống tâm lý hàng ngày.

Hay các chủ đề tưởng như “hàn lâm” nhưng ảnh hưởng trực tiếp tới cách ta nhìn nhận thế giới cũng xứng đáng có được sự để ý. Quyền con người, nam nữ bình quyền, đa dạng văn hoá… đều liên quan chặt chẽ tới cách ta được đối xử ra sao, và ta đối xử với người khác như thế nào trong đời sống xã hội.

Và quan trọng nhất, sống trong một bể thông tin khổng lồ, ta luôn đối diện với nguy cơ bị lừa. Sự bịp bợm đến từ truyền thông không chỉ gồm hiện tượng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản nhỏ lẻ qua messenger và các website cá độ. Ta còn có thể bị thao túng nhận thức, tâm lý bởi nhiều dòng tư tưởng khác nhau, trong đó có thuyết âm mưu và những hình thức kiểm soát đám đông khác.

Những điều trên sẽ xảy ra hạn chế hơn nếu ta biết đối diện với sự kiện, không hùa theo hoặc phản đối vội, mà nói “để tôi nghĩ một chút đã!” Khi thông tin rời rạc được lắp ghép thành tổng thể thông qua tư duy đa chiều, thứ ta có được là cách hiểu thế giới xung quanh sâu sắc hơn.

Kết

Hãy nhớ rằng, sự tập trung và quan tâm của chúng ta trước hiện tượng xã hội cũng là một loại tài nguyên. Và tài nguyên đó có giá trị. Vì thế, để bức xúc thực sự không làm ta vô can, hãy thử quan tâm một cách thật sâu và kỹ. Quyết định hành động sau đó hay không phụ thuộc vào việc bạn đã suy tư.

Và suy tư luôn đáng trân trọng dù nó dẫn ta tới đâu đi chăng nữa.

Tác giả: BTV

Netizen là gì và ai là Netizen đây là một khái niệm khá gần gũi với giới trẻ, những người truy cập mạng xã hội hàng ngày hàng giờ. Cộng đồng Netizen quan niệm rằng bạn tham gia...

Ảnh minh họa

Netizen là gì và ai là Netizen đây là một khái niệm khá gần gũi với giới trẻ, những người truy cập mạng xã hội hàng ngày hàng giờ. Cộng đồng Netizen quan niệm rằng bạn tham gia mạng xã hội như thế nào thì bạn có quyền phán xét dễ dàng như vậy, Netizen như các anh hùng bàn phím, có thể tham gia bàn luận bất kì chủ đề nào mà họ quan tâm.

Netizen là gì và ai là Netizen

Netizen là nghĩa tiếng Anh của từ cộng đồng mạng, cư dân mạng. Đây là một thuật ngữ được ghép của các từ tiếng tiếng Anh là Internet và Citizen. Cư dân mạng được định nghĩa là một thực thể hay cá nhân tích cực tham gia vào cộng đồng trực tuyến [online] và người dùng [user], thành viên của những mạng xã hội, thông qua các hình thức như giao lưu trực tuyến, trao đổi trực tuyến, trò chuyện trực tuyến, liên lạc trực tuyến và các hình thức khác của mạng xã hội.

Netizen là gì và ai là Netizen: Netizen là nghĩa tiếng Anh của từ cộng đồng mạng, cư dân mạng

Thuật ngữ này cũng có thể bao hàm sự quan tâm trong việc cải thiện Internet nói chung, đặc biệt là liên quan đến việc mở trong truy cập mạng và tự do ngôn luận. Trong tiếng Anh, cư dân mạng cũng thường được gọi là cybercitizens hay cư dân ảo, cộng đồng ảo trong đó có ý nghĩa như nhau.

Chúng ta đều biết mạng xã hội có những tính năng như chat, e-mail, phim ảnh, voice chat, chia sẻ file, blog và xã luận. Mạng giúp đổi mới hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết với nhau và trở thành một phần tất yếu của mỗi ngày cho hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới. Các dịch vụ này có nhiều phương cách để các thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo group [ví dụ như tên trường hoặc tên thành phố], dựa trên thông tin cá nhân [như địa chỉ e-mail hoặc screen name], hoặc dựa trên sở thích cá nhân [như thể thao, phim ảnh, sách báo, hoặc ca nhạc], lĩnh vực quan tâm: kinh doanh, mua bán... Những thành viên của mạng xã hội chính là Netizen.

Netizen là gì và ai là Netizen: Đây là một thuật ngữ có nguồn gốc bằng từ ghép của các từ tiếng tiếng Anh là Internet và citizen

Mạng lưới Netizen mang tính toàn cầu. Ở Việt Nam cộng đồng này khá phát triển vì có nhiều môi trường thuận lợi.  Hiện nay nhiều người trong giới giải trí như ca sĩ, diễn viên, người mẫu và những người nổi tiếng khác thường có nhiều chiêu trò đánh bóng tên tuổi của mình thông qua việc phát ngôn gây tranh cãi, gây sốc, tung ảnh khỏa thân, phát tán ảnh hoặc clip về cảnh giường chiếu, cảnh đánh nhau viết tâm thư rồi đăng lên mạng, giả gái, ăn mặc hở hang, tuyên bố đồng tính, nói xấu đời tư người khác và nhiều chiêu trò khác thông qua các mạng xã hội gây xôn xao, sửng sốt cho cư dân mạng từ đó tạo hiệu ứng xã hội rất lớn và qua đó làm nổi bật tên tuổi của mình. Đây được xem là "môi trường" giúp Netizen ngày càng phát triển.

Netizen là gì và ai là Netizen: Người có quyền lực "tối cao"

Cộng đồng Netizen quan niệm bạn tham gia mạng xã hội như thế nào thì bạn có quyền tham gia phán xét dễ dàng như vậy, Netizen như các anh hùng bàn phím, có thể tham gia bàn luận bất kì chủ đề nào mà họ quan tâm.

Netizen là gì và ai là Netizen:  Cư dân mạng được định nghĩa là một thực thể hay cá nhân tích cực tham gia vào cộng đồng trực tuyến [online] và người dùng [user], thành viên của những mạng xã hội

Minh chứng cho điều trên là vào tháng 4/2012, ngôi sao Song Hye Kyo đã quyết định khởi kiện 41 netizen mà cô cho rằng đã tung tin vu khống cô “cặp kè” với đại gia, theo kiểu làm “gái bao”. Đơn kiện đã được gửi lên Viện kiểm sát thành phố Seoul.

Câu chuyện trên giống như tình tiết trong phim truyền hình The Greatest Love, nhân vật ngôi sao điện ảnh Dokko Jin [Cho Seung Won đóng] đã quyết định nhờ đến pháp luật xử lý những netizen tung tin đồn vô căn cứ trên mạng, ảnh hưởng đến uy tín, cuộc sống và nghề nghiệp của ca sĩ Goo Ae Jung - người anh yêu [do Gong Hyo Jin thể hiện]. Các netizen này đã có những comment [lời bình luận], entry [bài viết] thóa mạ Goo Ae Jung, mà thậm chí còn chưa biết mặt cô ấy ngoài đời bao giờ.

Netizen là gì và ai là Netizen: Thuật ngữ này cũng có thể bao hàm sự quan tâm trong việc cải thiện Internet, đặc biệt là liên quan đến việc mở trong truy cập mạng và tự do ngôn luận

Thông qua vài chi tiết ông bầu cũ của Goo Ae Jung “ỡm ờ” với cánh phóng viên, các netizen lập tức khẳng định về quá khứ có liên quan đến xã hội đen của cô, mà chẳng cần thấy có sự vô lý rõ rành rành của nó. Chỉ vì các netizen, đồng thời là fan cuồng của Dokko Jin không thể chấp nhận ngôi sao của lòng họ lại có thể yêu một cô ca sĩ idol hết thời, và họ tìm mọi cách để chia rẽ tình yêu này. Chuyện phim kết thúc có hậu rằng Dokko Jin đã quyết định bãi nại, sau khi biết họ chỉ là “vô ý” phạm tội và đã hối lỗi. Còn các netizen này đã thành tâm chúc phúc cho Dokko Jin và Goo Ae Jung.

Ngay cả nam diễn viên kỳ cựu Cha Seung Won, người luôn “kín như bưng” với truyền thông và khán giả về cuộc sống riêng tư của mình, cũng đã không khỏi “đắng lòng” khi trả lời phỏng vấn sau thành công của bộ phim trên: “Tôi không bao giờ tự cho phép mình tin rằng, tôi là một ngôi sao nổi tiếng, như Dokko Jin cả. Nghề nghiệp của tôi là diễn viên, và chỉ thế thôi”. Khi được hỏi, liệu anh có công khai tình cảm cá nhân giống như Dokko Jin đã làm trong phim hay không, Che Seung Won hài hước: “Tôi đâu còn teen để hành động nông nổi như thế, đó chỉ là vai diễn mà thôi”.

Netizen là gì và ai là Netizen: Trong tiếng Anh, cư dân mạng cũng thường được gọi là cybercitizens hay cư dân ảo, cộng đồng ảo trong đó có ý nghĩa như nhau

Rõ ràng, đời không như là phim. Vì thế, khó mà biết được kết quả vụ kiện của Song Hye Kyo, nhưng chí ít, giới nghệ sĩ Hàn Quốc, cuối cùng đã có người dám đứng lên chống lại quyền lực của netizen.

Chuyện phim giả tình thật luôn là những chủ đề sốt dẻo mà các Netizen rất quan tâm. Tin đồn luôn hấp dẫn, nó làm thỏa mãn nhu cầu “tám” chuyện thiên hạ của mỗi người. Thế giới người nổi tiếng luôn phủ trong “màn sương” của danh vọng, vì thế càng hấp dẫn với đại đa số Netizen.

Bi kịch nhất trong số này phải kể đến Choi Jin Sil, cô liên tiếp đối mặt với nhiều tin đồn trên internet, nào là dối trá [khi các netizen tham gia “mổ xẻ” cuộc hôn nhân thất bại của cô]; nào là nợ nần vì tham gia thị trường chứng khoán… Sau cái chết của Choi Jin Sil, có hai nhân viên chứng khoán, cũng là người đã tung các tin đồn nợ nần của cô lên mạng, đã nhận án tù. Thế còn án phạt nào dành cho hàng trăm, hàng nghìn netizen khác, từng “hùa” theo những thông tin chưa thể kiểm chứng khác về Choi Jin Sil, những người chỉ gặp cô ấy qua những vai diễn, nhưng có thể “gõ tanh tách” kết tội cô ấy trên các diễn đàn?

Netizen là gì và ai là Netizen: Nhằm hạn chế các tin đồn thất thiệt trên mạng, ảnh hưởng đến đời sống của các cá nhân và xã hội, người sử dụng Internet phải khai tên thật và số chứng minh nhân dân khi đưa tin nhắn lên các trang web hoặc tham gia các diễn đàn trực tuyến

Internet giúp người người kết nối với nhau dễ dàng hơn nhưng nó cũng làm tăng thêm áp lực này với các nghệ sĩ, đặc biệt là các nghệ sĩ Hàn Quốc.

Netizen là vậy, họ sẵn sàng phát ngôn theo suy nghĩ của mình, theo đám đông nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của mình, có thể là thần tượng, hiểu biết, quan điểm của mình. Hàn Quốc là đất nước có nền công nghiệp giải trí phát triển do đó cộng đồng Netizen tại đây vô cùng đông đúc và nhộn nhịp.

Netizen là gì và ai là Netizen: Cách hạn chế sự bùng nổ của Netizen

Nhằm hạn chế các tin đồn thất thiệt trên mạng, ảnh hưởng đến đời sống của các cá nhân và xã hội, người sử dụng Internet phải khai tên thật và số chứng minh nhân dân khi đưa tin nhắn lên các trang web hoặc tham gia các diễn đàn trực tuyến. Đây là cách tốt nhất để hạn chế sự bùng nổ của Netizen, hạn chế những tin đồn thất thiệt ảnh hưởng đến người nổi tiếng cũng như nhân vật được nhắc đến trong các vụ việc. Không có điều gì đáng sợ bằng lời đồn của dư luận xã hội, cộng đồng mạng.

 

Mới đây, bà Nguyễn Thị Thanh Tân [Hải Châu, Đà Nẵng], vợ của ông Nguyễn Hữu Linh có bức tâm thư gửi cộng đồng mạng, mong muốn các cư dân mạng không gây thêm tổn thương cho bà và các con, cháu của bà.

 

Ông Nguyễn Hữu Linh - nghi can vụ dâm ô bé gái 7 tuổi trong thang máy tại TP HCM vừa được "mở" hẳn một trang trên Wikipedia với thông tin liên quan đến vụ việc.

Video liên quan

Chủ Đề