Sự oxi hóa là gì lấy ví dụ

Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học trong đó có sự chuyển electron giữa các chất phản ứng. Dấu hiệu nhận biết là phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.

Nội dung chính Show

  • Số oxi hóa trong nguyên tử của phản ứng oxi hóa khử
  • Số oxi hóa trong hợp chất của phản ứng oxi hóa khử
  • Cách cân bằng phản ứng oxi hóa khử
  • Phương pháp nguyên tử nguyên tố
  • Phương pháp hóa trị tác dụng
  • Phương pháp dùng hệ số phân số
  • Phương pháp “chẵn – lẻ”
  • Phương pháp xuất phát từ nguyên tố chung nhất
  • Phương pháp cân bằng electron
  • Phương pháp cân bằng đại số
  • Video liên quan

Phản ứng oxi hóa khử trong hữu cơ là phản ứng hóa học vừa xảy ra quá trình oxi hóa vừa xảy ra quá trình khử.

  • Chất khử là chất nhường electron hay là chất có số oxi hóa tăng sau phản ứng. Chất khử còn được gọi là chất bị oxi hóa.

  • Chất oxi hóa là chất nhận electron hay là chất có số oxi hóa tăng sau phản ứng. Chất oxi hóa còn được gọi là chất bị khử.

  • Sự khử một chất [quá trình khử] nghĩa là làm cho chất đó nhận electron hay làm giảm số oxi hóa của chất đó.

  • Sự oxi hóa là quá trình oxi hóa một chất là làm cho chất đó nhường electron hay làm tăng số oxi hóa của chất đó.

Như vậy, sự khử và sự oxi hóa là hai quá trình hoàn toàn ngược nhau nhưng cùng xảy ra đồng thời trong cùng một phản ứng oxi hóa-khử.

Số oxi hóa trong nguyên tử của phản ứng oxi hóa khử

Một số quy tắc hóa học khi xác định số oxi hóa cụ thể như sau:

  • Số oxi hóa của đơn chất luôn bằng 0. VD: Số oxi hóa các đơn chất sau: Cu0; Cl20; S0,…

  • Đối với ion, số oxi hóa bằng số điện tích của ion. Quy tắc này đúng với cả ion tự do và ion trong các hợp chất. VD: ion Cl− có số oxi hóa là -1.

Số oxi hóa trong hợp chất của phản ứng oxi hóa khử

Số oxi hóa của oxi trong các hợp chất bằng -2 [trừ trường hợp peoxit H2+1O2−1 và hợp chất với flo O+2F2−1 ]

Số oxi hóa của hidro trong các hợp chất đa số bằng +1 [ trừ hợp chất hidrua Na+1H−1, Ca+2H2−1 ]

Số oxi hóa của flo luôn là -1

Các kim loaị nhóm IA, IIA, IIIA luôn có số oxi hóa lần lượt là +1, +2 và +3

Tổng các số oxi hóa của các nguyên tử trong phân tử luôn bằng 0. VD : axit nitric HNO3 trong đó số oxi hóa của hidro là +1, vậy số oxi hóa của nhóm [NO−3] là -1.

Cách cân bằng phản ứng oxi hóa khử

Nguyên tắc chung: Với mục đích nhằm cân bằng p/ư oxi hóa khử chính là số điện tử cho của chất khử phải bằng số điện tử nhận của chất oxi hóa hay số oxi hóa tăng của chất khử phải bằng số oxi hóa giảm của chất oxi hóa. Dưới đây là một số cách cân bằng phản ứng oxi hóa khử phổ biến, cụ thể như sau:

Phương pháp nguyên tử nguyên tố

Nội dung: Khi cân bằng ta cố ý viết các đơn chất khí [H2, O2, C12, N2…] dưới dạng nguyên tử riêng biệt rồi lập luận qua một số bước.

Ví dụ cụ thể: Cân bằng phản ứng hóa học:  P + O2 –> P2O5

Ta viết như sau: P + O –> P2O5

Để tạo thành 1 phân tử P2O5 cần 2 nguyên tử P và 5 nguyên tử O:

2P + 5O –> P2O5

Tuy nhiên phân tử oxi bao giờ cũng gồm hai nguyên tử, như vậy nếu lấy 5 phân tử oxi tức là số nguyên tử oxi tăng lên gấp 2 thì số nguyên tử P và số phân tử P2O5 cũng tăng lên gấp 2, tức 4 nguyên tử P và 2 phân tử P2O5.

Vì thế: 4P + 5O2 –> 2P2O5

Phương pháp hóa trị tác dụng

Hóa trị tác dụng là hóa trị của nhóm nguyên tử hay nguyên tử của các nguyên tố trong chất tham gia và tạo thành trong PUHH. Khi áp dụng phương pháp này, ta cần tiến hành các bước sau:

  • Xác định hóa trị tác dụng
  • Lấy BSCNN chia cho các hóa trị ta sẽ được các hệ số.

Phương pháp dùng hệ số phân số

Với phương pháp dùng hệ số phân số, các hệ số vào các công thức của các chất tham gia phản ứng, không phân biệt số nguyên hay phân số sao cho số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai vế bằng nhau. Sau đó khử mẫu số chung của tất cả các hệ số.

Phương pháp “chẵn – lẻ”

Nguyên tắc: Một phản ứng sau khi đã cân bằng thì số nguyên tử của một nguyên tố ở vế trái bằng số nguyên tử nguyên tố đó ở vế phải. Vì vậy nếu số nguyên tử của một nguyên tố ở một vế là số chẵn thì số nguyên tử nguyên tố đó ở vế kia phải chẵn. Nếu ở một công thức nào đó số nguyên tử nguyên tố đó còn lẻ thì phải nhân đôi.

Phương pháp xuất phát từ nguyên tố chung nhất

Nguyên tắc phương pháp: Chọn nguyên tố có mặt ở nhiều hợp chất nhất trong phản ứng để bắt đầu cân bằng hệ số các phân tử.

Phương pháp cân bằng electron

Với phương pháp này, ta sẽ cân bằng qua ba bước như sau:

a. Xác định sự thay đổi số oxi hóa.

b. Lập thăng bằng electron.

c. Đặt các hệ số tìm được vào phản ứng và tính các hệ số còn lại.

Phương pháp cân bằng đại số

Với phương pháp này sẽ dùng để xác định hệ số phân tử của chất tham gia và thu được sau phản ứng hoá học, ta coi hệ số là các ẩn số và kí hiệu bằng các chữ cái a, b, c, d… rồi dựa vào mối tương quan giữa các nguyên tử của các nguyên tố theo định luật bảo toàn khối lượng để lập ra một hệ phương trình bậc nhất nhiều ẩn số. Giải hệ phương trình này và chọn các nghiệm là các số nguyên dương nhỏ nhất ta sẽ xác định được hệ số phân tử của các chất trong phương trình phản ứng hoá học.

Người đăng: hoy Time: 2020-09-21 16:12:31

I. KHÁI NIỆM

1. Phản ứng oxi hoá - khử

- Khái niệm: Phản ứng oxi hóa - khử là phản ứng hoá học trong đó có sự chuyển electron  giữa các chất phản ứng.

- Dấu hiệu nhận biết: Phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.

2. Chất khử [chất bị oxi hoá]

- Khái niệm: Chất khử là chất có khả năng nhường e [cho e]. 

- Dấu hiệu nhận biêt: 

+ Sau phản ứng, số oxi hoá của chất khử tăng.

+ Chất khử có chứa nguyên tố chưa đạt đến mức oxi hoá cao nhất.

Chú ý: Nguyên tố ở nhóm XA có số oxi hoá cao nhất là +X.

3. Chất oxi hoá [chất bị khử]

- Khái niệm: Chất oxi hoá là chất có khả năng nhận e [thu e].

- Dấu hiệu:

+ Sau phản ứng, số oxi hoá của chất oxi hoá giảm.

+ Chất oxi hoá có chứa nguyên tố có mức oxi hoá chưa phải thấp nhất.

Chú ý: Kim loại có số oxi hoá thấp nhất là 0, phi kim thuộc nhóm xA thì số oxi hoá thấp nhất là [x - 8].

4. Sự khử và sự oxi hoá

- Sự khử [quá trình khử] của một chất là làm cho chất đó nhận electron hay làm giảm số oxi hoá của chất đó.

- Sự oxi hoá [quá trình oxi hoá] của một chất là làm cho chất đó nhường electron hay làm tăng số oxi hoá của chất đó.

II. ĐIỀU KIỆN CỦA PHẢN ỨNG OXI HOÁ - KHỬ

     Phải có sự tham gia đồng thời của chất khử và chất oxi hóa. Chất khử và chất oxi hóa phải đủ mạnh.

III. PHÂN LOẠI PHẢN ỨNG OXI HOÁ - KHỬ

     Phản ứng oxi hoá - khử được chia thành nhiều loại khác nhau:

- Phản ứng oxi hóa - khử thông thường: chất khử và chất oxi hóa ở 2 phân tử chất khác nhau.

C + 4HNO3 đặc → CO2 + 4NO2 + 2H2O

Cu + 2H2SO4 đặc → CuSO4 + SO2 + 2H2O

- Phản ứng oxi hóa - khử nội phân tử: chất khử và chất oxi hóa thuộc cùng 1 phân tử nhưng ở 2 nguyên tử khác nhau [thường gặp là phản ứng nhiệt phân].

AgNO3 → Ag + NO2 + O2

Cu[NO3]2 → CuO + NO2 + O2

- Phản ứng tự oxi hóa - khử, chất khử đồng thời cũng là chất oxi hóa [chất khử và chất oxi hoá thuộc về cùng một nguyên tố trong một phân tử chất].

Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

2NO2 + 2NaOH → NaNO2 + NaNO3 + H2O

4KClO3 → 3KClO4 + KCl

video tham khảo:


I. ĐỊNH NGHĨA

1. Xét phản ứng có oxi tham gia

$\bullet \,$ Thí dụ 1:

$2 \,\mathop {Mg}\limits_{}^{0} \,\,+\,\, \mathop {O_2}\limits_{}^{0} \,\, \longrightarrow \,\, 2 \mathop {Mg}\limits_{}^{+2} \mathop {O}\limits_{}^{-2} \,\,\,\,\,\,\,\, [1]$

Số oxi hóa của $Mg$ tăng từ $0$ lên $+2$ $\,\Rightarrow \,$ $Mg$ nhường electron:

$\mathop {Mg}\limits_{}^{0} \,\, \longrightarrow \,\, \mathop {Mg}\limits_{}^{+2} \,\,+\,\, 2e$

Oxi nhận electrron:

$\mathop {O}\limits_{}^{0} \,\,+\,\, 2e  \,\, \longrightarrow \,\, \mathop {O}\limits_{}^{-2}$

$\Longrightarrow \,$ Quá trình $Mg$ nhường electron là quá trình oxi hóa $Mg$.

$\Longrightarrow \,$ Ở phản ứng $[1]$, chất oxi hóa là $Oxi$, chất khử là $Mg$.

$\bullet$ Thí dụ 2:

$\mathop {Cu}\limits_{}^{+2} \mathop {O}\limits_{}^{-2} \,\,+\,\, \mathop {H_2}\limits_{}^{0} \,\, \longrightarrow \,\, \mathop {Cu}\limits_{}^{0} \,\,+\,\, \mathop {H_2}\limits_{}^{+1} \mathop {O}\limits_{}^{-2} \,\,\,\,\,\,\,\, [2]$

Số oxi hóa của $Cu$ giảm từ $+2$ xuống $0$ $\,\Rightarrow \,$ $Cu$ trong $CuO$ nhận thêm $2e$:

$\mathop {Cu}\limits_{}^{+2} \,\,+\,\, 2e  \,\, \longrightarrow \,\, \mathop {Cu}\limits_{}^{0}$

Số oxi hóa của $H$ tăng từ $0$ lên $+1$ $\,\Rightarrow \,$ $H$ nhường đi $1e$:

$\mathop {H}\limits_{}^{0} \,\, \longrightarrow \,\, \mathop {H}\limits_{}^{+1} \,\,+\,\, 1e$

$\Longrightarrow \,$ Quá trình $\mathop {Cu}\limits_{}^{+2}$ nhận thêm $2e$ gọi là quá trình khử $\mathop {Cu}\limits_{}^{+2}$ [sự khử $\mathop {Cu}\limits_{}^{+2}$].

$\Longrightarrow \,$ Ở phản ứng $[2]$, chất oxi hóa là $CuO$, chất khử là $Hiđro$.

$\bullet \,$ Tóm lại:

- Chất khử [chất bị oxi hóa] là chất nhường electron.

- Chất oxi hóa [chất bị khử] là chất thu electron.

- Quá trình oxi hóa [sự oxi hóa] là quá trình nhường electron.

- Quá trình khử [sự khử] là quá trình thu electron.

2. Xét phản ứng không có oxi tham gia

$\bullet \,$ Thí dụ 3:


Phản ứng $[3]$ có sự thay đổi số oxi hóa, sự cho – nhận electron:

$\mathop {Na}\limits_{}^{0} \,\, \longrightarrow \,\, \mathop {Na}\limits_{}^{+1} \,\,+\,\, 1e$

$\mathop {Cl}\limits_{}^{0} \,\,+\,\, 1e  \,\, \longrightarrow \,\, \mathop {Cl}\limits_{}^{-1}$

$\bullet \,$ Thí dụ 4:

$\mathop {H_2}\limits_{}^{0} \,\,+\,\, \mathop {Cl_2}\limits_{}^{0} \,\, \longrightarrow \,\, 2\mathop {H}\limits_{}^{+1} \mathop {Cl}\limits_{}^{-1} \,\,\,\,\,\,\,\, [4]$

Phản ứng $[4]$ có sự thay đổi số oxi hóa của các chất, do cặp electron góp chung lệch về $Cl$.

$\bullet \,$ Thí dụ 5:

$\mathop {N}\limits_{}^{-3} {H_4} \mathop {N}\limits_{}^{+5} {O_3} \,\, {\overset{t^0}{\longrightarrow}} \,\, \mathop {N_2}\limits_{}^{+1} O \,\,+\,\, 2\, {H_2}O \,\,\,\,\,\,\,\, [5]$

Phản ứng $[5]$ nguyên tử $\mathop {N}\limits_{}^{-3}$ nhường $e$, $\mathop {N}\limits_{}^{+5}$ nhận $e$

$\longrightarrow \,$ có sự thay đổi số oxi hóa của một nguyên tố.

3. Phản ứng oxi hóa – khử

- Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học, trong đó có sự chuyển electron giữa các chất phản ứng, hay phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.

II. LẬP PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC CỦA PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ

$\bullet \,$ Phương pháp thăng bằng electron dựa trên nguyên tắc: tổng số electron do chất khử nhường bằng tổng số electron mà chất oxi hóa nhận.

- Bước 1: Xác định số oxi hóa của các nguyên tố để tìm chất oxi hóa và chất khử.

- Bước 2: Viết quá trình oxi hóa và quá trình khử, cân bằng mỗi quá trình.

- Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho chất oxi hóa và chất khử sao cho tổng số electron cho bằng tổng số electron nhận.

- Bước 4: Đặt hệ số của các chất oxi hóa và chất khử vào sơ đồ phản ứng, từ đó tính ra hệ số các chất khác có trong phương trình. Kiểm tra cân bằng số nguyên tử của các nguyên tố và cân bằng điện tích hai vế để hoàn thành phương trình hóa học.

$\bullet \,$ Thí dụ 1: Lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa khử sau:

$N{H_3} \,\,+\,\, {Cl_2} \,\,\longrightarrow \,\, {N_2} \,\,+\,\, HCl$

- Bước 1:

$\mathop {N}\limits_{}^{-3} \mathop {H_3}\limits_{}^{+1} \,\,+\,\, \mathop {Cl_2}\limits_{}^{0} \,\, \longrightarrow \,\, \mathop {N_2}\limits_{}^{0} \,\,+\,\, \mathop {H}\limits_{}^{+1} \mathop {Cl}\limits_{}^{-1}$

+ Số oxi hóa của $N$ tăng từ $-3$ lên $0\,$: Chất khử

+ Số oxi hóa của $Cl$ giảm từ $0$ xuống $-1\,$: Chất oxi hóa

- Bước 2:

+ Quá trình oxi hóa: $\,\,2\, \mathop {N}\limits_{}^{-3} \,\, \longrightarrow \,\, \mathop {N_2}\limits_{}^{0} \,\,+\,\, 6e$

+ Quá trình khử: $\,\,\mathop {Cl_2}\limits_{}^{0} \,\,+\,\, 2e  \,\, \longrightarrow \,\, 2\, \mathop {Cl}\limits_{}^{-1}$

- Bước 3:

+ Quá trình oxi hóa: $\,\,[2\, \mathop {N}\limits_{}^{-3} \,\, \longrightarrow \,\, \mathop {N_2}\limits_{}^{0} \,\,+\,\, 6e] \,\, \times 1$

+ Quá trình khử: $\,\,[\mathop {Cl_2}\limits_{}^{0} \,\,+\,\, 2e  \,\, \longrightarrow \,\, 2\, \mathop {Cl}\limits_{}^{-1}] \,\, \times 3$

$\Longrightarrow \, 2\, \mathop {N}\limits_{}^{-3} \,\,+\,\, 3\, \mathop {Cl_2}\limits_{}^{0} \,\, \longrightarrow \,\, \mathop {N_2}\limits_{}^{0} \,\,+\,\, 6\, \mathop {Cl}\limits_{}^{-1}$

- Bước 4:

$2\,N{H_3} \,\,+\,\, 3\, {Cl_2} \,\,\longrightarrow \,\, {N_2} \,\,+\,\, 6\, HCl$

$\bullet \,$ Thí dụ 2: Lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa khử sau:

$\mathop {Mg}\limits_{}^{0} \,\,+\,\, \mathop {Al}\limits_{}^{+3} {Cl_3} \,\, \longrightarrow \,\, \mathop {Mg}\limits_{}^{+2} {Cl_2} \,\,+\,\, \mathop {Al}\limits_{}^{0}$

$Mg$ là chất khử; $\mathop {Al}\limits_{}^{+3}$ [trong $AlCl_3$] là chất oxi hóa.

$[\mathop {Mg}\limits_{}^{0} \,\, \longrightarrow \,\, \mathop {Mg}\limits_{}^{+2} \,\,+\,\, 2e] \,\, \times 3$

$[\mathop {Al}\limits_{}^{+3} \,\,+\,\, 3e  \,\, \longrightarrow \,\, \mathop {Al}\limits_{}^{0}] \,\, \times 2$

$\Longrightarrow \, 3\, \mathop {Mg}\limits_{}^{0} \,\,+\,\, 2\, \mathop {Al}\limits_{}^{+3} \,\, \longrightarrow \,\, 3\, \mathop {Mg}\limits_{}^{+2} \,\,+\,\, 2\, \mathop {Al}\limits_{}^{0}$

Phương trình sẽ là:

$3\,Mg \,\,+\,\, 2\,Al{Cl_3} \,\,\longrightarrow \,\, 3\, Mg{Cl_2} \,\,+\,\, 2\,Al$

$\bullet \,$ Thí dụ 3: Lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa khử sau:

$K \mathop {Cl}\limits_{}^{+5} {O_3} \,\, \longrightarrow \,\, K \mathop {Cl}\limits_{}^{-1} \,\,+\,\, K \mathop {Cl}\limits_{}^{+7} {O_4}$

$\mathop {Cl}\limits_{}^{+5}$ [trong $KCl{O_3}$] vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa.

$[\mathop {Cl}\limits_{}^{+5} \,\,+\,\, 6e  \,\, \longrightarrow \,\, \mathop {Cl}\limits_{}^{-1}] \,\, \times 1$

$[\mathop {Cl}\limits_{}^{+5} \,\, \longrightarrow \,\, \mathop {Cl}\limits_{}^{+7} \,\,+\,\, 2e] \,\, \times 3$

$\Longrightarrow \, 4\, \mathop {Cl}\limits_{}^{+5} \,\, \longrightarrow \,\, 1\, \mathop {Cl}\limits_{}^{-1} \,\,+\,\, 3\, \mathop {Cl}\limits_{}^{+7}$

Phương trình sẽ là:

$4\,KCl{O_3} \,\,\longrightarrow \,\, KCl \,\,+\,\, 3\, KCl{O_4}$

$\bullet \,$ Thí dụ 4: Lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa khử sau:

$K \mathop {Cl}\limits_{}^{+5} {O_3} \,\, \longrightarrow \,\, K \mathop {Cl}\limits_{}^{-1} \,\,+\,\, \mathop {O_2}\limits_{}^{0}$

$\mathop {Cl}\limits_{}^{+5}$ [trong $KCl{O_3}$] là chất oxi hóa; $\mathop {O}\limits_{}^{-2}$ [trong $KCl{O_3}$] là chất khử.

$[\mathop {Cl}\limits_{}^{+5} \,\,+\,\, 6e  \,\, \longrightarrow \,\, \mathop {Cl}\limits_{}^{-1}] \,\, \times 2$

$[2\,\mathop {O}\limits_{}^{-2} \,\, \longrightarrow \,\, \mathop {O_2}\limits_{}^{0} \,\,+\,\, 4e] \,\, \times 3$

$\Longrightarrow \, 2\, \mathop {Cl}\limits_{}^{+5} \,\,+\,\, 6\, \mathop {O}\limits_{}^{-2} \,\, \longrightarrow \,\, 2\, \mathop {Cl}\limits_{}^{-1} \,\,+\,\, 3\, \mathop {O_2}\limits_{}^{0}$

Phương trình sẽ là:

$2\,KCl{O_3} \,\,\longrightarrow \,\, 2\,KCl \,\,+\,\, 3\, {O_2}$

$\bullet \,$ Thí dụ 5: Lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa khử sau:

$\mathop {Fe}\limits_{}^{+2} \mathop {S_2}\limits_{}^{-1} \,\,+\,\, \mathop {O_2}\limits_{}^{0} \,\, \longrightarrow \,\, \mathop {Fe_2}\limits_{}^{+3} \mathop {O_3}\limits_{}^{-2} \,\,+\,\, \mathop {S}\limits_{}^{+4} \mathop {O_2}\limits_{}^{-2}$

$\mathop {Fe}\limits_{}^{+2}\,$, $\mathop {S}\limits_{}^{-1}$ [trong $Fe{S_2}$] là chất khử, $\mathop {O_2}\limits_{}^{0}$ là chất oxi hóa.

$\mathop {Fe}\limits_{}^{+2} \,\, \longrightarrow \,\, \mathop {Fe}\limits_{}^{+3} \,\,+\,\, 1e$

$2\,\mathop {S}\limits_{}^{-1} \,\, \longrightarrow \,\, 2\,\mathop {S}\limits_{}^{+4} \,\,+\,\, 10e$

$[\mathop {Fe}\limits_{}^{+2} \mathop {S_2}\limits_{}^{-1} \,\, \longrightarrow \,\, \mathop {Fe}\limits_{}^{+3} \,\,+\,\, 2\,\mathop {S}\limits_{}^{+4} \,\,+\,\, 11e] \,\, \times 4$

$[\mathop {O_2}\limits_{}^{0} \,\,+\,\, 4e  \,\, \longrightarrow \,\, 2\,\mathop {O}\limits_{}^{-2}] \,\, \times 11$

$\Longrightarrow \, 4\, \mathop {Fe}\limits_{}^{+2} \mathop {S_2}\limits_{}^{-1} \,\,+\,\, 11\,\mathop {O_2}\limits_{}^{0} \,\, \longrightarrow \,\, 4\, \mathop {Fe}\limits_{}^{+3} \,\,+\,\, 8\, \mathop {S}\limits_{}^{+4} \,\,+\,\, 22\,\mathop {O}\limits_{}^{-2}$

Phương trình sẽ là:

$4\,Fe{S_2} \,\,+\,\, 11\,{O_2} \,\,\longrightarrow \,\, 2\,{Fe_2}{O_3} \,\,+\,\, 8\, S{O_2}$

$\bullet \,$ Thí dụ 6: Lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa khử sau:

$\mathop {Mn}\limits_{}^{+4} {O_2} \,\,+\,\,H \mathop {Cl}\limits_{}^{-1} \,\, \longrightarrow \,\, \mathop {Mn}\limits_{}^{+2} {Cl_2} \,\,+\,\, \mathop {Cl_2}\limits_{}^{0} \,\,+\,\, {H_2}O$

$\mathop {Mn}\limits_{}^{+4}$ [trong $Mn{O_2}$] là chất oxi hóa, $\mathop {Cl}\limits_{}^{-1}$ [trong $HCl$] là chất khử.

$[\mathop {Mn}\limits_{}^{+4} \,\,+\,\, 2e  \,\, \longrightarrow \,\, \mathop {Mn}\limits_{}^{+2}] \,\, \times 1$

$[2\,\mathop {Cl}\limits_{}^{-1} \,\, \longrightarrow \,\, \mathop {Cl_2}\limits_{}^{0} \,\,+\,\, 2e] \,\, \times 1$

$\Longrightarrow \, \mathop {Mn}\limits_{}^{+4} \,\,+\,\, 2\,\mathop {Cl}\limits_{}^{-1} \,\, \longrightarrow \,\, \mathop {Mn}\limits_{}^{+2} \,\,+\,\, \mathop {Cl_2}\limits_{}^{0}$

Phương trình sẽ là:

$Mn{O_2} \,\,+\,\, 4\,HCl \,\,\longrightarrow \,\, Mn{Cl_2} \,\,+\,\, {Cl_2} \,\,+\,\, 2\,{H_2}O$

III. Ý NGHĨA CỦA PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ TRONG THỰC TIỄN

Phản ứng oxi hóa – khử là loại phản ứng hóa học khá phổ biến trong tự nhiên và có tầm quan trọng trong sản xuất và đời sống.

1. Trong đời sống

- Phản ứng oxi hóa – khử tạo ra năng lượng như: sự cháy của xăng dầu trong các động cơ đốt trong, sự cháy của than củi, các quá trình điện phân…

Chủ Đề