Sấm vương là ai

2010-01-04 16:28:46     cri

Nghe Online

Lý Tự Thành sinh năm 1606 trong một gia đình nghèo khó ở huyện Mễ Chỉ, tỉnh Thiểm Tây. Bấy giờ đang là thời kỳ cuối triều nhà Minh, mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt, thiên tai và chiến tranh không ngừng xảy ra.

Qua nhiều năm liên tục bị thiên tai, hoàng thân quý tộc và địa chủ cường hào đều chiếm đoạt hết ruộng đất, hàng chục triệu nông dân đã không có cơm ăm áo mặc, lại bị giai cấp thống trị áp bức bóc lột hết sức thậm tệ. Lý Tự Thành từ nhỏ đã đi thuê chăn cừu cho một gia đình họ Ngải, năm 21 tuổi do đánh người phải bỏ trốn sang Ngân Xuyên. Bấy giờ, cả nước đang nổ ra nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân. Năm 1630, Trương Hiến Trung khởi nghĩa tại Mễ Chỉ -Thiểm Tây, tự xưng là "Bát đại vương".

Lý Tự Thành cũng giết chết quan tham rồi làm phản, sau đó đến làm "Sấm tướng" trong đạo nghĩa quân do người cậu là Cao Nghênh Tường lãnh đạo. Năm 1635, triều đình cử hai đạo quân đến vây đánh nghĩa quân. Sau lần bị thất bại này, Lý Tự Thành đã ý thức được chỉ có liên hợp tác chiến thì mới có sức mạnh, nên năm đó 13 đạo nghĩa quân đã tụ tập ở Dinh Dương tỉnh Hà Nam để phối hợp tác chiến.

Năm 1636, Cao Nghênh Tường không may bị bắt rồi bị sát hại, Lý Tự Thành với danh hiệu "Sấm vương" tiếp tục lãnh đạo nghĩa quân tác chiến và trở thành một lãnh tụ nông dân kiệt xuất trong lịch sử Trung Quốc.

Nghĩa quân Lý Tự Thành anh dũng thiện chiến, mỗi khi đến đâu đều phá quan phủ, mở kho lương chia cho nông dân.

Song nghĩa quân của Lý Tự Thành cũng trải qua nhiều chặng đường gian nan khúc khuỷu. Năm 1637, nghĩa quân bị lọt vào ổ mai phục, đội ngũ bị đánh tan, Lý Tự Thành cùng mười mấy người khác buộc phải lẩn trốn trong vùng rừng núi Thương Lạc.

1 2

Lí Tự Thành tại sao xưng là Sấm Vương?

Năm 12 niên hiệu Sùng Trinh [1639] cuối đời Minh, trong vùng núi Thương Lạc ở miền đông nam tỉnh Thiểm Tây có một đám quân khởi nghĩa của nông dân hoạt động. Trên lá cờ rất lớn của quân khởi nghĩa có viết một chữ "Sấm” rất to.

Năm sau các vùng lân cận của tỉnh Hà Nam, nơi nào cũng truyền tụng những câu ca dao

Giết bò, giết dê

Sửa soạn rượu ngon.

Mở cửa thành nghênh đón Sấm Vương,

Sấm Vương đến không phải nộp lương.

Sớm cầu thăng,

Chiều cẩu hợp.

Gần đây người nghèo rất khó sống

Sớm mở cổng thành nghênh đón Sấm Vương,

Mọi người chúng ta sống sung sướng.

Sấm Vương được nói đến trong các câu ca dao kể trên tức là Lí Tự Thành. Lí Tự Thành là lãnh tụ cách mạng nông dân nổi tiếng những năm cuối đời nhà Minh.

Lí Tự Thành sinh năm 1606, vốn là một đứa trẻ chăn cừu nghèo khổ ở huyện Mễ Chi tỉnh Thiểm Tây, nhưng từ nhỏ có võ nghệ cao cường. Năm 1630, ông tham gia một chi đội quân khởi nghĩa nông dân. Vì thủ lĩnh của đám nghĩa quân này đầu hàng quan phủ, cho nên Lí Tự Thành chạy tới một đội quân khác của quân khởi nghĩa do Cao Nghinh Tường lãnh đạo; Cao Nghinh Tường tự xưng là Sấm Vương, còn Lí Tự Thành là thủ hạ thì được gọi là Sấm tướng.

Năm 1636 Cao Nghinh Tường bị bắt và hy sinh. Vì Lí Tự Thành tỏ ra có tài chỉ huy xuất sắc, nên được bộ hạ tôn làm Sấm Vương để tiếp tục chỉ huy chiến đấu.

Về sau quân khởi nghĩa bị tổn thất nghiêm trọng, Lí Tự Thành chỉ mang theo mười tám bộ hạ đột phá vòng vây, vào trốn trong núi Thương Lạc. Nhưng Lí Tự Thành không thoái chí, chỉ ít lâu sau đã lại giương lá cờ to viết chữ "Sấm". Sau khi tích trữ được lương thực, Lí Tự Thành tiến vào Hà Nam, nêu khẩu hiệu "Quân điền miễn lương" [chia đều ruộng đất, miễn nộp lương thực] được dân chúng hoan nghênh, người nghèo coi Sấm Vương như cứu tinh. Cuối cùng nhờ có sự ủng hộ của quần chúng nhân dân, năm 1644 Lí Tự Thành đem quân đánh chiếm Bắc Kinh, diệt Minh triều, thành lập chính quyền, viết nên một trang huy hoàng trong lịch sử chiến tranh nông dân ở Trung Quốc.

VƯƠNG QUỐC DŨNG

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tên sách: Biết tất tật chuyện trong thiên hạ
  • Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây liên kết với Nhà xuất bản Thuận Hóa
  • Dịch từ tiếng Hán theo: Tiểu học sinh thiên hạ sự toàn tri đạo [Thiếu niên Nhi đồng Xuất bản xã, Tháng 3 năm 2001]
  • Những người dịch: Nguyễn Thị Ngân Linh, Nguyễn Thị Hồng Hà, Nguyễn Thị Thu Nguyệt, Nguyễn Thị Tố Mai
  • Người hiệu đính: Nguyễn Thụy Ứng
  • Thực hiện ebook: hoi_ls [thuvien-ebook.com]

Năm 1628, tức là năm thứ 2 đời Sùng Trinh, vùng Thiểm Tây lâm vào nạn đói nghiêm trọng. Dân chúng không có lương thực, đã đào hết rễ cỏ, bóc hết vỏ cây, đành phải ăn cả đất trên núi. Nhưng quan lại địa phương vẫn cứ đốc thúc thu thuế, trong khi dân chúng không có gì giao nộp. Chịu không nổi, nhiều người nổ ra khởi nghĩa nông dân. Mùa đông năm đó, triều Minh điều 1 số quân từ Cam Túc lên Bắc Kinh. Quân tới huyện Kim [nay là Du Lâm, Thiểm Tây], không được phát tiền lương, liền ào vào làm nháo động nha môn. Tướng cầm đầu đứng ra ngăn cản, 1 người lính trẻ phẫn nộ, hô hào mọi người xông tới giết luôn viên tướng và quan huyện. Người lính đó là Lý Tự Thành.

Lý Tự Thành quê ở Mễ Chi, Thiểm Tây, sinh trong 1 gia đình nông dân. Khi còn ít tuổi, đã thích cưỡi ngựa bắn cung, luyện tập võ nghệ. Sau, cha mất đi, cảnh nhà bần cùng, Lý Tự Thành phải tới dịch trạm Ngân Xuyên làm phu giữ ngựa. Ông cư xử với mọi người đều chí tình nên được mọi phu trạm yêu mến. Gia đình Lý Tự Thành từ lâu vẫn làm sai dịch đi thu thuế cho quan địa phương. Vùng Mễ Chi mất mùa mấy năm liền, nông dân không nộp được tô thuế. Một địa chủ họ Ngải ở địa phương thừa cơ cho vay lãi cao để bóc lột dân nghèo. Lý Tự Thành thấy mọi người không nộp được thuế, liền đứng ra vay lãi cao nộp thuế thay cho tất cả. Thời gian sau, tên địa chủ họ Ngải bắt Lý Tự Thành phải trả nợ. Ông không kiếm được tiền trả, bị hắn trình quan, bắt ông lên đánh 1 trận thừa sống thiếu chết, rồi cùm xích lại, mang ra phơi nắng, không cho ăn uống gì. Dân chúng và lính trạm thương xót, khẩn cầu quan huyện cho ông đứng dưới bóng cây và cho ăn uống. Quan huyện không thuận. Quần chúng bừng bừng phẫn nộ, hùa nhau xông vào tháo cùm xích cho Lý Tự Thành rồi đưa ông cùng trốn khỏi Mễ Chi, tới Cam Túc xin đăng lính. Lần này, Lý Tự Thành cầm đầu giết quan tướng, rồi dẫn mấy chục bạn lính đi theo nghĩa quân do Vương Tả Quải lãnh đạo, được làm 1 đầu lĩnh.

Tổng đốc Dương Hạc thấy nghĩa quân ngày càng đông thì vô cùng sợ. Ông ta vừa mang quân trấn áp vừa dùng quan cao lộc hậu để chiêu hàng tướng lĩnh nghĩa quân. Vương Tả Quải nghe lời chiêu dụ, liền đầu hàng. Lý Tự Thành buộc phải đi tìm toán nghĩa quân khác. Sau, nghe tin có đội nghĩa quân lớn, thủ lĩnh là Cao Nghinh Tường, tự xưng là "Sấm Vương", liền quyết tâm đi theo Cao Nghinh Tường. Thấy Lý Tự Thành đem lực lượng đến theo, Cao Nghinh Tường cả mừng, lập tức phong ông làm tướng, phụ trách 1 toán quân. Mọi người gọi ông là "Sấm tướng".

Cao Nghinh Tường liên hợp với các nghĩa quân khác, chiến đấu lưu động trong phạm vi 5 tỉnh vùng Sơn Tây, Hà Bắc, thanh thế ngày càng lớn. quân triều đình đi đánh dẹp, đều bị đánh bại. Sùng Trinh Đế giận quá hóa khùng, điều động hạ lệnh quân đội các tỉnh tới bao vây quân khởi nghĩa, toan đánh 1 đòn quyết định. Để đối phó lại cuộc bao vây lớn đó, Cao Nghinh Tường triệu tập thủ lĩnh 13 nghĩa quân tới họp tại Huỳnh Dương để bàn đối sách. Trong hội nghị, mọi người tranh luận sôi nổi, có người cho là quân triều đình quá mạnh, chi bằng chuyển về căn cứ cũ ở Thiểm Tây lẩn tránh 1 thời gian rồi tính kế sau. Có người phản đối chủ trương đó, nhưng lại không nêu được chủ trương gì hay. Lúc đó, Lý Tự Thành đứng dậy nói: "Một người lính dám liều mình còn có thể chiến đấu giết địch một trận kịch liệt. Nay chúng ta có mười vạn đại quân, địch tới bao vây, sao chúng ta lại không chống lại được?".

Cao Nghinh Tường hỏi, giọng tán thưởng: "Vậy theo ý tướng quân, chúng ta nên làm thế nào?".

Lý Tự Thành nêu lên chủ trương: cần phân lực lượng làm mấy cánh, cùng đánh ra, phá vỡ vòng vây của địch. Mọi người nghe nói có lý, liền bàn luận chi tiết, phân toán quân làm 6 cánh, cánh thì kìm giữ địch, cánh thì tác chiến lưu động. Cao Nghinh Tường, Lý Tự Thành cùng đội nghĩa quân do Trương Hiến Trung lãnh đạo đánh về hướng đông, phá vòng vây, tiến chiếm Phượng Dương thuộc miền Giang Hoài. Phượng Dương là quê hương của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương. Sau khi Minh Thái Tổ chết, nơi đây trở thành Trung Đô của triều Minh. Quân nông dân đánh vào Phượng Dương, tức là đánh vào nơi tượng trưng oai linh của triều Minh. Đội quân của Cao Nghinh Tường, Trương Hiến Trung tiến đánh, thế như chẻ tre, không đầy 10 ngày đã hạ được Phượng Dương, đốt trụi khu lăng miếu các hoàng đế Minh và ngôi chùa Hoàng Giác, nơi trước kia Chu Nguyên Chương đã tu hành. Đòn đánh đó làm toàn thể triều đình rung động. Được tin, Sùng Trinh Đế vừa buồn vừa giận, lập tức hạ lệnh xử tử tuần phủ Phượng Dương.

Cao Nghinh Tường và Lý Tự Thành lại dẫn quân về Thiểm Tây, lưu động tiến đánh quân triều đình, khiến quân quan triều Minh luống cuống không sao đối phó nổi. Sùng Trinh Đế và các đại thần trong triều đều coi đội quân của Cao Nghinh Tường là cái gai trong mắt, tìm trăm phương nghìn kế hòng tiêu diệt. Một lần, Cao Nghinh Tường dẫn quân tiến công Tây An, tuần phủ Thiểm Tây là Tôn Truyền Đình đem quân mai phục trong hẻm núi thuộc Châu Chí [nay là Chu Chí, Thiểm Tây]. Cao Nghinh Tường không phòng bị, qua kịch chiến, bị bắt và hy sinh. Lý Tự Thành dẫn số quân còn lại thoát được vòng vây. Các tướng sĩ mất chủ soái, hết sức đau buồn. Mọi người thấy Sấm tướng Lý Tự Thành là người xưa nay được Sấm Vương Cao Nghinh Tường tin yêu nhất, lại có võ nghệ cao cường, chiến đấu dũng cảm, liền tôn ông lên thay Cao Nghinh Tường, làm Sấm Vương. Từ đó về sau, danh tiếng của Lý Sấm Vương được truyền khắp gần xa. Danh tiếng Lý Sấm Vương càng cao thì vương triều Minh càng sợ hãi và căm ghét. Sùng Trinh Đế hạ lệnh cho tổng đốc Hồng Thừa Trù và tuần phủ Tôn Truyền Đình chuyên đối phó với Lý Tự Thành. Lý Tự Thành rơi vào hoàn cảnh hết sức khó khăn. Nhờ nghĩa quân chiến đấu dũng cảm và Lý Tự Thành đa mưu túc trí, nên nhiều lần nghĩ quân phá được vòng vây, hoạt động suốt dải Tứ Xuyên, Cam Túc, Thiểm Tây, liên tục tiến đánh quân triều đình.

Trong hoàn cảnh khó khăn đó, thủ lĩnh 2 cánh nghĩa quân là Trương Hiến Trung, La Nhữ Tài đều về hàng triều đình, 1 số tướng dưới quyền Lý Tự Thành cũng bỏ trốn. Những sự kiện đó càng làm cho hoàn cảnh của Lý Tự Thành thêm khó khăn. Năm 1638, Lý Tự Thành từ Cam Túc di chuyển về Thiểm Tây, chuẩn bị đánh Đồng Quan, thì quân Minh từ 2 bên núi, dựa vào ưu thế địa hình, xông tới hết lớp này đến lớp khác. Nghĩa quân anh dũng chống lại, xung sát liên tục trong mấy ngày đêm, hàng vạn nghĩa quân hy sinh, số còn lại bị đánh tan tác. Lý Tự Thành và bộ tướng Lưu Tông Mẫn cùng 16 bộ tướng khác đánh lui nhiều đợt quân địch, mới vượt khỏi vòng vây. Họ trèo đèo lội suối, khắc phục biết bao khó khăn, tới được vùng núi Thương Lạc ở đông nam Thiểm Tây, lẩn trốn ở đó. Quân Minh từ Đồng Quan, phái nhiều kỵ binh trinh sát đi lùng truy bắt Lý Tự Thành. Nhưng truy lùng suốt mấy tháng, vẫn không có tăm hơi gì. Sau có người nói rằng, Lý Tự Thành bị trọng thương trong chiến đấu, đã bị chết, quân Minh mới dần lơi lỏng việc truy lùng.

Video liên quan

Chủ Đề