Sự khác nhau giữa đạo đức và pháp luật GDCD 10

Bạn đang xem chủ đề Phân Biệt Đạo Đức Và Pháp Luật Gdcd 10 được cập nhật mới nhất ngày 07/08/2022 trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung Phân Biệt Đạo Đức Và Pháp Luật Gdcd 10 hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Cho đến thời điểm hiện tại, chủ đề này đã đạt được 396 lượt xem.

--- Bài mới hơn ---

  • Mối Quan Hệ Giữa Đạo Đức Công Vụ Và Pháp Luật Công Vụ
  • Mối Quan Hệ Giữa Chuẩn Mực Pháp Luật Và Chuẩn Mực Đạo Đức
  • Lý Thuyết Quang Hợp Ở Các Nhóm Thực Vật C3, C4, Cam Sinh 11
  • Bài Tập Thì Quá Khứ Đơn Và Quá Khứ Tiếp Diễn (Có Đáp Án)
  • Unit 4: Thì Quá Khứ Hoàn Thành & Thì Quá Khứ Hoàn Thành Tiếp Diễn (The Past Perfect & The Past Perfect Continuous)
  • So sánh và Phân biệt pháp luật với đạo đức. Pháp luật và đạo đức có những điểm giống và khác nhau như sau:

    – Pháp luật và đạo đức đều có những quy tắc xử sự chung hay quy phạm xã hội để hướng dẫn cách xử sự cho mọi người trong xã hội cho nên chúng đều có các đặc điếm của các quy phạm xã hội, đó là:

    + Pháp luật và đạo đức đều là những khuôn mẫu, chuẩn mực để hướng dẫn cách xử sự cho mọi người trong xã hội, để bất kỳ ai khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh do chúng dự liệu thì đều phải xử sự theo những cách thức mà chúng đã nêu ra – Căn cứ vào pháp luật, đạo đức, các chủ thể sẽ biết mình đuợc làm gì, không đuợc làm gì, phải làm gì và làm như thế nào khi ở vào một điều kiện, hoàn cảnh nhất định.

    + Pháp luật và đạo đức đều là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của con người. Căn cứ vào các quy định của pháp luật, các quy tắc đạo đức, có thể xác định được hành vi nào là hợp pháp, hành vi nào là hợp đạo đức; hành vi nào là trái pháp luật, hành vi nào là trái đạo đức.

    + Pháp luật và đạo đức đều được đặt ra không phải cho một chủ thể cụ thể hay một tổ chức, cá nhân cụ thể mà là cho tất cả các chủ thể tham gia vào quan hệ xã hội do chúng điều chỉnh.

    + Pháp luật và đạo đức đều được thực hiện nhiều lần trong thực tế cuộc sống, bởi vì chúng được ban hành không phải để điều chỉnh một quan hệ xã hội cụ thế, một trường hợp cụ thế mà để điều chỉnh một quan hệ xã hội chung, tức là mọi trường hợp, khi điều kiện hoặc hoàn cảnh do chúng dự kiến xảy ra.

    – Cả pháp luật và đạo đức đều tham gia điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội.

    – Cả pháp luật và đạo đức đều vừa có tính giai cấp, vừa có tính xã hội và tính dân tộc.

    2 – Điểm khác nhau

    – Pháp luật có tính quyền lực nhà nước, bởi vì pháp luật được hình thành bằng con đường nhà nước, do nhà nước đặt ra (ví dụ như các quy định về tổ chức bộ máy nhà nước), hoặc do nhà nước thừa nhận (các phong tục, tập quán, các quan niệm, quy tắc đạo đức…) nên pháp luật luôn thể hiện ý chí của nhà nước – Pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp, từ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, thuyết phục, động viên, khen thưởng, tổ chức thực hiện cho đến áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước.

    – Đạo đức lúc đầu được hình thành một cách tự phát trong cộng đồng xã hội, sau đó có thể là tự giác khi được bổ sung bằng những quan điểm, quan niệm và phong cách sống của các vĩ nhân; được lưu truyền từ đời này sang đời khác theo phương thức truyền miệng; được bảo đảm thực hiện bằng thói quen, bằng dư luận xã hội, bằng lương tâm, niềm tin của mỗi người và bằng các biện pháp cưỡng chế phi nhà nước – Đạo đức thường thể hiện ý chí của một cộng đồng dân cư.

    – Đạo đức chủ yếu có tính chất khuyên răn đối với mọi người, chỉ cho mọi người biết nên làm gì, không nên làm gì, phải làm gì và chỉ tác động tới các cá nhân trong xã hội.

    – Có những quan hệ xã hội đạo đức điều chỉnh nhưng pháp luật không điều chỉnh, ví dụ như quan hệ tình bạn, tình yêu…

    – Pháp luật có tính hệ thống, bởi vì pháp luật là một hệ thống các quy phạm để điều chỉnh nhiều loại quan hệ xã hội phát sinh trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống như dân sự, kinh tế, lao động…, song các quy phạm đó không tồn tại một cách biệt lập mà giữa chúng có mối hên hệ nội tại và thống nhất với nhau để tạo nên một chỉnh thể là hệ thống pháp luật.

    – Pháp luật có tính xác định về hình thức, tức là pháp luật thường được thể hiện trong những hình thức nhất định, có thể là tập quán pháp, tiền lệ pháp hoặc văn bản quy phạm pháp luật.

    Trong các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định của pháp luật thường rõ ràng, cụ thể, bảo đảm có thể được hiểu và thực hiện thống nhất trong một phạm vi rộng.

    – Đạo đức không có tính xác định về hình thức, bởi vì nó tồn tại dưới dạng bất thành văn, được lưu truyền từ đời này sang đời khác bằng hình thức truyền miệng.

    – Pháp luật chỉ ra đời và tồn tại trong những giai đoạn lịch sử nhất định, giai đoạn có sự phân chia giai cấp, mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp.

    – Đạo đức ra đời và tồn tại trong tất cả các giai đoạn phát triển của lịch sử.

    Nguồn: Luật sư Online tại: https://www.facebook.com/iluatsu/

    --- Bài cũ hơn ---

  • Phân Biệt Phí Và Lệ Phí
  • Biến Phí Là Gì? Cách Phân Biệt Giữa Biến Phí Và Định Phí
  • Lệ Phí Trước Bạ Là Gì? Khi Nào Phải Nộp Lệ Phí Trước Bạ?
  • Phân Biệt Thuế, Phí Và Lệ Phí Theo Quy Định Pháp Luật
  • Thuế Là Gì? Phí Là Gì? Lệ Phí Là Gì? Phân Biệt Thuế, Phí, Lệ Phí Có Điểm Gì Giống Và Khác Nhau?
  • --- Bài mới hơn ---

  • Một Số So Sánh Quyền Con Người Với Quyền Công Dân
  • Quản Trị Và Quản Lý Doanh Nghiệp Có Gì Khác Nhau?
  • Cách Phân Biệt Rùa Đực
  • Quy Tắc Và Cách Phát Âm S Es ‘s Chuẩn Dễ Nhớ
  • Phân Biệt Son Mac Chính Hãng Và Son Mac Fake Đầy Đủ Nhất
  • So sánh và Phân biệt pháp luật với đạo đức. Pháp luật và đạo đức có những điểm giống và khác nhau như sau:

    1 – Điểm giống nhau

    – Pháp luật và đạo đức đều có những quy tắc xử sự chung hay quy phạm xã hội để hướng dẫn cách xử sự cho mọi người trong xã hội cho nên chúng đều có các đặc điếm của các quy phạm xã hội, đó là:

    + Pháp luật và đạo đức đều là những khuôn mẫu, chuẩn mực để hướng dẫn cách xử sự cho mọi người trong xã hội, để bất kỳ ai khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh do chúng dự liệu thì đều phải xử sự theo những cách thức mà chúng đã nêu ra – Căn cứ vào pháp luật, đạo đức, các chủ thể sẽ biết mình đuợc làm gì, không đuợc làm gì, phải làm gì và làm như thế nào khi ở vào một điều kiện, hoàn cảnh nhất định.

    + Pháp luật và đạo đức đều là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của con người. Căn cứ vào các quy định của pháp luật, các quy tắc đạo đức, có thể xác định được hành vi nào là hợp pháp, hành vi nào là hợp đạo đức; hành vi nào là trái pháp luật, hành vi nào là trái đạo đức.

    + Pháp luật và đạo đức đều được đặt ra không phải cho một chủ thể cụ thể hay một tổ chức, cá nhân cụ thể mà là cho tất cả các chủ thể tham gia vào quan hệ xã hội do chúng điều chỉnh.

    + Pháp luật và đạo đức đều được thực hiện nhiều lần trong thực tế cuộc sống, bởi vì chúng được ban hành không phải để điều chỉnh một quan hệ xã hội cụ thế, một trường hợp cụ thế mà để điều chỉnh một quan hệ xã hội chung, tức là mọi trường hợp, khi điều kiện hoặc hoàn cảnh do chúng dự kiến xảy ra.

    – Cả pháp luật và đạo đức đều tham gia điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội.

    – Cả pháp luật và đạo đức đều vừa có tính giai cấp, vừa có tính xã hội và tính dân tộc.

    2 – Điểm khác nhau

    Pháp luậtĐạo đức

    – Pháp luật có tính quyền lực nhà nước, bởi vì pháp luật được hình thành bằng con đường nhà nước, do nhà nước đặt ra (ví dụ như các quy định về tổ chức bộ máy nhà nước), hoặc do nhà nước thừa nhận (các phong tục, tập quán, các quan niệm, quy tắc đạo đức…) nên pháp luật luôn thể hiện ý chí của nhà nước – Pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp, từ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, thuyết phục, động viên, khen thưởng, tổ chức thực hiện cho đến áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước.- Đạo đức lúc đầu được hình thành một cách tự phát trong cộng đồng xã hội, sau đó có thể là tự giác khi được bổ sung bằng những quan điểm, quan niệm và phong cách sống của các vĩ nhân; được lưu truyền từ đời này sang đời khác theo phương thức truyền miệng; được bảo đảm thực hiện bằng thói quen, bằng dư luận xã hội, bằng lương tâm, niềm tin của mỗi người và bằng các biện pháp cưỡng chế phi nhà nước – Đạo đức thường thể hiện ý chí của một cộng đồng dân cư.

    – Pháp luật có tính xác định về hình thức, tức là pháp luật thường được thể hiện trong những hình thức nhất định, có thể là tập quán pháp, tiền lệ pháp hoặc văn bản quy phạm pháp luật.

    Trong các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định của pháp luật thường rõ ràng, cụ thể, bảo đảm có thể được hiểu và thực hiện thống nhất trong một phạm vi rộng.

    – Đạo đức không có tính xác định về hình thức, bởi vì nó tồn tại dưới dạng bất thành văn, được lưu truyền từ đời này sang đời khác bằng hình thức truyền miệng.

    – Pháp luật chỉ ra đời và tồn tại trong những giai đoạn lịch sử nhất định, giai đoạn có sự phân chia giai cấp, mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp.- Đạo đức ra đời và tồn tại trong tất cả các giai đoạn phát triển của lịch sử.

    Nguồn: Luật sư Online tại: https://www.facebook.com/iluatsu/

    Chia sẻ bài viết:

    --- Bài cũ hơn ---

  • Phân Biệt Thuế, Phí, Lệ Phí Có Điểm Gì Giống Và Khác Nhau?
  • Thuế Phí Là Gì? Lệ Phí Là Gì? Phân Biệt Phí Và Lệ Phí Như Thế Nào?
  • Sự Khác Nhau Giữa Phủ Định Biện Chứng Và Phủ Định Siêu Hình
  • Phân Biệt Another , Other , Others , The Other , The Others., Ngữ Pháp, Từ Vựng, Bài Tập Hay
  • Tips Để Phân Biệt Another/ Other/ The Other/ Others/ The Others Nhanh Nhất
  • --- Bài mới hơn ---

  • Sinh Học 11 Chủ Đề 8: Quang Hợp Ở Các Nhóm Thực Vật C3, C4 Và Cam
  • Phân Biệt Hiện Tại Hoàn Thành Và Quá Khứ Hoàn Thành
  • Quyền Con Người, Quyền Và Nghĩa Vụ Cơ Bản Của Công Dân Trong Hiến Pháp 2013
  • Một Số Điểm Mới Về Quyền Con Người, Quyền Và Nghĩa Vụ Cơ Bản Của Công Dân Của Hiến Pháp Năm 2013
  • Quyền Con Người, Quyền Công Dân Trong Hiến Pháp 2013
  • Một là hành vi pháp luật và hành vi đạo đức là những hành vi phổ biến nhất trong đời sống xã hội. Có thể nói, trong các hành vi xã hội của con người thì hành vi đạo đức và hành vi pháp luật chiếm tỉ trọng lớn nhất. Từ những xử sự trong gia đình, trường học cho đến các xử sự nơi làm việc hay khi tham gia vào bất cứ quan hệ xã hội nào, phần nhiều trong đó đều là những hành vi pháp luật, hành vi đạo đức.

    Hai là hành vi pháp luật và hành vi đạo đức đều mang tính chất lịch sử xã hội. Qua mỗi thời kì lịch sử, con người có những hành vi khác nhau, cách thức thực hiện khác nhau, công cụ, phương tiện hỗ trợ khác nhau… Mặt khác, qua các thời kì lịch sử khác nhau, nội dung pháp luật và đạo đức cũng có sự thay đổi, bởi vậy, có hành vi thời kì này được coi là chúng tôi hành vi pháp luật nhưng thời kì khác lại không phải là hành vi pháp luật, có hành vi thời kì này là hành vi hợp pháp, thời kì khác lại bị coi là hành vi trái pháp luật. Điều này cũng hoàn toàn tương tự đối với hành vi đạo đức. Chẳng hạn, ở Việt Nam, trong cơ chế kinh tế kế hoạch hoá, tập trung, trong số hành vi pháp luật không có hành vi mua bán các loại chứng khoán; tuy nhiên trong điều kiện hiện nay, hành vi này ngày càng trở nên phổ biến. Trước đây, để thực hiện hành vi kí kết hợp đồng, các chủ thể phải trực tiếp gặp gỡ nhau bàn bạc, thoả thuận, đi đến thống nhất và kí kết, ngày nay nhờ sự hỗ trợ của các phương tiện kĩ thuật, hành vi “thương mại điện tử” dần trở thành quen thuộc với mọi người.

    Hai là chủ thể của hành vi

    Chủ thể của hành vi pháp luật là người có năng lực hành vi pháp luật. Tùy từng hành vi pháp luật cụ thể, pháp luật có các quy định tiêu chuẩn năng lực cụ thể để thực hiện hành vi đó. Thông thường, một người được coi là có năng lực hành vi pháp luật khi có sự hoàn thiện về thể chất, đủ sức khỏe để thực hiện hành vi, có trạng thái thần kinh bình thường, nhận thức và điều khiển được hành vi của mình, đạt đến độ tuổi nhất định do pháp luật quy định.

    Chủ thể của hành vi đạo đức cũng phải là người có năng lực hành vi đạo đức. Tuy nhiên, năng lực hành vi đạo đức xuất hiện rất sớm, nó xuất hiện ngay từ khi con người thực hiện những hành vi có ý thức đầu tiên. Khi em bé bắt đầu biết nhận thức về những phạm trù đạo đức sơ đẳng nhất là lúc hành vi của nó được xem xét, đánh giá dưới góc độ đạo đức, theo phương châm “tre non dễ uốn” (trúc nộn dị kiểu). Như vậy, đạo đức điều chỉnh hành vi không kể tuổi tác của con người.

    Ba là giới hạn của hành vi pháp luật và hành vi đạo đức

    Có thể nói hành vi của con người phần lớn chịu sự điều chỉnh của pháp luật và đạo đức. Đối với mỗi người, cho dù ở đâu, bao giờ, khi nào cũng luôn phải chú ý đối nhân, xử thế sao cho phù hợp với các chuẩn mực đạo đức cũng như pháp luật. Xã hội “không thể một ngày thiếu pháp luật”,(4) nói cách khác, pháp luật chi phối hành vi hàng ngày của con người. Đạo đức là yếu tố tinh thần không thể tách rời hành vi của con người, không thể thiếu được trong đời sống của mỗi con người. Chính vì vậy, việc xác định ranh giới giữa hành vi pháp luật và hành vi đạo đức là hết sức khó khăn.

    Trước hết, cần nhấn mạnh rằng việc xác định hành vi cụ thể là hành vi pháp luật hay hành vi đạo đức chỉ có ý nghĩa tương đối. Cùng hành vi, xét theo hệ thống pháp luật này là hành vi pháp luật nhưng xét theo hệ thống pháp luật khác có thể không phải là hành vi pháp luật. Điều này là do các hệ thống pháp luật được xây dựng trên nền tảng kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hoá, đạo đức, truyền thống, tín ngưỡng… khác nhau, vì vậy, nội dung cũng như cách thức tác động của chúng đến các quan hệ xã hội là khác nhau. Chẳng hạn, theo pháp luật phong kiến Việt Nam, hành vi sinh con thứ ba trở lên không phải là hành vi pháp luật, tuy nhiên, theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, hành vi này bị coi là vi phạm pháp luật.(5) Đối với hành vi đạo đức, điều này cũng hoàn toàn tương tự. Xét theo hệ thống pháp luật hay nền đạo đức nhất định, hành vi cụ thể có thể chỉ là hành vi pháp luật hoặc chỉ là hành vi đạo đức; có thể vừa là hành vi pháp luật vừa là hành vi đạo đức và cũng có thể không phải hành vi pháp luật cũng không phải hành vi đạo đức.

    Có những hành vi được pháp luật điều chỉnh nhưng đạo đức không điều chỉnh chúng, nói cách khác, chúng chỉ là hành vi pháp luật mà không phải là hành vi đạo đức. Những hành vi thực hiện quy trình kĩ thuật do pháp luật quy định, những hành vi thực hiện trình tự, thủ tục pháp lí… chỉ là hành vi pháp luật. Ngược lại, có những hành vi được đạo đức điều chỉnh nhưng pháp luật không điều chỉnh, những hành vi thể hiện tình làng nghĩa xóm “tối lửa tắt đèn có nhau”, thăm hỏi nhau lúc ốm đau, giúp đỡ nhau bằng công sức, tiền bạc; những hành vi thể hiện tinh thần, tương thân, tương ái giữa con người với nhau trong cộng đồng… chỉ có thể là hành vi đạo đức.

    Nhìn chung, những hành vi được pháp luật điều chỉnh thì thường cũng được đạo đức điều chỉnh, do vậy mà sự chồng lấn giữa hành vi pháp luật và hành vi đạo đức là rất lớn. Nội dung những quy định cụ thể của pháp luật và đạo đức có thể thống nhất hoặc mâu thuẫn nhau, nói cách khác, sự điều chỉnh của pháp luật và đạo đức có thể là thuận chiều cũng có thể là ngược chiều. Chính vì thế, hành vi nhất định có thể vừa hợp pháp vừa hợp đạo đức; hợp pháp nhưng không hợp đạo đức; hợp đạo đức nhưng không hợp pháp; vừa không hợp pháp vừa không hợp đạo đức. Chẳng hạn, theo các chuẩn mực pháp luật và đạo đức hiện hành ở Việt Nam, những hành vi của cha mẹ trong việc nuôi dạy, chăm sóc con cái vừa hợp pháp, vừa hợp đạo đức. Theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985, việc cha mẹ không tố giác hành vi phạm tội do con mình thực hiện bị coi là vi phạm pháp luật(6) nhưng xét về mặt đạo đức, hành vi này có thể được coi là phù hợp đạo đức xã hội. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trong xã hội, bên cạnh các quan niệm, quan điểm, quy tắc đạo đức chung của toàn xã hội còn có đạo đức của các giai cấp, tầng lớp; đạo đức của các tôn giáo; đạo đức của các thiết chế xã hội… trong đó các quan niệm, quan điểm, quy tắc đạo đức này chưa hẳn đã thống nhất, đồng bộ với nhau. Bởi vậy, hành vi cụ thể có thể là hợp chuẩn đối với hệ thống đạo đức này nhưng lại có thể lệch chuẩn đối với hệ thống đạo đức khác. Tất nhiên, đạo đức chung của toàn xã hội, đạo đức của giai cấp cầm quyền vẫn có sức chi phối mạnh mẽ nhất đối với hành vi của các thành viên trong xã hội.

    Trong giới hạn nào đó, hành vi con người có thể vừa là hành vi pháp luật, vừa là hành vi đạo đức nhưng vượt ra ngoài giới hạn đó thì chỉ là hành vi đạo đức. Chẳng hạn, trường hợp gặp người bị nạn, pháp luật chỉ buộc chủ thể phải thực hiện hành vi cứu giúp, tức là làm cho người đó thoát khỏi sự nguy hiểm đến tính mạng, trong khi đó, đạo đức đòi hỏi rộng hơn nhiều, nó không chỉ yêu cầu chủ thể phải thực hiện hành vi giúp người bị nạn thoát khỏi sự nguy hiểm đến tính mạng mà còn đòi hỏi chủ thể phải có những những hành vi giúp đỡ về vật chất cũng như về tinh thần khác. Trong trường hợp này, hành vi đưa người đang chới với giữa dòng nước chảy xiết vào bờ, đưa người bị tai nạn giao thông vào bệnh viện cấp cứu… vừa là hành vi pháp luật, vừa là hành vi đạo đức nhưng những hành vi như giúp đỡ tiền bạc, động viên, an ủi, đưa về nhà chăm sóc… không còn là hành vi pháp luật, nó chỉ còn được đánh giá về mặt đạo đức. Ngược lại, hành vi nhất định nào đó có thể được đánh giá về mặt đạo đức không phụ thuộc vào tính chất và mức độ nhưng hành vi này chỉ bị đánh giá về mặt pháp luật khi tác động, ảnh hưởng ở mức độ nhất định đối với đời sống xã hội. Chẳng hạn, hành vi nói dối, hành vi “sống thử”, “sống gấp”… luôn bị đánh giá về mặt đạo đức. Tuy nhiên, những hành vi này chỉ được đánh giá về mặt pháp luật trong những trường hợp nhất định.(7) Hành vi gây thiệt hại cho xã hội chỉ trở thành đối tượng của pháp luật khi thiệt hại mà nó gây ra ở mức độ nào đó. Người ta không cần xử lí bằng pháp luật đối với hành vi trộm cắp những tài sản nhỏ nhặt.

    Pháp luật chỉ điều chỉnh các hành vi xã hội đã tồn tại một cách khách quan, phổ biến, điển hình, ổn định ở mức độ nhất định, còn đạo đức do tính chất mềm dẻo và linh động, nó điều chỉnh các hành vi xã hội ngay từ khi nó mới manh nha hình thành. Chẳng hạn, những hành vi mang thai hộ; cho, nhận trứng, tinh trùng, các bộ phận trên cơ thể người; hiến xác hoặc các bộ phận trên cơ thể sau khi chết… đầu tiên xảy ra trong đời sống được đánh giá về mặt đạo đức… Nhưng những hành vi này chỉ trở thành hành vi pháp luật khi đã trở nên phổ biến và ổn định tương đối.

    Tóm lại, cả pháp luật và đạo đức đều không thể điều chỉnh tất cả các hành vi con người. Pháp luật chỉ có thể điều chỉnh những hành vi thể hiện lí trí, ý chí của chủ thể, trong khi đó, đạo đức điều chỉnh cả những hành vi chịu sự chi phối bởi tình cảm của con người.

    Bốn là cơ chế tâm lí của hành vi

    Như đã đề cập, hành vi của con người là hành vi có ý thức, bởi vậy, đánh giá hành vi pháp luật và hành vi đạo đức của con người không chỉ xem xét biểu hiện bên ngoài của nó mà còn cần phân tích cơ chế tâm lí của chúng. Cơ chế tâm lí của hành vi pháp luật và hành vi đạo đức là quá trình rất phức tạp, nó bao gồm việc hình thành động cơ hành vi, lựa chọn và quyết định phương án hành vi, hiện thực hoá hành vi, tự đánh giá về hành vi đã thực hiện.

    Khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, trên cơ sở sự hiểu biết của chủ thể cũng như thái độ, tình cảm của bản thân đối với pháp luật cũng như đạo đức xã hội, từ vốn sống, nhân cách, từ sự hiểu người, hiểu mình, sự ý thức về vị trí và vai trò của bản thân mình, xuất phát từ tình cảm của cá nhân về đối tượng của hành vi, trên cơ sở sự dự liệu về những hậu quả có thể phải gánh chịu cũng như thái độ của bản thân đối với những hậu quả đó… (gọi chung là ý thức cá nhân bao gồm tri thức, tình cảm, ý chí, động cơ, mục đích…), chủ thể tự lựa chọn cho mình phương án hành vi cụ thể. Sau khi đã quyết định lựa chọn phương án xử sự cụ thể, chủ thể hiện thực hoá sự lựa chọn đó bằng cách tiến hành hoặc không tiến hành những thao tác, cử chỉ, lời nói nhất định. Sau khi hành vi được thực hiện, các chủ thể thường có sự tự đánh giá về nó. Khi đó, về mặt tâm lí, chủ thể có thể thoả mãn, bằng lòng, hưng phấn hoặc ngược lại là sự ăn năn, ân hận, sợ hãi… Trong toàn bộ cơ chế này, các yếu tố lí trí, ý chí, tình cảm, thói quen… giữ vai trò khác nhau đối với mỗi loại hành vi.

    Đối với hành vi đạo đức, yếu tố tình cảm, yếu tố thói quen đóng vai trò rất quan trọng. Có thể nói, tình cảm là yếu tố quan trọng nhất đối với hành vi đạo đức. Nếu không có tình cảm đạo đức thì các khái niệm đạo đức, các phạm trù luân lí, những tri thức thu được về thiện ác, công bằng, lương tâm, danh dự… chỉ được nhận thức ở mức độ ghi nhận thông tin mà không có cơ sở để chuyển hoá thành động cơ của hành vi. Bằng tình cảm đạo đức, chủ thể không cần phải do dự khi lựa chọn hành vi cần thực hiện đồng thời lại tích cực, say mê thực hiện hành vi với quyết tâm cao độ… Yếu tố tình cảm chi phối, ảnh hưởng đến tất cả các giai đoạn trong diễn biến tâm lí của hành vi, từ việc hình thành động cơ cho đến sự tự đánh giá về hành vi của mình. Nhiều khi, tình cảm còn làm con người “mất” lí trí, thực hiện hành vi không có sự kiểm soát của lí trí. Xuất phát từ vai trò quan trọng của yếu tố tình cảm đối với hành vi đạo đức, cho nên khi đánh giá về hành vi đạo đức, người ta không chỉ đánh giá sự phù hợp hay không phù hợp về hình thức của hành vi đối với các chuẩn mực đạo đức xã hội. Bởi vậy, có những hành vi mặc dù về hình thức là phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội nhưng vẫn bị chê cười, bị coi là giả tạo, là “chơi ngông”… Trong khi đó, đối với hành vi pháp luật, yếu tố lí trí, ý chí lại thể hiện vai trò quan trọng hơn, bởi vậy, trong việc đánh giá hành vi pháp luật, chỉ cần đánh giá về lí trí và sự tự do ý chí mà thôi.

    Có thể nói, đạo đức là yếu tố điều chỉnh gần gũi nhất đối với hành vi con người. Chính vì thế, những quan niệm, quan điểm, tư tưởng đạo đức được truyền bá hết sức sâu rộng trong xã hội, bởi vậy, nó đã ăn sâu, bám rễ một cách chắc chắn trong mỗi người, nó chi phối hoạt động hàng ngày, hàng giờ của con người. Nhiều hành vi đạo đức vì thế đã trở thành tập quán, truyền thống của cộng đồng, thậm chí có những hành vi đạo đức đã trở thành vô thức, chúng xảy ra tự động ngay cả khi không có sự điều khiển của ý thức.

    Năm là biện pháp tác động đến hành vi

    Để đạt được mục đích điều chỉnh, pháp luật và đạo đức có những phương pháp, cách thức tác động riêng, mang tính đặc thù. Hành vi pháp luật chịu sự tác động bởi các biện pháp nhà nước. Tuỳ điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, nhà nước có thể sử dụng một hoặc kết hợp các biện pháp khác nhau, từ tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, đến khen thưởng, xử phạt. Thực hiện sự tác động này, nhà nước có bộ máy chuyên môn với đầy đủ sức mạnh được tổ chức từ trung ương xuống địa phương. Để đảm bảo tăng cường hành vi hợp pháp, giảm thiểu hành vi trái pháp luật, khi cần thiết, nhà nước có thể sử dụng các biện pháp cưỡng chế đã được quy định, gây ra những bất lợi về vật chất, tinh thần, thậm chí cả tính mạng đối với người vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, tất cả những biện pháp tác động của nhà nước đều chỉ là sự tác động từ bên ngoài đối với chủ thể, nó chỉ được thực hiện trong hiện tại và chỉ có hiệu lực trong thời gian nhất định.

    Trong khi đó, tác động đến hành vi đạo đức chủ yếu và trước hết là biện pháp giáo dục, thuyết phục, nói cách khác, thông qua sự tác động vào ý thức chủ thể mà tác động đến hành vi đạo đức của họ. Thông qua gia đình, nhà trường, các thiết chế xã hội, thông qua giao tiếp hàng ngày, thông qua con đường tự ý thức, tự đánh giá… những chuẩn mực đạo đức xã hội tác động đến ý thức chủ thể, được chủ thể tiếp thu, hấp thụ, được nội tâm hoá trở thành tri thức, tình cảm, nghĩa vụ, trách nhiệm đạo đức của họ. Trên cơ sở đó, mỗi người tự xây dựng phương châm ứng xử cho mình trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, tự nguyện, tự giác thực hiện hành vi theo yêu cầu, đòi hỏi của các chuẩn mực đạo đức xã hội. Bên cạnh đó, dư luận xã hội là biện pháp tác động hết sức mạnh mẽ đến hành vi đạo đức của các chủ thể. Dư luận xã hội tác động đến chủ thể hàng ngày, hàng giờ, ở mọi nơi, mọi lúc, diễn ra lâu dài, dai dẳng, thậm chí trở thành “bia miệng ngàn năm”. Sự xấu hổ và lòng tự trọng khiến không ai có thể bỏ qua dư luận xã hội, đặc biệt đối với những người trọng danh dự thì sự tác động của dư luận càng trở nên có hiệu quả.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Đạo Đức Công Vụ
  • Tìm Hiểu Nội Dung 4 Phẩm Chất Đạo Đức “Tự Tin
  • Biến Phí Variable Cost Là Gì
  • Phân Loại Chi Phí Trong Mối Quan Hệ Với Khối Lượng Hoạt Động
  • Biến Phí (Variable Cost) Là Gì? Các Loại Biến Phí
  • --- Bài mới hơn ---

  • Mối Quan Hệ Giữa Chuẩn Mực Pháp Luật Và Chuẩn Mực Đạo Đức
  • Lý Thuyết Quang Hợp Ở Các Nhóm Thực Vật C3, C4, Cam Sinh 11
  • Bài Tập Thì Quá Khứ Đơn Và Quá Khứ Tiếp Diễn (Có Đáp Án)
  • Unit 4: Thì Quá Khứ Hoàn Thành & Thì Quá Khứ Hoàn Thành Tiếp Diễn (The Past Perfect & The Past Perfect Continuous)
  • Phân Biệt Thì Quá Khứ Hoàn Thành & Thì Quá Khứ Hoàn Thành Tiếp Diễn
  • Ngày đăng: 10/09/2016 03:26

    1. Quan niệm về đạo đức và đạo đức công vụ

    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng”(1).

    Trong xã hội hiện nay có nhiều quy tắc xã hội: chính trị, pháp luật, đạo đức, tôn giáo, quy tắc của các tổ chức xã hội, cộng đồng.v.v… Những quy tắc này có quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau, tạo thành một chỉnh thể thống nhất và có vai trò điều chỉnh hành vi, cách xử sự của con người.

    Đạo đức được hiểu là “Phép tắc về quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với tập thể, với xã hội”(2), “phẩm chất tốt đẹp của con người: sống có đạo đức”. Đạo đức là từ ghép, được tạo bởi hai thành tố “đạo” và “đức”; “đạo” là “một cái đạo lý, một cái lẽ nhất định, là ai cũng phải noi đấy mà theo”; “đức” có nghĩa là ” cái đạo để lập thân, thiện, làm thiện, cảm hóa đến người”(3)…

    Như vậy, đạo đức được hiểu ở một số phương diện sau: thứ nhất, đạo đức là những chuẩn mực, những quy tắc trong hành vi, cách xử sự giữa con người với con người; thứ hai, đạo đức là công lý, lẽ phải, chuẩn mực phù hợp với quy luật của tự nhiên và xã hội, là “cái lẽ sống, lẽ phải, đạo ở đời”; thứ ba, đạo đức phẩm chất, nét đẹp của con người. Đạo đức là cái lẽ, cái mà con người phải tuân theo, là cái phải làm và cái không được làm.

    Do đó, có thể hiểu: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là hệ thống các nguyên tắc, quy phạm hình thành một cách tự nhiên trên cơ sở quan niệm về lẽ phải, sự công bằng, về điều thiện, cái ác trong đời sống xã hội của con người, nhóm người, tầng lớp xã hội, giai cấp, dân tộc, quốc gia, thể hiện ý chí, tâm tư tình cảm của họ, nhằm điều chỉnh quan hệ xã hội, ý thức, hành vi của con người và là căn cứ để đánh giá hành vi, cách ứng xử của con người với nhau, của con người với gia đình, nhóm người, cộng đồng, giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, quốc gia và với thiên nhiên, được thực hiện một cách tự giác bởi niềm tin, lòng nhân ái của con người, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận cộng đồng, xã hội.

    Cán bộ, công chức (CBCC) là một hợp phần của cộng đồng xã hội, do đó đạo đức của họ hàm chứa các yếu tố: đạo đức dân tộc mà họ xuất thân, đạo đức cộng đồng nơi mà họ sinh sống, đạo đức xã hội như mọi thành viên xã hội khác, đạo đức của người CBCC nhà nước trong hoạt động công vụ. Đạo đức CBCC, chứa đựng những yếu tố đạo đức chung của thành viên xã hội, khi thực thi công vụ thì đạo đức của họ mới được biểu hiện một cách đầy đủ nhất, đạo đức công vụ của CBCC là một bộ phận đạo đức của người CBCC. Đạo đức CBCC thể hiện, xuất phát từ vị thế của người đó trong bộ máy nhà nước, xã hội, khác với đạo đức của một công dân trong xã hội. Với cách tiếp cận như vậy, đạo đức của CBCC bao gồm hai phần: đạo đức công vụ và đạo đức của người đó ngoài công vụ, mỗi mặt có những đặc trưng riêng, tạo thành một thể thống nhất đạo đức của người CBCC.

    Từ những vấn đề trên có thể hiểu: Đạo đức công vụ là hệ thống các nguyên tắc, các quy tắc hành vi, xử sự trong công vụ, nhằm điều chỉnh thái độ, hành vi, cách xử sự, chức trách, bổn phận, nghĩa vụ của CBCC trong hoạt động công vụ và những người khác khi được ủy quyền thực thi công vụ (từ khía cạnh chủ quan). Ngoài phạm vi công vụ thì đạo đức của CBCC nhà nước không trở thành đạo đức công vụ. Từ góc độ khách quan, đạo đức công vụ của CBCC là thái độ, hành vi, cách xử sự, việc thực hiện chức trách, bổn phận, nghĩa vụ của CBCC khi thi hành công vụ.

    2. Mối liên hệ giữa đạo đức công vụ và pháp luật về công vụ

    2.1 Sự thống nhất giữa đạo đức công vụ và pháp luật về công vụ

    Thứ nhất, đạo đức công vụ và pháp luật về công vụ đều là những giá trị xã hội do con người sáng tạo nên và để phục vụ cho cuộc sống của con người; là những nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội, định hướng cho sự phát triển tiến bộ của các quan hệ xã hội hình thành trong công vụ và là những chuẩn mực hành vi, cách ứng xử của công chức trong hoạt động công vụ. Những nhân tố này bổ sung cho nhau, điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong hoạt động công vụ. Pháp luật về công vụ không thể tồn tại nếu thiếu cơ sở đạo đức công vụ. Đạo đức công vụ là nguồn vật chất của pháp luật về công vụ. Đạo đức công vụ nếu thiếu pháp luật sẽ không có khả năng phát huy chức năng điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong hoạt động công vụ.

    Về mối quan giữa pháp luật và đạo đức nói chung, cũng là mối quan hệ giữa pháp luật về công vụ và đạo đức công vụ. Theo ông Vũ Đình Hòe: “Trong cái nhất thể “đạo đức – pháp luật” – xét về cội nguồn thì Thiện, Đức có trước và là gốc của Lễ, Luật; xét về công dụng đối với xã hội thì: đạo đức gây men sống, còn pháp luật là chuẩn, xác định mức độ phạm vi, phương pháp tác động của men sống ấy chỉ đạo hành động con người bảo đảm cho hành động ấy có hiệu quả đối với xã hội”(4). Với cách tiếp cận này thì thiện, đức là cái thứ nhất, có trước pháp luật, còn pháp luật là cái thứ hai được sản sinh trên nền đạo đức. Đạo đức là lẽ sống, men sống của cuộc đời, tạo nên pháp luật, còn pháp luật là chuẩn mực hành vi của con người được xây dựng trên nền đạo đức; việc thực hiện pháp luật – chuẩn mực lại do đạo đức – yếu tố nội tâm của con người quyết định. Xét theo cách tiếp cận này thì đạo đức được đặt cao hơn pháp luật, là nền tảng của pháp luật, nhưng cũng không vì thế mà coi nhẹ pháp luật, tuyệt đối hóa đạo đức trong đời sống cộng đồng đầy phức tạp và rộng lớn như ngày nay.

    Thứ hai, pháp luật về công vụ và đạo đức công vụ tồn tại là khách quan bổ sung, hỗ trợ trong điều chỉnh ý thức, hành vi, cách xử sự của CBCC trong thực thi công vụ. Một người không chấp hành các quy tắc pháp luật trong hoạt động công vụ cũng có nghĩa là vi phạm các quy tắc đạo đức công vụ.

    Thứ ba, pháp luật về công vụ và đạo đức công vụ đều có vai trò và hướng tới mục tiêu chung là trật tự hóa, củng cố các quan hệ xã hội phát sinh trong đời sống nhà nước, xã hội và hoàn thiện đời sống xã hội, phát triển và làm giàu thêm nhân cách, bảo vệ quyền, tự do, lợi ích của con người, hướng con người tới chủ nghĩa nhân đạo, công lý, sự tự do, bình đẳng, lòng nhân ái. Trong mối quan hệ này, đạo đức công vụ, pháp luật về công vụ như là những hình thức thể hiện các giá trị xã hội mà nhà nước cần phải gìn giữ, củng cố, bảo vệ.

    Thứ tư, pháp luật công vụ và đạo đức công vụ đều có đối tượng điều chỉnh là các quan hệ trong công vụ hướng tới những nhóm người, tầng lớp, giai cấp, tập thể, cộng đồng, quốc gia, dân tộc với những yêu cầu đòi hỏi như nhau. Thông qua chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội, pháp luật công vụ và đạo đức công vụ tạo thành một thể thống nhất các quy phạm xã hội.

    Thứ năm, pháp luật về công vụ và đạo đức công vụ đều là những quy phạm, hiện tượng xã hội xác định ranh giới giữa cái cần phải và cái có thể, cái không thể trong các hành vi xử sự của các chủ thể quan hệ công vụ. Pháp luật về công vụ và đạo đức công vụ trở thành phương tiện thể hiện và thừa nhận các lợi ích cá nhân và xã hội.

    Thứ sáu, pháp luật công vụ và đạo đức công vụ là những giá trị nền tảng xã hội, là những chỉ số văn hóa công vụ, văn hóa xã hội của sự tiến bộ xã hội, các nguyên tắc và kỷ luật trong đời sống nhà nước và xã hội. Pháp luật công vụ và đạo đức công vụ đều hướng tới thiết lập đời sống cộng đồng chung của con người.

    Thứ bảy, sự thống nhất giữa pháp luật công vụ với đạo đức công vụ thể hiện ở sự tác động qua lại giữa hai hiện tượng này. Đạo đức công vụ là cơ sở, là nguồn sống của pháp luật công vụ; pháp luật về công vụ không bao giờ đối lập với các quy tắc đạo đức công vụ. Pháp luật là phương tiện để ghi nhận, thể chế hóa các quan niệm, ý niệm, chuẩn mực đạo đức công vụ, biến chúng thành những chuẩn mực chung trong hoạt động công vụ, buộc mọi đối tượng tham gia quan hệ công vụ phải thực hiện. Bằng con đường này mà nhiều quy phạm đạo đức công vụ được “chuyển hoá” thành pháp luật về công vụ.

    Như vậy, trong mối quan hệ này quy phạm pháp luật về công vụ trong một số trường hợp trở thành hình thức pháp lý thể hiện những giá trị đạo đức công vụ; nói cách khác, đạo đức công vụ là phạm trù nội dung, còn pháp luật về đạo đức công vụ là phạm trù hình thức, thể hiện nội dung đạo đức công vụ. Ngoài ra, đạo đức công vụ còn được thể hiện dưới hình thức quy phạm chính trị, quy phạm của các tổ chức xã hội.v.v… Những chuẩn mực đạo đức công vụ được thể hiện dưới hình thức pháp luật thì chính chúng đã được chuyển hoá thành pháp luật và trong trường hợp này đạo đức không còn là đạo đức theo nghĩa nguyên thủy của nó, nó đã biến thể thành pháp luật.

    2.2 Sự khác biệt giữa pháp luật công vụ và đạo đức công vụ

    Thứ nhất, pháp luật công vụ và đạo đức công vụ khác nhau bởi con đường hình thành và phát triển. Pháp luật công vụ do nhà nước ban hành, thừa nhận, đình chỉ, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ. Đạo đức công vụ lại là sản phẩm chung của xã hội, hình thành rất lâu dài trong lịch sử có nhà nước, trong hoạt động thực tiễn, đời sống nhà nước, được chọn lọc tự nhiên qua nhiều thế hệ, được lưu truyền từ thế hệ này tới thế hệ khác. Đạo đức công vụ vừa mang tính phổ biến, lại vừa mang tính cá biệt, cụ thể của từng đối tượng CBCC (đạo đức của công chức ở những ngành nghề khác nhau).

    Thứ hai, pháp luật công vụ và đạo đức công vụ khác nhau bởi phương pháp bảo đảm thực hiện chúng. Nếu pháp luật được bảo đảm bởi các biện pháp mang tính cưỡng chế của nhà nước, thì đạo đức công vụ lại được bảo đảm bởi chính các dư luận trong cơ quan, tổ chức, dư luận xã hội.

    Thứ ba, pháp luật công vụ và đạo đức công vụ khác nhau bởi các tính chất đặc trưng, phạm vi tác động điều chỉnh của chúng đối với các quan hệ công vụ và vai trò của chúng đối với đời sống nhà nước, xã hội.

    Thứ tư, pháp luật công vụ và đạo đức có các thuộc tính, hình thức thể hiện khác nhau.

    Thứ năm, pháp luật công vụ và đạo đức công vụ tác động điều chỉnh tới ý thức và hành vi của con người bởi tính chất và phương thức khác nhau.

    Thứ sáu, pháp luật công vụ và đạo đức công vụ khác nhau bởi tính chất và trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp trách nhiệm do vi phạm.

    Thứ bảy, pháp luật công vụ và đạo đức công vụ khác nhau bởi mức độ các yêu cầu, đòi hỏi đối với hành vi của CBCC trong hoạt động công vụ. Đạo đức công vụ bao giờ cũng có yêu cầu cao hơn đối với hành vi của CBCC so với pháp luật về công vụ. Nếu pháp luật về công vụ chỉ đặt ra yêu cầu, đòi hỏi “tối thiểu” đối với hành vi thì đạo đức đặt ra mức “tối đa” đối với hành vi của CBCC trong hoạt động công vụ.

    Thứ tám, dưới góc độ triết học thì đạo đức công vụ là một bộ phận của đạo đức nói chung, cùng với đạo đức của các đối tượng khác trong xã hội tạo thành hình thái ý thức xã hội cùng với các hình thái ý thức xã hội khác (chính trị, tư tưởng, khoa học và nghệ thuật…). Còn pháp luật công vụ dưới góc độ pháp lý chỉ là những văn bản quy phạm pháp luật, không phải là một hình thái ý thức xã hội, mà cả ý thức pháp luật mới tạo thành một hình thái ý thức xã hội.

    2.3 Sự không thống nhất giữa pháp luật công vụ và đạo đức công vụ

    Pháp luật công vụ và đạo đức công vụ thống nhất với nhau, nhưng không đồng nhất. Các quy phạm đạo đức công vụ “trở thành” các quy phạm pháp luật công vụ thông qua sự phê chuẩn, chấp nhận của nhà nước bằng hoạt động sáng tạo pháp luật của các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền. Trong trường hợp này pháp luật công vụ đã tiếp nhận đạo đức công vụ, pháp luật và đạo đức công vụ thống nhất. Nhưng có những trường hợp pháp luật lại không tiếp nhận đạo đức. Thực tiễn đã chỉ ra rằng, trong bất kỳ xã hội nào đều còn tồn tại cả chuẩn mực đạo đức công vụ của nhà nước cũ trước đó không phù hợp với thời đại mới. Sự tồn tại này là do ý thức đạo đức công vụ – một bộ phận hình thái ý thức xã hội thuộc về yếu tố chủ quan của con người, một chế độ nhà nước tuy không còn nhưng ý thức do xã hội đó sản sinh ra vẫn tồn tại dai dẳng cả tích cực và tiêu cực. Trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, chế độ phong kiến ở nước ta đã bị đập tan, nhưng ý thức đạo đức công vụ do nó sản sinh ra vẫn còn tồn tại có cả mặt tích cực và tiêu cực. Mặt tích cực được phát huy, được pháp luật thừa nhận, củng cố; mặt tiêu cực bị lên án, không được pháp luật thừa nhận. Rõ ràng trong trường hợp này giữa pháp luật công vụ và một bộ phận đạo đức công vụ có phần lệch pha – pháp luật công vụ không dung nạp, không thừa nhận những quy tắc đạo đức công vụ đã lỗi thời, không còn phù hợp; những điều này còn bị lên án, phê phán bởi dư luận xã hội.

    Sự không thống nhất giữa pháp luật công vụ và đạo đức công vụ còn thể hiện ở chỗ, trong pháp luật công vụ có những quy phạm thuần túy mang tính kỹ thuật pháp lý, chẳng hạn những quy phạm quy định về tổ chức bộ máy nhà nước, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước, nhiệm vụ, quyền hạn của công chức, những quy định về các thủ tục trong hành chính.

    2.4 Sự tác động qua lại giữa pháp luật công vụ và đạo đức công vụ

    Một là, sự tác động qua lại giữa pháp luật công vụ và đạo đức công vụ bắt nguồn từ sự tác động qua lại có tính xã hội và sự tác động chức năng của chúng. Pháp luật công vụ và đạo đức công vụ là hai nhân tố cơ bản điều chỉnh các quan hệ công vụ, bổ sung cho nhau, cùng nhau duy trì trật tự các quan hệ công vụ, cùng ảnh hưởng tới nhân cách CBCC, hình thành văn hóa đạo đức, văn hóa công vụ, ý thức đạo đức và ý thức pháp luật của mọi CBCC; chúng có nhiều yêu cầu, đòi hỏi chung đối với các hành vi của các chủ thể vốn được pháp luật công vụ và đạo đức công vụ khuyến khích. Nếu pháp luật công vụ trừng phạt đối với những hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt những hành vi tội phạm, thì đạo đức công vụ lại là sự bàn luận, đánh giá, lên án những hành vi đó. Sự đánh giá của pháp luật công vụ và đạo đức công vụ thường là thống nhất. Mọi hành vi vi phạm pháp luật công vụ, về nguyên tắc cũng là vi phạm đạo đức công vụ. Pháp luật công vụ quy định phải chấp hành các đạo luật, đồng thời cũng bổ sung vào đó đạo đức công vụ.

    Hai là, đạo đức công vụ là cơ sở của pháp luật công vụ. Không một pháp luật nào lại không có cơ sở đạo đức, không có pháp luật nào lại là pháp luật không đạo đức. Pháp luật về công vụ không thể tồn tại thiếu cơ sở đạo đức. Theo nghĩa này đạo đức công vụ là nguồn vật chất của pháp luật công vụ.

    Ba là, đạo đức công vụ là cơ sở bảo đảm cho việc thực hiện đúng pháp luật công vụ trên thực tế. Từ góc nhìn pháp lý thì việc thực hiện pháp luật (tuân thủ, chấp hành, sử dụng và áp dụng pháp luật) là nghĩa vụ của các CBCC, nhưng việc thực hiện trên thực tế nghĩa vụ đó lại tùy thuộc vào sự tự giác của CBCC. Sự tự giác nhiều hay ít lại tùy thuộc ở ý thức đạo đức công vụ và ý thức pháp luật của CBCC về bổn phận, trách nhiệm của mình đối với xã hội, nhà nước, đối với tổ chức và đối với các thành viên khác trong cộng đồng, xã hội.

    Bốn là, mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức thể hiện qua sự tác động của pháp luật công vụ đối đạo đức công vụ. Sự tác động này thể hiện ở những nội dung sau đây:

    Thứ nhất, nhà nước thừa nhận những quy tắc đạo đức công vụ tiến bộ và từng bước lựa chọn những quy tắc đạo đức công vụ tốt đẹp, lành mạnh, thể chế hóa thành các quy phạm pháp luật, nghĩa là chuyển hóa đạo đức công vụ thành những quy phạm pháp luật về công vụ. Thông qua sự chuyển hóa đó các quy phạm đạo đức công vụ trở thành các chuẩn mực thể hiện dưới hình thức pháp lý, được nhà nước bảo đảm thực hiện, mọi CBCC phải tuân theo. Việc thực hiện pháp luật về công vụ có nội dung đạo đức cũng chính là thực hiện các quy tắc đạo đức công vụ. Chính thông qua sự chuyển hóa này mà hình thành mối quan hệ giữa pháp luật công vụ và đạo đức công vụ, nhờ có sự điều chỉnh của pháp luật công vụ mà các quy phạm đạo đức công vụ ngày càng được củng cố, phát huy các giá trị trong điều chỉnh quan hệ công vụ.

    Thứ hai, nhà nước ban hành nhiều quy định pháp luật nhằm đề cao, bảo tồn, phát huy những giá trị đạo đức công vụ tốt đẹp đồng thời ngăn chặn những hành vi trái với đạo đức công vụ.

    3. Những tiêu chí để đánh giá đạo đức công vụ

    Tiêu chí đánh giá đạo đức công vụ là những chuẩn mực, căn cứ làm cơ sở để đánh giá đạo đức của người CBCC khi thực thi công vụ. Việc hình thành các tiêu chí đánh giá đạo đức công vụ trước hết phải xuất phát từ quan điểm xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; những yêu cầu của nhà nước pháp quyền đối với tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước, hoạt động công vụ của những người thực thi công vụ; các nguyên tắc hoạt động công vụ; thái độ, hành vi ứng xử của người thực thi công vụ trong hoạt động công vụ. Mặt khác, phải xuất phát từ những mối quan hệ giữa người thực thi công vụ với nhà nước, cơ quan, những người khác nơi họ làm việc, với đối tượng mà hoạt động công vụ của họ tác động tới. Xuất phát từ quan niệm như vậy, các tiêu chí đánh giá đạo đức công vụ của CBCC bao gồm:

    Một là, sự trung thành của người thực thi công vụ với nhà nước, chính thể, tổ chức.

    Đây là tiêu chí đầu tiên và quan trọng nhất để đánh giá đạo đức công vụ của người thực thi công vụ. Tiêu chí này mang tính chính trị vì hoạt động công vụ đều hướng tới thực hiện những nhiệm vụ chính trị nhất định, không có hoạt động công vụ nào lại không mang nội dung chính trị. Do đó, một trong những phẩm chất đạo đức không thể thiếu của những người phục vụ nhà nước là phải trung thành với nhà nước, với chính thể mà mình phục vụ, trung thành với sự nghiệp của tổ chức – nơi mình phục vụ, luôn phấn đấu vì mục tiêu của tổ chức. Bởi chính sự phát triển của tổ chức là cơ sở, tiền đề mang lại những lợi ích, nguồn lực cho người phục vụ trong tổ chức. Đây không chỉ là tiêu chí để đánh giá CBCC, mà còn là yêu cầu của nhà nước, cơ quan, tổ chức đối với những người thực thi công vụ. Vì vậy, người thực thi công vụ không thể phản bội Tổ quốc, chính thể, cơ quan, tổ chức mà mình đang phục vụ.

    Hai là, việc chấp hành Hiến pháp và pháp luật, quy chế làm việc trong thi hành công vụ.

    Tiêu chí về tính hợp hiến, hợp pháp của hoạt động công vụ bắt nguồn từ yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, quản lý xã hội bằng pháp luật và nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa đã được ghi nhận trong Hiến pháp Việt Nam năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001). Hiến pháp năm 2013 tuy không sử dụng thuật ngữ pháp chế xã hội chủ nghĩa, nhưng tinh thần của nguyên tắc này được thể hiện dưới hình thức mới với quy định Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật (Điều 8).

    Việc chấp hành Hiến pháp, pháp luật của CBCC trong hoạt động công vụ là tiêu chí đặc biệt quan trọng để đánh giá đạo đức công vụ của CBCC, vì chính họ là những người thực hiện, áp dụng pháp luật để đưa ra các quyết định quản lý khác nhau và thực hiện những hành vi hành chính để thực hiện những quyết định đó. Vì vậy, việc thực hiện “Hiến pháp và pháp luật là thước đo đạo đức”, sự chấp hành Hiến pháp, pháp luật là tiêu chí không thể thiếu để đánh giá đạo đức của CBCC trong hoạt động công vụ và cả trong cuộc sống. Cán bộ, công chức cũng như mọi đối tượng khác trong xã hội không chấp hành Hiến pháp, pháp luật, hay chấp hành một cách không nghiêm minh, thường xuyên, liên tục thì cũng khó có thể nói rằng người đó có đạo đức, vì Hiến pháp và pháp luật là khuôn mẫu về hành vi, xử sự đã được nhà nước thừa nhận chính thức, luôn không đối lập với đạo đức, các quy tắc đạo đức thấm đượm vào Hiến pháp, pháp luật, do đó chấp hành Hiến pháp và pháp luật cũng là chấp hành các giá trị đạo đức đã được pháp luật hóa.

    Ba là, hiệu quả hoạt động công vụ của cán bộ, công chức.

    Người CBCC thực thi công vụ được nhà nước trả lương từ ngân sách nhà nước, do đó hoạt động công vụ của họ phải mang lại hiệu quả nhất định nhằm góp phần tạo ra những giá trị xã hội, hoặc đáp ứng các yêu cầu hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Hiệu quả hoạt động công vụ, việc hoàn thành nghĩa vụ, nhiệm vụ công vụ là thước đo đánh giá sự phục vụ, cống hiến của CBCC đối với nhà nước, xã hội, do đó hiệu quả hoạt động công vụ phải được coi là một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá đạo đức công vụ của CBCC.

    Bốn là, tính trung thực, không thiên vị, vụ lợi trong hoạt động công vụ.

    Trung thực là đức tính, phẩm giá cao quý của con người, là sự đối lập với lừa đảo, dối trá. Tính trung thực của con người trong đời sống quyết định sự đúng đắn, khách quan trong mọi quan hệ xử sự của con người, đặc biệt đối với CBCC khi thực thi công vụ. Khi không trung thực trong cuộc sống, trong hoạt động công vụ sẽ dẫn đến những quyết định sai trái gây tổn hại cho nhà nước, xã hội, cá nhân, tổ chức. Chính sự không trung thực của CBCC sẽ dẫn tới những vi phạm pháp luật trong công vụ, vì không trung thực người ta mới khai gian lý lịch, thành tích để được khen thưởng, phong hàm, cấp, không trung thực mới dẫn tới thiên vị, bè phái, vì không trung thực, vụ lợi nên mới có tình trạng tham nhũng…

    Năm là, quan hệ giữa cán bộ, công chức.

    Trong hoạt động công vụ hình thành nên các mối quan hệ chính thống giữa CBCC với nhau trong công vụ, từ đó hình thành nên tình cảm, thái độ của họ với nhau trong công vụ. Người CBCC có đạo đức công vụ tốt là người phải biết thiết lập quan hệ với đồng nghiệp trong công vụ, chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác, không chỉ biết hoàn thành nghĩa vụ công vụ của mình mà phải biết giúp đỡ đồng nghiệp hoàn thành nhiệm vụ, công vụ, có tinh thần, thái độ cầu thị, biết giúp nhau cùng phát triển, hoàn thiện để hoàn thành mọi nhiệm vụ chung.

    Chỉ trong hoạt động công vụ mới hình thành quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới. Quan hệ giữa người lãnh đạo, quản lý với người bị lãnh đạo, quản lý là do địa vị pháp lý của họ trong công vụ quyết định, người lãnh đạo, quản lý, người bị lãnh đạo, quản lý đều phải ý thức được điều này. Người lãnh đạo, quản lý có đạo đức công vụ phải là người biết hướng dẫn, dẫn dắt cấp dưới trong công vụ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để cấp dưới hoàn thành nhiệm vụ, công vụ, biết nêu gương trong công vụ và trong sinh hoạt, tôn trọng ý kiến cấp dưới, biết nghe ý kiến đúng của cấp dưới, biết đáp ứng những yêu cầu đòi hỏi hợp pháp, chính đáng của cấp dưới, quan tâm thường xuyên tới tư cách, động cơ và lợi ích của cấp dưới, biết tạo điều kiện cho cấp dưới phát triển trong chức nghiệp. Người lãnh đạo, quản lý có đạo đức là người phải gương mẫu chấp hành Hiến pháp, pháp luật, kỷ luật và biết yêu cầu, hướng dẫn cấp dưới thực hiện, có lòng vị tha vì con người trong hoạt động lãnh đạo, quản lý và trong xử lý những vi phạm trên cơ sở chuẩn mực pháp luật.

    Đối với cấp trên, nhân viên phải tôn trọng người lãnh đạo, quản lý, chấp hành mọi quyết định hợp pháp của người lãnh đạo, quản lý, hoàn thành mọi nhiệm vụ, bổn phận công vụ của mình và chịu trách nhiệm trước cấp trên, người lãnh đạo, quản lý về mọi quyết định, hành vi công vụ của mình. Tôn trọng người lãnh đạo, quản lý là tôn trọng người giữ các chức vụ mà nhà nước đã trao cho họ.

    Sáu là, tận tụy phục vụ khách hàng.

    Mục tiêu của hoạt động công vụ là phục vụ nhà nước, xã hội và công dân, do đó trong quá trình hoạt động công vụ, người CBCC phải tôn trọng nhân dân, lắng nghe ý kiến của dân, phải đặt mình vào vị trí của khách hàng để giải quyết công việc. Đồng thời, khi thực thi công vụ, CBCC cần phải có thái độ lịch sự và công bằng, giải quyết công việc đúng pháp luật, không gây phiền hà, sách nhiễu, không vụ lợi, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, quan tâm đến đời sống, thật sự gần gũi, hiểu biết nguyện vọng chính đáng của nhân dân, khiêm tốn học hỏi nhân dân; sẵn sàng lắng nghe ý kiến phê bình, góp ý của nhân dân.

    Bảy là, sự tự giác thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm, bổn phận công vụ.

    Thái độ của người thực thi công vụ đối với việc thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm, bổn phận công vụ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá đạo đức công vụ của họ. Thái độ trong công vụ có ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động công vụ, quan hệ của người thực thi công vụ với khách hàng của nền công vụ. Người thực thi công vụ có thể bằng lòng nhiệt tình, sự tự giác hoặc cũng có thể bằng thái độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm. Vì vậy, cần coi thái độ thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm, bổn phận công vụ là một trong những tiêu chí để đánh giá đạo đức công vụ của người thực thi công vụ./.

    GS. TS. Phạm Hồng Thái – Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội

    Ghi chú:

    (1) Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 3, Nxb CTQG, H.2002, tr.434.

    (2) Đại từ điển Tiếng Việt (Nguyễn Như Ý chủ biên), Nxb Văn hóa – Thông tin, H.1999, tr.595.

    (3) Thiều Chửu, Hán Việt từ điển, Nxb Văn hóa – Thông tin, H.2001, tr.177, tr. 614.

    (4) Vũ Đình Hòe, Pháp quyền – nhân nghĩa Hồ Chí Minh, Nxb Văn hóa – Thông tin, H. 2001, tr.334.

    tcnn.vn

    --- Bài cũ hơn ---

  • Phân Biệt “pháp Luật” Với “đạo Đức”
  • Phân Biệt Phí Và Lệ Phí
  • Biến Phí Là Gì? Cách Phân Biệt Giữa Biến Phí Và Định Phí
  • Lệ Phí Trước Bạ Là Gì? Khi Nào Phải Nộp Lệ Phí Trước Bạ?
  • Phân Biệt Thuế, Phí Và Lệ Phí Theo Quy Định Pháp Luật
  • --- Bài mới hơn ---

  • Lý Thuyết Quang Hợp Ở Các Nhóm Thực Vật C3, C4, Cam Sinh 11
  • Bài Tập Thì Quá Khứ Đơn Và Quá Khứ Tiếp Diễn (Có Đáp Án)
  • Unit 4: Thì Quá Khứ Hoàn Thành & Thì Quá Khứ Hoàn Thành Tiếp Diễn (The Past Perfect & The Past Perfect Continuous)
  • Phân Biệt Thì Quá Khứ Hoàn Thành & Thì Quá Khứ Hoàn Thành Tiếp Diễn
  • Phân Biệt Thì Hoàn Thành Tiếp Diễn Và Quá Khứ Hoàn Thành Tiếp Diễn
  • Chuẩn mực đạo đức là gì? Chuẩn mực pháp luật là gì? Mối quan hệ giữa chuẩn mực pháp luật và chuẩn mực đạo đức. Sự tác động qua lại giữa chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực pháp luật?

    Điều chỉnh hành vi con người, xã hội có nhiều công cụ khác nhau, trong đó, pháp luật và đạo đức là những công cụ rất quan trọng. Bên cạnh những ưu thế vốn có, cả pháp luật và đạo đức đều có những hạn chế nhất định, song giữa chúng luôn có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại, bổ sung cho nhau. Chính vì vậy, để quản lý xã hội một cách có hiệu quả, cần phải kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa pháp luật với đạo đức. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, em đã chọn đề bài: “Phân tích mối quan hệ giữa chuẩn mực pháp luật và chuẩn mực đạo đức? Liên hệ với tình hình thực tế ở nước ta hiện nay?” làm đề tài bài tập học kì của mình.

    I. Khái quát về chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực pháp luật

    Chuẩn mực đạo đức là hệ thống các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi đối với hành vi xã hội của con người, trong đó xác lập những quan điểm, quan niệm chung về công bằng và bất công, về cái thiện và cái ác, về lương tâm, danh dự, trách nhiệm và những phạm trù khác thuộc đời sống đạo đức tinh thần của xã hội.

    Chuẩn mực đạo đức là loại chuẩn mực xã hội bất thành văn, nghĩa là các quy tắc, yêu cầu của nó không được ghi chép thành văn bản dưới dạng một “bộ luật đạo đức” nào cả, mà nó tồn tại dưới hình thức là những giá trị đạo đức, những bài học về luân thường đạo lý, phép đối nhân xử thế giữa con người với nhau trong xã hội. Chuẩn mực đạo đức thường được củng cố, giữ gìn và phát huy vai trò, hiệu lực của nó thông qua con đường giáo dục truyền miệng, thông qua quá trình xã hội hóa cá nhân; được củng cố, tiếp thu và lưu truyền từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.

    Ví dụ như việc ta đi đường nhìn thấy một bà cụ muốn sang đường nhưng trên đường rất đông xe qua lại, bà đứng mãi mà không qua được đường. Nhìn thấy như vậy chẳng lẽ ta lại ngoảnh mặt quay đi? Tất nhiên là sẽ không có bất kì điều luật nào quy định nhìn thấy cảnh tượng như vậy ta phải quay lại giúp bà cụ sang đường và cũng không có tòa án nào xử lí vụ việc nếu không giúp bà cụ qua đường ta sẽ nhận một mức án tù hay bị phạt tiền. Có chăng tòa án ở đây chỉ là tòa án lương tâm và hình phạt mà ta nhận lấy chính là sự cắn rứt lương tâm. Vì vậy, chuẩn mực đạo đức là một loại chuẩn mực bất thành văn nhưng nó lại tác động to lớn đến việc con người sẽ hành xử như thế nào trong một vài trường hợp cụ thể như trong hoàn cảnh nêu trên.

    Chuẩn mực đạo đức mang tính giai cấp, mặc dù tính giai cấp của nó không thể hiện mạnh mẽ, rõ nét như tính giai cấp của chuẩn mực pháp luật. Tính giai cấp của chuẩn mực đạo đức thể hiện ở chỗ, nó được sinh ra cũng là nhằm để củng cố, bảo vệ hay phục vụ cho các nhu cầu, lợi ích vật chất, tinh thần của giai cấp này hay giai cấp khác trong một xã hội nhất định.

    Chuẩn mực đạo đức được đảm bảo tôn trọng và thực hiện trong thực tế xã hội là nhờ vào hai nhóm các yếu tố: các yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan.

    Một là, những thói quen, nếp sống trong sinh hoạt hàng ngày của mỗi người; chúng được lặp đi lặp lại nhiều lần trong quá trình xã hội hóa cá nhân, trở thành cái thường trực trong mỗi người và điều khiển hành vi đạo đức của họ một cách tức thời, gần như mang tính tự động.

    Chẳng hạn như việc không ai và cũng không có pháp luật nào quy định việc con người trong cuộc sống, trong công việc luôn phải làm việc đúng giờ, làm việc thật cẩn thận, tỉ mỉ, kĩ càng nhưng sự thật là trong cuộc sống vẫn luôn có những con người quy củ với những quy tắc đã trở thành thói quen, nếp sống sinh hoạt của bản thân. Bác Hồ là một tấm gương điển hình về làm việc quy củ và đúng giờ. Đây chính là tác động của chuẩn mực đạo đức lên hành vi của con người.

    Hai là, sự tự nguyện, tự giác của mỗi con người trong việc thực hiện hành vi đạo đức phù hợp với các quy tắc của chuẩn mực đạo đức. Nếu như pháp luật được tuân thủ và thực hiện chủ yếu nhờ vào sức mạnh cưỡng bức của các chế tài thì chuẩn mực đạo đức chủ yếu dựa vào sự tự nguyện, tự giác của mỗi cá nhân.

    Ví dụ như việc chào hỏi người lớn tuổi khi gặp, không có quy phạm pháp luật nào quy định ta phải chào người lớn tuổi ta gặp trên đường nhưng ta vẫn luôn làm việc này với một trạng thái vui vẻ, không một chút gò bó hay khó chịu. Đó chính là do ta thực hiện hành vi đó bằng sự tự nguyện, tự giác theo chuẩn mực đạo đức mà không cần đến sự cưỡng chế của pháp luật.

    Ba là, sức mạnh nội tâm, chịu sự chi phối bởi lương tâm của mỗi người. Lương tâm thường được ví như một thứ “tòa án” đặc biệt, chuyên phán xét các hành vi sai trái, vi phạm chuẩn mực đạo đức. Một hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức có thể không bị pháp luật trừng phạt, nhưng nó lại bị lương tâm “cắn rứt”. Đây là một cơ chế đặc biệt của việc thực hiện chuẩn mực đạo đức.

    Ví dụ như việc ta đi đường nhìn thấy một người ăn xin, đói, rách rưới, mặc dù không có một quy phạm pháp luật nào quy định ta phải thương cảm, giúp đỡ họ nhưng “tòa án lương tâm” của ta sẽ không cho phép ta dửng dưng với họ. Cũng như việc bác sĩ Tường vứt xác bênh nhân của mình xuống sông trong vụ Thẩm mỹ viện Cát Tường dư luận đang xôn xao hiện nay, cho dù anh Tường bị pháp luật trừng phạt nặng hay nhẹ như thế nào thì anh cũng không thoát được việc cắn rứt lương tâm, đạo đức nghề y sẽ không cho phép anh làm một bác sĩ một lần nữa.

    Một là, sự tác động, ảnh hưởng của các thuần phong mỹ tục trong xã hội, hành vi hợp đạo đức của những người xung quanh tới ý thức và hành vi đạo đức của mỗi cá nhân. Đây là biểu hiện của quá trình tâm lý bắt chước.

    Hai là, sức mạnh của dư luận xã hội trong việc định hướng và điều chỉnh hành vi đạo đức của con người. Chẳng hạn như thái độ phẫn nộ của các cộng đồng người khi chứng kiến hoặc nghe thông tin về một vụ giết người dã man, đòi hỏi các cơ quan pháp luật phải trừng phạt thật nghiêm khắc kẻ phạm tội để răn đe những kẻ khác. Đây chính là tác động tích cực của dư luận xã hội đến việc điều chỉnh hành vi đạo đức của con người.

    Chuẩn mực đạo đức được sinh ra từ sự mâu thuẫn được quy định về mặt vật chất giữa các lợi ích chung và lợi ích riêng, từ thể hiện cái có và cái cần có, nó thể hiện năng lực của con người đối với sự hoàn thiện và phát triển năng lực, nhân cách của mình.

    Có nhiều quan điểm khác nhau định nghĩa về pháp luật, nhưng có thể hiểu một cách chung nhất pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí nhà nước, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội.

    Đặc trưng thứ nhất của pháp luật là tính quy định xã hội của pháp luật. Đặc trưng này nói lên rằng, pháp luật trước hết được xem xét như một hiện tượng xã hội, nảy sinh từ các tiền đề có tính chất xã hội, tức là những nhu cầu khách quan của thực tiễn đời sống xã hội, phản ánh các quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của xã hội ở những giai đoạn lịch sử nhất định. Trong xã hội luôn luôn tồn tại nhiều mối quan hệ xã hội với tính chất đa dạng và phức tạp; vì vậy, mục đích xã hội của pháp luật là hướng tới điều chỉnh các quan hệ xã hội. Tuy nhiên, pháp luật không thể điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội, mà chỉ có thể điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản, có tính chất phổ biến, điển hình; thông qua đó, tác động tới các quan hệ xã hội khác, định hướng chó các quan hệ đó phát triển theo những mục đích mà nhà nước đã xác định. Mọi sự thay đổi của pháp luật, suy cho cùng, đều xuất phát từ sự thay đổi các quan hệ xã hội và chịu sự quyết định bởi chính thực tiễn xã hội. Điều đó nói lên bản chất xã hội của pháp luật.

    Tính ý chí là đặc trưng thứ ba của pháp luật. Pháp luật thể hiện các quan hệ xã hội và ý chí giai cấp có gốc rễ từ trong các quan hệ xã hội được thể hiện ra trong hệ thống các chuẩn mực pháp luật. Xét về bản chất, ý chí của pháp luật là ý chí của giai cấp cầm quyền trong xã hội, được thể hiện rõ ở mục đích xây dựng pháp luật, nội dung pháp luật và dự kiến hiệu ứng của pháp luật khi triển khai vào thực tế đời sống xã hội. Tính ý chí nói lên mối quan hệ khăng khít, không thể tách rời nhau giữa pháp luật và nhà nước. Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, nhưng quyền lực đó chỉ có thể được triển khai và phát huy có hiệu lực trên cơ sở các quy định của pháp luật. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành, luôn phản ánh các quan điểm, đường lối chính trị của giai cấp nắm quyền lực nhà nước và bảo đảm cho quyền lực đó được triển khai nhanh chóng, rộng rãi trên quy mô toàn xã hội. Chính vì vậy, nhà nước không thể tồn tại và phát huy quyền lực nếu thiếu pháp luật; ngược lại, pháp luật chỉ phát sinh, tồn tại và có hiệu lực khi nó dựa trên cơ sở sức mạnh của quyền lực nhà nước.

    Tính cưỡng chế là đặc trưng thứ tư của pháp luật. Đây là đặc trưng chỉ có ở pháp luật, không có ở các loại chuẩn mực xã hội khác. Pháp luật do nhà nước xây dựng, ban hành và bảo đảm thực hiện. Với tư cách của mình, nhà nước là một tổ chức hợp pháp, công khai, có quyền lực bao trùm toàn xã hội. Nhà nước không chỉ xây dựng và ban hành pháp luật, mà còn có các biện pháp tác động nhằm đảm bảo cho pháp luật được tôn trọng và thực hiện thông qua việc nhà nước thường xuyên củng cố và hoàn thiện bộ máy công cụ thể hiện quyền lực nhà nước như quân đội, cảnh sát, tòa án, nhà tù… Nhờ đó, khi pháp luật được nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, nó sẽ có sức mạnh của quyền lực nhà nước và có thể tác động đến tất cả mọi người.

    II. Mối quan hệ giữa chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực pháp luật

    1. Những điểm tương đồng và khác biệt giữa pháp luật và đạo đức

    Đạo đức và pháp luật có bốn điểm giống nhau cơ bản, đó là:

    Thứ nhất, pháp luật và đạo đức đều gồm những quy tắc xử sự chung để hướng dẫn cách xử sự cho mọi người trong xã hội hay gồm nhiều những quy phạm xã hội cho nên chúng có các đặc điểm của các quy phạm xã hội là:

    + Chúng là khuôn khổ những khuôn mẫu, chuẩn mực để hướng dẫn cách xử sự cho mọi người trong xã hội, để bất kỳ ai khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh do chúng dự liệu thì đều phải xử sự theo cách thức mà chúng đã nêu ra. Căn cứ vào pháp luật, đạo đức, các chủ thể sẽ biết mình được làm gì, không được làm gì và làm như thế nào khi ở vào một điều kiện, hoàn cảnh nhất định.

    + Chúng là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của con người. Căn cứ vào các quy định của pháp luật, các quy tắc đạo đức, có thể xác định được hành vi nào là hợp pháp, hành vi nào là hợp đạo đức, hành vi nào là trái pháp luật, hành vi nào là trái đạo đức.

    Thứ hai là tính phổ biến và xu hướng phù hợp với xã hội. Đạo đức và pháp luật mang tính quy phạm phổ biến, chúng đều là khuôn mẫu chuẩn mực trong hành vi của con người. Chúng tác động đến các cá nhân tổ chức trong xã hội, tác động đến hầu hết các lĩnh vực trong đời sống. Để có phạm vi ảnh hưởng lớn như vậy, pháp luật và đạo đức phải có sự phù hợp với các tiêu chuẩn nhất định.

    Thứ ba, pháp luật và đạo đức đều phản ánh sự tồn tại của xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử. Chúng là kết quả của quá trình nhận thức đời sống của chính mình. Pháp luật và đạo đức đều chịu sự chi phối, đồng thời tác động lại đời sống kinh tế xã hội.

    Thứ tư, chúng được thực hiện nhiều lần trong thực tế cuộc sống vì chúng được ban hành ra không phải để điều chỉnh một quan hệ xã hội cụ thể, một trường hợp cụ thể mà để điều chỉnh một quan hệ xã hội chung, tức là một trường hợp khi điều kiện hoàn cảnh do chúng dự kiến xảy ra.

    Bên cạnh những điểm giống nhau, pháp luật và đạo đức còn có những điểm khác nhau:

    Thứ nhất, về con đường hình thành nhà nước, pháp luật hình thành thông qua hoạt động xây dựng pháp lý của nhà nước. Trong khi đó đạo đức được hình thành một cách tự do nhận thức của cá nhân.

    Thứ hai, hình thức thể hiện của pháp luật và đạo đức. Hình thức thể hiện của đạo đức đa dạng hơn với hình thức thể hiện của pháp luật, nó được biểu hiện thông qua dạng không thành văn như văn hoá truyền miệng, phong tục tập quán…và dạng thành văn như kinh, sách chính trị,…còn pháp luật lại biểu hiện rõ ràng dưới dạng hệ thống của văn bản quy phạm pháp luật.

    Thứ tư, về biện pháp thực hiện, pháp luật đảm bảo rằng nhà nước thông qua bộ máy cơ quan như cơ quan lập pháp, tư pháp,…còn đạo đức lại được đảm bảo ư luận và lương tâm của con người.

    Thứ năm, pháp luật có tính quyền lực nhà nước, nó chỉ do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp quyền lực nhà nước, từ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, thuyết phục cho đến áp dụng các biện pháp cưỡng chế của nhà nước. Trong khi đó, đạo đức được hình thành một cách tự phát trong xã hội, được lưu truyền từ đời này sang đời khác theo phương thức truyền miệng; được đảm bảo bằng thói quên, bằng dư luận xã hội, bằng lương tâm, niềm tin của mỗi người và bằng biện pháp cưỡng chế phi nhà nước.

    Thứ bẩy, pháp luật có những quan hệ xã hội điều chỉnh mà đạo đức không điều chỉnh.

    Thứ tám, pháp luật có tính hệ thống, bởi vì nó là một hệ thống các quy tắc xử sự chung đề điều chỉnh mọi loại quan hệ xã hội phát sinh trong những lĩnh vực khác nhau của đời sống như dân sự, kinh tế, lao động,…song các quy phạm đó không tồn tại một cách độc lập mà giữa chúng có mối quan hệ nội tại thống nhất với nhau để tạo nên một chỉnh thể là hệ thống pháp luật. Ngược lại, đạo đức không có tính hệ thống.

    Thứ chín, pháp luật luôn thể hiện ý chí của nhà nước, còn đạo đức thường thể hiện ý chỉ của một cộng đồng dân cư, ý chí chung của xã hội.

    Thứ mười, pháp luật chỉ ra đời và tồn tại trong những giai đoạn lịch sử nhất định, giai đoạn có sự phân chia giai cấp, mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp. Đạo đức ra đời và tồn tại trong tất cả các giai đoạn phát triển của lịch sử.

    Chuẩn mực đạo đức là nền tảng tinh thần để thực hiện các quy định của pháp luật. Trong nhiều trường hợp, các cá nhân trong xã hội thực hiện một hành vi pháp luật hợp pháp không phải vì họ hiểu các quy định của pháp luật, mà hoàn toàn xuất phát từ các quy tắc của đạo đức. Nhiều quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi các chuẩn mực đạo đức được nhà nước sử dụng và nâng lên thành quy phạm pháp luật. Khi xây dựng và ban hành pháp luật, nhà nước không thể không tính tới các quy tắc chuẩn mực đạo đức. Ví dụ như “” (Điều 314 BLHS năm 1999), nếu tội phạm đó không phải là tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng thì nhà nước không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh, chị, em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội vì về mặt đạo đức và tâm lý, không ai muốn người thân mình dính vào vòng tù tội.

    – Đối với việc hình thành pháp luật:

    + Nhiều quan điểm đạo đức được thể chế hoá trong pháp luật, nhiều quy tắc đạo đức phù hợp với ý chí của nhà nước được thừa nhận trong pháp luật qua đó góp phần tạo nên pháp luật. Ví dụ như quan niệm, quy tắc đạo đức về mối quan hệ thầy trò được thừa nhận trong giáo dục.

    + Những quan niệm, quy tắc đạo đức trái với ý chí của nhà nước sẽ trở thành tiền đề để hình thành nên những quy phạm thay thế chúng, từ đó cũng góp phần hình thành nên pháp luật. Ví dụ quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” trong hôn nhân trước đây trở thành tiền đề để hình thành nên quy định hôn nhân là tự nguyện trên cơ sở giữ tình yêu nam và nữ trong luật hôn nhân và gia đình.

    – Đối với việc thực hiện pháp luật:

    + Những quan niệm, quy tắc đạo đức được thừa nhận trong pháp luật góp phần làm cho pháp luật được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, tự giác hơn, bởi vì chúng đã ngấm sâu vào tiềm thức của nhân dân nên ngoài những biện pháp của nhà nước, chúng còn được đảm bảo thực hiện bằng thói quen, bằng lương tâm và niềm tin của mỗi người, bằng dư luận của xã hội. Ngược lại, những quan niệm, quy tắc đạo đức trái với ý chí của nhà nước sẽ cản trở thực hiện pháp luật trong thực tế. Ví dụ quan niệm trọng nam khinh nữ dẫn đến tình trạng một số người cố đẻ đến con thứ ba, thứ tư, tức là vi phạm chính sách và pháp luật về dân số của nhà nước.

    + Ý thức đạo đức cá nhân có tác động mạnh mẽ đến việc thực hiện pháp luật. Người có ý thức đạo đức cao trong mọi trường hợp đều nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật. Ngay cả trường hợp pháp luật có những “khe hở” thì họ cũng không vì thế mà có hành vi “lợi dụng”, để làm điều bất chính. Đối với nhiều trường hợp “đã trót” thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, ý thức đạo đức giúp chủ thể ăn năn, hối cải, sửa chữa lỗi lầm. Tình cảm đạo đức còn có thể khiến các chủ thể thực hiện hành vi một cách hào hứng, nhiệt tình, tận tâm, triệt để. Ngược lại, đối với những người có ý thức đạo đức thấp thì thái độ tôn trọng pháp luật, ý thức tuân thủ pháp luật cũng không cao, họ dễ có các hành vi vi phạm pháp luật.

    Trong một số trường hợp, định hướng đạo đức muốn được thực hiện một cách phổ biến trong xã hội thì phải thông qua các quy phạm pháp luật để thể hiện. Điều đó cho thấy ở một số khía cạnh nhất định pháp luật có ưu thế nổi trội hơn so với chuẩn mực đạo đức. Pháp luật không chỉ là sự ghi nhận các chuẩn mực đạo đức, mà còn là công cụ phương tiện bảo vệ chuẩn mực đạo đức một cách hữu hiệu bằng các biện pháp, chế tài cụ thể. Pháp luật có vai trò to lớn trong việc duy trì, bảo vệ và phát triển các quy tắc đạo đức phù hợp, tiến bộ trong xã hội.

    – Pháp luật có thể góp phần củng cố, phát huy vai trò, tác dụng thực tế của các quan niệm, quy tắc đạo đức khi chúng phù hợp với ý chí của nhà nước và được thừa nhận trong pháp luật, bởi vì ngoài việc đảm bảo thực hiện bằng lương tâm, niềm tin, dư luận xã hội,…chúng còn được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp mang tính quyền lực nhà nước. Ví dụ như quy định cha mẹ có nghĩa vụ yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục các con trong luật hôn nhân và gia đình đã góp phần củng cố, phát huy vai trò, tác dụng thực tế của quan niệm, quy tắc đạo đức về vấn đề này.

    – Pháp luật giữ gìn và phát huy những giá trị đạo đức của dân tộc, ngăn chặn sự thoái hóa, xuống cấp của đạo đức. Bằng việc ghi nhận các quan niệm, chuẩn mực đạo đức trong pháp luật, nhà nước bảo đảm cho chúng được thực hiện nghiêm chỉnh trên thực tế. Một khi được thể chế hóa thành pháp luật, việc thực hiện những chuẩn mực đạo đức đó trở thành nghĩa vụ của toàn thể xã hội, các cá nhân, tổ chức dù không muốn cũng phải thực hiện theo. Đặc biệt, bằng việc xử lí nghiêm những chủ thể có hành vi đi ngược với các giá trị đạo đức xã hội, pháp luật góp phần bảo vệ và giữ gìn các giá trị đạo đức của xã hội, ngăn chặn sự tha hóa, xuống cấp của đạo đức.

    – Pháp luật cũng có thể loại bỏ các chuẩn mực đạo đức đã lỗi thời, cải tạo các chuẩn mực đạo đức, góp phần tạo nên những chuẩn mực đạo đức mới, phù hợp hơn với tiến bộ xã hội. Ví dụ quy định cấm cưỡng ép kết hôn, tảo hôn trong luật hôn nhân và gia đình góp phần loại bỏ quan hệ đạo đức “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” trong hôn nhân.

    III. Liên hệ với tình hình thực tế ở nước ta hiện nay

    Ở Việt Nam hiện nay, vị trí cũng như vai trò mối quan hệ của pháp luật và đạo đức ngày càng được nhìn nhận đúng đắn, tích cực.

    Thứ nhất, do được nhà nước xây dựng dựa trên các quan diểm đạo đức của nhân dân, pháp luật không những thể hiện được tư tưởng cách mạng, đạo đức truyền thống dân tộc, đạo đức tiến bộ mà còn thể hiện được ý chí, nguyện vọng và hướng tới lợi ích của nhân dân lao động. Cụ thể là được thể hiện trong Hiến pháp năm 1992 sửa đổi bổ sung 2001, Điều 2 quy định: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”.

    Hệ thống pháp luật Việt nam hiện hành được xây dựng trên cơ sở tôn trọng và bảo vệ phẩm giá con người, coi việc phục vụ con người là mục đích cao nhất của nó. Hiến pháp 1992 quy định: “Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật” (Điều 50).

    Thứ hai, hệ thống pháp luật Việt Nam phản ảnh khá rõ nét tư tưởng nhân đạo, một tư tưởng đạo đức cơ bản của nhân dân ta. Tính nhân đạo trong hệ thống pháp luật Việt Nam được thể hiện rất rõ trong các quy định về các chính sách xã hội của nhà nước. Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chính sách ưu đãi, quan tâm đặc biệt tới các thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng, người già, trẻ em không nơi nương tựa, người tàn tật…

    Tính nhân đạo trong hệ thống pháp luật Việt Nam còn được thể hiện ngay cả trong các quy định về xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật. Chẳng hạn các quy định của BLHS, quy định về các tình tiết giảm nhẹ hình sự; quyết định hình phạt nhẹ hơn quyết định của bộ luật (Điều 46, điều 47); miễn hình phạt (điều 54); miễn chấp hành hình phạt (điều 57); giảm mức hình phạt đã tuyên (điều 58,59); các quy định đối với người chưa thành niên phạm tội (chương 10); các quy định về tạm hoãn chấp hành hình phạt tù đối với phụ nữ có thai hoặc mới sinh đẻ, người bị mắc bệnh hiểm nghèo, người bị kết án là người lao động duy nhất trong gia đình nếu ở tù sẽ làm cho gia đình đặc biệt khó khăn (điều 231 Bộ luật tố tụng hình sự)…

    Thứ ba, đạo đức trong xã hội đã thực sự hỗ trợ, bổ sung, hoàn thiện cho pháp luật, tạo điều kiện cho pháp luật được thực thi nghiêm chỉnh trong đời sống. Khi pháp luật chưa được ban hành kịp thời, không đầy đủ, đạo đức giữ vai trò bổ sung, thay thế cho pháp luật. Nhà nước ta thừa nhận tập quán có thể thay thế pháp luật trong những trường hợp pháp luật chưa quy định và nội dung tập quán không trái với quy định của pháp luật.

    Đạo đức còn tạo điều kiện để pháp luật được thực hiện nghiêm minh trong đời sống xã hội. Gia đình, nhà trường, các thiết chế xã hội đã thực sự phát huy vai trò tích cực của mình trong vấn đề giáo dục nhân cách, lối sống. Chính vì vậy, về cơ bản, tuyệt đại đa số các thành viên trong xã hội đều có ý thức đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh, tôn trọng mọi người, tôn trọng các quy tắc sống chung của cộng đồng.

    Thứ tư, pháp luật đã góp phần quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy các quan niệm đạo đức tốt đẹp, hình thành những tư tưởng đạo đức tiến bộ, ngăn chặn sự thoái hoá xuống cấp của đạo đức, loại trừ những tư tưởng đạo đức cũ, lạc hậu. Để giữ gìn và phát huy các quan niệm đạo đức của dân tộc, Hiến pháp 1992 quy định:

    “Nhà nước và xã hội bảo tồn, phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; kế thừa và phát huy những giá trị của nền văn hiến các dân tộc Việt Nam, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; phát huy mọi tài năng sáng tạo trong nhân dân” (điều 30). Để giữ gìn và phát huy các quan điểm đạo đức tiến bộ, ngăn chặn sự thoái hóa, xuống cấp của đạo đức, pháp luật quy định các xử sự bắt buộc đối với các chủ thể khi họ ở trong các điều kiện hoàn cảnh xác định. C

    hẳng hạn, Hiến pháp quy định công dân có nghĩa vụ chấp hành những quy tắc sinh hoạt cộng đồng (điều 79); Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân có ích cho xã hội; con có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ…” (điều 2);…Bên cạnh đó, pháp luật cấm chỉ các hành vi trái với đạo đức xã hội. Hiến pháp 1992 quy định: “Nghiêm cấm truyền bá tư tưởng và văn hoá phản động, đồi trụy; bài trừ mê tín, hủ tục” (điều 30); “Nghiêm cấm những hoạt động văn hoá, thông tin làm tổn hại lợi ích quốc gia, phá hoại nhân cách, đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam” (điều 33). Luật hôn nhân và gia đình 2000 quy định: “Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; giả, lừa dối để kết hôn, ly hôn…”.

    Pháp luật cũng đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần loại bỏ những tư tưởng đạo đức phong kiến khác, chẳng hạn tư tưởng “sống lâu lên lão làng”, pháp luật quy định về các chính sách trẻ hóa đội ngũ cán bộ, công chức, các quy định về bố trí, sắp xếp cán bộ…

    Bên cạnh những mặt tích cực trong mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức, thực tế Việt Nam vẫn còn tồn tại một số hạn chế:

    Một là trong một số trường hợp thì ranh giới điều chỉnh giữa đạo đức và pháp luật chưa rõ ràng hay sự pháp luật hoá các quy tắc các quan niệm đạo đức không cụ thể dẫn đến khó ứng dụng vào cuộc sống. Chẳng hạn, Bộ luật dân sự quy định, các giao dịch dân sự không được trái với đạo đức xã hội. Trên thực tế, đánh giá một hành vi nào đó là trái hay không với đạo đức xã hội, không phải là vấn đề đơn giản, cùng một hành vi nhưng có thể có các đánh giá khác nhau, thậm chí đối lập nhau.

    Hai là trong xã hội nhiều quan niệm, tư tưởng đạo đức cổ hủ, lạc hậu vẫn còn tồn tại mà chưa bị ngăn chặn đúng mức cần thiết. Ví dụ như tư tưởng gia trưởng, thói cá nhân chủ nghĩa, tư tưởng địa vị, đẳng cấp, trọng nam khinh nữ,…vẫn có ảnh hưởng không nhỏ trong đại bộ phận dân cư.

    Cuối cùng, đạo đức trong xã hội xuống cấp là nguyên nhân chính làm gia tăng các vi phạm pháp luật. Nguyên nhân cơ bản là sự nhận thức không đúng đắn về vai trò của đạo đức, nhất là đạo đức truyền thống.

    Để khắc phục được những hạn chế nói trên, nhà nước ta cần phải nâng cao ý thức đạo đức nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ – tương lại của đất nước, nâng cao giáo dục, giữ gìn và phát huy những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc.

    Từ những điều đã nói ở trên, có thể thấy được chuẩn mực pháp luật và đạo đức có những điểm chung và đồng thời cũng có những khác biệt riêng. Đạo đức và pháp luật có mối quan hệ biện chứng với nhau, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau. Một xã hội có nền tảng đạo đức tốt sẽ là cơ sở để pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh và tự giác. Mặt khác, pháp luật nghiêm sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc giữ gìn, phát triển nền đạo đức xã hội tốt đẹp!

    --- Bài cũ hơn ---

  • Mối Quan Hệ Giữa Đạo Đức Công Vụ Và Pháp Luật Công Vụ
  • Phân Biệt “pháp Luật” Với “đạo Đức”
  • Phân Biệt Phí Và Lệ Phí
  • Biến Phí Là Gì? Cách Phân Biệt Giữa Biến Phí Và Định Phí
  • Lệ Phí Trước Bạ Là Gì? Khi Nào Phải Nộp Lệ Phí Trước Bạ?
  • --- Bài mới hơn ---

  • Thị Giác Con Người Và Hình Ảnh Của Máy Ảnh: Giống Và Khác Thế Nào?
  • Sự Khác Biệt Giữa Ứng Suất Thực Và Ứng Suất Kỹ Thuật Là Gì?
  • Bạn Biết Gì Về Marketing Concept Và Selling Concept?
  • Sự Khác Nhau Giữa Content Marketing Và Social Media Marketing
  • Điểm Khác Nhau Giữa Content Marketing Và Social Media Marketing
  • Làm thế nào bạn có thể mô tả sự khác biệt giữa pháp luật và đạo đức?

    Trước hết, chúng ta cần biết ý nghĩa của Luật pháp và Đạo đức, điều này dẫn chúng ta nhận ra sự khác biệt giữa chúng.

    Pháp luật:

    Luật pháp được thiết lập các quy tắc được luật hóa bởi một cơ quan xác thực và hợp pháp có thể buộc và bắt buộc người khác phải làm gì đó hoặc rời đi.

    Đạo đức:

    Đạo đức là tập hợp các quy tắc và chuẩn mực có hiệu lực và hiệu quả để có được sự hoàn hảo.

    Theo các định nghĩa này, có 5 điểm khác biệt quan trọng giữa Luật và Đạo đức:

    1. Sự khác biệt về mục tiêu và mục tiêu:

    Sự khác biệt cơ bản nhất và quan trọng nhất giữa đạo đức và pháp luật là sự khác biệt về mục tiêu. Mục đích của luật pháp là cung cấp lợi ích thế giới của một cộng đồng, trong khi mục đích đầu tiên của đạo đức là tô điểm cho nhân loại những đức tính và làm sạch những tệ nạn. Mục tiêu này là sự ra đời của mục tiêu đạo đức tối thượng mang lại sự thịnh vượng về vật chất và tinh thần cho nhân loại.

    2. Ý định

    Ý định của con người không có giá trị để thực hiện một hành động pháp lý trong khi ý định trong các vấn đề đạo đức có tác động trực tiếp đến giá trị của công việc đó.

    Ví dụ: sự đáng tin cậy (chăm sóc niềm tin)) là một điều có thể được coi là một vấn đề pháp lý và đạo đức. Nó có nghĩa là cả các quy tắc pháp lý và đạo đức, xét xử về sự cần thiết của tính toàn vẹn.

    Nhưng sự khác biệt giữa họ là nếu ai đó làm điều đó mà không có ý định nào, hoặc vì sợ bị trừng phạt, anh ta vừa làm một việc chỉ có giá trị pháp lý, trong khi đáng tin cậy với ý định đạo đức hoặc bất kỳ ý định đạo đức nào, được coi là một giá trị đạo đức .

    3. Xử phạt ngoại thất

    Trong các quy tắc pháp lý, nhà lập pháp đã xem xét các biện pháp trừng phạt đặc biệt đối với luật pháp và thực tiễn của họ, theo đó, mọi người không thực hiện hành động theo họ, sẽ bị trừng phạt.

    Nhưng không có bất kỳ chế tài nào đối với các vấn đề đạo đức, vì vậy sẽ không có hình phạt nào cho những người vi phạm các vấn đề và quy tắc này.

    4. Giới hạn các quy tắc pháp lý đối với hành vi xã hội của con người

    Các quy tắc và quyền pháp lý chỉ là về các hành vi xã hội của con người, trong khi các quy tắc đạo đức là về cả các hành vi xã hội và cá nhân.

    5. Nguyên tắc đạo đức cơ bản rộng rãi, ổn định và bất tử

    Các nguyên tắc đạo đức và đạo đức cơ bản luôn luôn chung chung, ổn định và vĩnh cửu, các nguyên tắc như vẻ đẹp của công lý và tội ác của sự bất công là.

    Nhưng các quy tắc pháp lý có thể được thay đổi do lợi ích và tệ nạn thế giới, thời gian, địa điểm, vv

    Luật pháp là các quy tắc chính thức bằng văn bản, các hạn chế và quy định phải được người dân tuân theo. Luật cũng quy định các hậu quả sẽ xảy ra nếu quy tắc đó bị vi phạm, là hướng dẫn cho thẩm phán trong việc xác định bản án sẽ được áp dụng hoặc thủ tục được cảnh sát tuân theo trong một số tình huống.

    Luật pháp được tạo ra bởi những người chỉ đạo đất nước như chính phủ, thượng nghị sĩ và chính trị gia. Thẩm phán cũng có thể là người tạo ra luật khi các trường hợp đặc biệt chưa từng thấy trước khi ra tòa; cách thẩm phán chủ tọa vụ án đó sẽ trở thành luật mới cho những trường hợp tương tự có tính chất đó trong tương lai.

    Thực tế là một luật là chính thức không làm cho nó đúng hoặc có lợi và một ví dụ gây tranh cãi là y tế Obama, nơi mọi người phải có bảo hiểm y tế theo luật nếu không IRS sẽ tính hình phạt cao. Một điều không được xem xét ở đây là nhiều người sống trong cảnh khốn khổ với những công việc bị trả lương thấp và đôi khi họ không đủ khả năng cần thiết nhất định nên việc trả tiền bảo hiểm y tế cần thiết trở thành gánh nặng lớn cho nhiều người.

    Một lỗ hổng khác là thuế mà IRS khấu trừ từ mọi người. Về mặt bình đẳng không có vấn đề gì và nó cũng là một hệ thống đáng ngưỡng mộ trên toàn thế giới. Tuy nhiên, sau đó, một lần nữa, những người sống trong cảnh khốn cùng với công việc thiếu lương sẽ mất rất nhiều tiền trong thuế. Họ sẽ có thể sử dụng một số tiền đó cho các nhu yếu phẩm khác.

    Bây giờ đạo đức là về việc làm những gì đúng ở cấp độ cá nhân thậm chí bạn biết rằng sẽ không ai biết hoặc chú ý nếu bạn thao túng thông tin hoặc thực hiện một số thay đổi nhất định. Ví dụ, một người bạn của tôi đã mất việc và không có tiền dù ở với tôi một thời gian. Một ngày nọ, tôi phải đi một mình ở một nơi khác trong khi anh ấy dọn dẹp nhà cửa. Bây giờ tôi đã đặt nhầm hóa đơn 100 đô la và tôi cho rằng mình đã đánh rơi ở đâu đó trên đường nhưng khi tôi trở lại ngôi nhà thì tờ 100 đô la nằm trên bàn vì anh ta đã tìm thấy nó trong khi sắp xếp một số hộp. Anh ta có thể dễ dàng giữ một trăm đô la cho mình vì tôi đã coi số tiền đó bị mất và tôi sẽ không biết rằng anh ta đã lấy nó vì tôi không ở nhà vào thời điểm anh ta lấy nó ngoài việc anh ta không có tiền có thể nhắc anh ta giữ tiền. Tuy nhiên, ông đã chọn làm điều đúng đắn và đó là một ví dụ tuyệt vời về đạo đức.

    Gia đình, nguyên tắc, giá trị và cách bạn được nuôi dưỡng là những yếu tố quyết định bạn sẽ áp dụng đạo đức như thế nào bởi vì nếu cha mẹ nhân từ trong cuộc sống thì rất có thể con cái cũng học được lòng nhân từ nhưng nếu cha mẹ thì ích kỷ thì rất có thể những đứa trẻ cũng sẽ ích kỷ trong cuộc sống.

    Đạo đức là quy tắc để xác định điều gì đúng và sai.

    Luật pháp là các quy tắc để xác định những gì là và không hợp pháp, đó là những gì nhà nước có thể và không thể thực thi.

    Đạo đức Kitô giáo hay đơn giản là Đạo đức được thành lập dựa trên Luật đạo đức. Luật đạo đức xuất phát từ một người cho đạo đức. Người cho đạo đức là Thiên Chúa. Nói một cách đúng đắn, không có Thiên Chúa thì không có luật đạo đức và không có luật đạo đức thì không có đạo đức.

    Luật pháp, mặt khác, được tạo ra bởi những người đàn ông, về bản chất,

    chúng sinh vô đạo đức

    (có xu hướng đưa ra quyết định vô đạo đức). Thông thường, các nhà lập pháp và luật sư dành quá nhiều thời gian (lãng phí thời gian là apropos nhiều hơn) cho tính hợp pháp, tính hợp pháp và tính hợp pháp.

    Trớ trêu thay, có thể có một Luật KHÔNG hợp pháp dựa trên Luật đạo đức. Một số ví dụ: Ly hôn, Phá thai, Phạt tù, Đạo luật Chăm sóc Giá cả phải chăng (Hoa Kỳ).

    Nói một cách đơn giản, twain sẽ không bao giờ gặp được .. Luật pháp và luật con người là hai vấn đề khác nhau.

    Đầu tiên, bạn nên tập trung vào sự khác biệt giữa

    Đạo đức

    Đạo đức

    .

    Đạo đức

    Đạo đức

    Tôi sẽ thử, nhưng hãy nhớ rằng ngôn ngữ là mã chức năng & luôn có thể được xác định lại một cách chọn lọc.

    Thêm vào đó, không có Nguyên tắc Santa Ambient chỉ làm cho những điều xứng đáng xảy ra (một điều tốt, cũng vậy – vì không ai có thể xứng đáng bị đói / mất nước / khử oxy, họ sẽ không bao giờ tiến hành cuộc sống của chính mình và nó sẽ giống như một tứ phương hoặc những cảnh phi tiêu curari trong phim; một điều quái dị).

    Thuật ngữ “mala en se” tốt cho đạo đức – bản thân nó có gì đó không ổn (ví dụ: lạm dụng tình dục trẻ em).

    Thuật ngữ “mala cấm” có nghĩa là bản thân nó không sai, nó chỉ là một thứ mà một cá nhân hoặc một nhóm cụ thể có vấn đề với (ví dụ: kích thước hoặc hình dạng cụ thể của con dao hoặc ăn cần sa).

    Tôi cho rằng thật tốt khi đề cập đến Chu kỳ Boy Boy giả (trong đó ai đó Tưởng tượng, Quan sát rằng, Định hướng về một Người tử tù và Hành vi – Vòng lặp FOODA, thay vì vòng lặp thông thường).

    Mọi người thường nói một câu như “Sẽ thế nào nếu một kẻ xấu làm vậy?” hoặc ít nhất là nghĩ về những điều có thể xảy ra khi ai đó làm điều gì đó như chống trả, trốn thoát hoặc trả thù. Về cơ bản, làm bất cứ điều gì để tạo ra một môi trường khắc nghiệt để tấn công mà WOULD đã được xứng đáng trong các điều kiện khác nhau được nhìn thấy cho những gì nó không.

    svcministry.org © 2022

    --- Bài cũ hơn ---

  • Sự Khác Biệt Giữa Một Khu Nghỉ Mát Và Một Khách Sạn Là Gì?
  • Sự Khác Biệt Giữa Resort Và Hotel
  • Sự Khác Nhau Giữa Khí Hậu Và Thời Tiết Là Gì?
  • Sự Thống Nhất Và Khác Biệt Giữa Công Tác Kiểm Tra Và Giám Sát Của Đảng 2022
  • Sql:function Và Store Procedure (Hàm/thủ Tục) Trong Sql
  • --- Bài mới hơn ---

  • Bài 5: Pháp Luật Và Kỷ Luật
  • Sự Khác Biệt Giữa Nội Dung Của Phật Giáo Và Thiên Chúa Giáo Là Ở Những Chỗ Nào?
  • Khác Biệt Thiên Chúa Giáo Và Phật Giáo (Cô Long)
  • Sự Khác Biệt Giữa Quả​n Trị Kinh Doanh Và Quản Lý Kinh Doanh Là Gì?
  • Sự Khác Nhau Giữa Lãnh Đạo Và Quản Lý Là Gì? Doanh Nghiệp Nên Áp Dụng Như Thế Nào Cho Hiệu Quả?
  • BÀI 1

    QUAN NIỆM VỀ

    ĐẠO ĐỨC

    3

    Mục đích

    yêu cầu

    Đạo đức là gì?

    Vai trò đạo đức

    trong đời sống xã hội

    Sự giống và khác nhau

    giữa đạo đức với PLvà

    phong tục tập quán

    4

    NỘI DUNG BÀI HỌC

    I. Quan niệm về đạo đức:

    1. Đạo đức là gì?

    II. Vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân,

    gia đình và xã hội:

    1. Đối với cá nhân.

    2. Đối với gia đình.

    3. Đối với xã hội.

    2. Phân biệt đạo đức với pháp luật và phong tục, tập quán.

    5

    I. Quan niệm về đạo đức:

    Con người có

    nhiều mối quan hệ

    Quan

    hệ

    Cá nhân – Cá nhân

    Cá nhân – Xã hội

    Biết điều chỉnh hành vi của mình phù hơp

    với lợi ích chung của xã hội, của người khác

    Chỉ biết đến lợi ích của mình, bất chấp

    lợi ích của xã hội, của người khác.

    ? Cá nhân tự điều chỉnh hành vi của mình nhưng phải

    tuân theo một hệ thống quy tắc, chuẩn mực xác định.

    1. Đạo đức là gì?

    Người có

    đạo đức

    Người thiếu

    đạo đức

    6

    Là hệ thống các quy tắc, chuẩn

    mực xã hội mà nhờ đó con người

    tự giác điều chỉnh hành vi của mình

    cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng.

    Đạo đức

    7

    ? Do sự vận động và phát triển của lịch sử ? Sự tồn tại

    nhiều nền đạo đức xã hội khác nhau và nó chịu sự chi

    phối bởi quan điểm và lợi ích của giai cấp cầm quyền.

    ? Nền đạo đức ở nước ta:

    Tiến bộ, phù hợp với sự nghiệp CNH, HĐH

    đất nước.

    Vừa kế thừa đạo đức truyền thống của dân

    tộc vừa phát huy những tinh hoa đạo đức

    của nhân loại.

    2. Phân biệt đạo đức với pháp luật

    và phong tục, tập quán:

    Sự giống và khác nhau giữa đạo đức với pháp luật

    và phong tục, tập quán.

    a. Giống nhau:

    Đạo đức, pháp luật và phong tục, tập quán đều có

    khả năng nhất định trong việc điều chỉnh hành vi

    của con người.

    9

    b. Khác nhau:

    ? Giữa đạo đức và pháp luật:

    Đạo đức

    Pháp luật

    – Mang tính tự nguyện.

    – Mang tính bắt buộc.

    – Là yêu cầu cao của xã

    hội đối với con người.

    – Là yêu cầu tối thiểu, được

    quy định trong văn bản của

    nhà nước mà cá nhân và

    tổ chức phải tuân theo.

    10

    ? Giữa đạo đức và phong tục, tập quán:

    Đạo đức

    Phong tục, tập quán

    – Là những quan niệm

    sống, những hiểu biết

    về mối quan hệ giữa

    lợi ích cá nhân và lợi

    ích của xã hội, của

    người khác.

    – Là những thói quen, trật

    tự, nề nếp đã ổn định từ

    lâu đời trong cuộc sống.

    11

    Tại một thời điểm xác định:

    Phong tục,

    tập quán

    ? Lỗi thời, lạc hậu, trái

    đạo đức ( hủ tục).

    ? Phù hợp với XH hiện

    nay ( thuần phong, mĩ tục ).

    Thay đổi,

    loại trừ.

    Gìn giữ,

    phát huy.

    12

    II. Vai troø cuûa ñaïo ñöùc trong söï phaùt trieån

    cuûa caù nhaân, gia ñình vaø xaõ hoäi:

    Em cho biết đạo đức

    có vai trò gì trong sự

    phát triển của xã hội

    cá nhân, gia đình

    và xã hội

    13

    1. Đối với cá nhân:

    Hoàn thiện nhân cách con người

    Đạo đức

    Nâng cao ý thức

    và năng lực sống

    thiện, sống có ích.

    Tăng thêm tình yêu

    Tổ quốc, yêu đồng

    bào và nhân loại.

    14

    2. Đối với gia đình:

    Đạo đức là một nhân tố quan trọng trong một

    gia đình hạnh phúc.

    Đạo đức

    Nền tảng của hạnh

    phúc gia đình.

    Tạo ra sự ổn định và

    phát triển vững chắc

    của gia đình.

    15

    3. Đối với xã hội:

    – Đạo đức được coi như sức khỏe

    của một cơ thể sống xã hội.

    ? Trong một xã hội:

    Các quy

    tắc, chuẩn

    mực đạo

    đức

    Được tôn trọng, củng

    cố và phát triển

    Không được tôn trọng,

    bị xem nhẹ.

    Phát triển

    bền vững

    Dễ xảy ra sự

    mất ổn định,..

    ? Xây dựng, củng cố và phát triển nền đạo đức mới ở

    nước ta là góp phần xây dưng, phát triển nền văn hoá

    Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

    16

    BÀI TẬP CỦNG CỐ

    Cha mẹ vì thương con cái, muốn cho con được

    sung sướng thoát khỏi cái nghèo, nhưng lại bằng

    con đường buôn bán ma túy. Em có suy nghĩ gì

    về điều này?

    2. Một số quốc gia dự định đưa vấn đềsinh sản

    vô tính áp dụng đối với con người.

    Em nghĩ như thế nào về vấn đề này?

    17

    DẶN DÒ

    1.- Tìm các ví dụ chứng minh giữa đạo đức, pháp luật và phong tục có những điểm giống và khác nhau.

    2.- Chuẩn bị trước bài 2 :

    Tổ 1 : Nói về nghĩa vụ

    Tổ 2 : Nói về lương tâm

    Tổ 3 : Nói về hạnh Phúc

    Tổ 4 : Nói về nhân phẩm – Danh dự

    18

    --- Bài cũ hơn ---

  • Phong Tục, Tập Quán Và Tôn Giáo
  • Sự Khác Biệt Giữa Marketing, Quảng Cáo Và Pr
  • Sự Khác Nhau Giữa Branding, Marketing, Quảng Cáo Và Pr Là Gì ?
  • Sự Khác Biệt Giữa Học Đại Học Và Học Phổ Thông
  • Môi Trường Trung Học Phổ Thông Và Đại Học Có Gì Khác Biệt?
  • --- Bài mới hơn ---

  • Bàn Về Hành Vi Pháp Luật Và Hành Vi Đạo Đức
  • Sinh Học 11 Chủ Đề 8: Quang Hợp Ở Các Nhóm Thực Vật C3, C4 Và Cam
  • Phân Biệt Hiện Tại Hoàn Thành Và Quá Khứ Hoàn Thành
  • Quyền Con Người, Quyền Và Nghĩa Vụ Cơ Bản Của Công Dân Trong Hiến Pháp 2013
  • Một Số Điểm Mới Về Quyền Con Người, Quyền Và Nghĩa Vụ Cơ Bản Của Công Dân Của Hiến Pháp Năm 2013
  •  Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu Giàng Páo Mỷ

    trao đổi với người dân đến Trung tâm phục vụ hành chính công

    đăng ký làm thủ tục hành chính (Ảnh: TTXVN)

    Bản chất và nội hàm của đạo đức công vụ

    Đạo đức học là một phạm trù triết học nhân sinh được đặt ra rất sớm từ thời A-ri-xtốt (Aristode, 384 – 322 trước Công nguyên). Những nhà triết học lớn trong lịch sử như Sô-cơ-rát (Socrat), Pla-tông (Planton), A-ri-xtốt, Can (Kant), Hê-ghen (Heghen), Khổng Tử… đã đóng góp to lớn cho quá trình phát triển tư tưởng đạo đức học. Tuy nhiên, do các hạn chế của điều kiện lịch sử cụ thể của thời đại, các nhà tư tưởng đều có những hạn chế nhất định, đến Các Mác, Ph.  Ăng-ghen và V.I. Lê-nin khi nghiên cứu sâu vào nguồn gốc và bản chất đạo đức mới khắc phục và bổ khuyết những hiểu biết mới so với tư tưởng đạo đức học trước đây. Các ông đã đưa ra nhận thức mới dựa trên phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nhận thức các hiện tượng đạo đức phù hợp với lịch sử của thời đại. Theo đó, đạo đức là một hiện tượng xã hội, một phương diện của đời sống xã hội, hiện diện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo và cụ thể trong hành vi của con người, trong mối quan hệ của con người với con người, con người với tự nhiên và xã hội…), với tư cách là hình thái ý thức xã hội, biểu hiện dưới dạng các nguyên tắc, quy tắc, các chuẩn mực, các giá trị điều chỉnh hành vi của con người và hoạt động xã hội trong sản xuất ra của cải vật chất, giá trị tinh thần.

    Các công trình nghiên cứu của nhiều thế hệ đã xác lập mối tương quan giữa đạo đức và các hình thái ý thức xã hội khác, tập trung vào 3 mối quan hệ cơ bản: 1- Đạo đức và chính trị; 2- Đạo đức và pháp luật – công cụ khẳng định các chuẩn mực, các thói quen, các giá trị được xã hội thừa nhận, tuân theo; 3- Đạo đức và tôn giáo – trong đời sống, tôn giáo có vai trò hướng dẫn và đóng vai trò đạo đức, hình thành các giá trị và ý nghĩa của cuộc sống, có giá trị thiêng liêng, góp phần điều chỉnh hành vi của con người.

    Trong xã hội hiện đại của Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức “Cần – Kiệm  - Liêm – Chính” là những giá trị nền tảng cho đạo đức công chức, đạo đức công vụ. Bác Hồ là hiện thân của giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, phát triển sáng tạo tư tưởng của Mác – Lê-nin hình thành đạo đức cách mạng. Chính đạo đức cách mạng của những người cách mạng, của các thế hệ người Việt Nam thể hiện đỉnh cao trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, ở sự xả thân, dám hy sinh tất cả vì lý tưởng “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” tạo nên sức mạnh dân tộc, giành thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, làm nên giá trị Việt Nam, đạo đức Việt Nam.

    Trong xây dựng và phát triển đất nước hiện nay, đạo đức nghề nghiệp được đặt ra và thể hiện ở hai phẩm chất đức – tài của người lãnh đạo, quản lý, của người cán bộ, công chức nói chung. Khi công chức thực thi công vụ được xác định là một nghề đặc biệt, lại càng cần một phẩm chất đặc biệt của người “công bộc” của dân. Thách thức chuyển từ vai trò người quản lý, từ cơ chế “xin – cho” sang người phục vụ nhân dân, người phục vụ phát triển là việc hình thành giá trị mới của người cán bộ, công chức – đây là vấn đề có ý nghĩa cách mạng.

    Ngay từ những năm 50 của thế kỷ XX, Bác Hồ đã ký Sắc lệnh số 76/SL, ngày 20-5-1950, về việc ban hành quy chế công chức do Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành, đưa ra bốn tiêu chí trong câu nói ngắn gọn: “Công chức là đầy tớ, công bộc của dân”, có 4 phẩm chất “Cần – Kiệm – Liêm – Chính”. Đó cũng chính là những giá trị đạo đức cần được hình thành trong đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay của Việt Nam.

    Về công vụ và thực thi công vụ, trong các văn bản pháp lý, công vụ được hiểu theo nghĩa rộng là công việc của nhà nước, và việc nhà nước do công chức đảm nhiệm, thực hiện là theo nghĩa hẹp. Do vậy, công vụ là một hoạt động mang tính quyền lực nhà nước – quyền lực công. Trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, đề cao tính tối thượng của pháp luật, khi xác định công chức là một nghề đặc biệt, nghĩa là đòi hỏi người công chức có một phẩm chất đặc biệt, đó là đạo đức công vụ.

    Công việc nhà nước do công chức đảm nhiệm hướng tới hai giá trị: Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước có hiệu lực, hiệu quả – quản trị tốt; và cung cấp dịch vụ công tốt nhất cho xã hội, cho nhân dân.

    Về thực chất, quyền lực nhà nước thể hiện ý chí của nhân dân, do nhân dân ủy quyền cho bộ máy nhà nước, mà đội ngũ cán bộ, công chức có trách nhiệm thực thi cần có những quy định rõ ràng thẩm quyền, trách nhiệm của người cán bộ, công chức trong thực thi công vụ. Đây là một sự ủy quyền gián tiếp, đòi hỏi người cán bộ, công chức phải ý thức được rõ ràng trách nhiệm của mình, cần có những chuẩn mực giá trị đạo đức, hành vi ứng xử rõ ràng, đó là gần dân, nghe dân, hiểu dân và làm cho dân hài lòng – thực sự phục vụ nhân dân, là “công bộc” của nhân dân.

    Một số nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức công vụ

    Quá trình hình thành đạo đức công vụ cũng như quá trình hình thành đạo đức nói chung, là quá trình từ nhận thức, ý thức đến tư duy hành động và cuối cùng được chuẩn hóa thành quy tắc, quy chế, chuẩn mực xã hội và pháp luật của nhà nước. Đó cũng chính là quá trình phát triển từ tự phát đến tự giác. Trong quá trình đó, việc hình thành đạo đức của người cán bộ, công chức chịu tác động của một số nhân tố chủ yếu sau đây:

    Điều kiện phát triển kinh tế – xã hội

    Điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của một quốc gia ảnh hưởng, tác động đến việc hình thành, xây dựng các giá trị đạo đức, trong đó có đạo đức công vụ. Kinh tế phát triển hay đi xuống đều ảnh hưởng đến việc xây dựng đạo đức của người thi hành công vụ, từ việc xây dựng, hoạch định chính sách, xác định các giá trị chuẩn mực cho đến các nguồn lực dành cho tổ chức công sở văn minh, hiện đại; đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trang bị phương tiện, điều kiện làm việc cho cán bộ, công chức. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã tác động, đặt ra những yêu cầu mới đối với việc xây dựng đạo đức nói chung và đạo đức công vụ nói riêng. Những mặt trái của nền kinh tế thị trường nếu không có biện pháp khắc phục hiệu quả sẽ là điều kiện, môi trường nảy sinh những biểu hiện tiêu cực, phi đạo đức trong đội ngũ cán bộ, công chức.

    Các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc

    Giá trị văn hóa truyền thống là những giá trị thuộc về tư tưởng, lối sống, chuẩn mực thái độ, hành vi được cộng đồng thừa nhận và duy trì, gìn giữ qua các thế hệ. Đạo đức công vụ luôn gắn với đối tượng là cán bộ, công chức – một nhóm đối tượng cụ thể trong xã hội, một cộng đồng người. Các giá trị văn hóa truyền thống chính là nền tảng, cơ sở cho việc hình thành, lựa chọn các giá trị về tổ chức, hoạt động nơi công sở, tới đạo đức và chuẩn mực trong hành vi, lối sống của cán bộ, công chức.

    Cán bộ, công chức Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hải Phòng

    chi trả cho các đối tượng nhận hỗ trợ khó khăn do dịch bệnh Covid-19

    trên địa bàn quận Hồng Bàng, tháng 4/2020 (Ảnh: TTXVN)

    Các giá trị văn hóa truyền thống tác động đến đạo đức công vụ theo cả hai chiều tích cực và tiêu cực. Những giá trị truyền thống tốt đẹp như lòng yêu nước nồng nàn, ý thức tự cường dân tộc, tinh thần cộng đồng, lòng nhân ái khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù sáng tạo trong lao động, sự tế nhị trong ứng xử, tính giản dị trong cuộc sống,… góp phần hình thành những giá trị, chuẩn mực chân chính cho cán bộ, công chức, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trung thành với Tổ quốc, tận tụy với nhân dân, trách nhiệm với công việc, chuyên nghiệp, có hành vi, thái độ ứng xử đúng mực,… Những giá trị truyền thống lạc hậu, bảo thủ không phù hợp với bối cảnh, tình hình hiện tại, như tiểu nông, cục bộ, bình quân chủ nghĩa,… sẽ tạo ra những lực cản cho sự phát triển của một nền hành chính văn minh, hiện đại.

    Pháp luật và việc tổ chức thực hiện pháp luật

    Vai trò của cơ quan hành chính

    Cơ quan hành chính có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc tạo dựng uy tín của cơ quan, tạo nên niềm tin, niềm tự hào của chính cán bộ, công chức đối với cơ quan, đơn vị mình. Vị thế của một cơ quan, đơn vị luôn được quyết định bởi kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. Nếu thực hiện tốt vai trò thì vị thế sẽ không ngừng được củng cố và phát triển. Nếu một cơ quan, đơn vị có uy tín, tạo dựng được vị thế tốt, được nhân dân và xã hội thừa nhận thì bản thân mỗi cán bộ, công chức trong cơ quan đó sẽ yêu nghề hơn, không ngừng phấn đấu, tự giác tuân thủ nội quy, quy chế làm việc, có trách nhiệm hơn với công việc và không ngừng nâng cao hiệu quả công việc. Ngược lại, nếu hình ảnh, vị thế của cơ quan, đơn vị bị đánh giá thấp, làm mất niềm tin, không đáp ứng yêu cầu của các thành viên trong công sở cũng như người dân, tổ chức thì các giá trị của văn hóa công sở, đạo đức công vụ sẽ không được coi trọng. Vì vậy, cần đặc biệt quan tâm tới việc tạo dựng hình ảnh và vị thế của cơ quan hành chính nhà nước, phải gắn cơ quan hành chính với phương châm vì nhân dân phục vụ, tận tụy hết mình phục vụ nhân dân.

    Sự dân chủ, minh bạch, công khai trong hoạt động tại công sở có tác động trực tiếp và sâu sắc đến đạo đức công vụ của cán bộ, công chức. Nếu trong cơ quan, đơn vị mọi hoạt động luôn được công khai, minh bạch, sự dân chủ được tôn trọng thì sẽ tạo điều kiện để các nhân viên, thậm chí nhân dân kiểm tra, giám sát hoạt động công vụ, dám thẳng thắn chỉ ra các yếu kém, bất hợp lý hoặc sai phạm trong hoạt động công vụ, nhờ đó làm cho pháp luật được thực thi, đạo đức được tôn trọng, nâng cao. Ngược lại, nếu thiếu dân chủ thì công chức không được tham gia, bàn bạc những việc quan trọng trong cơ quan, đơn vị, nếu phát hiện sai trái cũng không dám lên tiếng góp ý, phản đối vì sợ bị trù dập; nếu không công khai, minh bạch trong hoạt động thì cán bộ, công chức và nhân dân khó có thể kiểm tra, giám sát hoạt động công vụ. Vì vậy, những hành vi sai phạm vẫn ngang nhiên tồn tại, tái diễn không được ngăn chặn, xử lý kịp thời. Điều đó sẽ ảnh hưởng xấu đến đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức. Trong công sở, mối quan hệ giữa các đồng nghiệp cũng có tác động không nhỏ đến đạo đức công vụ. Nếu các đồng nghiệp luôn tôn trọng, phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau thì vừa có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của cơ quan đơn vị, vừa nâng cao được đạo đức công vụ của cán bộ, công chức. Ngược lại, khi giữa các đồng nghiệp luôn có sự đố kỵ, chia rẽ, mâu thuẫn hoặc thiếu sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau thì vừa làm cho nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị không được hoàn thành, vừa tạo ra tâm lý chán nản hoặc những hành vi trái với đạo đức công vụ.

    Hoạt động giáo dục, đào tạo

    Trình độ, năng lực nhận thức và ý thức tu dưỡng rèn luyện đạo đức công vụ của bản thân mỗi cán bộ, công chức

    Trình độ, năng lực nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức được biểu hiện qua mức độ nắm vững kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, chức trách, quyền và nghĩa vụ của bản thân; hệ thống các quy tắc ứng xử với cấp trên, cấp dưới, đồng nghiệp và với nhân dân… Trình độ, năng lực nhận thức còn biểu hiện thông qua mức độ tự giác thực hiện các quy chế, quy định làm việc của cơ quan, các quy tắc, chuẩn mực ứng xử. Nếu cán bộ, công chức nhận thức rõ và có ý thức tuân thủ, bảo vệ và duy trì những quy định đó trong hoạt động thực thi công vụ thì đạo đức công vụ sẽ không ngừng được nâng cao. Việc tự tu dưỡng, rèn luyện của mỗi cán bộ, công chức là yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng đến sự hình thành và nâng cao đạo đức công vụ.

    Một số giải pháp nâng cao đạo đức công vụ

    Trong điều kiện thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp trước đây sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập toàn diện với thế giới, nhất là tạo ra thể chế kinh tế thị trường vận hành tuân thủ đầy đủ các quy luật của nền kinh tế thị trường, khi Việt Nam đã ký kết, thực hiện nhiều hiệp định song phương và đa phương với các quốc gia, vùng lãnh thổ và các khu vực, đòi hỏi một sự chuyển đổi với nhiều thách thức và thời cơ đan xen mà trước hết là vị trí, vai trò mới của đội ngũ cán bộ, công chức trong quản trị nhà nước phát triển hiệu quả, yêu cầu đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ quản trị mới tương ứng với các chuẩn mực đạo đức mới hình thành, cần một hệ thống giải pháp tổng thể, với bước đi phù hợp với quá trình hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa theo mục tiêu của cải cách hành chính nhà nước và đổi mới hệ thống chính trị.

    Gần 35 năm đổi mới, mặc dù đất nước đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, song còn nhiều hạn chế trong cải cách thể chế, trong hình thành kết cấu hạ tầng kinh tế – kỹ thuật tương ứng, trong xây dựng đội ngũ nhân lực công có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững, nhất là đội ngũ cán bộ, công chức có đủ đức – tài đáp ứng thời kỳ phát triển mới. Tính chuyên nghiệp, kỹ năng, sự thành thạo của đội ngũ công chức là thách thức lớn trong phát triển.

     Hoạt động giám sát việc thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ cần

    được tiến hành thường xuyên giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả

    của công cuộc cải cách hành chính nhà nước (Ảnh: Tư liệu)

    Những biểu hiện tiêu cực, tham nhũng tràn lan từ cao tới thấp, những biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, sự xuống cấp về đạo đức xã hội, đạo đức nghề nghiệp, sự vô cảm… cũng đặt ra yêu cầu có giải pháp tổng thể cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức mới đủ năng lực, trình độ, “tài – đức” quản trị đất nước trong thời kỳ mới. Một số giải pháp cơ bản cần được ưu tiên để nâng cao đạo đức công vụ cho cán bộ, công chức trong thời gian tới là:

    – Nghiên cứu nền tảng lý luận, triết học về các giá trị đạo đức, đạo đức xã hội làm cơ sở cho việc nghiên cứu xây dựng khung lý thuyết về đạo đức xã hội mới, về đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức.

    – Nghiên cứu hình thành mô hình tổ chức bộ máy hành chính nhà nước chuyên nghiệp, hiện đại, trên cơ sở đó hình thành các tiêu chí của bộ máy hành chính mới, tiêu chí năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức mới của đội ngũ cán bộ, công chức.

    – Hình thành pháp luật về đạo đức công chức thực thi công vụ hay cần có một luật về công chức – công vụ.

    – Công chức khi thực thi công vụ mới phải tuân thủ các chuẩn mực vừa mang tính đạo đức xã hội, đạo đức nghề nghiệp, những chuẩn mực quy định mang tính pháp luật của nhà nước trong mối quan hệ tổng hòa giữa con người với con người, con người với xã hội, con người với nhà nước trên cơ sở hài hòa quyền và lợi ích. Do đó, nguyên tắc pháp luật về đạo đức công vụ xây dựng trên nguyên lý: Pháp luật bắt buộc – nguyên tắc nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp – nguyên tắc đạo đức xã hội (các quy tắc ứng xử của công chức trong thực thi công vụ, thể hiện văn hóa công sở, văn hóa nơi công cộng, nêu gương trong ứng xử xã hội).

    – Rà soát lại và bổ sung các quy định trong Luật Cán bộ, công chức năm 2008, đồng thời nghiên cứu xây dựng Luật Công chức  - công vụ.

    – Đề cao vai trò đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức về đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ. Kinh nghiệm từ các nền công vụ tiên tiến trên thế giới, trong các trường đào tạo, huấn luyện công chức đều có chương trình huấn luyện công chức, từ việc ứng xử trong quan hệ công chức với người dân tới thái độ trách nhiệm trong thực thi công vụ.

    – Nâng cao chất lượng, hiệu quả của công cuộc cải cách hành chính nhà nước, từng bước theo hướng chuyên nghiệp, từng bước hiện đại, xây dựng nền công vụ phục vụ, lấy thước đo hiệu quả bằng sự hài lòng của người dân, coi đó là công cụ, tiêu chí đánh giá chất lượng thực thi công vụ.

    – Xây dựng các thể chế tổ chức và hoạt động công vụ theo mục tiêu tăng cường tính công khai, minh bạch, quản lý nhà nước bằng pháp luật trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Đây là cơ sở để đẩy lùi tính vô cảm, vô trách nhiệm, tham nhũng, lãng phí một cách chủ động, tích cực, hiệu quả. Huy động sự tham gia của người dân, của các tổ chức xã hội vào công việc nhà nước, giám sát, phản biện xã hội một cách thiết thực đối với tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước và đối với cán bộ, công chức trong thực thi công vụ.

    – Đề cao vai trò làm gương của người lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu. Giáo dục công chức bằng hình thức nêu gương, tôn vinh các giá trị, các công chức thực thi công vụ có trách nhiệm, tận tâm, nhanh chóng, hiệu quả, nhất là các tấm gương “Cần – Kiệm – Liêm  - Chính; Chí công -  Vô tư” dưới nhiều hình thức.

    – Chú trọng, khuyến khích tự đào tạo, tự tu dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức của người cán bộ, công chức trong một xã hội học tập, trong nền kinh tế tri thức../.

    TS. THANG VĂN PHÚC, Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ/tccs.org.vn

    --- Bài cũ hơn ---

  • Tìm Hiểu Nội Dung 4 Phẩm Chất Đạo Đức “Tự Tin
  • Biến Phí Variable Cost Là Gì
  • Phân Loại Chi Phí Trong Mối Quan Hệ Với Khối Lượng Hoạt Động
  • Biến Phí (Variable Cost) Là Gì? Các Loại Biến Phí
  • Thủ Tục Kê Khai Và Nộp Lệ Phí Trước Bạ
  • --- Bài mới hơn ---

  • Bài 1: Tgq Duy Vật Và Ppl Biện Chứng Anhanh Ppt
  • Phép Biện Chứng Và Các Hình Thức Cơ Bản Của Phép Biện Chứng
  • So Sánh Điểm Giống Và Khác Nhau Giữa 4 Cuộc Cách Mạng Tư Sản Anh, Pháp, Mĩ, Hà Lan ? Câu Hỏi 70139
  • Sự Khác Nhau Giữa Dữ Liệu (Data) Và (Information)?
  • Sự Khác Biệt Giữa Dữ Liệu Và Thông Tin
  • Tiết :1 1 : THẾ GIỚI QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN BIỆN CHỨNG

    Ngày :6/9/08

    I.Mục tiêu :

    _ Nhận biết thế giơí quan ppl của triết học và chủ nghĩa duy vật duy tâm phương pháp luận biện chứng ppl siêu hình .

    _ Đánh giá mộtsố biểu hiện quan điểm dv dt biện hứng siêu hình .

    _ có ý thức thái độ trao dồi tgq dv va ppl biện chứng.

    II .Nội dung:

    Vai trò Thế giới quan và phương pháp luận của triết học .

    Thế giới quan dv thếgiới quan dt .

    PPl biện chứng ,PPl siêu hình.

    Chủ nghĩa DVBC _ sự thống nhất hữu cơ giữa TGQDV _ PPL biện chứng :

    III.Phương pháp dạy học :

    Phương pháp diển giảng ,giảng giải đặt vấn đề, thuyết trình , đàm thoại .

    IV. Phương tiện : Sách giáo khoa , sách giáo viên . Lớp 10

    V. Tiến trình dạy học :

    1.Kiểm tra bài cũ :

    2. Bài mới : giới thiệu mở đầu bài .

    3. Dạy bài mới :

    Hoạt động của giáo viên và học sinh

    Nội dung chính của bài học

    _ ppl là gì ? (là những lý luận theo

    quan điểm của tr học nào ?)

    _ tr.học là gì ?(sgk trang:5/5)

    HĐ :3

    gv cho vd về dvbc

    _ pplbiện chứng là gì ?(sgktrang8/4)

    1.Thế giới quan và phương pháp luận:

    vai trò tgq, ppl của triết học:

    _Triết học là hệ thống các quan điểm lí

    luận chung nhất về thế giớivà vị trí

    của con người trong tg đó.

    _Tr.h có vai tro ølà tgq ,ppl chung cho mọi

    hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận

    thức của con người.

    b Thế giới quan dv thếgiới quan dt :

    _Thế giới quan duy vật: vc lacáiø có

    trước ,cái quyết định yt .tg vật chất tồn

    tại khách quan,độc lập với yt con người,

    _Tgq duy tâm yt là cái có trước và là

    cái sản sinh ra gtn .

    c, PPl biện chứng ,PPl siêu hình

    _ PPl biện chứng :xem xét svht ràng buộc

    lẫn nhau giữa chúng ,trong sự vận động ø và phát triểnkhông ngừng của chúng.

    * Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt :

    Giữa vật chất và ý thức cái nào có trước .

    Con người có khả năng nhận thức được TGKQ hay không

    4. Củng cố : Tgq, ppl là gì? Thế giới quan duy vật là gì ? Tgq duy tâm là gì ? Triết học là gì ? PPlbiên chứng ?

    5. Hoạt động tiếp nối :xem tiếp mục 2 .Làm BT1,2,3/11.

    + PPL biện chứng _ PPL siêu hình .

    + CN duy vật biện chứng.

    Tiết:2 Bài 1 : THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT PPL BIỆN CHỨNG (TT)

    Ngày : 11/9/08

    I. Mục tiêu : (tt)

    II. Nội dung : (tt)

    III.Phương pháp dạy học:

    Phương pháp diển giảng ,giảng giải đặt vấn đề ,thuyết trình , đàm thoại .

    IV. Phương tiện:

    Sách giáo khoa , sách giáo viên . Lớp 10

    V.Tiến Trình dạy học :

    1.Điểm danh SS:

    2.Kiểm tra bài cũ :TGQ Duy vật là gì ? PPL biện chứng là gì ? Cho ví dụ ?

    3.Bài mới : Giới thiệu mở đầu bài

    HOẠT ĐỘNG CỦA GV &HS

    NỘI DUNG BÀI HỌC

    * phương pháp : Thào luận nhóm đặc vấn đề , diễn giảng .

    HĐ I:

    GV cho vài ví dụ minh hoạ về PPL Siêu

    hình

    _ PPL siêu hình là gì ? ( HS trả lời à khi xem xét sự vật hiện tượng một cách phiến diện , chỉ thấy tồn tại trong 1 trạng thái cô

    --- Bài cũ hơn ---

  • Bài 1. Thế Giới Quan Duy Vật Và Phương Pháp Luận Biện Chứng
  • Biện Chứng Là Gì? Phép Biện Chứng Là Gì? Có Những Hình Thức Lịch Sử Nào Của Phép Biện Chứng? Có Sự Đối Lập Căn Bản Nào Giữa Phương Pháp Biện Chứng Và Phương Pháp Siêu Hình Trong Nhận Thức?
  • Phương Pháp Biện Chứng Và Phương Pháp Siêu Hình Là Gì?
  • Sự Khác Nhau Giữa Phương Pháp Siêu Hình Phương Pháp Biện Chứng
  • Biểu Mẫu Số 08B Bảng Xác Định Giá Trị Khối Lượng Công Việc Hoàn Thành
  • --- Bài mới hơn ---

  • Reactive Oxygen Species, Oxidative Stress Là Gì?
  • Hướng Dẫn Cơ Bản Oxygen Not Included
  • Không Gian Sống Thân Thiện Với Phong Cách Thiết Kế Organic
  • Organic Traffic Là Gì? Cách Tăng Lượng Organic Traffic Là Gì?
  • Organic Traffic Là Gì & Tầm Quan Trọng Của Nó Trong Seo Và Marketing
  • Phương pháp Ohsawa với đạo đức con người? Trong các gia đình, chúng tôi thấy có những đứa trẻ rất dễ thương, lễ phép, chăm học, vân lời dạy bảo tốt lành của cha mẹ, thầy cô; nhưng ngược lại cũng có nhiều trẻ tánh tình kỳ cục, mất dạy, ai thấy cũng ghét, cha mẹ dầu dùng biện pháp mạnh là đánh đập nhưng chứng nào tật nấy, không sao sửa được. Vậy phương pháp Ohsawa có giúp có chúng điều chỉnh được tính tình để trở thành một đứa trẻ tốt lành mà mẹ cha hằng mơ ước hay không?

    Quả thật như vậy, có những đứa trẻ dầu hư hỏng nhưng rất dễ dạy nếu các bậc trên trước rành tâm lý để dạy bảo. Trong xả hội văn minh ngày nay, đường hướng tâm lý coi như được các nhà giáo dục chú trọng và môn tâm lý họ được coi như một môn học đắc dụng và số người học môn này lấy các bằng cấp cao tiến sỹ không phải là hiếm. Thế nhưng cũng như thuốc, tuy trị được nhiều bệnh, nhưng có những bệnh nan y không thuốc nào chữa được, dầu có cố đến đâu thì cũng đỡ tạm chớ không dứt hẳn. Điều này, ta thấy nơi những tội phạm, có những kẻ vào tù ra khám như ăn cơm bữa mà xã hội như chỉ còn có cách cho ra khỏi cộng đồng. Cũng như thuốc bất lực trước các chứng nan y, còn phương pháp Ohsawa có hơn gì các liệu pháp tâm lý như đã từng tỏ ra rất tuyệt vời đối với các bệnh thể chất của con người?

    Chúng ta để ý rằng, con người hư hỏng, họ rất ngoan cố và ngạo mạn. Họ hư từ gốc tâm táh, từ bẩm sinh, từ gốc tế bào, thành thử không một ai cải tạo họ nổi ngay khi tuổi đời còn rất bé bỏng. Vậy nếu ai đó mà muốn cải hóa họ thì phải dựa vào một đường hướng khác, làm kẻ bị cải hóa không biết là mình đang được cải hóa. Chỉ có đường hướng sinh học mới làm được như vậy vì sự việc được thành tựu từ nơi “vô ngã vô nhân” mới làm cho con người ấy đang được thay da dổi thịt và không cảm thấy khó chịu vì sự hiện diện của “thầy đời”.

    Vậy những bậc cha mẹ muốn dạy con “mất dạy” hay những trung tâm cải huấn muốn cải tạo tận căn để những tội phạm “cứng đầu”, họ phải dùng liệu pháp sinh học thiên nhiên mà khỏe khoắn nhãn tiền trong một thời gian không thấy lâu dài. Chứng minh cho điều này là ở nhà tôi có một chị giúp việc, chữ nghĩa không bao nhiêu, sau khoảng một năm ăn cơm gạo lứt ở trong nhà tôi, một ngày nọ nói chuyện vui, chị thú thật: “Độ này không biết sao tôi ít nói, hiền bớt rồi, chớ trước đây tôi nóng tính, rất dữ, dễ ăn thua đủ với mọi người…” Còn về phần tôi, mỗi ngày tôi cũng thấy mình dễ chịu hơn. Tôi thích thua mọi người hơn là hơn thiên hạ. Chính điều này, tôi nhận thấy mình có nhiều bạn thân hơn và họ sẵn sàng giúp đỡ khi họ nhận thấy tôi có khía cạnh nào đó cần giúp đỡ mà không cần ngỏ ý. Đó là điều mà trước đây tôi chưa từng có.

    Phương pháp Ohsawa đã làm cho tinh thần con người dễ ổn định. Mà đã ổn định một phần nào của chất liệu “thiền”, con người ta “dễ chơi” hơn, dễ có nhiều bạn thân chân thật hơn và khó có ai ghét bỏ mình. Thế là cuộc sống không còn phải “than trời trách đất” và vũ trụ này, sáng mở mắt ra là ta thấy, dường như – mà quả thật như thế – tất cả đều dành hết cho ta. Ôi, một hạnh phúc từ máu thịt của ta, khó có một ai đánh đổ.

    60. Tại sao trong sách Ohsawa thường nói, ta phải tri ân bệnh tật. Bệnh làm ta đau khổ mà tri ân cái nỗi gì?

    Quả thật thế, câu nói của Tiên sinh dường như là một nghịch lý. Nhưng chúng ta thử nghĩ xem, nếu đường đời mà bằng phẳng thì con người đâu có giỏi giang gì, đâu có học hỏi gì. Nếu chúng ta xem lại những ngày đầu tiên làm máy bay, những máy bay của an hem wright có chiếc nào bay lên được và biết bao chiếc của những người cùng nhiệt huyết đều chung số phận và thân thể họ thì trầy vây tróc vẩy. Họ đâu có chịu thua. Rồi trải qua hơn trăm năm, ngày nay chúng ta có những phi cơ không những an toàn hơn và bay nhanh mà vô cùng tráng lệ. Bất cứ ngành nghề nào cũng vậy, nếu ta thành công sớm thì không học hỏi nhiều và cái thành công ấy có thể là thiếu bề dày kinh nghiệm và được vững chãi cùng năm tháng. Có đau khổ, có đớn đau, có cay đắng nhiều bề, có trăm đường tủi nhục thì thành công mới thú vị và có thể kể thành một câu chuyện đời vui cho con cháu mai sau. Thế là ta cũng nên tri ân cuộc đời từng bạc đãi ta chứ.

    Về bệnh hoạn cũng thế. Bệnh mà hết nhanh cũng không hay lắm đâu. Có trầy trật ta mới học hỏi nhiều và kinh nghiệm nhiều để giúp đỡ cho kẻ khác vì trong cuộc chữa trị không phải ai cũng giống ai đâu.

    Hơn nữa, nếu bệnh lành nhanh, ta dễ “dữ ngươi” mà vội coi thường bệnh hoạn của mình, không trị đến tận gốc, đến nỗi một ngày xấu trời nào đó, nó sẽ trở lại nặng hơn mà mình đỡ không kịp.

    Và chúng tôi cũng xin nói thêm, phương pháp Ohsawa ra đời với một mục đích cao thượng và tuyệt vời là giúp chúng sinh khai mở trí phán đoán siêu việt tiềm ẩn trong mỗi con người để họ sống một cuộc đời thật là tự do, thật là thoải mái, thật là công bình trong bất cứ tình huống nào dầu cho có phong ba bão táp, nên nếu mà không bệnh hay hết bệnh nhanh thì con người không chịu ăn uống đúng phép quân bình lâu dài nên những lợi ích tinh thần vô cùng cao quý nói trên sẽ không thành tựu và họ chỉ có thể sống tương đối khỏe và hạnh phúc, nhưng hai thứ này chỉ hiện hữu một cách phiến diện và hoàn toàn là phù du mộng ảo.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Phương Pháp Thực Dưỡng Ohsawa Là Gì?
  • Những Kinh Nghiệm Trong Khi Thực Hành Phương Pháp Ohsawa
  • Thực Dưỡng Ohsawa Là Gì? Phương Pháp Thực Dưỡng Ohsawa
  • Công Nghệ Nano Là Gì Và Những Ứng Dụng Vượt Bậc Của Công Nghệ Này.
  • Nano Bạc Là Gì? Có Tác Dụng Gì, Có Độc Hại Không, Ứng Dụng Gì?
  • Tổng hợp các bài viết thuộc chủ đề Phân Biệt Đạo Đức Và Pháp Luật Gdcd 10 xem nhiều nhất, được cập nhật mới nhất trên website Channuoithuy.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!

    Quảng Cáo

    Chủ đề xem nhiều


    Bài viết xem nhiều

    Bài Dự Thi Tìm Hiểu Luật Bhxh Đầy Đủ Bai Thi Tim Hieu Bhxh Doc

    BÀI THI TÌM HIỂU PHÁP LUẬT VỀ BHXH Số điện thoại: 0986624969 1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm các chế độ sau đây: c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm các chế độ sau đây: 3. Bảo hiểm thất nghiệp bao gồm các chế độ sau đây: a) Trợ cấp thất nghiệp; b) Hỗ trợ học nghề; c) Hỗ trợ tìm việc làm. Câu 3: Quyền và trách nhiệm đóng BHXH của người sử dụng lao động và người lao động được pháp luật BHXH quy định như thế nào? Trả lời : Quyền và...

    Facebook Ads Là Gì ? 11 Điều Cần Nắm Về Quảng Cáo Facebook

    Ví dụ: 2. HƯỚNG DẪN NHẬN BIẾT FACEBOOK ADS Facebook hiện đang có được tệp dữ liệu người dùng khổng lồ thông qua việc người dùng tự động nhập các thông tin cá nhân như: độ tuổi, giới tính, sở thích. Hay ngay cả hành vi người dùng cũng được Facebook tự động ghi nhận. Dựa vào cách thu thập dữ liệu này, Facebook gần như biết được người này là ai, người này thích gì và người này hay làm gì trên Facebook Tuy nhiên, nên nhớ không nhất thiết sản phẩm luôn là những món hàng, mà thay vào...

    Phương Pháp Nghiên Cứu Sinh Thái Học Vi Sinh Vật

    Lấy mẫu, nuôi cấy làm giàu và phâp lập thuần khiết Căn cứ vào những mục đích và yêu cầu khác nhau, cách lấy mẫu cũng khác nhau. Lấy mẫu đất và bùn không yêu cầu thao tác vô trùng, vì số lượng vi sinh vật trong đất vốn đã cực kỳ lớn, những ô nhiễm do không khí và dụng cụ lấy mẫu mang lại có thể bỏ qua, phải chú ý vào phạm vi và chiều sâu lấy mẫu. Khi lấy mẫu nước thì căn cứ vào độ trong sạch của nước, có thể lấy mẫu trực tiếp hoặc...

    So Sánh 6 Khác Biệt Giữa Iphone Xs Và Iphone Xr Là Gì

    1. Những điểm khác biệt giữa iPhone XS và iPhone XR 1.1 Kiểu dáng thiết kế Đầu tiên phải kể đến chính là màn hình tai thỏ – đây là điểm thiết kế giống nhau hoàn toàn nếu xét về mặt trước của 3 chiếc iPhone cao cấp này. Tuy nhiên, so về kích thước thì kích thước của XS Max là lớn nhất, tiếp đến là XR và sau cùng là XS. Sự khác biệt giữa iPhone XS và iPhone XR Sự khác biệt ở đây chính là khung máy khác chất liệu nhau. Khi mà iPhone XR...

    Viện Thẩm Mỹ Quốc Tế Dencos Luxury Làm Đẹp Bằng Phương Pháp Prp Sai Phép?

    Cũng theo lời chị Thắm, giá dịch vụ làm PRP, với phương pháp tiêm dưới da là 12.000.000 đồng/1 lần. Nếu mua 6 lần sẽ giảm xuống còn 9.000.000 đồng/1 lần. “Thủ thuật được làm trực tiếp tại Viện thẩm mỹ Dencos Luxury- số 135 – 137 Bùi Thị Xuân, do bác sỹ người Việt Nam thăm khám và thực hiện”- vị này tư vấn! Về phương pháp được cho là “liệu pháp thần kỳ này”, theo tìm hiểu của PV, thực chất, PRP là cách gọi tắt của cụm từ tiếng Anh “Platelet Rich Plasma”, có nghĩa là “Huyết tương giàu...

    Xơ Gan Mất Bù: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị

    Khi người bệnh mắc xơ gan do hậu quả của việc bị các tác nhân gây hại cho gan tấn công trong thời gian dài dẫn đến tế bào gan bị hư hại, chết dần và tạo ra các mô sẹo, không phục hồi được làm gan chai cứng dần dần và không thực hiện được những chức năng bình thường của gan. Xơ gan do nhiều nguyên nhân gây ra sẽ phát triển qua 2 giai đoạn gồm xơ gan còn bù và xơ gan mất bù. Người bệnh ở mỗi giai đoạn sẽ có triệu chứng khác nhau,...

    30 Câu Hỏi Thường Gặp Về Máy Rửa Mặt Foreo

    1. Máy rửa mặt Foreo của nước nào? Foreo là một thương hiệu đến từ đất nước Thuỵ Điển, ra đời vào năm 2013. Tuy nhiên đây là một công ty được ví như “Apple của ngành công nghiệp làm đẹp & chăm sóc da”. Tuy chỉ mới thành lập 7 năm nhưng Foreo đã cung cấp ra thị trường hơn 20.000 sản phẩm. Nổi tiếng nhất vẫn là dòng máy rửa mặt Foreo Luna, bàn chải đánh răng silicon siêu âm ISSA và máy đắp mặt nạ thông minh UFO. 2. Hiện có bao nhiêu loại máy rửa mặt Foreo?...

    Những Dấu Hiệu Nhận Biết Trẻ Mắc Bệnh Tay Chân Miệng Và Cách Phòng Tránh

    Bệnh tay chân miệng là gì? Tay chân miệng là một trong những căn bệnh nhiễm virus cấp tính, lây truyền rất nhanh có khả năng gây thành dịch lớn. Bệnh xuất hiện phổ biến ở trẻ nhỏ, và có thể gặp ở người lớn. Bệnh xảy ra phổ biến ở nhiều nước châu Á. Dấu hiệu đặc trưng của tay chân miệng là sốt, đau họng, niêm mạc miệng và da bị tổn thương; chủ yếu là ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông. Bệnh tay chân miệng do các loại virus thuộc nhóm đường...

    Bệnh Trĩ Ảnh Hưởng Như Thế Nào? Nguyên Nhân Triệu Chứng Điều Trị?

    Bệnh trĩ ( hay còn gọi là lòi dom ) vẫn còn được xem là một bệnh khó nói và người bệnh không đi khám ngay khi bệnh ở giai đoạn sớm, họ âm thầm chịu đựng và chỉ đến viện khi bệnh trầm trọng và có biến chứng. Có nhiều phương pháp điều bệnh trị trĩ. Khi giai đoạn bệnh nhẹ, bác sĩ có thể khuyên bạn thay đổi chế độ ăn, sinh hoạt để phòng ngừa táo bón và dùng thuốc. Khi bệnh nặng và có biến chứng, cách điều trị được khuyến cáo là phẫu thuật cắt...

    Tiêu Mỡ Căng Da Bằng Nhờ Cấy Chỉ Collagen

     Căng da mặt bằng chỉ collagen hiện đang trở thành phương pháp trẻ hoá da rất được ưa chuộng bởi thao tác nhanh chóng, hiệu quả lâu dài.    1. Căng da mặt bằng chỉ collagen là gì?    Căng da mặt bằng chỉ collagen là phương pháp trẻ hoá làn da không xâm lấn, không có sự can thiệp của dao kéo, sợi chỉ collagen chính là chỉ sinh học dùng trong thẩm mỹ. Với sự tác động của Bác sĩ chuyên môn, sợi chỉ collagen được đưa vào mô dưới da bằng kim chuyên dụng tạo liên kết bền chặt nâng cơ,...