Tại sao cần phải tẩy giun cho trẻ

Giun là loại ký sinh trùng có thể sống trong đường ruột của con người, đặc biệt thường gặp ở trẻ nhỏ do hệ tiêu hóa yếu, thói quen mút tay, chơi đùa không đảm bảo vệ sinh. Trẻ bị nhiễm giun trong thời gian càng dài thì sức khỏe càng bị ảnh hưởng, gây ra chứng biếng ăn, suy dinh dưỡng, thiếu máu, chậm lớn,… Vậy trẻ bao tuổi có thể tẩy giun và có cần tẩy giun định kỳ không?

1. Dấu hiệu trẻ bị nhiễm giun cha mẹ cần biết

Đến nay, y học đã xác định được rất nhiều loại giun có thể sống ký sinh trong đường ruột của con người bao gồm: giun đũa, giun kim, giun móc, sán,… Những loại giun này ký sinh và phát triển trong đường ruột do trẻ nuốt phải trứng giun từ đồ vật bẩn hoặc thức ăn không đảm bảo vệ sinh. Đường ruột ở trẻ nhỏ còn khá yếu nên là môi trường thuận lợi cho giun ký sinh và gây hại.

Trẻ nhỏ dễ bị giun sán ký sinh dẫn đến sụt cân, kém ăn

Do đó, cha mẹ cần lưu ý kiểm tra trẻ có những dấu hiệu bất thường sau đây không, nếu có khả năng cao trẻ đã bị nhiễm giun và cần được tẩy giun.

  • Thường xuyên đau bụng ở vùng rốn, trẻ gầy yếu, bụng ỏng.

  • Trẻ bị rối loạn tiêu hóa, phân lúc đặc lúc lỏng bất thường, thậm chí có thể nôn ra giun, ỉa ra giun hoặc quan sát thấy giun ở hậu môn của trẻ.

  • Trẻ khó ngủ, hay quấy khóc, đái dầm, có triệu chứng ngứa hậu môn vào ban đêm.

  • Trẻ có triệu chứng thiếu máu, thiếu dinh dưỡng mặc dù ăn uống đầy đủ.

  • Có dấu hiệu thiếu hụt Vitamin và khoáng chất: da xanh xao, hay mệt mỏi, thiếu linh hoạt, sức đề kháng kém.

  • Bé gái bị nhiễm giun có thể bị ngứa, mẩn đỏ quanh vùng âm đạo.

Trẻ từ 2 tuổi nên tẩy giun định kỳ mỗi 6 tháng

Khi có những triệu chứng nghi ngờ này, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng phân, xét nghiệm tìm trứng giun hoặc giun. Trong một số trường hợp có thể phải siêu âm kiểm tra mức độ nhiễm giun, từ có chỉ định tẩy giun hoặc phương pháp can thiệp thích hợp.

Nhiễm giun trong thời gian càng dài thì triệu chứng càng nặng, các vấn đề sức khỏe cũng nghiêm trọng hơn, đặc biệt là ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, cha mẹ không nên chủ quan trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn cho trẻ, tẩy giun và đưa trẻ đi khám bệnh khi có dấu hiệu nhiễm giun.

2. Trẻ bao tuổi có thể tẩy giun?

Với trẻ nhỏ, các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên tẩy giun khi trẻ 2 tuổi trở lên, các trường hợp trẻ nhỏ tuổi hơn không tự ý cho trẻ dùng thuốc tẩy giun. Thay vào đó, cần đưa trẻ đi khám để bác sĩ xét nghiệm, xác định chính xác tình trạng nhiễm giun. Nếu xác định trẻ bị nhiễm giun, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc tẩy giun và theo dõi để đảm bảo không gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

Trẻ nhỏ hơn 2 tuổi bị nhiễm giun cần đi khám bác sĩ

Các chuyên gia khuyến cáo trẻ trong độ tuổi nên tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần để đảm bảo sức khỏe cũng như ngăn ngừa nguy cơ nhiễm giun gây ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng.

Trên thị trường có nhiều loại thuốc tẩy giun khác nhau, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để lựa chọn loại thuốc phù hợp với độ tuổi và tình trạng của trẻ. Đa phần các loại thuốc tẩy giun được khuyến cáo sử dụng vào buổi sáng trước khi ăn sáng.

Tuy nhiên, 1 số bác sĩ chuyên khoa Nhi cũng khuyên khi uống thuốc tẩy giun, trẻ không cần nhịn đói hay ăn kiêng, cũng không phải dùng thuốc xổ.

Sau khi dùng thuốc, trẻ có thể gặp phải một số tác dụng phụ bất thường như: buồn nôn, nôn, đau đầu, chóng mặt, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy,… Các tình trạng này thường tự hết sau một vài ngày, sau tẩy giun trẻ cũng sẽ khỏe mạnh và ăn uống tốt hơn.

Nhưng cần lưu ý khi trẻ sau khi dùng thuốc tẩy giun có những triệu chứng dị ứng như: ngứa, nổi mề đay, phát ban,… Nếu phản ứng dị ứng nghiêm trọng, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.

3. Hướng dẫn chăm sóc để phòng ngừa nhiễm giun ở trẻ

Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị nhiễm giun ký sinh, thậm chí tái phát nhiều lần do trẻ nhỏ chưa có ý thức bảo vệ sức khỏe, đảm bảo vệ sinh tốt, hay có thói quen mút tay và lê la sàn nhà. Việc đưa tay lên miệng mút hoặc bò chơi lê la trên sàn nhà khiến trẻ dễ nuốt phải trứng các loại giun như: giun tóc, giun đũa, giun kim,… Nguy cơ này cao hơn ở những trẻ sống ở vùng nông thôn, vùng có điều kiện y tế còn kém.

Trẻ nhỏ được đảm bảo vệ sinh tốt có nguy cơ nhiễm giun thấp hơn

Nhiễm giun gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, thậm chí còn dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Do đó, nên chủ động phòng ngừa nhiễm giun ở trẻ nhỏ kết hợp với tẩy giun định kỳ bằng cách sau:

3.1. Vệ sinh ăn uống

Thực phẩm của trẻ cần được nấu chín, trái cây rửa sạch và gọt vỏ, nước đun sôi để nguội đảm bảo vệ sinh.

3.2. Vệ sinh cơ thể

Cần tập cho trẻ từ sớm thói quen rửa tay với xà phòng sát khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Người chăm sóc cũng cần đeo găng tay, vệ sinh tay sạch sẽ khi chuẩn bị thức ăn và chăm sóc cho trẻ. Ngoài vệ sinh tay chân, cha mẹ cần thường xuyên cắt móng tay cho trẻ, không cho trẻ đi đại tiện bừa bãi, ở chuồng hoặc mặc quần thủng đít.

3.3. Vệ sinh đồ chơi

Đồ chơi cho trẻ cần thường xuyên được rửa sạch, quần áo và chăm màn giặt sạch phơi khô dưới ánh nắng tự nhiên. Khu vực vui chơi của bé cha mẹ cũng cần thường xuyên dọn dẹp, lau rửa sạch sẽ.

Nếu gia đình sống ở khu vực nông thôn, trồng rau màu, cần lưu ý xử lý phân đúng cách, xa nơi ở và giếng nước. Với trẻ nhỏ, nên hạn chế cho trẻ vui chơi, bò la trên đất cát gần khu vực nuôi trồng.

Cha mẹ nên thường xuyên vệ sinh đồ chơi và vật dụng cho trẻ

Với thắc mắc trẻ bao tuổi có thể tẩy giun, chuyên gia cho biết nên chủ động tẩy giun cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Những trẻ nhỏ tuổi hơn bị nhiễm giun sẽ cần đi khám và dùng thuốc dưới sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.

Việc tẩy giun định kỳ cho trẻ có quan trọng không? Bao lâu nên tẩy giun định kì cho trẻ?  Trẻ thường bị nhiễm giun do những đường lây truyền nào, đó là các loại giun gì và có các triệu chứng nào điển hình không? Hãy cùng dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên theo dõi vấn đề được phân tích cụ thể trong bài viết dưới đây nhé!

Tại sao cần tẩy giun định kỳ cho trẻ?

Khi trẻ bị nhiễm giun, ngoài việc giun kí sinh và chiếm chất dinh dưỡng của cơ thể thì còn gây nhiều triệu chứng phiền toái cho trẻ. Các triệu chứng có thể:1

  • Gây ngứa ngáy khó chịu.
  • Ảnh hưởng đến sinh hoạt.
  • Ảnh hưởng đến quá trình học tập của trẻ.
  • Bị rối loạn tiêu hóa. Từ đó, làm cản trở quá trình hấp thu chất dinh dưỡng, mặt khác giun sẽ tranh giành những chất dinh dưỡng của trẻ.

Nếu bị nhiễm giun lâu sẽ làm trẻ xanh xao, chậm tăng trưởng thể chất, suy dinh dưỡng. Không những vậy còn làm giảm sức đề kháng vì thế dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn khác. Một số trường hợp nguy hiểm hơn, giun có thể gây ra những biến chứng như:1

  • Tình trạng giun chui ống mật, tắc ruột.
  • Với đối tượng là các bé gái khi giun kim cái ra hậu môn đẻ trứng có thể bò sang bộ phận sinh dục gây viêm nhiễm.

Kết luận: việc tẩy giun định kỳ cho trẻ là việc làm hết sức cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho trẻ.

Có khá nhiều phụ huynh hay đặt câu hỏi “Bao lâu nên tẩy giun định kỳ cho trẻ 1 lần?“. Theo khuyến cáo của các bác sĩ, trẻ em tại Việt Nam nên được tẩy giun định kỳ 6 tháng 1 lần.1 Đặc biệt, tất cả thành viên trong gia đình nên thực hiện tẩy giun vào cùng thời điểm để tránh trường hợp lây nhiễm trứng giun.

Lưu ý khi tẩy giun định kỳ cho trẻ

Việc tẩy giun quá sớm hoặc quá lâu đều không tốt, tẩy giun cần đúng định kỳ không nên trước hoặc sau 6 tháng.

-->-->

  • Nếu thời gian tẩy giun quá dài: Nếu bạn tẩy giun cách nhau vài năm thì có thể không loại bỏ được hết giun ra khỏi cơ thể.
  • Nếu thời gian tẩy giun quá ngắn: Nếu thời gian quá ngắn thì không cần thiết bởi nguy cơ tái nhiễm giun chưa xuất hiện.

Đặc biệt, một quan niệm rất sai lầm về việc tẩy giun là  uống thuốc tẩy giun sẽ mòn ruột. Sự thật, đây chỉ là câu truyền miệng và khoa học vẫn chưa chứng minh điều đó.

Tại sao trẻ dễ bị nhiễm giun?

Bên cạnh thắc mắc bao lâu nên tẩy giun định kỳ cho trẻ 1 lần, phụ huynh cũng cần tìm hiểu về những lý do trẻ dễ bị nhiễm giun hơn người lớn để biết  phòng tránh:

  • Trẻ hiếu động, thích khám phá mọi thứ xung quanh

Một trong các lí do đầu tiên đó là vì trẻ thường rất hiếu động, thích khám phá mọi thứ xung quanh mình, thường hay chơi đùa, đi chân đất, bò lê trên sàn nhà. Hoặc trẻ hay mút tay, nhặt thức ăn rơi vãi dưới đất… Chính những điều này đã tạo cơ hội cho giun sán xâm nhập vào cơ thể trẻ.

  • Chế độ ăn uống không sạch sẽ

Các loại rau sống, món ăn tươi sống gây tiềm ẩn nguy cơ chứa các loại ấu trùng giun sán như sán lợn, sán dây bò, sán lá gan,… Đây đều là những loại ký sinh trùng nguy hiểm và nguy cơ gây tử vong cao.

  • Không vệ sinh sạch sẽ khi chơi đùa cùng thú nuôi

Chơi đùa cùng thú nuôi cũng là một nguy cơ gây bệnh nhiễm giun sán ở trẻ. Vì động vật là vật chủ của nhiều loại giun, sán kí sinh.

-->

  • Trẻ không được vệ sinh cá nhân sạch sẽ

Do đó, ấu trùng giun, sán không chỉ vào cơ thể qua đường tiêu hóa mà còn có khả năng xâm nhập qua những vùng da hở, trầy xước hoặc đang bị thương.

  • Môi trường sinh hoạt không được vệ sinh  sạch sẽ

Như giường, chiếu, nệm, sân chơi của trẻ,…

Các đường truyền nhiễm giun

Cách thức ký sinh trùng gây nhiễm bệnh ở người tùy theo các chủng, loại có thể có các đường lây truyền khác nhau:2

Qua đường ăn uống

  • Do ăn uống các loại thực phẩm như thịt lợn, bò, trâu, ếch, cá, rau sống… và uống nước chưa nấu chín mang mầm bệnh giun sán.
  • Từ đó, qua bàn tay bẩn ở trẻ đưa vào miệng. Đồng thời ăn uống không đảm bảo vệ sinh tại các quán ăn đường phố.

Qua đường da, niêm mạc

  • Một số loại ấu trùng giun sán trong môi trường đất, nước, bụi bẩn hoặc trong bón phân trồng rau màu, nuôi cá, tôm,…
  • Do đó, ấu trùng giun sán có thể chui trực tiếp qua lỗ chân lông, vết trợt trên da, lỗ hậu môn, mắt… Từ đó, chúng xâm nhập vào mạch máu, tim phổi, não, gan và các cơ quan khác.

Các đường lây truyền khác

  • Giun chỉ do muỗi truyền.
  • Trường hợp giun lươn còn có đường truyền nhiễm bất thường là chu kỳ ngược dòng. Trong một số điều kiện nhất định, ấu trùng giun lươn dính lại quanh hậu môn phát triển thành ấu trùng có thực quản hình trụ. Từ đó, gây tự nhiễm lại cho người bệnh,…

Các loại giun thường gặp ở trẻ và triệu chứng

Các loại giun thường gặp3

Giun đũa là loại giun có kích thước lớn. Chúng thường phát triển mạnh ở các nước nhiệt đới và ôn đới. Không những vậy còn phụ thuộc vào nơi sống. Cụ thể, dân sinh sống ở khu vực nông thôn thường có tỷ lệ nhiễm giun đũa cao hơn người dân ở thành thị. Trẻ em có nguy cơ cao nhiễm giun đũa hơn là người lớn.

Giun móc là loại giun ký sinh ở người. Chúng có thể lây truyền qua đường da, niêm mạc hoặc qua đường ăn uống. Những công việc liên quan tiếp xúc với đất có nguy cơ nhiễm cao.

Tiếp đến là giun tóc, chúng lây truyền qua đường ăn uống, do con người ăn phải trứng giun tóc đã phát triển ở môi trường bên ngoài đến giai đoạn ấu trùng.

Giun kim có thể lây truyền qua đường ăn uống. Điều này là do trẻ dùng tay gãi hậu môn có trứng giun kim sau đó cầm thức ăn, nước uống. Không những vậy, giun kim còn có con đường lây truyền bất thường: trứng giun kim phát triển thành ấu trùng tại các rãnh hậu môn. Và chính từ hậu môn, các ấu trùng giun kim di chuyển ngược lên manh tràng để phát triển thành giun trưởng thành.

Triệu chứng3

  • Trẻ bị đau vùng rốn, gầy yếu, có thể nôn và đi ngoài ra giun. Tình trạng đau bụng do nhiễm giun thường tái đi tái lại nhiều lần;
  • Thường bị ngứa ở vùng hậu môn về đêm nếu bị nhiễm giun kim;
  • Rối loạn tiêu hóa;
  • Trẻ thường biếng ăn, khó chịu hoặc quấy khóc và khó ngủ về đêm;
  • Thiếu hụt vitamin và khoáng chất thể hiện ra ngoài một số biểu hiện;
  • Một số trường hợp nhiễm giun có máu trong phân, có biểu hiện thiếu máu, thở khò khè hoặc ho khan.
Trẻ thường biếng ăn, khó chịu hoặc quấy khóc và khó ngủ về đêm

Như vậy, phụ huynh nên tẩy giun định kỳ cho trẻ 6 tháng 1 lần. Ngoài ra, cần phải lưu ý đến các cách phòng ngừa nhiễm giun ở trẻ. Hãy cho trẻ đi khám và thực hiện tẩy giun định kỳ để đảm bảo sức khỏe cho trẻ nhé!

Video liên quan

Chủ Đề