Nên bảo quản phân chuồng ở đâu

Phân chuồng mang lại rất nhiều lợi ích cho cây trồng. Thế nhưng để ủ đúng cách thì không phải ai cũng làm được. Muốn biết cách ủ phân chuồng đạt chuẩn thì đọc bài viết này nhé!

Bài viết:

 Các cách ủ phân chuồng đạt tiêu chuẩn nhất hiện nay

Từ xưa đến nay, người dân ở ông dân luôn có thói quen sử dụng phân của gia súc để làm phân bón để bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng. Đây là loại phân hữu cơ tuy không giàu nitơ nhưng nồng độ amoniac cao đến mức có thể đốt cháy cây khi tưới phân trực tiếp. Phân chuồng ủ mang đến rất nhiều lợi ích cho cây, đặc biệt là cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu và thúc đẩy quá trình phát triển khỏe mạnh. Thế nhưng không phải ai cũng biết cách ủ phân chuồng đúng cách, hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về quy trình này nhé!

Ủ phân chuồng là gì?

Tìm hiểu thông tin về phân chuồng

Phân chuồng là một loại phân hữu cơ được làm từ hỗn hợp phân gia cầm, gia súc kết hợp với các loại rau, cỏ, rơm, rạ hoặc rác thải hữu cơ, phân xanh. Phân chuồng có thể được ủ theo phương pháp truyền thống hoặc chế phẩm. Trong phân có chứa các chất dinh dưỡng như: nito, photpho, kali và lưu huỳnh. Trên thực tế, các chất dinh dưỡng có trong phân đều là do thức ăn mà động vật đã ăn.

Các dạng dinh dưỡng có trong phân

Dinh dưỡng phân chuồng có 3 loại:

  • Phân chuồng có các chất dinh dưỡng là vô cơ hoặc hữu cơ có thể hòa tan trong nước và sử dụng luôn cho cây trồng. Những dưỡng chất này bao gồm: nito amoni, phốt phát hòa tan và muối kali.
  • Các chất dinh dưỡng giải phóng chậm, thực vật không thể sử dụng ngay. Là dạng dinh dưỡng đến từ mô thực vật, tế bào và vi khuẩn. Các dưỡng chất này đều có sẵn trong cây khi bón phân vào đất và giải phóng dinh dưỡng.
  • Trong phân lỏng và rắn của gia cầm chứa rất nhiều dưỡng chất vô cơ nhất là nitơ với đặc tính dễ hòa tan trong nước. Phân tươi là loại phân có độ phân hủy nhanh hơn so với phân ủ. Phân gia cầm thì nhanh hơn phân của gia súc. Phân càng chứa nhiều nitơ thì chúng giải phóng càng nhanh.

Có nên sử dụng phân tươi hay không?

Nên hay không sử dụng phân chuồng cho cây trồng

Câu trả lời là không, bởi trong phân tươi đôi khi có một số mầm bệnh như virus & vi khuẩn có thể gây bệnh cho con người. Tiêu biểu trong các mầm bệnh được tìm thấy trong động vật là Salmonella & một số chủng E.coli. Các con bệnh này là rủi ro rất lớn khi tưới vào cây trồng hoặc các loại củ quả như: cà chua, cà rốt, củ cải, dâu tây…

Xem thêm chi tiết: 

Ưu điểm của phân chuồng hữu cơ với cây trồng

Trong phân ủ chuồng hữu cơ có rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cây. Chúng ta có thể kể đến các ưu điểm sau:

Cải thiện đất trồng

Các chất hữu cơ có trong phân sẽ giúp cải thiện cấu trúc đất, để từ đó đất trồng sẽ giữ mùn và độ ẩm cho đất cũng tăng lên đáng kể.

Thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi

Trong phân bón tổng hợp chứa các phân tử hóa học mà không có carbon, đôi khi loại phân này sẽ gây hại và có thể ngăn cản sự tiếp xúc với vi khuẩn có lợi. Tuy nhiên phân hữu cơ lại rất giàu hữu cơ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có ích phát triển.

Trong phân hữu cơ lại có nhiều carbon- một phân tử không thể thiếu để nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi. Tóm lại, các dưỡng chất cacbon, nitơ, photpho và kali có trong phân bón hữu cơ sẽ nuôi sống vi khuẩn. Giúp chúng tiết ra các chất dinh dưỡng tốt nhất cho cây trồng một cách tự nhiên.

Phân chuồng thân thiện với môi trường

Phân bón hóa học khi ngấm vào đất sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến nguồn nước ngầm. Chúng là nguyên gián tiếp gây hại cho sinh vật biển và làm nhiễm môi trường đất, nước. Phân hữu cơ thì ngược lại, bởi kết cấu của phân hữu cơ rất bền vững và gần gũi với môi trường. Không gây hại cho cây trồng cũng như môi trường sống.

Ưu điểm vượt trội của phân ủ chuồng

Hạn chế được việc sử dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu

Thay vì sử dụng thuốc trừ sâu hay phân bón hóa học, hãy sử dụng phân bón hữu cơ. Bởi trong phân bón hữu cơ có đầy đủ các dưỡng chất để bổ sung cho cây trồng mà không ảnh hưởng đến môi trường. Sử dụng phân hữu cơ lại giúp các hộ nông dân tiết kiệm được rất nhiều chi phí mà lại mang lại hiệu quả rất cao.

Góp phần thúc đẩy sự phát triển của cây

Không phải loại phân hóa học nào cũng tốt, đôi khi chúng có thể gây hại cho cây và lá. Còn sử dụng phân hữu cơ thì bạn không hề phải lo lắng. Vì cây trồng hoàn toàn có thể  phát triển mạnh mẽ lá luôn xanh tốt và ít rụng.

Tác dụng của phân chuồng

Tìm hiểu các tác dụng của phân chuồng:

  • Phân chuồng cung cấp khoáng đa lượng, trung lượng và vi lượng; chất mùn hữu cơ… để tăng độ phì nhiêu cho đất
  • Kích thích sự phát triển cho các vi sinh vật có lợi
  • Tăng khả năng chống lại sâu bệnh, thời tiết cho cây
  • Giúp rễ cây phát triển mạnh mẽ
  • Tạo môi trường sống thuận lợi cho sinh vật hữu ích như giun đất, vi sinh vật…

Tổng hợp một số cách ủ phân chuồng đơn giản

Các cách ủ phân chuồng cho nông dân

Cách ủ phân chuồng bán hoai mục

Chuẩn bị

  • Phân chuồng: 1 tấn
  • Phế thải nông nghiệp: 300kg [ phối trộn sao cho tỉ lệ C/N vào khoảng 20 – 25/1]
  • Vôi bột: 40kg
  • Lân nung chảy: 25 – 30kg
  • Nước sạch, dụng cụ đảo trộn, bạt che
  • Vị trí ủ: Nơi khô mát, tránh mưa gió, có thể sử dụng nền đất hoặc nền xi măng

Lưu ý: Phế thải nông nghiệp có thể sử dụng như: thân cây ngô, rơm rạ, lá cây, cỏ, rác thải từ thực vật, mùn bã hữu cơ …

Cách tiến hành

  • Đảo đều tất cả các nguyên liệu chuẩn bị ở trên
  • Tưới nước sạch vào hỗn hợp nguyên liệu ủ sao cho đạt độ ẩm ủ: 45- 50% [ nắm nhẹ nguyên liệu có nước rỉ qua kẽ tay]
  • Đánh đống để ủ: chiều cao 1,6m, chiều rộng 2m. Đậy bạt đống ủ
  • Thời giản ủ là 15 – 20 ngày là thu được phân chuồng bán hoai mục.
Cách ủ phân chuồng bán hoai mục hiệu quả nhất

Sử dụng cách ủ phân chuồng bán hoai mục sau 15 – 20 ngày có thể sử dụng để bón cây hoặc dùng chế phẩm sinh học để ủ tiếp thành phân chuồng hoai mục. Nếu sử dụng để bón cây, nên trộn thêm với nấm trichoderma trước khi bón với lượng: 2kg nấm trichoderma trộn với 1 – 1.5 tấn phân chuồng bán hoai mục

Ủ phân chuồng hoai mục từ phân chuồng bán hoai mục

  • Pha 2kg nấm trichoderma vào 50 lít nước sạch, tưới đều vào hỗn hợp phân chuồng bán hoai mục ở trên.
  • Đậy bạt ủ tiếp 15 – 20 ngày nữa là thu được phân chuồng hoai mục
  • Nghiền, sàng và đóng bao bảo quản phân chuồng hoai mục sử dụng dần để bón cây.

Cách ủ phân chuồng hoai mục cùng chế phẩm Trichoderma

Sau khi đã thu gom đủ số lượng phân chuồng cần ủ. Cùng thực hiện cách ủ phân chuồng với Trichoderma theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu để ủ phân

  • 1 tấn phân chuông [ phân lợn, gà, bò, dê, thỏ …]
  • 6kg cám gạo
  • 20kg phân lân
  • 1 gói 200gr Trichoderma Bacillus
  • 1 gói 200gr khử hôi EMZEO
  • Nước sạch
Cách ủ phân chuồng hoai mục nhanh chóng, sạch mầm bệnh, không mùi hôi

Bước 2: Tiến hành ủ phân chuồng 

Hãy rải 1 lớp phân chuồng lên mặt đất dày khoảng 10 phân. Tiếp tục rắc lên trên lớp phân chuồng. Rồi trộn đều 1 gói chế phẩm Trichoderma + 5kg cám gạo để rắc lên trên mặt phân chuồng. Sau đó tưới nước sao cho độ ẩm đạt 50 – 55% là chuẩn.

Để kiểm tra hãy dùng tay nắm phân chuồng, nếu có nước rỉ ra ở kẽ tay là được. Hãy đánh đống phân chuồng lên cao khoảng 1.6m, đường kính đống ủ là 1.8 – 2.2m. Nhớ đậy bạt thật kín để tránh mưa nắng, 30- 35 ngày sau là có thể dùng phân ủ.

Để khử mùi hôi cũng như đẩy nhanh quá trình phân hủy bạn có thể dùng 1 gói chế phẩm EMZEO + 1kg cám gạo rồi rắc lên bề mặt đống ủ. Trong quá trình ủ, chắc chắn nhiệt độ sẽ tăng lên đến 65 độ C trong 3- 5 ngày đầu. Nhiệt độ đạt mức 70 độ C, hãy mở bạt che phủ, hoặc tưới thêm nước.

Sau 35 ngày là có thể sử dụng phân chuồng

Bước 3: Sau khi kết thúc 35 ngày ủ, hãy tiến hành xay, nghiền, sàng lọc phân để đóng bao hoặc có thể trực tiếp cho vào bao nếu không có trang thiết bị. Lúc này chúng ta sẽ thu được phân hữu cơ sản xuất từ phân chuồng. Nếu bạn muốn sản xuất phân vi sinh từ phân chuồng, hãy bổ sung thêm một số loại vi sinh đạm, phân lân với định lượng phù hợp theo quy định của Nhà nước.

Bài viết liên quan: Cách ủ rơm rạ, lá cây nhanh hoai mục

Cách ủ phân dê đúng cách

Có 2 cách ủ phân dê để làm phân bón như sau:

Cách 1: Ủ phân dê với chế phẩm vi sinh Trichoderma Bacillus – Đức Bình

Cách tiến hành:

  • Trộn đều phân dê, nấm trichoderma, emzeo, nước sạch theo công thức: 1 tấn phân dê + 1 gói trichoderma bacillus 200gr + 1 gói chế phẩm EMZEO 200gr + nước sạch [ bổ sung đạt độ ẩm ủ 50%]
  • Đậy bạt để ủ
  • Cứ 1 tuần đảo đều đống ủ 1 lần
  • Thời gian ủ 4 – 5 tuần là sử dụng được
  • Nên ủ phân dê với các chất thải giàu carbon và nitơ.

70.000

50.000

65.000

45.000 40.000

35.000 25.000

32.000

Cách 2: Sử dụng chế phẩm EM, nấm trichoderma bacillus ủ cùng phân dê. Chế phẩm EM có 2 dạng là: dung dịch [ chế phẩm EMGRO] và EM dạng bột [chế phẩm EMZEO]  bao gồm các vi sinh vật sống hữu hiệu phân giải mùn bã hữu cơ. Đây là những loài cộng sinh ảnh hưởng khá nhiều đến quá trình phát triển của thực vật hay còn gọi là cân bằng hệ sinh thái vi sinh. Cách này giúp đẩy nhanh quá trình phân hủy của phân dê.

Quá trình trộn ủ phân dê được thực hiện qua các bước sau:

Bước 1: Sinh khối chế phẩm EM gốc [EMGRO] thành EM thứ cấp. Trước hết bạn cần trộn EM với mật đường và nước, tỉ lệ chuẩn là 1:1:40 [ 1 lít EMGRO + 1 lít mật đường + 40 lít nước ]. Rồi sau đó mới bắt đầu trộn hỗn hợp phân dê và chế phẩm EM.

Bước 2: Ủ hỗn hợp khoảng 2 ngày để vi sinh vật trong EM được kích hoạt. Trộn đều phân de, men vi sinh EMGRO và chế phẩm EMZEO. Liều lượng đủ dùng là 1 lít EMGRO + 1 gói EMZEO 200gr ủ cho 1,5 – 2 tấn phân dê. Cần điều chỉnh chế phẩm EM sao cho phù hợp với số lượng phân định ủ làm phân bón.

Có thể áp dụng vào cách ủ phân bò, trâu, lợn

Bước 3: Thêm nước sạch cho đống ủ phân dê đạt độ ẩm ủ 50 – 55%.  Dùng bạt phủ kín 5 tuần, cứ 7 ngày thì trộn đều lên 1 lần. Điều này giúp phân bón được thông thoáng và giúp phân dê phân hủy nhanh hơn.

Ngoài ra còn có cách ủ phân lợn, cách ủ phân bò, cách ủ phân trâu các bước làm cũng tương tự 2 cách ủ phân chuồng bên trên. Bạn chỉ cần điều chỉnh tỷ lệ sao cho phù hợp và đủ dùng là được.

Lợi ích của phân chuồng ủ cùng chế phẩm sinh học

Trong cách ủ phân chuồng người ta có thể sử dụng chế phẩm sinh học như: EM, EMZEO hoặc Trichoderma trộn cùng các loại phân để ủ và mang lại các hiệu quả sau:

  • Các bã mùn hữu cơ phân hủy nhanh, giúp cân đối dinh dưỡng cho phân chuồng
  • Thúc đẩy quá trình chuyển hóa dinh dưỡng giúp cây hấp thụ một cách dễ dàng hơn
  • Mang đến hệ vi sinh vật có ích
  • Tiêu diệt vi sinh vật có hại, bao tử nấm bệnh và trứng giun trong quá trình ủ phân chuồng
  • Khi ủ phân chuồng sẽ không tránh khỏi mùi hôi vì vậy khi sử dụng chế phẩm sinh học sẽ giúp giảm mùi, giảm ô nhiễm mà lại rất thân thiện với môi trường

Tại sao cần sử dụng chế phẩm sinh học để ủ phân?

Chế phẩm sinh học

Việc sử dụng các phân chuồng tươi thường gây ra tình trạng đất sẽ bị mất dinh dưỡng. Một trong số đó có cách ủ phân chuồng kết hợp với chế phẩm sinh học là tối ưu nhất. Trong phân chuồng có chứa rất nhiều độc tố như: chất kích thích, kháng sinh, thuốc sát trùng, vi khuẩn có hại…

Một trong số các loại độc tố này có thể khử đi khi sử dụng cách ủ phân chuồng bằng chế phẩm sinh học. Đặc biệt là, phân chuồng sẽ chuyển hóa thành phân súc vật, các nguyên liệu khác sẽ chuyển thành mùn hữu cơ. Đây đều là các dưỡng chất không thể thiếu trong các phản ứng hóa học có trong đất phì nhiêu.

Khi nào nên sử dụng phân chuồng cho cây trồng?

Theo kinh nghiệm của nông dân, khi trồng rau màu như: các loại bí, đậu nên sử dụng phân chuồng đã được ủ hoai mục đem trải và trộn đều vào đất trước khi trồng. Điều này giúp cây trồng phát triển và đạt năng suất tốt hơn.

Có thể sử dụng phân chuồng đã ủ hoai cho loại rau ăn lá. Nên dùng lại phân chuồng từ vụ trước cho các loại rau như: bắp cải, cà chua và các loại cây ăn củ để mang lại hiệu quả tốt nhất. Để hấp thụ được tối đa các chất dinh dưỡng của phân chuồng hãy sử dụng phương pháp cày vùi phân cho cây.

Sử dụng phân chuồng đúng thời điểm

Người ta sẽ trải phân phủ đều trên mặt đất rồi dùng cuốc hoặc cày để vùi phân xuống. Nếu trải phân và để lâu trên bề mặt đất suốt 4 ngày thì sẽ mất đi 21% chất dinh dưỡng. Còn khi thực hiện phương pháp cày vùi thì lượng thất thoát này chỉ mất đi 5%.

Xem thêm: Nấm trichoderma là gì? Mua chế phẩm Trichoderma ở đâu uy tín, chất lượng?

Lưu ý trong cách ủ phân chuồng

Để thực hiện cách ủ phân chuồng đúng các bạn cần phải lưu ý một số điều sau:

Chọn địa điểm phù hợp

Việc đầu tiên cần làm là bạn phải chọn được chỗ ủ cho phân. Một khu vực mà thuận tiện cho cả việc ủ và sử dụng phân đã ủ. Địa điểm lý tưởng là nơi có khả năng thoát nước tốt, cách xa giếng hoặc nơi ở để tránh gây ô nhiễm môi trường sống.

Sử dụng bạt che chất lượng

Khi sử dụng bạt che sẽ giúp phân không bị rửa trôi và ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Điều này cũng góp cho phân bón không bị khô giòn vào hè và hỗn độn vào mùa đông. Nên sử dụng một tấm bạt sịn nhất khi bạn ủ phân ở khu vực có nhiều gió.

Giữ ẩm cho phân ủ

Hãy để phân ủ luôn ẩm ướt nhất là vào màu hè, phân rất cần nước. Tuy nhiên bạn cũng phải điều chỉnh độ ẩm vừa phải cho phân chứ không nhỏ giọt quá nhiều.

Phân chuồng cần được cấp ẩm

Nhiệt độ thích hợp cho phân ủ

Để cách ủ phân chuồng đạt hiệu quả cao bạn nên để nhiệt độ 110- 160 độ F để các vi khuẩn có lợi phát triển. Còn muốn tiêu diệt vi khuẩn có hại phân hữu cơ phải đạt mức 130 độ F trong khoảng 3 ngày. Hãy sử dụng nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ phân một cách tốt nhất. Nhiệt độ càng tăng thì cũng là lúc vi khuẩn hoạt động mạnh mẽ. Nếu nhiệt độ giảm đi hãy trộn đều phân để không ảnh hưởng đến chất lượng phân ủ chuồng.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp, phần nào đã giúp bạn hiểu hơn về lợi ích liên quan đến phân hữu cơ hay phân ủ chuồng. Bên cạnh đó, bạn cũng biết được các cách ủ phân chuồng đạt chuẩn và mang lại hiệu quả tốt nhất cho cây trồng.

Điều này không chỉ giúp bạn tiết kiệm chi phí, mang lại lợi ích kinh tế mà còn giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh. Nếu bạn đang quan tâm đến việc sử dụng các chế phẩm sinh học cho cây trồng hãy truy cập vào website: chephamvisinh.vn để được hỗ trợ và tư vấn thêm nhé!

About Đức Bình

Đức Bình là chuyên gia hàng đầu về ngành Công nghệ sinh học, chuyên nghiên cứu và ứng dụng các loại chế phẩm sinh học.: Emzeo, trichoderma, EM gốc, IMO gốc, Đậu nành humic, Đạm cá humic ...

Xem tất cả các bài viết của Đức Bình | Website

Video liên quan

Chủ Đề