Vì sao bón đạm làm tăng khả năng nhiễm bệnh

Câu hỏi: Vì sao bón nhiều đạm làm tăng khả năng nhiễm bệnh?

A. Làm bộ lá phát triển

B. Thừa chất dinh dưỡng

C. Làm đất có độ pH thấp

D. Là nguồn thức ăn của côn trùng

Lời giải:

Đáp án đúng:A. Làm bộ lá phát triển.

Bón nhiều đạm làm tăng khả năng nhiễm bệnh vì làm bộ lá phát triển mạnh

Giải thích:

Bón nhiều đạm làm tăng khả năng nhiễm bệnh vì làm bộ lá phát triển mạnh, là nguồn thức ăn phong phú, tạo điều kiện cho sâu, bệnh phát triển.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về bón phân đạm cho cây nhé!

1. Hậu quả của việc bón nhiều đạm.

Bón đạm quá mức thường gây ra các hậu quả xấu sau đây:

- Cành lá phát triển mạnh nhưng ra hoa quả ít và muộn.

- Rễ phát triển ít mà nông. Phần trên mặt đất, cành lá rậm rạp, không cân đối với phần dưới mặt đất, cây dễ bị đổ.

- Cây lá rậm rạp, xanh non, ẩm độ cao, thiếu ánh sáng chiếu trực tiếp nên sâu bệnh phát triển nhiều hơn. Cành, thân, lá non mềm sâu bệnh dễ xâm nhập. Bón nhiều đạm sâu bệnh hại tăng.

Mặt xấu của đạm đến năng suất phẩm chất nông sản, sâu bệnh hại gần đây được nói đến nhiều. Thiết tưởng cần nói lại cho cân bằng. Cần thấy cả hai mặt đối lập. Bón ít đạm quá cây cũng ra hoa kết quả muộn và ít. Chỉ trên cơ sở cây phát triển đầy đủ mới phát dục tốt được.

2. Khi nào nên bón đạm cho cây?

Bón phân đạm cho cây đúng thời điểm cây sẽ hấp thụ dinh dưỡng một cách tốt nhất. Cần phải phân chia thời gian bón phân đạm sao cho hợp lý để cây hấp thụ tối đa. Hầu hết thì bón phân đạm nên chọn thời gian sáng sớm. Hoặc là chiều muộn vì hạn chế nhiệt độ cao phân dễ bay hơi thất thoát. Tùy thuộc vào từng quá trình sinh trưởng của cây mà bón phân đạm hợp lý. Cây trồng cần phân đạm vào giai đoạn ra lá, giai đoạn sinh trưởng của cây.

Theo một chu trình cây trồng thì cây cần bón phân đạm vào các giai đoạn sau:

+ Khi cây mới trồng đã ra lá thật, bón đạm vừa phải không để cháy lá

+ Khi cây đang sinh trưởng, tập trung bón thành nhiều lần

+ Giai đoạn khi cây ra hoa, kết trái, vẫn cần phải bón phân, nhưng bón với lượng vừa phải tùy thuộc từng loại cây trồng. Nếu bón quá nhiều đạm trong giai đoạn này, cây sẽ tiếp tục phát triển cành lá, khiến cho việc ra hoa, tạo quả bị chậm hơn.

Bên cạnh đó, có thể bổ sung phân đạm khi thấy cây thiếu chất dinh dưỡng. Ví dụ như cây chậm phát triển, rau lá nhỏ, còi cọc, vàng lá,…

3. Những điều cần chú ý khi bón đạm

- Bảo quản phân đạm [đặc biệt là phân Urê] trong các túi nilông. Bảo quản nơi thoáng mát, khô ráo

- Bón theo yêu cầu và đặc điểm sinh lý của cây trồng. Không nên bón đạm nhiều, vượt quá yêu cầu của cây vì không những làm tăng chi phí sản xuất mà còn gây hại cho cây và ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Ví dụ: Cây họ đậu chỉ nên bón với lượng 20 - 30 kg N/ha, ngược lại các loại cây ăn lá, thân cần bón đạm với lượng lớn hơn

- Bón đúng liều lượng còn cần bón cân đối với lân và kali. Tránh bón thừa đạm trong khi không chú ý đến các loại phân khác như lân và kali có thể gây tình trạng cây sinh trưởng quá mức, dễ đổ, chậm ra hoa, tỷ lệ hạt lép cao, quả dễ rụng, phẩm chất quả giảm.

Ví dụ: Hiện tượng lúa, lạc [đậu phộng] bị lốp...

Phân đạm cũng có một nhược điểm là dễ bay hơi. Nên khi bón các bạn hãy chú ý bón vùi sâu hạt đạm, bón trước khi trời mưa để tránh lãng phí.

Sau khi tưới đạm từ 15 – 20 ngày ta mới thu hoạch rau để đảm bảo an toàn nhất cho sức khỏe.

Đáp án: A. Làm bộ lá phát triển.

Giải thích: Bón nhiều đạm làm tăng khả năng nhiễm bệnh vì làm bộ lá phát triển mạnh, là nguồn thức ăn phong phú, tạo điều kiện cho sâu, bệnh phát triển – SGK trang 49

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Video liên quan

Chủ Đề