Tại sao có tên gọi là áo dài hippy

 Đặt vấn đề: Mục tiêu nghiên cứu:- Lịch sử phát triển áo dài qua các thời kỳ.- Quan hệ giá trị sự phát triển thiết kế đối với sự phát triển xã hội.- Các yếu tố khác biệt ảnh hưởng đến thiết kế qua các thời kỳ. Giả thuyết nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu:- Phương pháp lỳ thuyết.- Phương pháp thực nghiệm.- Phương pháp khoa học. Lý do chọn đề tài Nói đến trang phục cổ, truyền thống khong ai không nhắc đến áo dài của dân tộc ViệtNam - một niềm tự hào của dân tộc. Hình ảnh chiếc áo dài luôn gắn liền với cuộcsống của người dân từ nông thôn cho đến thành thị. Theo lệ mỗi dịp trọng đại, mọingười luôn vận khăn đóng áo dài, từ nam phụ lão ấu cho đến các dịp ma chay, ngàylễ, hội làng,… ai ai cũng đều mặc được, không phân biệt giàu sang nghèo khó. Chínhvì vậy với sự phổ biến này áo dài đã trở thành trang phục truyền thống của người ViệtNam. Cho dù bị ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa khác nhau của phương Đông đếnphương Tây, áo dài vẫn mang nét riêng của mình để không thể lẫn lộn với kiểu dángkhác.Khảo sát được thực hiện nhằm tìm hiểu thực trạng sử dụng Áo dài và quan điểmcủa phụ nữ Việt Nam về văn hóa truyền thống này-Hơn 80% phụ nữ Việt Nam có Áo dài, 58% chỉ có 1-2 chiếc Áo dài-Dưới 30% phụ nữ Việt Nam mặc Áo dài nhiều hơn 1 lần / tháng bao gồm cả 5% nhữngngười mặc hằng ngày. Áo dài được mặc chủ yếu vào các mùa lễ hội và những dịp đặcbiệt như đám cưới... Một số họ mặc ở trường hoặc đi làm [ví dụ ngân hàng]-80% chi dưới 1 triệu đồng để mua 1 chiếc Áo dài. Đa số họ may ở các tiệm Áo dài-Gần 70% phụ nữ thích mặc Áo dài vì truyền thống của người Việt Nam và họ cảm thấyduyên dáng khi mặc Áo dài-Hơn 80% phụ nữ Việt Nam nghĩ rằng Áo dài là một trong những truyền thống tốt đẹpcủa Việt Nam & văn hóa Áo dài nên được kéo dài trong tương lai. Trong thời buổi hiện đại nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đã lần lượt phụcdựng, phục hưng và cách tân, đưa vào đời sống hằng ngày những bộ trang phụctruyền thống mang đậm bản sắc quốc gia của họ thì Việt Nam trong những năm gầnđây cũng đã rục rịch tìm hiểu, phục dựng và đưa những bộ trang phục cổ lẫn cách tânđi vào trong tiềm thức và đời sống của con người VN hiện đại. Ngày nay, chiếc áo dàingày càng được cải tiến theo kiểu lạ và đẹp với nhiều màu sắc khác nhau nhưng vẫngiữ nét đẹp đặc trưng của chiếc áo dài. Trải qua thời gian và năm tháng, bộ trangphục truyền thống áo dài vẫn tồn tại và phát huy được thế mạnh của mình trong đờisống văn hóa và được coi như là “ quốc phục ” của Việt Nam. Bởi vì tự hào vẻ đẹp của chiếc áo dài của đất nước mình, chúng em muốn được tìmhiểu cũng như cảm nhận và lĩnh hội vể những nét đẹp trong văn hóa của nước mìnhthông qua hình ảnh của chiếc áo dài. Vì vậy, với những lí do trên, chúng em đã quyếtđịnh chọn đề tài với tên: “ Sự thay đổi của chiếc áo dài qua từng thời kỳ” để làm đềtài nghiên cứu cho môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học.Chương 1 NGUỒN GỐC LỊCH SỬ CỦA CHIẾC ÁO DÀI VIỆT NAM Áo dài cũng đã trải qua một bề dày lịch sử với nhiều mốc đáng nhớ. Mọi người dânViệt Nam đều biết áo dài là trang phục truyền thống của quốc gia mình. Nhưng nếuhỏi về nguồn gốc của áo dài thì có lẽ không phải ai cũng biết và hiểu sâu sắc. Chođến nay vẫn chưa ai biết rõ chiếc áo dài nguyên thuỷ ra đời từ lúc nào và hình dáng rasao vì không có nhiều tài liệu ghi nhận. Y phục xa xưa nhất của người Việt, theonhững hình khắc trên mặt chiếc trống đồng ngọc lũ cách đây khoảng vài nghìn nămcho thấy hình phụ nữ mặc trang phục với hai tà áo xẻ. Có thể coi kiểu sơ khai của áodài xưa nhất là áo giao lãnh, tương tự như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai thân trướcđể giao nhau mà không buộc lại, áo mặc phủ ngoài yếm lót, váy tơ đen, thắt lưng màubuông thả. Không thể xác định niên đại chính xác của áo dài Áo tứ thân ra đời vào khoảng năm 1965, khung cửi không dệt được khổ vải lớn vì thếcác mảnh vải mới được ghép với nhau tạo thành áo tứ thân, áo tứ thân màu nâu,không có khuy cài, thả dài xuống hoặc được cột gọn lên khi làm việc đồng áng, buônbán, mặc bên trong là một chiếc áo yếm có màu nâu đậm, dành cho phụ nữ đứng tuổihay màu trắng màu thắm đỏ hoa đào dành cho các cô gái trẻ ngoài yếm là chiếc áocánh ngắn màu trắng vài lụa dài màu xanh thoắt giữa áo cánh với cạp váy đen, ngàynay chiếc áo tứ thân vẫn còn nhưng đã được cách tân khá nhiều và trở nên tính tế vàtiện lợi hơn và thường được mặc kèm với chiếc nón quai thao, có thể nhìn thấy chiếcáo tứ thân này rất nhiều trong các lễ hội và đặc biệt là vùng đất Kinh Bắc. Áo ngũ thân ra đời khoảng 1884, áo dài ngũ thân gồm hai khổ vải được may nối lạivới nhau thành thân trước kín đáo, có một thân phụ nằm dưới về phía bên phải bốnthân áo, ngoài tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu là cha mẹ mình và cha mẹ ngườithương còn thân áo thứ năm tượng trưng cho người mặc áo luôn có 5 cúc cài thể hiệnđạo lí làm người của người việt năm là “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín” lúc này đã có sự daođộng về độ ngắn dài của tà áo vào thời điểm bấy giờ, chiếc áo dài ngũ thân thườngxuất hiện trong các gia đình giàu có và nó còn là 1 trang phục để phân biệt nhữngngười phụ nữ xuất thân cao quý với người phụ nữ xuất thân bình thường đấy. Áo dài tân thời áo dài thời kì này được khởi xướng bởi họa sĩ Nguyễn Cát Tường[1912-1946]. Cát Tường được cho là nhà cách tân táo bạo nhất ông đã đưa yếu tốphương Tây vào áo dài khoảng 30% ông đã tạo kiểu như : không cổ, tay ngắn, khôngtay, vai bồng, vai xéo, cổ tay xòe, có khuy, vạt áo ngắn, ….Những chi tiết này đã tạora chiếc áo dài dáng vẻ mang một chút hơi hướng phương tây, cũng khá độc đáo. Áo dài Lemur và lê phổ thập kỉ 1950-1060. Áo nịt ngực ngày càng được phổ biến nênchiếc áo dài cũng ảnh hưởng xu hướng này và được may chít eo, ôm sát vào ngườithân áo sau rộng hơn thân áo trước nhất là phân hông cổ áo cao, trong khi gấu áo cắtthẳng ngang và dài gần đến mắt cá chân, yếu tố cải cách ở áo dài lê phổ là phần tayáo kĩ thuật dệt may đã cho ra đời vải có khổ rộng tỉ lệ cách tân dừng lại 20% mẫunày được coi là vật tổ của các áo dài sau này Áo dài cổ thuyền từ năm 1958 còn gọi là áo dài thời Trần Lê Xuân nhưng thực tế, ítai biết rằng người sáng tạo đầu tiên là Thái Thúc Nha. Ở thập niên 1960, ông nhậnđược chỉ thị làm một buổi diễn thời trang ở đường Đồng Khởi người mặc đầu tiênnày là nữ tài tử Kiều Trinh với dáng dấp áo dài khoe được được phần cổ của ngườiphụ nữ phần eo được chít thon gọn. Nhưng tại sao chiếc áo này gắn với tên tuổi củabà Trần Lệ Xuân? Bởi mẫu áo dài này được bà Trần Lệ Xuân cực kì ưa chuộng vàthường đươc mặc trong các buổi gặp gỡ các vị khách nước ngoài thường được mặcchính là bà Trần Lệ Xuân là người đã khiến cho nhiều người nước ngoài biết đếnhình ảnh chiếc áo dài hơn. Áo dài tay raglan từ năm 1957. Thời trang áo dài bắt đầu thịnh hành đó cũng là thờiđiểm ông Đỗ Thành - một thợ may, áp dụng lối ráp tay raglan xéo vai trong âu phụcvào áo dài, để vai áo dài bớt nhăn ý tưởng sáng tạo này đã được cho ra đời chiếc áodài raglan đầu tiên. Áo dài tay hippy từ năm 1968-1989 vởi ảnh hưởng của văn hóa phương Tây. Quầnhippy được đưa vào thiết kế áo dài lúc đó người phụ nữ Việt khá táo bạo khi kết hợpvới quần ống loe với áo dài phần eo được nới rộng hơn so với áo dài Trần Lệ Xuân.Vạt áo may hẹp và ngắn đến đầu gối thân áo rộng lượn theo dáng người và khôngchiết eo, cổ áo thấp và quần được may rất dài với ống rộng đến 60cm hoặc mặc vớiquần tây kiểu áo dài này thịnh hành mãi đến thập niên 1980. Tuy nhiên, kiểu áo dàinày phổ biến ở một số nơi chịu ảnh hưởng văn hóa phương Tây,Xã hội ngày càng phát triển với con mắt cởi mở hơn, thẩm mỹ cũng khác hơn. Thập niên60 - 70, áo dài bắt đầu tôn lên những nét quyến rũ nhất của người phụ nữ. Eo được maythắt lại, có người còn dùng dây quanh áo phía trong ở vòng hai để eo đuợc nhỏ hơn, tà áorộng, ngực áo nhọn, gấu áo thẳng ngang, dài gần đến mắt cá chân, làm cho người mặc códáng "thắt đáy lưng ong".Áo dài cũng trở thành một trang phục không thể thiếu khi đi ra ngoài của phụ nữ Việt.Đặc biệt trong Sài Gòn, cuộc sống phồn hoa và ảnh hưởng từ phong cách Mỹ đã khiếnphụ nữ nơi đây có phong cách áo dài đa dạng, năng động với đủ màu sắc, hoa văn, chấtliệu. Áo dài có mặt trong mọi hoạt động của phái yếu, từ đi chơi, đi chợ, tiếp khách ởnhà, cho đến cưới xin, đi dự tiệc...Cùng trong thập niên 60, áo dài thêm một lần nữa thay đổi: đẹp, quyến rũ hơn. Đó là kiểuáo dài cổ hở do vợ của Ngô Đình Nhu, bà Trần Lệ Xuân, thiết kế [nên thường gọi là áodài bà Nhu]Mốt này ban đầu bị nhiều người chống đối, nhưng chỉ một thời gian sau lại nhận đượcnhiều lời khen ngợi vì nó tôn lên vẻ đẹp vừa hiện đại vừa truyền thống của người phụ nữ,lại rất đơn giản, tinh tế.Sau này cổ áo được cắt sâu xuống hơn nữa, hình vuông, hay hình tròn rộng khéo léo khoecái cổ yêu kiều và trang sức đẹpĐến gần cuối thập kỷ 60, áo dài mini trở thành thời thượng. Vạt áo may hẹp và ngắn, cókhi đến đầu gối, áo may rộng hơn, không chít eo nữa, nhưng vẫn giữ đường lượn theothân thể.Phong trào hippy phương Tây du nhập vào, khiến nhiều phụ nữ muốn "nổi loạn" và thoảimái hơn, nhất là giới trẻ nên đã hình thành một dạng áo dài khác, phần nhiều chỉ dài tớiđầu gối, phía trên sát vào thân, dùng nhiều loại hàng ngoại màu sắc rực rỡ.Từ năm 2000 đến nay, sự giao lưu về văn hóa, sự phát triển vượt bậc về kinh tế, và cáinhìn hiện đại tạo điều kiện cho các nhà thiết kế thỏa sức sáng tạo, áo dài biến hóa muônmàu muôn kiểu và chính thức trở thành quốc phục của nước Việt Nam. Chính vì thế, nócó mặt trong tất cả các cuộc thi sắc đẹp lớn nhỏ cũng như là hình ảnh đại diện cho conngười, đặc biệt là phụ nữ Việt Nam trước bạn bè thế giới.

Nói đến trang phục truyền thống của dân tộc Việt Nam người ta nói đến áo dài, nhắc đến nét đẹp người phụ nữ Việt người ta nhắc đến áo dài và nón lá. Vậy từ đâu, từ khi nào chiếc áo dài hình thành và phát triển để có nét đẹp uyển chuyển và gợi cảm như ngày hôm nay, hãy cùng Áo dài SG ngược dòng lịch sử tìm về lại cội nguồn lịch sử áo dài Việt Nam.

Áo dài xuất thân từ áo tứ thân và ngũ thân

Hàng ngàn năm trước hình ảnh chiếc áo dài việt nam từng hiện diện trên chiếc trống đồng Ngọc Lũ, theo một số nghiên cứu truyền thân chiếc áo dài hôm nay chính là tà áo dài tứ thân của phụ nữ Bắc Bộ. Tuy nhiên ít ai biết rằng theo truyền thuyết vì Hai Bà Trưng từng mặc áo dài hai vạt đi đánh trận, nên để tỏ lòng tôn kính hai bà người ta đã biến tấu chiếc áo dài hai vạt ấy thành chiếc áo tứ thân như thế này.

                           Áo dài tứ thân thế kỷ 17

Kễ từ đó chiếc áo tứ thân đã gắn bó với người phụ nữ Việt Nam suốt mấy trăm năm, cho mãi đến thế kỷ thứ 17 để thể hiện sự phú quý giàu sang, lần đầu tiên người phụ nữ thành thị cải tiến chiếc áo dài tứ thân thành chiếc áo dài ngũ thân, xét về tổng thể áo ngũ thân là một cải tiến rất quan trọng, trong năm thân áo tức năm tà áo thì bốn tà chính gồm hai tà trước và hai tà sau được may ép lại với nhau thành từng cặp gián tiếp biến áo tứ thân thành áo hai thân với hai vạt chính là vạt trước và vạt sau tạo ra một hình thức hoàn toàn mới so với áo tứ thân, áo dài ngũ thân đã tồn tại cho đến những năm 30 – 40 của thế kỷ trước.

Áo dài Lemour

Vào năm 1934 những cách tân đầu tiên được thực hiện bởi nhà may Cát Tường ở Hà nội gọi là áo dài tân thời Lemur theo đó thân trên áo được may ôm sát theo các đường cong cơ thể tạo nên vẽ yêu kiều và gợi cảm rất độc đáo, đồng thời vạt trước được kéo dài chấm đất để tăng thêm vẽ uyển chuyển khi bước đi, chính là từ đây áo dài Việt Nam tìm được hình hài chuẩn mực của nó, sau này dù trãi bao thăng trầm, cách tân cách điệu hình dạng chiếc áo dài tân thời về cơ bản vẫn được giữ nguyên.

                                                            Áo dài Lemour 1934

Năm 1958 một người phụ nữ nổi tiếng lúc bấy giờ là bà Trần Lệ Xuân đã thiết kế kiểu áo dài hở cổ mà dân gian thường gọi là áo dài Trần Lê Xuân, không chỉ gây chấn động thời trang quý bà thời kỳ đó nhờ việc làm tôn lên chiếc cổ và bờ vai gợi cảm của người phụ nữ, thiết kế này còn rất phù hợp với miền nhiệt đới, cho đến hôm nay kiểu áo dài hở cổ này vẫn tỏ ra thích hợp với nhiểu biến tấu khá phong phú.

Áo dài tay Rag-lan

Thập niên 1960 nhà may Dung ở Dakao Sài Gòn đưa ra kiểu may áo dài với cách ráp tay raglan, cách ráp này đã giải quyết được vấn để khó khăn nhất khi may áo dài là những nếp nhăn ở hai bên nách. Cách ráp này cải biến ở chỗ hàng nút cài được bố trí chạy từ dưới cỗ xéo xuống nách, rồi kế đó chạy dọc một bên hông. Với cách ráp tay Raglan làn vải được bo sít sao theo thân hình người mặc từ dưới nách đến lườn eo, khiến chiếc áo dài ôm khít từng đường cong của thân hình người phụ nữ, tạo thêm tính thẩm mỹ theo đánh giá của một số nhà thiết kế.

Áo dài Hippy – tiền thân của áo dài cách tân ngay này

Đến gần cuối thập kỷ 60 áo dài Hippy ra đời, ngay lập tức áo Hippy trở thành thời thượng của giới trẻ, ở chiếc áo dài Hippy cổ áo hạ thấp xuống chỉ còn ba centimet, vạt áo hẹp lại và ngắn dần lên, có khi chỉ còn đến đầu gối, dù vẫn giữ đường lượn theo thân hình nhưng áo Hippy được may rộng hơn không chít eo nữa, tay áo cũng được may rộng ra, thể hiện sử trẻ trung năng động, kiểu áo này rất phù hợp với nữ sinh, sinh viên thời kỳ đó.

Giai đoạn áo dài phát triển mạnh mẽ nhất

Sau một thời gian dán đoạn, đến những năm 1990 trào lưu áo dài được khởi xướng trở lại, lịch sử áo dài Việt Nam bước sang trang mới, chiếc áo dần trở nên thanh nhã hơn về vốc dáng, cầu kỳ hơn về chất liệu họa tiết, bắt đầu bằng áo dài vẽ của họa sĩ Hoàng cho đến áo dài thổ cẩm của nhà thiết kế Minh Hạnh, rất nhanh chóng thị trường áo dài phát triển với tốc độ chóng mặt theo nhiều phong cách và xu hướng hết sức phong phú và đa dạng, nhờ đáp ừng được hai yếu tố quan trọng của phục trang là tính thẩm mỹ và tính ứng dụng.

Ngay nay dù mức độ nhu cầu có khác nhau nhưng áo dài là trang phục được hầu hết phụ nữ Việt Nam ưa thích và lựa chọn, nhu cầu cao tạo điều kiện cho các nhà thiết kế áo dài không ngừng tìm tòi ý tưởng sáng tạo đưa ra hàng trăm, hàng ngàn biến thể biến tấu.

Quanh năm xuân hạ thu đông các bộ sưu tập áo dài lần lượt ra đời tạo nguồn cảm hứng cho giới chuyên môn nói riêng, đông đảo công chúng nói chung, cho đến bây giờ có thể nói áo dài đã được thời trang hóa, xuất hiện nhiều nhà thiết kế áo dài tài năng, nổi tiếng thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế mà sản phẩm của họ đã trở thành thương hiệu, có thể kễ ra những cái tên như Minh Hạnh, Sỹ Hoàng, Võ Việt Trung, La Hằng, Việt Hùng, Thuận Việt, Lan Hương, v.v…

                                                 Áo dài Sỹ Hoàng

Áo dài là niềm cảm hứng sáng tác thơ văn

Gắn liền với lịch sử chiếc áo dài tất nhiên còn là niềm cảm hứng sáng tác cho rất nhiều nhà thơ, nhà văn, họa sĩ, nhạc sĩ, nhà nhiếp ảnh, nhà điêu khắc, nhà thiết kế,.. Nhà thơ Nguyên Sa nhờ hai câu “Nắng Sài gòn anh đi mà chợt mát – Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông” mà trở nên nổi tiếng

Họa sĩ Tô Ngọc vân có bức tranh để đời “Thiếu nữ bên hoa Huệ”, rồi nhiều ca khúc ngợi ca tà áo dài của các nhạc sĩ danh tiếng như Trịnh Công Sơn, Phạm Duy, Từ Huy, Sỹ Luân,…

Tuy nhiên dưới con mắt của các nhà thiết kế thì hay nhất có lẽ vẫn là hai câu thơ của giáo sư, tiến sĩ Trần Văn Khê “Đơn sơ hai mãnh tuyệt vời – Thân sau vạt trước nên lời nước non” bởi nó đã đề cập đúng phần độc đáo nhất, riêng biệt nhất, đặc trưng nhất của chiếc áo dài Việt Nam.

Áo dài xuất hiện ở các sự kiện lớn

Năm 2001 lần đầu tiên áo dài Việt Nam được giới thiệu tại thành phố Tours của nước Pháp, kễ từ đó thế giới biết đến chiếc áo dài Việt Nam, trong mắt họ áo dài đã trở thành biểu tượng của một đất nước, một dân tộc, nếu so sánh với quốc phục của một số dân tộc khác như Kimono của người Nhật hay Hangbok của nười Hàn thì áo dài Việt Nam có ưu thế vượt trội là vừa giữ được vẽ đẹp truyền thống lại, vừa đáp ứng được nhu cầu sử dụng rất đa dạng trong đời sống hiện đại, áo dài đã được chọn là trang phục trong các phần thi chính thức của các cuộc thi sắc đẹp trong thời gian qua.

                              Áo dài trong phần trình diễn thời trang quốc tế

Tháng 3 năm 2014 lần đầu tiên lễ hội áo dài được tổ chức tại thành phồ Hồ Chí Minh như một sự tôn vinh chiếc áo dài dân tộc và là một hoạt động giàu ý nghĩa trên nhiều phương diện.

Ngày nay chiếc áo dài trở nên phổ biến

Ngày nay, ở Việt Nam áo dài là trang phục dành cho mọi lứa tuổi dành cho cả hai giới nam và nữ, riêng với phụ nữ không chỉ là trang phục đời thường, áo dài còn là trang phục chuẩn mực phục vụ cho những dịp đặc biệt quan trọng như lễ tốt nghiệp, lễ cưới, những ngày lễ tết hội hè, những sự kiện đáng nhớ trong đời.

Với phụ nữ Việt Nam thật khó để kễ hết những sự kiện đã gắn bó họ với chiếc áo dài, kễ từ khi còn là người thiếu nữ đến trường trong chiếc áo tinh khôi cho đến lúc trưởng thành đi làm lấy chồng rồi làm vợ, làm mẹ, có thể nói chiếc áo dài đã đi theo họ suốt cuộc đời.

                                                 Áo dài cưới

Ngày nay, chiếc áo dài đã trở thành một phần bản sắc văn hóa Việt, nói đến Việt Nam là nói đến chiếc áo dài, nón lá. Nhìn ra cuộc sống sôi động trước mắt rồi nhìn lại lịch sử mấy nghìn năm bỗng cảm thấy tự hào về những gì cha ông đã để lại cho chúng ta một nền văn hiến lâu đời, trong số những vẻ đẹp văn hóa ấy, lịch sử chiếc áo dài mãi mãi vẫn là niềm vui niềm cảm hứng không bao giờ phai mờ theo năm tháng.

Có thể bạn muốn xem thêm:
Các bài log khác của Áo dài SG

Các album ảnh của khách hàng Áo dài SG

Theo dõi chúng tôi trên facebook tại đây

Video liên quan

Chủ Đề