Quản lý nhà nước về hành chính tư pháp là gì

Luật lý lịch tư pháp 2009 đã đặt ra những nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của từng cơ quan trong việc quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp. Vậy cơ quan nào có nhiệm vụ trong việc quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp?

Thực hiện quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp.

Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm phối hợp với Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tư pháp

Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

– Trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về lý lịch tư pháp;

– Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về lý lịch tư pháp; tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về lý lịch tư pháp; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức làm công tác lý lịch tư pháp;

– Quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia;

– Bảo đảm cơ sở vật chất và phương tiện làm việc cho Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia;

– Chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ về lý lịch tư pháp;

– Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết theo thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện pháp luật về lý lịch tư pháp;

– Ban hành và quản lý thống nhất các biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về lý lịch tư pháp.

– Triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng cơ sở dữ liệu và quản lý lý lịch tư pháp;

– Thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực lý lịch tư pháp;

– Định kỳ hằng năm báo cáo Chính phủ về hoạt động quản lý lý lịch tư pháp.

Cơ quan phối hợp với Bộ Tư pháp

Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương [Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh] thực hiện quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp tại địa phương, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

– Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về lý lịch tư pháp; tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về lý lịch tư pháp;

– Bảo đảm về biên chế, cơ sở vật chất và phương tiện làm việc cho hoạt động quản lý lý lịch tư pháp tại địa phương;

– Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết theo thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện pháp luật về lý lịch tư pháp;

– Triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng cơ sở dữ liệu và quản lý lý lịch tư pháp theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp;

– Định kỳ hằng năm báo cáo Bộ Tư pháp về hoạt động quản lý lý lịch tư pháp tại địa phương.

Trên đây là nội dung Cơ quan nào có nhiệm vụ trong việc quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp? Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey để được tư vấn.

Xem thêm: Phiếu lý lịch tư pháp theo quy định pháp luật hiện nay

Mẫu tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp dùng cho cá nhân

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HÀNHCHÍNH – TƯ PHÁP Ở CƠ SỞTS. BÙI QUANG XUÂNHV CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC ĐT 0913 183 168QUAN NIỆM CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀNƯỚC VỀ HÀNH CHÍNH – TƯ PHÁPQuan niệm về hoạt động tư pháp- Theo nghĩa hẹp, hoạt động tư phápthường được hiểu là hoạt động xét xử củatòa án.- Ở một góc độ tiếp cận khác, các hoạtđộng tư pháp, các hoạt động tư pháp đượchiểu bao gồm các hoạt động: xét xử củatòa án và các cơ quan tư pháp khác củanhà nước.QUAN NIỆM CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀNƯỚC VỀ HÀNH CHÍNH – TƯ PHÁPLà một hoạt động nhằm thực hiện quyền tưpháp của nhà nước bao gồm hoạt động xét xửcủa tòa án và các hoạt động bổ trợ tư phápkhác như:Hoạt động giám định, điều tra, kiểm sát, thihành án, công chứng, luật sư…Nhằm làm cho hoạt động xét xử của tòa ánđược tiến hành một cách nhanh chóng, kháchquan, chính xác và đúng pháp luật.QUAN NIỆM CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀNƯỚC VỀ HÀNH CHÍNH – TƯ PHÁPQuan niệm về hoạt động tư pháp- Theo một nghĩa rộng hơn, hoạt động tưpháp còn bao gồm các hoạt động: xét xửcủa tòa án và các cơ quan tư pháp kháccủa nhà nước và các cơ quan tư pháp tưnhân khác.QUAN NIỆM CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀNƯỚC VỀ HÀNH CHÍNH – TƯ PHÁPKết luận: Là một hoạt động nhằm thựchiện quyền tư pháp của nhà nước baogồm hoạt động xét xử của tòa án và cáchoạt động bổ trợ tư pháp khác như: hoạtđộng giám định, điều tra, kiểm sát, thihành án, công chứng, luật sư…nhằm làmcho hoạt động xét xử của tòa án đượctiến hành một cách nhanh chóng, kháchquan, chính xác và đúng pháp luật.KHÁI NIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀHÀNH CHÍNH TƯ PHÁP Để cho hệ thống tổ chức của các cơquan tư pháp và hỗ trợ tư pháp hoạtđộng một cách đúng đắn thì tất yếu phảicó hoạt động quản lý đối với hệ thốngquản lý này. Căn cứ vào mối quan hệ giữa chủ thểquản lý và đối tượng bị quản lý thì gồmhai loại:KHÁI NIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀHÀNH CHÍNH TƯ PHÁPMột là, hoạt động quản lý của các cơ quanhành chính nhà nước đối với hệ thống tổchức các cơ quan tư pháp và hỗ trợ tưpháp.Ví dụ: Hoạt động quản lý của Bộ Tưpháp đối với các tổ chức luật sư, giámđịnh y pháp, hoạt động của Ủy ban nhândân tỉnh đối với phòng công chứng…KHÁI NIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀHÀNH CHÍNH TƯ PHÁPHai là, hoạt động quản lý nội bộcủa chính hệ thống tổ chức các cơquan tư pháp và hỗ trợ tư pháp.Ví dụ: Những hoạt động quảnlý của Tòa án nhân dân tối caođối với Tòa án địa phương.NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA HOẠT ĐỘNGQUẢN LÝ HÀNH CHÍNH TƯ PHÁPQuản lý về tổ chức, nhân sự, khenthưởng, kỷ luật, điều động, biệt phái cáccán bộ, công chức, viên chức nhà nướclàm việc trong cơ quan tư pháp và hỗ trợtư pháp;Quản lý đối với hoạt động công chứng,giám định, luật sư, tư vấn pháp luật, trợgiúp pháp lý;NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA HOẠT ĐỘNGQUẢN LÝ HÀNH CHÍNH TƯ PHÁP Quảnlý về quốc tịch, hộ tịch, cưtrú, lý lịch tư pháp; Quản lý đối với trại giam, tạmgiam; Quản lý về thi hành án; Quản lý các công tác tư pháp khác.NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA HOẠT ĐỘNGQUẢN LÝ HÀNH CHÍNH TƯ PHÁPLà hoạt động của các cơ quan, cá nhân, tổchức có thẩm quyền tiến hành các hoạtđộng liên quan đến các công tác về tổchức nhân sự, ngân sách, khen thưởng, kỷluật, điều động, biệt phái…để làm cho hoạt động của tòa án cũngnhư các cơ quan, tổ chức bổ trợ tư phápkhác được diễn ra một cách nhanh chóng,hiệu quả, chính xác và đúng pháp luật.HỆ THỐNG CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀNƯỚC VỀ HÀNH CHÍNH – TƯ PHÁP- Căn cứ vào Luật tổ chức Chính phủ,Luật tổ chức Tòa án nhân dân và Việnkiểm sát nhân dân, Luật tổ chức Hộiđồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.- Căn cứ vào Luật thi hành án dân sự vàLuật thi hành án hình sự.- Căn cứ vào Nghị định số 93/CP/2007quy định về chức năng và nhiệm vụ củaBộ Tư pháp.HỆ THỐNG CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀNƯỚC VỀ HÀNH CHÍNH – TƯ PHÁPTheo các quy định trên ở Việt Nam hiệnnay các cơ quan có thẩm quyền quản lýnhà nước về hành chính tư pháp baogồm:- Ở Trung ương: Chính phủ, Bộ Tư pháp,Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểmsát nhân dân tối cao.Ngoài ra, còn có một số cơ quan khácnhư: Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, BộXây dựng, Bộ Y tế, Bộ Tài chính…HỆ THỐNG CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀNƯỚC VỀ HÀNH CHÍNH – TƯ PHÁPỞ địa phương:+ Đối với cấp tỉnh: Ủy ban nhân dân cấptỉnh, Sở Tư pháp.+ Đối với cấp huyện: Ủy ban nhân dâncấp huyện, Phòng Tư pháp+ Đối với cấp xã: Ủy ban nhân dân cấpxã và Ban tư pháp xãNgoài ra, còn một số cơ quan khác như:Sở Công an, Sở Xây dựng, Sở Y tế, SởTài chính…II. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚCVỀ HÀNH CHÍNH – TƯ PHÁPTS. BÙI QUANG XUÂNHV CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC ĐT 0913 183 168QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÉT XỬCỦA TÒAChức năng của tòa ánTòa án nhân dân tối cao, các Tòa án nhân dânđịa phương, các Tòa án quân sự và các Tòa ánkhác do luật định là các cơ quan xét xử củanước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Tòa án xét xử những vụ án hình sự, dân sự, hônnhân và gia đình, lao động, kinh tế, hành chínhvà giải quyết những việc khác theo quy địnhcủa pháp luật.QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÉT XỬ CỦA TÒAQUẢN LÝ CÔNG TÁC XÉT XỬ CỦA TÒA

1. Hoạt động quản lý hành chính nhà nước đối với lĩnh vực tư pháp [ở đây hành chính - tư pháp là cách gọi mang tính quy ước, rút gọn].

Theo nghĩa này, hành chính tư pháp gắn chặt với hoạt động tư pháp và quyền tư pháp, mang những nội dung, đặc điểm sau: 1] Là hoạt động quản lý nhà nước mang tính chất chấp hành, điều hành đối với lĩnh vực tư pháp: 2] Chủ thể quản lý: Chính phủ là cơ quan quản lý hành chính nhà nước cao nhất, có nhiệm vụ quản lý tất cả các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội [theo quy định của Hiến pháp năm 1992, Luật tổ chức Chính phủ năm 2002]. Bộ Tư pháp được Chính phủ giao cho thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính tư pháp: 3] Nội dung quản lý: xuất phát từ đặc thù, cách phân mảng, lĩnh vực trong quản lý hành chính nhà nước [với tính chất chấp hành, điều hành] cho nên nội dung quản lý hành chính tư pháp được xác định bao gồm quản lý toàn bộ các hoạt động trong lĩnh vực tư pháp, trong đó, có cả hoạt động tư pháp lẫn bổ trợ tư pháp.

Ở Việt Nam, đối với hoạt động tư pháp, nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước đồng thời được giao cho nhiều cơ quan, trong đó có vai trò quan trọng của Bộ Tư pháp. Nội dung quản lý hành chính tư pháp của Bộ Tư pháp qua từng thời kỳ có những điểm chung, đồng thời cũng có những điểm khác nhau tùy theo quan điểm nhận thức của mỗi thời kỳ, cụ thể thời kỳ 1980 đến 1993 thì "Bộ Tư pháp là cơ quan của Hội đồng Bộ trưởng, có chức năng giúp Hội đồng Bộ trưởng thực hiện quản lý thống nhất các công việc về tư pháp trong cả nước bao gồm công tác dự thảo pháp luật, quản lý về mặt tổ chức các Tòa án địa phương và các công tác tư pháp khác; công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa trong cán bộ và nhân dân; góp phần bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật; tăng cường chuyên chính vô sản, thực hiện quyền làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của nhân dân". Thời kỳ 1993 đến 2003, một số nội dung quản lý hành chính tư pháp khác do Bộ Tư pháp thực hiện, cụ thể là: "Thực hiện chức năng quản lý nhà nước thống nhất về công tác tư pháp; xây dựng và tham gia xây dựng pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật; quản lý về mặt tổ chức Tòa án nhân dân địa phương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực [gọi chung là Tòa án địa phương]; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ pháp lý và quản lý các công tác tư pháp khác được Chính phủ giao". Từ năm 2003 đến nay, "Bộ Tư pháp là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác xây dựng pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, thi hành án dân sự, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp và công tác tư pháp khác trong phạm vi cả nước".

2. Hoạt động quản lý mang tính chất hành chính nội bộ trong các cơ quan tư pháp, bao gồm: hoạt động quản lý hành chính, điều hành công việc nội bộ cơ quan tư pháp như xây dựng chính tổ chức bộ máy, quản lý điều hành cán bộ: quản lý công sản, tài chính ngân sách, văn thư giấy tờ.

Hiểu rộng ra, còn có những hoạt động mang tính chất hành chính phục vụ được thực hiện tại các cơ quan tư pháp... thuộc thẩm quyền của cán bộ, công chức quản lý, lãnh đạo cơ quan đó [hoạt động quản lý hành chính nội bộ trong cơ quan tư pháp]. Đây là hoạt động quản lý bên trong cơ quan tư pháp, do chính cán bộ, công chức có thẩm quyền của cơ quan tư pháp thực hiện. Theo cách hiểu này, khái niệm "Hành chính tư pháp" thường không phổ biến và ít được nhắc đến.

Với nghĩa hành chính tư pháp là những hoạt động mang tính chất quản lý hành chính trong cơ quan tư pháp, ta thấy có hai loại hoạt động điển hình khác biệt nhau về chất, đó là hoạt động hành chính tư pháp [quản lý hành chính nội bộ như đã nêu ở trên] và hoạt động tư pháp - nhân danh nhà nước thực thi quyền tư pháp [là hoạt động của các cơ quan tư pháp theo quy định của luật tố tụng nhằm thực thi quyền tư pháp của quyền lực nhà nước, thông qua đó, bảo đảm trật tự, kỷ cương của xã hội, bảo đảm công lý, sự công bằng và lẽ phải theo quy định của pháp luật].

Ví dụ: Tại Thông tư số 141-HCTP ngày 05.12.1957 của Bộ Tư pháp đã xác định hành chính tư pháp bao gồm có phần hoạt động chuyên môn [báo cáo thống kê, tổ chức hội nghị, phiên tòa, công tác thi đua, công tác tổ chức, quản lý cán bộ...] và phần hoạt động hành chính quản trị [công tác kế toán, quản lý công sản, công văn giấy tờ,..].

Video liên quan

Chủ Đề