Vì sao phải rửa tiền

Rửa tiền là hành vi của cá nhân, tổ chức tìm cách chuyển đổi tài sản hoặc lợi nhuận có được từ hành vi phạm tội hoặc tham nhũng thành các tài sản được coi là "hợp pháp".

Rửa tiền được coi là một hành vi vi phạm các nguyên tắc cả về đạo đức và pháp luật. Vậy rửa tiền là gì và những khía cạnh tiêu cực trong hoạt động rửa tiền là như thế nào? Cùng tham khảo bài viết sau để có câu trả lời.

Rửa tiền là gì?

Khái niệm, lịch sử và các quy định về rửa tiền bắt nguồn từ thời cổ đại và gắn liền với sự phát triển của tiền tệ và ngân hàng. Rửa tiền xuất hiện lần đầu tiên khi những cá nhân giấu diếm tài sản trái phép để tránh bị nhà nước đánh thuế, bị tịch thu tài sản hoặc kết hợp cả hai tình huống trên.

Rửa tiền là hành vi của cá nhân, tổ chức tìm cách chuyển đổi tài sản hoặc lợi nhuận có được từ hành vi phạm tội hoặc tham nhũng thành các tài sản được coi là "hợp pháp", biến thu nhập phi pháp thành tài sản mà các cơ quan công quyền không thể truy ra nguồn gốc phi pháp ấy.

Sau khi tiền được "làm sạch" có thể được sử dụng trong nền kinh tế chủ đạo dưới các hình thức tích lũy tài sản, chẳng hạn như mua bán bất động sản, đầu tư dự án, công trình, đầu tư chứng khoán, tiết kiệm hoặc dùng cho chi tiêu khác.

Các tổ chức tội phạm và cá nhân tham nhũng luôn muốn che giấu nguồn gốc của khoản tiền thu được từ những hoạt động bất hợp pháp dưới mọi hình thức để không gây nghi ngờ cho các cơ quan thực thi pháp luật.

Do vậy các khoản tiền sau khi được rửa sẽ được cất dấu, phân chia thật cẩn thận và sử dụng theo các chiến lược “an toàn” sao cho không để bị phát giác.

Xem thêm: Hoạt động rửa tiền tại Việt Nam: Nhìn từ vụ đánh bạc trực tuyến hàng nghìn tỷ đồng 

Rửa tiền là một hành vi vi phạm các nguyên tắc cả về đạo đức và pháp luật

Những đối tượng thực hiện rửa tiền

  • Các tổ chức khủng bố
  • Những người buôn lậu [ma túy, vũ khí, lao động bất hợp pháp…]
  • Những đối tượng tham nhũng
  • Những người muốn tránh thuế, các đối tượng muốn giữ kín thu nhập thật sự [dù là hợp pháp] của mình nói chung.

Các giai đoạn của quá trình rửa tiền

Quy trình rửa tiền thường diễn ra ở 3 giai đoạn, cụ thể như sau:

  • Giai đoạn sắp xếp [placement]: Tội phạm tìm cách đưa các khoản tiền có nguồn gốc từ hành vi phạm tội vào hệ thống tài chính để chuẩn bị thực hiện bước tiếp theo. Giai đoạn này là giai đoạn dễ bị phát hiện nhất trong quy trình rửa tiền.
  • Giai đoạn phân tán [layering]: Các khoản tiền đã được đưa vào hệ thống tài chính sẽ được chuyển đổi qua lại giữa các tài khoản ngân hàng, các quốc gia, đầu tư dự án, mua bán qua lại... nhằm che giấu nguồn gốc của tài sản.
  • Giai đoạn quy tụ [integration]: Các khoản tiền chính thức nhập vào nền kinh tế hợp pháp và có thể sử dụng cho tất cả các mục đích.

Hoạt động rửa tiền có thể diễn ra ngay tại các doanh nghiệp làm ăn công khai, khi họ chuyển tiền từ nước này sang nước khác để tránh thuế. Trong các nguồn tiền cần rửa thì có lẽ nguồn kinh doanh là phản ánh tính toàn cầu hóa nhiều nhất, mà một trong những biểu hiện là việc khai man giá chuyển giao [transfer price] để tránh thuế của các công ty xuyên quốc gia.

Rửa tiền biến thu nhập phi pháp thành tài sản mà các cơ quan công quyền không thể truy ra nguồn gốc

Tất nhiên, ba nhóm tham nhũng, rửa tiền và kinh doanh bất chính không hoàn toàn biệt lập mà cũng có nhiều chỗ giống nhau, cấu kết với nhau và tiếp sức cho nhau.

Ví dụ: Tham nhũng thì cần có người để rửa tiền hối lộ, người rửa tiền này có thể là tội phạm chuyên nghiệp hoặc công ty ma. Ngược lại, tội phạm và doanh nghiệp cũng thường đút lót các quan chức tham ô để làm ngơ dịch vụ rửa tiền.

Đọc ngay: Các thủ đoạn rửa tiền ở Việt Nam rất tinh vi

Luật phòng chống rửa tiền

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10, Quốc hội ban hành Luật phòng, chống rửa tiền với các quy định sau:

Điều 2: Đối tượng áp dụng

1. Tổ chức tài chính.

2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan.

3. Tổ chức, cá nhân Việt Nam; người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, tổ chức phi Chính phủ hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có giao dịch tài chính, giao dịch tài sản khác với tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

4. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến phòng, chống rửa tiền.

Điều 5: Nguyên tắc về phòng, chống rửa tiền

1. Việc phòng, chống rửa tiền phải thực hiện theo quy định của pháp luật trên cơ sở bảo đảm chủ quyền, an ninh quốc gia; bảo đảm hoạt động bình thường về kinh tế, đầu tư­; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; chống lạm quyền, lợi dụng việc phòng, chống rửa tiền để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan.

2. Các biện pháp phòng, chống rửa tiền phải được thực hiện đồng bộ, kịp thời; các hành vi rửa tiền phải được xử lý nghiêm minh.

Đọc ngay: Vạch mặt 11 chiêu trò ma quái của tội phạm rửa tiền

Điều 6. Chính sách của Nhà nước về phòng, chống rửa tiền

1. Phòng, chống rửa tiền là trách nhiệm của Nhà nước và các cơ quan nhà nước. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước tham gia, hợp tác, tài trợ cho hoạt động phòng, chống rửa tiền.

2. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia phòng, chống rửa tiền.

3. Ban hành chính sách thúc đẩy hợp tác quốc tế trong phòng, chống rửa tiền.

4. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống rửa tiền được Nhà nước khen thưởng.

Điều 7. Các hành vi bị cấm

1. Tổ chức, tham gia hoặc tạo điều kiện thực hiện hành vi rửa tiền.

2. Thiết lập hoặc duy trì tài khoản vô danh hoặc tài khoản sử dụng tên giả.

3. Thiết lập và duy trì quan hệ kinh doanh với ngân hàng được thành lập tại một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nhưng không có sự hiện diện hữu hình tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó và không chịu sự quản lý, giám sát của cơ quan quản lý có thẩm quyền.

4. Cung cấp trái phép dịch vụ nhận tiền mặt, séc, công cụ tiền tệ khác hoặc công cụ lưu trữ giá trị và thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng tại một địa điểm khác.

5. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong phòng, chống rửa tiền xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

6. Cản trở việc cung cấp thông tin phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền.

7. Đe dọa, trả thù người phát hiện, cung cấp thông tin, báo cáo, tố cáo về hành vi rửa tiền.

Chi tiết về luật phòng chống rửa tiền năm 2012 các bạn xem TẠI ĐÂY.

Hậu quả của việc rửa tiền

Mục đích chính của hoạt động rửa tiền là để trốn thuế và trốn tránh trách nhiệm đối với nền kinh tế, với quốc gia và với toàn xã hội. Hành động rửa tiền gây ra những hậu quả sau:

  • Gây lãng phí nguồn lực kinh tế của xã hội, bóp méo sự phân bố các nguồn lực này
  • Làm sai lệch các thống kê kinh tế
  • Ảnh hưởng sâu sắc đến phân bố thu nhập [tạo bất công] và làm chao đảo sự tín nhiệm của xã hội vào các thị trường tài chính.

Rửa tiền là hành vi không chỉ vi phạm các nguyên tắc đạo đức trong xã hội mà còn có tác động tiêu cực đến hoạt động của nền kinh tế và của toàn xã hội. Do vậy, chúng ta cần chung tay ngăn chặn hành vi rửa tiền dưới mọi hình thức.

Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hãy ĐĂNG KÝ để được tư vấn NGAY

Đăng ký ngay

Rửa tiền là gì? Như thế nào gọi là rửa tiền? Hãy đọc bài viết sau đây của META.vn để tìm hiểu rõ hơn về thuật ngữ rửa tiền các bạn nhé!

Rửa tiền là hành vi hay hoạt động của một cá nhân/tổ chức tìm cách chuyển đổi các khoản lợi nhuận hoặc tài sản khác có được từ hành vi phạm tội hoặc tham nhũng trở thành các tài sản được coi là "hợp pháp". Rửa tiền tiếng Anh là money laundering. Trong đó, danh từ money có nghĩa là tiền, laundering là có nghĩa đen là giặt giũ, rửa.

Các cá nhân và tổ chức tội phạm tham nhũng luôn có nhu cầu muốn che giấu đi nguồn gốc của khoản tiền mà họ thu được từ những hoạt động bất hợp pháp để không gây nghi ngờ cho các cơ quan thực thi pháp luật. Do vậy, những người này cần có thời gian và công sức để tạo ra những chiến lược cho phép họ sử dụng an toàn những khoản tiền thu được mà không bị nghi ngờ. Các hoạt động như vậy thường được gọi là hoạt động rửa tiền. Sau khi tiền phạm pháp đã "rửa" hay "làm sạch" thì tiền đó có thể được sử dụng để tích lũy tài sản, chẳng hạn như họ sẽ mua lại bất động sản hoặc dùng cho các chi tiêu khác.

Các cơ quan thực thi pháp luật của các quốc gia thường thiết lập các hệ thống rất phức tạp nhằm phát hiện ra các giao dịch hoặc hoạt động đáng ngờ liên quan đến tiền. Nhiều quốc gia cũng đã thiết lập các tổ chức quốc tế để giúp hỗ trợ lẫn nhau trong những nỗ lực ngăn chặn các hoạt động rửa tiền quốc tế.

Trong một số hệ thống và quy phạm pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới, thuật ngữ "rửa tiền" còn được kết hợp với các hình thức tội phạm tài chính và kinh doanh khác. Đôi khi, rửa tiền cũng được sử dụng theo nghĩa rộng rãi hơn bao gồm việc lạm dụng hệ thống tài chính như chứng khoán, tiền mã hóa, thẻ tín dụng và tiền giấy truyền thống, hoặc bao gồm cả tài trợ khủng bố và trốn tránh các biện pháp trừng phạt quốc tế. Hầu hết, các luật chống rửa tiền trên thế giới đều kết hợp việc chống rửa tiền [tập trung vào nguồn của tiền] với việc chống tài trợ khủng bố [tập trung vào đích đến của tiền] khi quản lý các hệ thống tài chính.

Ngoài ra, một số quốc gia xử lý việc che giấu các nguồn tiền cũng được coi như là cấu thành tội rửa tiền, cho dù quốc gia đó cố ý hoặc bằng cách chỉ sử dụng các hệ thống tài chính/dịch vụ tài chính mà không thể xác định, hoặc theo dõi các nguồn/đích đến của tiền.

Có các hình thức rửa tiền nào?

Rửa tiền thông qua các giao dịch đổi tiền mặt

Đây được coi là phương thức rửa tiền truyền thống và thường chủ yếu được tội phạm sử dụng. Những người này sẽ thực hiện rửa tiền bằng cách đổi từ đồng tiền nước này sang đồng tiền của nước khác.Tuy nhiên, phương thức này lại dễ bị các cơ quan điều tra phát hiện. Ví dụ: Chuyển từ đồng USD sang đồng Euro.

Rửa tiền thông qua việc mua kim loại quý

Rửa tiền thông qua việc mua các kim loại quý như kim cương, vàng, bạc… cũng rất phổ biến. Đây là những tài sản có giá trị cao lại rất gọn nhẹ và có thể mua đi bán lại ở mọi nơi, tại mọi thời điểm trên thế giới. Đây là phương thức được nhiều tội phạm sử dụng do cách thức khá đơn giản và dễ thực hiện.

Rửa tiền thông qua đầu tư

Việc rửa tiền bằng cách gửi tiết kiệm, mua tín phiếu hay trái phiếu cũng thường được bọn tội phạm tài chính sử dụng. Tiền sẽ được gửi tiết kiệm vào ngân hàng hoặc được dùng để mua trái phiếu, cổ phiếu, đầu tư chứng khoán... Việc này làm cho đồng tiền sẽ nằm im trong một thời gian phù hợp với quy định chứng khoán của mỗi quốc gia. Sau đó, người gửi tiền "bẩn" này có thể rút ra toàn bộ cả gốc và lãi, hoặc có thể rút một phần và biến số tiền đó thành tiền hợp pháp.

Rửa tiền thông qua hệ thống ngân hàng "ngầm"

Tại một số nước khi mà hệ thống ngân hàng của họ hoạt động kém hiệu quả thì thường sẽ tồn tại hệ thống ngân hàng không chính thức, hay còn được gọi là ngân hàng ngầm. Hệ thống ngân hàng ngầm này sẽ hoạt động và luân chuyển tài chính giống như các ngân hàng chính thức khác, tuy nhiên, chi phí dịch vụ rẻ hơn và bí mật hơn các ngân hàng hợp pháp. Các ngân hàng ngầm kiểu này thường có đại diện ở nhiều nước khác nhau để dễ dàng thực hiện dịch vụ chuyển tiền từ nước này sang nước khác, hoặc chuyển tiền từ thành phố này sang thành phố khác trong cùng một quốc gia. Bọn tội phạm thường lợi dụng nguyên tắc giữ bí mật của những ngân hàng ngầm này để đem tiền đến gửi và yêu cầu nhận khoản tiền đó lại ở một thành phố khác hoặc một quốc gia khác.

Hoạt động rửa tiền gây ra những tác hại gì?

Phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế

Hoạt động rửa tiền sẽ gây phá vỡ sự ổn định cho nền kinh tế và chúng tiềm ẩn nhiều hậu quả nghiêm trọng cho cả nền kinh tế. Hiện nay, hoạt động rửa tiền hàng ngày đang gây ảnh hưởng đến từng chủ thể trong nền kinh tế trên thế giới và là mối lo đáng ngại của hầu hết các quốc gia, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi rất dễ trở thành mục tiêu của tội phạm rửa tiền. Loại hình tội phạm rửa tiền này có thể tàn phá thành quả kinh tế của một quốc gia bằng những thủ đoạn tinh vi để chúng có thể hợp pháp hóa tiền và tài sản có nguồn gốc từ các hoạt động phi pháp của mình.

Gây bất ổn thị trường tài chính - tiền tệ

Rửa tiền sẽ gây ra sự lưu chuyển các luồng tiền trong thế giới ngầm, từ đó sẽ dẫn đến những đột biến trong nhu cầu tiền tệ và sự bất ổn định lãi suất và tỷ giá hối đoái, đặc biệt là ở những quốc gia đang phát triển, bởi vì quan hệ thương mại với nước ngoài của các quốc gia này thường phụ thuộc vào ngoại tệ. Tình trạng bất ổn tài chính sẽ làm mất đi hiệu lực của chính sách tiền tệ trong nước của quốc gia đó, dẫn đến việc điều hành kinh tế vĩ mô trở nên càng khó khăn hơn, thậm chí là bị lệch lạc.

Làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế

Hoạt động tội phạm rửa tiền có tác động tiêu cực đến xu hướng đầu tư với rủi ro cao và có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Tiền bẩn từ các hoạt động rửa tiền thường sẽ không được sử dụng để đầu tư vào các lĩnh vực phục vụ cho phát triển kinh tế mà chúng chỉ được đầu tư vào các tài sản mang tính chất che đậy. Các giao dịch ngầm từ hoạt động rửa tiền sẽ làm suy giảm hiệu quả kinh tế của các giao dịch hợp pháp, từ đó gây mất lòng tin đối với thị trường kinh tế.

Hệ thống tài chính bị thao túng

Hệ thống tổ chức tài chính có thể bị thao túng bởi các băng nhóm tội phạm. Hoạt động rửa tiền sẽ gây bất ổn cho hệ thống ngân hàng, làm mất uy tín và làm giảm chất lượng đội ngũ nhân viên, từ đó gây mất cân bằng cơ cấu nợ và tài sản của các ngân hàng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến cả hệ thống ngân hàng nói chung. Sự xuất hiện của các tổ chức tài chính "bình phong" sẽ gây mất ổn định cho hệ thống tài chính, có thể khiến các hoạt động của các tổ chức tài chính hợp pháp gặp vấn đề nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn đến suy yếu.

Trên đây là những thông tin về rửa tiền mà META muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng, những thông tin vừa rồi là hữu ích đối với bạn. Đừng quên thường xuyên ghé META.vn để cập nhật nhiều thông tin hữu ích bạn nhé. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!

>>> Xem thêm:

Nếu bạn có nhu cầu mua các sản phẩm đồ gia dụng, điện máy - điện lạnh, thiết bị văn phòng, y tế & sức khỏe, thiết bị số - phụ kiện… thì bạn hãy truy cập website META.vn để đặt hàng online, hoặc bạn có thể liên hệ đặt mua trực tiếp các sản phẩm này tại:

Tại Hà Nội:

56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy

Điện thoại: 024.3568.6969

Tại TP. HCM:

716-718 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10

Điện thoại: 028.3833.6666

303 Hùng Vương, Phường 9, Quận 5

Điện thoại: 028.3833.6666

Video liên quan

Chủ Đề