Suprasegmental features là gì

Bài viết này ra đời tầm 1 tháng trước. Thật chất, nó xuất phát từ việc mình bức xúc với kiểu dạy phát âm tiếng Anh “đơn giản” nhưng có phần nhiệm màu của nhiều người tự xưng là giáo viên ở trên mạng.

Thông điệp chính của bài viết là muốn cho mọi người thấy việc phát âm tiếng Anh chuẩn cần nhiều yếu tố hơn là chỉ sửa 1-2 điểm là xong đâu. Sau bài bài viết này, mình sẽ có những bài viết về các chủ điểm trong phát âm để làm rõ hơn nhé. Mình có hiệu chỉnh câu chữ ở vài chỗ vì bài viết gốc mình thấy còn tối nghĩa.

Post dài, pha 1 tách trà, mở 1 bản nhạc Mozart, rùi hẵng đọc nhé!Hồi nhỏ mẹ mình hay bảo là luyện phát âm cũng như luyện thanh vậy, mình chả hiểu đâu, bây giờ nghiên cứu nhiều thì thấy mẹ có lý quá ạ. Okkk vào đề nhé: Mình xin giới thiệu với các bạn tất cả các tiêu điểm về Phát âm tiếng Anh (pronunciation features) thông qua 1 khuôn nhạc nhé. (Đây là những kiến thức âm nhạc cơ bản chúng ta đề học qua tại trường rồi, nên nhân đây cùng ôn luyện lại nhé.

Giả sử khuôn nhạc là 1 câu chúng ta cần phát âm trong tiếng Anh thì những điểm chúng ta cần lưu ý là như sau:

Các đơn vị chiết đoạn (Segmental features)

Các âm tiết, những nột nhạc.

Như các bạn đã biết mỗi nốt nhạc quy định số lượng phách nhất định, và vì thế độ dài ngân sẽ ảnh hưởng. Tương tự, trong phát âm tiếng Anh, những âm tiết cũng có quy định về độ dài ngắn/ căng trùng. Ở đây mình không thể hiện được sự khác nhau giữa các loại phụ âm ((1) voiced and (2) unvoiced) nên mình tạm gắn chúng giống loại note. Thiệt ra về căn bản, tất cả các phụ âm đều cần sự vận động của các bộ phận tạo âm để hình thành, chỉ là vị trí và cử động hơi khác nhau đưa tới âm thanh khác nhau. Qua đến nguyên âm, (3) nguyên âm dài (long vowel) tương tự như nốt tròn độ dài 2 phách và (4) nguyên âm ngắn (short vowel) nốt móc đơn độc dài 0.5 phách. Đừng hiểu lầm là vowel ngân dài là thành long vowel, dài ngắn khác nhau là do độ mở rộng của miệng nhé. (5) Nguyên âm kép (Diphthong) là thể đặc biệt khi bắt đầu bằng 1 âm và kết thúc bằng 1 âm, cũng như 2 nốt móc kép này, dù là 2 nốt nhưng giá trị phách cũng là 0.5 nhưng nốt (4) thui.

Các đơn vị siêu chiết đoạn (Suprasegmental Features)

Các bạn có công nhận là chúng ta không chỉ "nhất dương chỉ" gõ từng phím đàn rời rạc nếu mún trình bày 1 bản nhạc hay đúng ko? Cũng như việc phát âm, sự kết nối giữa các âm là điều rất cần thiết. Đương nhiên, việc này khó hơn nhiều với việc chỉ học nói từng âm một. Vì vậy các bạn cần tập đánh nốt tốt rồi mới bắt đấu chú ý đến luyến láy này kia nè Trong phần này chúng ta có những điểm chính:

(6) DẤU NHẤN (stress): có 2 loại stress trg tiếng Anh: a/ nhấn âm trong từ (word stress) & b/ nhấn âm trong câu (sentence stress). Trong âm nhạc, tùy vào nhịp mà sẽ có cách nhấn âm, ở đây là nhịp 3/4 nên sẽ nhấn nốt đầu tiên. Đây là dẫn chứng là việc nhấn trong câu. Nếu mún nhấn trong 1 cụm nốt thì có thể đặt dấu chấm dôi ". "vào để tạo hiệu ứng ngân hơn các dấu khác (nhưng mình ko đặt dấu này vào vì my music advisor nói cái đó hổng tự nhiên hehe). Tuy nhiên, các bạn có thể hiểu dấu chấm dôi đó như 1 hình thức stress trong từ.

Như vậy để nhấn một âm chúng ta không nhất thiết phải thay đổi cao độ (pitch) của nó rất nhiều. Nếu bạn thêm dấu sắc vào nhấn âm tiếng Anh thì chả khác nàu bạn phi từ ĐỒ --> ĐỐ ngay lập tức cả. Các bạn cũng thấy việc mình sắp xếp các nốt thứ tự lên dần đều (chú ý mũi tên dấu *), thay đổi cao độ như vầy sẽ nghe thuận tai. Đương nhiên, nếu các bạn muốn làm cũng ko sai quy tắc gì cả, thậm chí tính rõ ràng của nó còn rất cao (rõ ở đây là chỉ việc nhận biết dấu stress) chỉ là nghe chói tai lắm nhé.

Khi bạn mún nhấn thì bạn cũng cần học cách hạ âm - hạ các âm xung quanh âm cần stress. Ở đây mình chú thích nó bằng việc giàm lượng phách của nốt đi sau nốt tròn. Đây là minh chứng của (7) âm nhẹ (soft sound/ weak form) trong phát âm. Các bạn sẽ thấy, các chữ như ‘of’/ ‘to’/’and’ hay được đổi thành âm SCHWA thần thánh /ə/ để trở nên nhẹ hơn, từ đó làm những từ xung quanh bật lên rõ hơn.Thử đọc cụm từ “A CUP OF TEA” nào.

Để làm rõ chuyện nhấn thì không thể ko nhắc tới chuyện (10) NGƯNG NGHỈ (pause/chunking). Mình thấy dấu lặng đơn là hợp lý nhất vì khi dấu này xuất hiện thì người chơi đàn sẽ tự ý thức dừng lại để tạo hiệu ứng suspense chờ đợi nốt quan trọng tới. Như vậy đây là 1 sự dừng nghỉ có dụng ý chứ không phải do vô tình. Tương tự như chuyện ngừng nghỉ trong 1 câu. Chúng ta ko thể nói liên hồi được, như vậy chúng ta cần control việc ngừng nghỉ đó để tạo ra hiện ứng khi nói. Câu hỏi tiếp theo của bạn chắc sẽ là ơ thế nghỉ ở đâu? Chú ý vào NHÓM TỪ CÓ NGHĨA (thought group). Theo logic chúng ta sẽ nhóm các chuỗi thông tin liên quan với nhau thành 1 nhóm or chia cách thông tin theo cấu trúc câu. Ví dụ: I'd like // a cup of tea// please. Chả ai lại ngắt ngang cụm từ "a cup of tea" cả. Tương tự, chúng ta ko ngắt ngang 3 móc đơn đi chung với nhau như thế này được đúng hông?

Nào nói về (10) NỐI ÂM (connected speech) Giả sử 2 dấu móc đơn là 1 từ và nốt đen là 1 từ nhé. Ở đây sẽ có hiện tượng nối âm xuất hiện vì các nốt cùng 1 cao độ. Không quá tương đương, nhưng trong phát âm tiếng Anh, để trôi chảy hơn thì người nói sẽ phải nối âm. Một số các hình thức nối âm là (9) Bỏ âm (Elision) hay đồng hóa âm tạo ra 1 âm mới (Assimiliation).

Khi chúng ta đã làm được hết 10 điều trên, chúng ta sẽ đến kết quả cuối cùng đó là cả khuôn nhạc vang lên theo (11) NGỮ ĐIỆU (intonation), tương ứng với nhịp (rhythm) trong nhạc lý (ở đây là nhịp 3/4). Vậy thì mọi người thấy được tại sao intonation khó rồi chứ? Gian nan lắm chứ ko đùa hihi. Mà nói cụ thể rùi nè, tập luyện từng yếu tố thui.

Còn accent theo mình sẽ nên hiểu style của người chơi đàn. Giọng mỗi người mỗi khác, mỗi vùng mỗi khác, đúng hông? Nên cũng công bằng khi IELTS ko lấy accent làm thước đo đánh giá vì như vậy chả khác nào phân biệt vùng miền cả; thế nên, trong tiêu chí đánh giá IELTS speaking không hề tồn tại yếu tố accent.

TỰ NGHIỀN NGẪM LẠI THÌ ĐIỂM NÀO TRONG PRONUNCIATION CÁC BẠN GẶP KHÓ KHĂN NHIỀU NHẤT? BẠN CÓ NỖI SỢ/ LO LẮNG NÀO KHI LUYỆN PHÁT ÂM TIẾNG ANH KO?

Nguyên Lê - Giám đốc Học thuật YOURE