Sử dụng xe máy điện có gây ô nhiễm môi trường không vì sao

[Dân trí] - Xe điện, bao gồm cả xe máy và xe đạp điện không phải lúc nào cũng "xanh" vì không phát thải CO2; tuy nhiên, việc tái chế pin, nếu không đúng cách, cũng sẽ gây huỷ hoại môi trường không kém. Vậy đâu là giải pháp đúng và toàn vẹn nhất?

Không thể phủ nhận xe điện là tương lai của việc di chuyển, nhưng loại phương tiện này cũng có khả năng gây ô nhiễm môi trường nếu không có những giải pháp được nghiên cứu thấu đáo, để hạn chế nguy cơ này.

Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải và Honda Việt Nam [HVN] đã phối hợp với triển khai Hợp phần nghiên cứu đánh giá khả năng sử dụng xe mô tô điện tại Việt Nam. HVN sẽ tiến hành hỗ trợ theo hình thức cho mượn 180 xe môtô điện PCX Electric để phục vụ cho quá trình nghiên cứu.

Xe điện, về mặt tích cực sẽ là giải pháp trong tình hình ô nhiễm ngày càng tăng tại các thành phố lớn ở Việt Nam, tuy nhiên thách thức về công nghệ, kỹ thuật còn hiện hữu như khả năng vận hành [so với xe chạy bằng xăng], chi phí đầu tư cơ sở vật chất [trạm sạc điện, quy trình tái chế pin…], cũng như chưa đầy đủ khung pháp lý về tiêu chuẩn an toàn của xe cũng như việc vận hành trên đường. Đây chính là những vấn đề sẽ được thực hiện trong dự án nghiên cứu này.

Trong quá trình thực hiện dự án, các đơn vị tham gia sẽ sử dụng xe điện của HVN để đánh giá khả năng sử dụng loại hình phương tiện này trong điều kiện giao thông Việt Nam, với thời gian dự kiến kéo dài đến tháng 3/2022.

Thông qua dự án, HVN mong muốn đóng góp đối với sự phát triển của Việt Nam, không chỉ dừng lại ở việc đánh giá hiện trạng mà còn có những giải pháp cụ thể, khả thi, đem lại lợi ích cao nhất trong việc di chuyển hàng ngày cho mọi người.

Honda PCX Electric là xe tay ga hai bánh chạy bằng điện đầu tiên của Honda Việt Nam. Chiếc xe được trang bị hai bình điện lithium-ion 50,4V được đặt bên dưới yên xe, cho phép quãng đường đi được liên tục 60 km tại vận tốc từ 30~35 km/h. Công suất tối đa của động cơ là 4,2kW/vòng/phút, vận tốc tối đa 67 km/h.

Thời gian sạc từ mức không tới 100% cho hai bình điện của xe PCX Electric hết khoảng 6 tiếng với dây sạc tiêu chuẩn, có thể lựa chọn cách sạc phù hợp tùy thuộc vào hoàn cảnh và tình huống: sạc bằng dây sạc trên xe nếu đang ở ngoài hoặc tháo pin để sạc khi đang ở nhà.

Từ trước đến nay, chúng ta vẫn được nghe những thông tin như là xe đạp điện, xe máy điện không khí thải thân thiện với môi trường trên các trang mạng và báo lá cảỉ. Nguồn thông tin đó có thực sự chính xác? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Hiện nay, chúng ta vẫn thường biết xe điện thực sự thân thiện với môi trường. Và câu trả lời chính xác là như vậy. Không như các loại xe khác, xe điện sử dụng năng lương từ bình ắc quy không gây ra khí thải vô cùng thân thiện với môi trường. Nhưng có khi nào bạn suy nghĩ là những chiếc bình ắc quy ấy được sản xuất như thế nào và nó có thực sự an toàn với môi trường hay không

Nhiều quốc gia hiện nay đã bắt đầu dè dặt và hạn chế xe điện, những loại ắc quy xe điện mới với các tính năng nổi trội được đưa ra, tạo ra một cuộc chiến ngầm giữa các công ty sản xuất ắc quy với nhau.

Các công ti Trung quốc hiện nay đang đổ dồn vào việc tiến hành những dự án an toàn với môi trường trong đó hạng mục xe đạp điện là hạng mục vô cùng quan trọng. Nếu sản xuất hàng loạt những khối pin như thế, không chỉ không bảo vệ môi trường mà trái lại còn gây ô nhiễm môi trường nặng nề bởi lẽ theo thông tin cho biết, thành phố Hoài An [tỉnh Giang Tô] của nước này đã mở phiên tòa xét xử vụ một công ty sử dụng ắc quy tái chế của xe điện để lắp ráp vào các xe điện khác, gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

>>> Xem thêm: Top xe Xmen dành cho học sinh Việt Nam

Xe máy điện Xmen phong cách thể thao

Nhà máy này đã hoạt động từ tháng 3-2016 đến tháng 9-2017, sử dụng hơn 30 người để nấu chảy chì từ hơn 15.000 tấn pin đã qua sử dụng. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Nam Kinh ước tính sẽ mất ít nhất 20 triệu NDT [2,88 triệu USD] để khắc phục thiệt hại môi trường từ nhà máy này

Trong những năm gần đây, Trung Quốc bị ô nhiễm môi trường nghiêm trọng sau những thập niên tăng trưởng nóng. Giờ đây mật độ dân số tăng cao kéo theo nhu cầu đi lại bùng nổ. Vì đang hướng tới môi trường xanh như xe điện, nên việc sản xuất ắc quy là một công đoạn chủ chốt

 Xe máy điện Yadea E3

Tuy nhiên, do nhu cầu cần chì để sản xuất ắc quy xe điện tăng cao, đã dẫn đến nguồn cung chì khan hiếm và đẩy giá chì lên cao. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc nở rộ tràn lan các doanh nghiệp tái chế pin bất hợp pháp tại nước này, bất chấp không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cũng như các tiêu chí về bảo vệ môi trường.

Theo Thời báo Tài chính [Financial Times] của Anh, Trung Quốc xây dựng kế hoạch “Công nghiệp Chế tạo Trung Quốc 2025” [Made in China 2025] vì mục tiêu bảo vệ môi trường, trong đó xe điện là một trong những hạng mục trọng điểm, đã được đầu tư hàng chục tỷ USD nhằm khuyến khích sản xuất. Song việc Trung Quốc sản xuất xe điện hàng loạt không thể đạt được mục tiêu bảo vệ môi trường, trái lại còn gây ô nhiễm nghiêm trọng hơn.

Xe điện không có khí thải trực tiếp ra môi trường như xe máy, ô tô, nhưng xe điện sử dụng nhiều ắc quy chì. Mỗi xe đạp hoặc máy điện thường gắn 3-4 bình ắc quy, mỗi bình ắc quy có tuổi thọ 2 năm. Nếu có khoảng 1 vạn xe đạp điện thì hai năm sẽ có 3-4 vạn ắc quy chì phế liệu thải ra môi trường. Do đó, bên cạnh khâu sản xuất xe điện, cũng phải tính đến việc xử lý chất thải nguy hại do loại xe này gây ra.


Hotline liên hệ để được Thế Giới Xe Điện tư vấn:
Hà Nội: 024.22108888 - 0966.888887- 0352.088888
Hồ Chí Minh: 028.39739298 - 0968.674707
---------

HỆ THỐNG THẾ GIỚI XE ĐIỆN – XE MÁY 50CC
*Hà Nội  [1] 80 Nguyễn Lương Bằng. Quận Đống Đa. Hà Nội  [2] 176 Tôn Đức Thắng. Đống Đa. Hà Nội  [3] 455 Nguyễn Văn Cừ. Quận Long Biên. Hà Nội  [4] 154 Phạm Văn Đồng. Quận Cầu Giấy. Hà Nội  [5] 40 Ô Chợ Dừa. Quận Đống Đa. Hà Nội [6] 521M Nguyễn Trãi. Quận Thanh Xuân. Hà Nộ

*Thái Bình

[7] Thị trấn Vũ Quý - Kiến Xương - Thái Bình

*Hồ Chí Minh 

[8] 654 Luỹ Bán Bích. P.Tân Thành. Quận Tân Phú - Tp.HCM [9] 65-67 Võ Thị Sáu. Phường 6. Quận 3 - Tp.HCM

*Đắk Lắk 

[10] 145 Lê Duẩn, Thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk

*Quảng Bình

[11] 54 Trần Hưng Đạo - Đồng hới - Quảng Bình

[12] 14 Quang Trung - Thị xã Ba Đồn - Quảng Bình

Phóng viên - 05/10/2019 | 7:47 [GTM + 7]

Khoảng 70% nguồn phát thải ô nhiễm không khí ở đô thị nước ta đến từ hoạt động giao thông, trong đó đáng kể nhất là khí thải từ phương tiện

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Trong bối cảnh tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng đáng báo động, việc lựa chọn phát triển công nghệ xanh trong sản xuất xe ôtô, xe gắn máy là giải pháp rất quan trọng để hạn chế sự tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch, giảm lượng phát thải,  trong đó phát triển xe điện là hướng đi được nhiêù quốc gia quan tâm, ưu tiên bởi cho phép tiết kiệm hơn, không phát thải khí ô nhiễm như xe sử dụng nhiên liệu hóa thạch, giảm bớt tiếng ồn.

TS Trần Hữu Minh – Phó Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông phân tích: 

“Các phương tiện cơ giới sử dụng nhiên liệu hóa thạch có thể thải ra rất nhiều chất độc hại như bụi hạt mịn và các hóa chất độc hại. Với xe điện thì không gây thêm ô nhiễm ra môi trường, giảm được mật độ ô nhiễm trong khu vực đô thị bởi vì đây là khu vực tập trung dân cư rất lớn”.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng cho rằng, mức độ bảo vệ môi trường của xe điện sẽ phụ thuộc vào nguồn cung cấp điện năng của xe; phụ thuộc vào việc chúng ta sẽ dùng công nghệ gì để tạo ra điện, để sạch các phương tiện chạy bằng điện.

Nếu chúng ta dùng nguồn điện từ thủy điện hay từ gió thì đảm bảo bền vững; nhưng nếu chúng ta sử dụng những nhiên liệu hóa thạch để vận hành các nhà máy tạo ra điện thì hiệu quả bảo vệ môi trường sẽ giảm đi. 

Theo TS Hoàng Xuân Cơ - Giảng viên cao cấp Khoa Khoa học môi trường và bảo vệ môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, nghiên cứu tại Trung Quốc cho thấy, xe đạp điện có thể là một giải pháp để giảm nguy cơ tiếp xúc của con người với tiếng ồn giao thông quá cao trong một thành phố nhiều xe máy. 

Theo ông Hoàng Xuân Cơ, hiện vẫn chưa có nghiên cứu tổng hợp, so sánh hiệu quả giữa xe điện và xe máy xăng trong điều kiện Việt Nam. Tuy nhiên, có thể khẳng định lợi ích về mặt môi trường, cải thiện chất lượng không khí do các loại xe chạy điện mang lại:

“Xe điện không hoàn toàn mang lại nhiều lợi ích như chúng ta mong muốn. Nhưng nếu chúng ta vận hành tốt thì nó sẽ mang lại những mặt lợi nhất định. Như việc chúng ta đang ô nhiễm không khí ở các đô thị mà chúng ta chuyển đổi thẳng từ xe gắn máy sang xe chạy điện thì chất lượng không khí sẽ đỡ hẳn đi”. 

Với những lợi ích đó, thị trường xe điện được đánh giá là có nhiều cơ hội phát triển khi nhu cầu sử dụng phương tiện của người dân ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, để xe điện phát triển bền vững, mang lại hiệu quả tích cực về môi trường, bên cạnh các vấn đề về công nghệ, còn có nhiều chủ đề khác cần được quan tâm như: cơ sở hạ tầng, hệ thống cấp điện, trạm sạc… Song song với đó là các cơ chế, chính sách để khuyến khích người dân sử dụng nhiều hơn những phương tiện thân thiện với môi trường.

Ông Nguyễn Văn Vy – Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam nêu ý kiến:

“Trước mắt có thể để xe máy chạy bằng điện thay thế xe máy chạy bằng xăng, để giảm ô nhiễm môi trường. Nhiều quốc gia hiện đã phát triển năng lượng tái tạo rồi phát triển xe điện để tạo thành một vòng khép kín đảm bảo năng lượng sạch”.

Kinh nghiệm thực tiễn của nhiều quốc gia đã chỉ ra rằng, thuế và phí là những công cụ để khuyến khích, thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, đổi mới công nghệ thân thiện với môi trường, góp phần giải quyết các vấn đề lớn, ảnh hưởng đến nhiều quốc gia như biến đổi khí hậu, phát thải khí nhà kính.

Tuy nhiên, chính sách thuế, phí cần được sử dụng đồng bộ ở các quốc gia, nhưng phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. 

Bên cạnh đó, để phát triển công nghệ xe xanh, cần hỗ trợ hoạt động nghiên cứu và triển khai, thúc đẩy sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường trong các doanh nghiệp. Một số nước trên thế giới cũng quy định rõ, với các dòng xe tiết kiệm nhiên liệu khi đạt các tiêu chuẩn về mức phát thải và mức tiêu hao nhiên liệu theo quy định sẽ được hưởng ưu đãi như hỗ trợ thuế đầu tư, trợ cấp, tạo thuận lợi cho việc phát triển cơ sở hạ tầng cũng như đánh thuế thấp hơn dòng xe dùng xăng.

TS Bùi Thị An, Viện trưởng Viện Tài nguyên môi trường và phát triển cộng đồng cho rằng, Hà Nội hay các thành phố lớn ở nước ta muốn phát triển, nhân rộng xe điện cần những bước đi cụ thể:

“Đầu tiên phải nghiên cứu hạ tầng giao thông của Hà Nội, nếu bây giờ thay thế xe điện thì thay thế nào, thay bao nhiêu phần trăm, phải đưa ra lộ trình, giải quyết phương tiện cũ thế nào? Tôi thấy cái này cần có nghiên cứu, làm thí điểm ở phường, quận từ đó lấy ý kiến, lắng nghe ý kiến người dân”.

Chuyển đổi xe xăng sang xe điện không phải một việc dễ dàng khi kèm theo đó là hàng loạt thao tác kỹ thuật

Sự phát triển xe điện là sự chọn lựa của nhiều quốc gia, đặc biệt là những nước có các thành phố đông đúc nơi mà cư dân không còn chịu nổi khói bụi thải ra từ những phương tiện chạy bằng xăng dầu, nơi mà các đô thị đang vươn mình lên để trở thành những thành phố thông minh. Nhưng trong khi máy tính hay điện thoại thông minh có thể phát triển từ động lực cá nhân thì xe điện chỉ có thể phát triển thông qua một lộ trình với những chính sách khuyến khích cho các nhà sản xuất cũng như cho người sử dụng. 

“Xe điện và tương lai của đô thị” [Bình luận của Nhà báo Phạm Trung Tuyến – Phó Giám đốc Kênh VOV Giao thông]

Cơn khủng hoảng bụi mịn ở Hà Nội những ngày vừa qua, ít nhiều có một ý nghĩa tích cực. Đó là nó buộc người dân và chính quyền phải nghĩ đến tương lai của chính mình, buộc phải nhìn nhận một thực tế là cần phải hướng đến các chính sách thúc đẩy giao thông thân thiện với môi trường cho đô thị.

Ô nhiễm khói bụi đô thị cũng chính là lý do mà một thập niên trước, Trung Quốc, đất nước từng có các thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới đã phải đưa ra một loạt giải pháp, trong đó nổi bật nhất là khuyến khích, hỗ trợ phát triển xe điện. Bằng hàng loạt chính sách trợ giá, miễn thuế cho xe điện, mỗi năm doanh số bán ra của ngành công nghiệp sản xuất xe điện Trung Quốc đạt hơn 10 triệu chiếc.

Tại các thành phố của Trung Quốc, xe máy điện đã gần như thay thế hoàn toàn xe xăng. Ngay cả xe ba gác, xe chở hàng trong đô thị, thậm chí là xe bus cỡ lớn cũng đã chuyển sang dùng điện một cách phổ biến. Sau 10 năm, chất lượng không khí tại các đô thị lớn tại Trung Quốc đã thay đổi một cách ngoạn mục.

Tại hầu hết các nước châu Âu, phương tiện giao thông chạy điện cũng được khuyến khích một cách mạnh mẽ thông qua thuế, phí. Thậm chí, xe điện còn được ưu tiên đi vào các tuyến phố cấm xe thông thường, được miễn phí đỗ xe trong các khu vực lõi đô thị.

Tại Hà Nội, hiện lượng xe máy đang chiếm trên 80% đầu phương tiện giao thông, với con số khoảng 6 triệu chiếc. Việc cấm xe máy, chắc chắn sẽ không dễ thực hiện khi nó là phương tiện giao thông chính của người dân. Song, nếu ngừng cấp mới đăng ký đối với xe máy chạy xăng, chỉ cấp mới đăng ký cho xe điện, chắc chắn người dân sẽ dễ dàng chấp nhận và tự nguyện chuyển đổi.

Tương tự như vậy là chính sách cho xe bus nội đô. Đã đến lúc cần chuyển đổi xe chạy dầu sang chạy điện để giảm ô nhiễm không khí.

Chuyển đổi xe xăng sang xe điện không phải một việc dễ dàng khi kèm theo đó là hàng loạt thao tác kỹ thuật. Và quan trọng hơn, điều khó khăn nhất lại không phải là các thao tác kỹ thuật mà là trở lực đến từ các nhóm lợi ích trong lĩnh vực sản xuất xe máy truyền thống.

Về mặt kỹ thuật, như xây dựng các quy định an toàn giao thông cho xe điện, như chính sách, dù sao cũng có rất nhiều tiền lệ trên thế giới để áp dụng một cách thỏa đáng. Nhưng, với các nhóm lợi ích trong lĩnh vực sản xuất xe máy, xe ô tô truyền thống, thị trường quá béo bở hiện nay không dễ gì để có thể bỏ qua. 

Chỉ khi chính quyền và người dân thực sự nhìn thấy mức độ ô nhiễm không khí của các đô thị Việt Nam đã đến ngưỡng không thể chịu đựng, động lực để xanh hóa giao thông mới đủ mạnh để vượt qua những lợi ích trên.

Và lúc này đây, khi bầu trời Hà Nội luôn chìm trong màn sương mờ ảo của khói bụi, khi máy lọc không khí trở thành sản phẩm gia dụng thiết yếu của mỗi gia đình, nhu cầu giao thông sạch đã thực sự trở nên cấp thiết. Đã đến lúc cần phải nhìn về tương lai của các đô thị việt nam, các đô thị mà xe điện buộc phải thế chỗ xe xăng.
 

Video liên quan

Chủ Đề