Tại sao cần phải lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản

Bởi Daniel I. Block

Giới thiệu về cuốn sách này

Page 2

Bởi Daniel I. Block

Giới thiệu về cuốn sách này

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • Câu 1
  • Câu 2
  • Câu 3
  • Câu 4
  • Câu 5
  • Câu 6

Câu 2

Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong những câu sau và giải thích lý do lựa chọn:

a. Để điều trị căn bệnh này, đó là loại thuốc [hiệu quả/ hiệu nghiệm] nhất.

b. Đi học muộn là [nhược điểm/khuyết điểm] của học sinh ấy.

c. Cô bé ấy có làn da [trắng nõn/ trắng tinh] và một mái tóc dài óng ả.

Phương pháp giải:

Thay thế từng từ vào câu văn và đọc thử xem có hợp ngữ cảnh hay không

Lời giải chi tiết:

a. hiệu nghiệm:

* Giải thích: hiệu nghiệm có nghĩa là công hiệu, có kết quả thấy rõ. Còn hiệu quả chỉ kết quả thực hiện trong tương lai.

=> Từ hiệu nghiệm phù hợp với từ “loại thuốc”.

b. khuyết điểm

* Giải thích: nhược điểm là chỗ yếu, kém. Còn khuyết điểm là những điều thiếu sót, sai sót. 

=> Vì vậy đi học muộn là chỉ một hành động sai sót của học sinh.

c. trắng nõn

* Giải thích: từ trắng nõn có nghĩa là sự trắng mịn, mượt, trông mềm mại. Còn từ trắng tinh là chỉ sự trắng đều một màu, gây cảm giác rất sạch.

=> Từ “trắng nõn” thường dùng để miêu tả da người.

Câu 3

Hãy lý giải vì sao trong câu văn sau “Càng đổ gần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện” [Đoàn Giỏi, Sông nước Cà Mau], tác giả không dùng từ “san sát” mà lại dùng từ “chi chít”.

Phương pháp giải:

Thử thay thế từ ngữ và xem xét sự thích hợp cũng như mức độ biểu đạt của nó trong văn cảnh

Lời giải chi tiết:

Tác giả không dùng từ “san sát” mà lại dùng từ “chi chít” bởi vì nghĩa của từ “san sát” sẽ không phù hợp trong câu này:

Từ “san sát” có nghĩa là nhiều và liền sát vào nhau, như không còn có khe hở, thường dùng để miêu tả nhà cửa, thuyền bè,... Còn từ “chi chít” thường chỉ các vật nhỏ, có nghĩa là rất nhiều và cái này sát cái kia, hầu như không còn chỗ trống, chỗ hở.

Do đó, từ “san sát” không phù hợp với việc miêu tả kênh rạch, đó là những sự vật nhỏ hơn nhà cửa, thuyền bè.

=> Dùng từ “chi chít” để miêu tả sẽ hợp lý hơn.

Câu 5

Cho đoạn thơ sau:

  Dẻo thơm hạt gạo quê hương

            Có cả “năm nắng mười sương” người trồng

Từng bông rồi lại từng bông

   Trĩu cong như dáng lưng còng mẹ ta.

           [Trần Đức Đủ, Hương lúa quê ta]

a. Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên.

b. Vì sao tác giả chọn dùng “trĩu cong” mà lại không dùng “nặng cong” dù vẫn đảm bảo quy tắc phù hợp về thanh điệu trong câu bát?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn thơ

Lời giải chi tiết:

a. Biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ:

- Biện pháp ẩn dụ hình ảnh “năm nắng mười sương”: ẩn dụ cho sự nhọc nhằn, vất vả để làm ra hạt gạo của người nông dân.

- Biện pháp so sánh “Trĩu cong như dáng lưng còng mẹ ta”: thể hiện được niềm cảm thương sâu sắc và sự trân trọng, yêu thương với những thành quả lao động của người nông dân, bên cạnh đó giúp diễn tả hình ảnh sinh động, gợi tình.

b. Tác giả chọn dùng “trĩu cong” mà lại không dùng “nặng cong” dù vẫn đảm bảo quy tắc phù hợp về thanh điệu trong câu bát vì từ “trĩu cong” miêu tả được trọn vẹn, rõ ràng hơn dụng ý nghệ thuật của tác giả đoạn thơ.

- “trĩu cong gợi được dáng cong và độ sai trĩu của từng bông lúa. 

- “nặng cong” dường như chỉ gợi được sức nặng, dáng cong của từng bông lúa nhưng không thể hiện rõ sức nặng ấy là do sai trĩu mà nên. 

=> Chọn “trĩu cong” vẫn phù hợp hơn.

1. Trả lời các câu hỏi sau:

a] Với câu "Nhớ các bạn trong lớp tôi ngày trước, mỗi người một vẻ, sinh động biết bao." có thể dùng từ kiểu để thay cho vẻ được không? Vì sao?

Không thể vì kiểu gắn với những từ chỉ sự vật, loài vật còn vẻ gắn với con người.

b] Từ khuất được dùng trong câu "Giờ đây, mẹ tôi đã khuất và tôi cũng đã lớn." có phù hợp hơn so với một số từ khác cũng có nghĩa là chết như: mất, từ trần, hi sinh?

Phù hợp hơn từ trần, hi sinh vì cùng mang tính chất nói giảm nói tránh nhưng hi sinh thường được dùng với anh hùng, từ trần mang tính chất trang trọng. Nếu thay thế chỉ có thể dùng mất.

c] Vì sao trong câu "Tôi luôn nhớ về mẹ với niềm xúc động khôn nguôi.", từ xúc động được chọn hợp lí hơn các từ khác như cảm động hay xúc cảm?

Vì từ xúc cảm không nêu được hết ý nghĩa cảm động, còn từ cảm động thì lại thường được dùng khi nói về điều tích cực.

2. Chọn từ ngữ phù hợp nhất trong ngoặc đơn để đặt vào khoảng trống ở các câu sau và giải thích lí do lựa chọn:

a] Bị cười, không phải mọi người đều.... giống nhau.

[phản ứng, phản xạ, phản đối, phản bác]

b] Trên đời, không ai.... cả.

[hoàn tất, hoàn toàn, hoàn hảo, hoàn chỉnh]

c] Đi đường phải luôn luôn... để tránh xảy ra tai nạn.

[nhìn ngó, dòm ngó, quan sát, ngó nghiêng]

d] Ngoài... của bản thân, tôi còn được bạn bè, thầy cô thường xuyên động viên, khích lệ.

[sức lực, tiềm lực, nỗ lực]

Lựa chọn cấu trúc câu

3. Thực hiện các yêu cầu sau:

a] Chỉ ra ý nghĩa của cụm từ in đậm trong câu sau và cho biết, nếu bỏ thành phần đó, câu thay đổi như thế nào về cấu trúc.

Nhiều buổi trưa, khi mọi người nghỉ cả, chú Nam lúi húi đẽo, gọt.

Từ in đậm trong câu được dùng để chỉ mốc thời gian của sự việc được nói đến trong câu. Nếu bỏ thành phần đó đi, câu sẽ không được diễn đạt rõ nghĩa. Người đọc chỉ biết hành động của chú Nam đẽo gọt chung chung, không rõ hành động cụ thể của sự việc đó như thế nào. 

b] Văn bản Tiếng cười không muốn nghe có câu: Nếu ai đó chế nhạo cái khác biệt của ta, ta có thấy dễ chịu không? Giả sử câu này được viết lại thành: Ta có thấy dễ chịu không nếu ai đó chế nhạo sự khác biệt của ta? thì ý nghĩa sẽ thay đổi như thế nào?

Nếu đổi trật tự trong câu, sẽ không làm nổi bật được ý nghĩa chính của câu muốn nói đến. Ý nghĩa chính của câu ở đây là chế nhạo sự khác biệt, nên phải được đặt lên trước. 

c] Câu Ai chẳng muốn thông minh, giỏi giang? có thể đổi cấu trúc: Thông minh, giỏi giang thì ai chẳng muốn. Chỉ ra sự khác nhau về ý nghĩa giữa câu gốc và câu biến đổi.

Ý nghĩa của câu gốc: Nhấn mạnh vào đối tượng "ai đó", "tất cả mọi người", bất cứ ai".

Ý nghĩa của câu biến đổi: Nhấn mạnh vào vấn đề thông minh, giỏi giang. 

4. Sau đây là những câu được thay đổi cấu trúc so với câu gốc trong văn bản đã học. Nghĩa của câu được thay đổi cấu trúc khác như thế nào so với nghĩa của câu gốc?

a] 

- Câu trong văn bản: “Xem người ta kìa!” -  đó là câu mẹ tôi thường thốt lên mỗi khi không hài lòng với tôi về một điều gì đó.

-  Câu được thay đổi: Mỗi khi không hài lòng với tôi về một điều gì đó, mẹ tôi thường thốt lên: “Xem người ta kìa!”.

Ý nghĩa của câu gốc: Nhấn mạnh vào câu nói "Xem người ta kìa!".

Ý nghĩa của câu biến đổi: Nhấn mạnh vào vấn đề người mẹ không hài lòng với nhân vật tôi trước. Câu nói “Xem người ta kìa!” để giải thích thêm cho câu trước đó.

b]

- Câu trong văn bản: Khi nghe những tiếng “bật bông” ban đầu, ai cũng cười cợt.

- Câu được thay đổi: Ai cũng cười cợt khi nghe những tiếng “bật bông” ban đầu.

Ý nghĩa của câu gốc: Nhấn mạnh vào tiếng "bật bông"

Ý nghĩa của câu biến đổi: Nhấn mạnh vào đối tượng cười cợt, chế nhạo người khác, tiếng "bật bông" giải thích rõ hơn sự chế nhạo, cười cợt đó là gì.

c]

- Câu trong văn bản: Tuy nhiên, đây không phải là điều quá nghiêm trọng, và càng không phải là “căn bệnh” hết cách chữa.

- Câu được thay đổi: Tuy nhiên, đây không phải là “căn bệnh” hết cách chữa và càng không phải là điều quá nghiêm trọng.

Ý nghĩa của câu gốc: Câu nói có tính nhấn mạnh tăng dần, từ "không phải điều quá nghiêm trọng" đến "không phải là căn bệnh hết cách chữa".

Ý nghĩa của câu biến đổi: Câu nói có tính tăng dần ngược lại. Từ "không phải là căn bệnh hết cách chữa" đến "không phải điều quá nghiêm trọng".

Video liên quan

Chủ Đề