Bệnh viện dã chiến thu dung số 11 ở đâu

Trước những diễn biến của dịch COVID-19 trên địa bàn, Thành phố đã liên tục có những kịch bản nhằm chủ động ứng phó với thực tế diễn biến dịch bệnh, nhanh chóng thiết lập các bệnh viện dã chiến để tiếp nhận, thu dung và điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19.

Theo đó, tính từ đầu tháng 7/2021 đến nay, thành phố đã thành lập 16 bệnh viện dã chiến với quy mô khoảng 37.000 giường được trưng dụng từ khu nhà tái định cư của thành phố, các ký túc xá của trường đại học, cao đẳng, với nhiệm vụ thu dung điều trị các trường hợp F0 không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ.

Sở Y tế TP.HCM nhận định, vai trò và chức năng của các bệnh viện dã chiến đã được khẳng định và không thể thiếu trong công tác phòng, chống dịch, vừa đảm bảo cách ly điều trị các trường hợp F0 vừa góp phần giảm tải cho các bệnh viện điều trị COVID-19. Do đó, việc duy trì các bệnh viện dã chiến vừa là nhu cầu tất yếu trước mắt, vừa là một trong những chiến lược lâu dài trong tình hình mới. Tuy nhiên, do các bệnh viện dã chiến được trưng dụng từ khu nhà tái định cư của thành phố, các ký túc xá của trường đại học, cao đẳng nên không thể sử dụng lâu dài.

Trước tình hình dịch bệnh cơ bản đã được kiểm soát, để chuẩn bị cho học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng bắt đầu trở lại học tập cũng như đưa những khu nhà tái định cư đi vào cuộc sống phục vụ người dân, ngành Y tế Thành phố đã xây dựng lộ trình ngừng hoạt động đối với các bệnh viện dã chiến thành phố đã hoàn thành nhiệm vụ.

Lộ trình dự kiến dừng hoạt động các bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19 tại TP.HCM

Theo đó, dự kiến các bệnh viện dã chiến thành phố lần lượt sẽ ngừng hoạt động vào cuối tháng 10, tháng 11 và tháng 12/2021. Riêng các bệnh viện dã chiến số 3, số 6, số 8 ở khu tái định cư Thủ Thiêm [thành phố Thủ Đức] sẽ là những bệnh viện ngừng hoạt động cuối cùng, dự kiến vào cuối tháng 12/2021, đây là những bệnh viện đã được đầu tư hệ thống oxy lỏng, giường hồi sức để đảm trách tiếp nhận F0 nặng góp phần giảm tải cho các bệnh viện thành phố trong thời gian qua, sẽ tiếp tục hoạt động để các bệnh viện dã chiến khác ngừng hoạt động theo lộ trình.

Ngoài ra, bệnh viện dã chiến số 5 cũng trong danh sách bệnh viện dã chiến ngừng hoạt động sau cùng do yêu cầu hỗ trợ tiếp nhận các trường hợp F0 mức độ nhẹ và trung bình từ các bệnh viện trong khu vực trung tâm thành phố [Bệnh viện Nguyễn Trãi, Nguyễn Tri Phương, An Bình].

Sẵn sàng hệ thống tiếp nhận điều trị bệnh nhân COVID-19 tại tuyến cơ sở

Nhiều quận, huyện đã chủ động thành lập bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 trên địa bàn

Trong giai đoạn cao điểm của dịch bệnh, một số quận, huyện đã chủ động thành lập bệnh viện dã chiến trên địa bàn quận, huyện giúp thu dung điều trị các trường hợp F0 có triệu chứng, đồng thời góp phần giảm tải cho các bệnh viện dã chiến thành phố.

Sở Y tế TP.HCM đánh giá, mô hình bệnh viện dã chiến quận, huyện càng phát huy hiệu quả trong giai đoạn hiện nay, giúp cho các bệnh viện quận, huyện chuyển đổi trở lại công năng ban đầu để thực hiện chức năng khám bệnh, chữa bệnh thông thường cho người dân trên địa bàn.

Hơn nữa, khi giải thể các bệnh viện dã chiến của thành phố, rất cần các bệnh viện dã chiến của quận, huyện đảm trách thu dung các trường hợp F0 mới không đủ điều kiện cách ly tại nhà.

Tính đến ngày 08/10/2021, đã có 15 bệnh viện dã chiến quận, huyện đi vào hoạt động với tổng quy mô gần 7.000 giường. Theo kế hoạch, các quận, huyện còn lại sớm thành lập bệnh viện dã chiến, với quy mô từ 300 - 500 giường/bệnh viện, trong đó có 30 - 50 giường oxy, do bệnh viện quận, huyện hoặc bệnh viện thành phố trên cùng địa bàn đảm trách. Đối với bệnh viện dã chiến quận, huyện đang sử dụng cơ sở hạ tầng là trường học cần chuẩn bị phương án di dời sang cơ sở hạ tầng mới phù hợp. Ưu tiên sử dụng nguồn đất công thành lập bệnh viện dã chiến để có thể sử dụng lâu dài.

Mô hình bệnh viện đa tầng điều trị COVID-19

Mô hình bệnh viện đa tầng điều trị COVID-19 sẽ được triển khai trong giai đoạn tới

Trong thời gian qua, mô hình tháp 3 tầng trong điều trị COVID-19 đã phát huy hiệu quả khi vừa đảm bảo tập trung, tối ưu hóa nguồn lực trong điều trị cho các trường hợp bệnh nhân nặng, nguy kịch nhưng đồng thời đảm bảo khả năng tiếp nhận, thu dung điều trị cho các trường hợp bệnh nhân nhẹ, trung bình.

Song song với lộ trình ngừng hoạt động các bệnh viện dã chiến, Sở Y tế TP.HCM cũng sẽ tham mưu triển khai mô hình "Bệnh viện dã chiến 3 tầng".

Theo chia sẻ từ Sở Y tế TP.HCM, mô hình "Bệnh viện dã chiến 3 tầng" dự kiến sẽ được triển khai tại các bệnh viện dã chiến số 16, số 13 và số 14 tương ứng với các trung tâm hồi sức nằm kế cạnh. Các trung tâm hồi sức nêu trên sẽ sáp nhập với bệnh viện dã chiến số 16, số 13, số 14 trở thành các "Bệnh viện dã chiến 3 tầng".

Sở Y tế sẽ điều động luân phiên nhân viên y tế [bao gồm bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên] từ các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa thành phố, quận, huyện đến các "Bệnh viện dã chiến 3 tầng". Các bệnh viện đảm trách trung tâm hồi sức sẽ chịu trách nhiệm đào tạo chuyên khoa hồi sức cấp cứu cho các y bác sĩ của các bệnh viện thành phố, quận, huyện trong thời gian luân phiên công tác tại các bệnh viện này.

Về tiếp nhận các trung tâm hồi sức COVID-19 [thuộc Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Trung ương Huế] khi các bệnh viện trung ương bàn giao lại cho Thành phố, Ngành Y tế TP.HCM cho biết, sẽ phân công các bệnh viện tuyến cuối trên địa bàn Thành phố tiếp nhận và duy trì hoạt động các trung tâm hồi sức này.

Được sự đồng ý của Bộ Y tế, Bệnh viện Đại học Y Dược Tp.HCM sẽ tiếp nhận trung tâm hồi sức thuộc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức [dự kiến tiếp nhận vào ngày 15/10/2021]; Bệnh viện Nhân dân Gia Định tiếp nhận trung tâm hồi sức thuộc Bệnh viện Bạch Mai [dự kiến tiếp nhận vào ngày 20/10/2021].

Riêng Bệnh viện Trung ương Huế sẽ tiếp tục hỗ trợ Thành phố vận hành Trung tâm Hồi sức tại bệnh viện dã chiến số 14 cho đến cuối năm 2021, sau đó Bệnh viện Nhân dân 115 sẽ tiếp nhận và vận hành trung tâm hồi sức này.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn

.

Cập nhật lúc: 08:24, 24/10/2021 [GMT+7]

[ĐN]- Sở Y tế Đồng Nai vừa có kế hoạch giải thể các Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 trên địa bàn tỉnh.

Bệnh nhân Covid-19 được theo dõi, điều trị tại Bệnh viện dã chiến số 3, ký túc xá Trường đại học Mở TP.HCM cơ sở 2, P.Long Bình Tân, TP.Biên Hòa

Theo đó, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, trong thời gian ngắn, UBND tỉnh đã thành lập 11 Bệnh viện dã chiến với quy mô gần 10 ngàn giường bệnh, được trưng dụng từ ký túc xá của các trường đại học, cao đẳng, THPT, trang trại trong tỉnh để tiếp nhận, điều trị hàng ngàn F0 không triệu chứng hoặc mức độ nhẹ, vừa.

Đến nay, khi dịch bệnh đã được cơ bản kiểm soát, Sở Y tế xây dựng kế hoạch giải thể 8/11 Bệnh viện dã chiến trong thời gian từ ngày 10-11-2021 đến 31-12-2021, trả cơ sở cho các trường học để chuẩn bị cho việc dạy, học và giữ lại 3 bệnh viện dã chiến gồm: Bệnh viện dã chiến số 8 [ký túc xá Trường đại học An ninh nhân dân cơ sở 2, xã An Phước, H.Long Thành, quy mô 1 ngàn giường do Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai phụ trách]; Bệnh viện dã chiến số 9 [Trung đoàn Đồng Nai, xã Xuân Hiệp, H.Xuân Lộc, quy mô 1 ngàn giường do Trung tâm Y tế H.Xuân Lộc phụ trách]; Bệnh viện dã chiến số 11 [Trang trại chăn nuôi gia cầm thuộc Công ty TNHH chăn nuôi Hồng Gấm, quy mô 2,5 ngàn – 3 ngàn giường do Trung tâm Y tế H.Tân Phú phụ trách].

Để đảm bảo công tác điều trị bệnh nhân Covid-19, Sở Y tế xây dựng phương án tăng cường điều trị F0 tại nhà; thành lập khu điều trị F0 thuộc tầng 1 ở mỗi huyện, thành phố. Mỗi bệnh viện, Trung tâm y tế có giường bệnh đảm bảo có tối thiểu 2 tầng điều trị [tầng 2 và tầng 3].

Ngoài ra, Sở Y tế sẽ trình UBND tỉnh phê duyệt Bệnh viện Phổi thực hiện chức năng khám chữa bệnh lao, phổi và duy trì khám chữa bệnh Covid-19 với quy mô hẹp. Duy trì khu điều trị Covid-19 của Bệnh viện Da liễu, thu hẹp dần quy mô theo tình hình dịch bệnh trong tỉnh.

Hạnh Dung

.

Cập nhật lúc: 12:08, 21/09/2021 [GMT+7]

[ĐN] - Thượng tá Trần Qui, Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Xuân Lộc cho biết, sáng 20-9, Bệnh viện dã chiến số 11 của tỉnh Đồng Nai quy mô 3.000 giường đã bắt đầu hoạt động, thu dung, điều trị cho gần 100 bệnh nhân tại huyện Nhơn Trạch.

Bệnh viện dã chiến 11 với quy mô khoảng 3.000 giường

Dự kiến, trong ngày 21-9, Bệnh viện dã chiến 11 sẽ đón thêm các trường hợp F0 Covid-19 tại huyện Nhơn Trạch và các địa phương khác trên địa bàn tỉnh. Cũng theo thượng tá Trần Qui, nhìn chung điều kiện ăn ở, sinh hoạt và điều trị bệnh của các bệnh nhân tại Bệnh biện dã chiến 11 khá tốt. Vào buổi sáng, các cán bộ, chiến sĩ của Ban CHQS huyện tổ chức, hướng dẫn 24 động tác thể dục buổi sáng cho các bệnh nhân để nâng cao sức khỏe.

Được biết, hiện nay Ban CHQS huyện Xuân Lộc đang được giao quản lý 2 Bệnh viện dã chiến số 9 và số 11 [với tổng quy mô khoảng 3.700 giường] và 2 khu cách ly tại xã Xuân Phú và xã Xuân Hòa.  

Hải Đình

Video liên quan

Chủ Đề