Sông có khúc, người có lúc nghĩa là gì

Khi gặp chuyện không may, gặp những rủi ro làm cuộc sống chông chênh người ta thường tự vỗ về an ủi là “Sông có khúc, người có lúc”. Thế nhưng, để lý giải khi nào đến “lúc” thì khó mà có một đáp án rõ ràng, đành tạm tin rằng con người có “số phần” nào đó.

Quả thật, cho dù cuộc sống có hiện đại đến đâu thì chuyện tâm linh, chuyện tín ngưỡng cũng ảnh hưởng ít nhiều đến suy nghĩ, đến lối sống của con người. Chỉ khác là ảnh hưởng nhiều hay ít, là vừa phải hay vì quá tin mà gác qua mọi thứ cần cân nhắc mà thôi.

Có điều, tại sao ta ước mong điều lành mà sao không tự tay xây nên điều lành? Phải chăng ta không tin bản thân mình nếu cố gắng thì có thể xây dựng nền tảng cơ bản để có điều lành, để có những thuận lợi, thành công trong cuộc sống. Ví dụ thói quen cẩn trọng thì sẽ bớt những rủi ro, lối sống biết chia sẻ chan hoà thì bớt đi những điều tiếng, sống tử tế thì bớt những hệ luỵ..

Tất nhiên, để làm được điều ấy thì không đơn giản, vì ta thường lệ thuộc vào nếp nghĩ, nếp sống mỗi ngày. Vì sự tất bật xô bồ của đời sống làm ta quên đi những giá trị vô hình của lối sống sẻ chia, sống như thế lâu ngày dần thành thói quen, thành những hành động thiếu tính nhân văn, thậm chí mang tính thực dụng và thiếu trách nhiệm với xã hội, với cộng đồng…

Nhìn lại kinh nghiệm từ cha ông, từ sách vở, ta bắt gặp vô vàn những lời khuyên hữu ích, từ những chỉ dẫn đơn giản về lối sống như “ở hiền gặp lành”, đến những triết lý sâu sắc hơn như “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” … tất cả như truyền dạy rằng chúng ta phải sống tốt thì mới loại trừ hoặc ít ra giảm thiểu bớt những tai ương, hệ luỵ.

*****
Câu chuyện của 2 bà cháu Ngũ Thị Ba và Võ Thị Bích Loan ở Phụng hiệp – Hậu Giang [Nhân vật được chương trình truyền hình nhân đạo Khát Vọng Sống trợ giúp] là một điển hình.

Chồng mất sớm, bà Ba tần tảo nuôi con, lần lượt trưởng thành rồi dựng vợ gả chồng, cả đời nghèo khó chỉ biết lấy lòng nhân mà nhắn nhủ con cháu sống cho có nghĩa có tình, ấy vậy mà cái nghèo cứ đeo bám và sinh ra lắm chuyện khó, đầu tiên là con dâu bỏ đi, bà Ba lâm vào cảnh “nội già nuôi cháu nhỏ”, lại tần tảo hơn chục năm trời để nuôi cháu thì lại gặp cái khó khác, cháu Loan bị tai nạn rồi dẫn đến u xương, khối u làm gãy xương đùi gây chảy máu bên trong, làm cháu mất máu trầm trọng, đến lúc đó phát hiện ra cháu thuộc nhóm máu hiếm Brh [-], 10.000 người chỉ có 4 người thuộc nhóm máu của cháu, lâm cảnh thập tử nhất sinh.

Bà như chết điếng, tự hỏi cả một đời lấy nhân nghĩa làm đầu, sống yêu thương mà lẽ nào số phận cứ dồn vào cảnh khốn cùng, nghèo khó thì còn chịu được chứ bệnh tật hiểm nghèo, rồi số tiền cần quá lớn thì làm sao?

Khát Vọng Sống đến, cộng đồng chung tay trợ giúp, bà cầm số tiền 75 triệu mà run run nói: “Tôi cả một đời nghèo khó cũng quen rồi, tài sản chẳng có gì ngoài con và cháu, thôi thì xin ông bà cô bác giúp thì ra sức mà cứu nó, số tiền này tôi xin gởi lại để “tổ chức” thương cho bà cháu nghèo mà dồn sức cứu cháu”.

Cái cách sống lấy nhân nghĩa làm trọng, lấy người thân làm tài sản của bà Ba đã làm cộng đồng cảm thương, nên hơn 1 năm trời “Khát Vọng Sống” với sự tiếp sức của cộng đồng đã làm mọi cách để cứu cháu Loan, hai cuộc phẫu thuật, mấy tháng xạ trị, vô hoá chất…. giờ thì cháu được cứu sống, lại được tạo điều kiện học nghề, lại được lắp chân giả 70 triệu..để cháu gần như hoàn hảo trở về với đời thường, với bà Nội sống đầy nghĩa tình.

Tháng 2/2015 vừa qua, nhân dịp Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh vào thăm tỉnh Hậu Giang, hai bà cháu được giới thiệu là một điển hình về lối sống nhân nghĩa, về hiệu quả của sự chung tay từ cộng đồng, của Khát Vọng Sống. Phó thủ tướng cảm động trước hoàn cảnh nghèo khó mà vẫn sống rất nghĩa tình của hai bà cháu nên quyết định tặng 1 căn nhà tình thương khang trang trị giá 70 triệu đồng, như để bù đắp vào những gian nan mà hai bà cháu đã trãi qua.

Có lẽ, dòng sông đã đến “khúc” êm ả, cuộc đời của hai bà cháu cũng đến “lúc” an nhàn hơn. Có lẽ, nếu bà Ba không sống lấy nghĩa tình làm trọng thì bà không được cộng đồng chia sẻ đủ đầy như thế. Có lẽ, Bích Loan không ngoan hiền và thật thà, thì cuộc đời của cháu không được đổi thay vận mệnh như thế.

Dẫu rằng “Sông có khúc, người có lúc” thì cũng cần nền tảng nhân ái, cũng cần phải sống tốt và sẻ chia thì mới đến được cái “lúc” tốt đẹp của đời.

Câu 425798:

Câu tục ngữ “Sông có khúc, người có lúc” khuyên người ta điều gì? 

Em phân tích từng từ trong câu tục ngữ.

 Chủ Nhật, 26 Tháng Tư 2020 | 16:00 CH

“SÔNG CÓ KHÚC, NGƯỜI CÓ LÚC” – CÂU TỤC NGỮ XƯA NHƯNG KHÔNG HỀ CŨ, ĐẶC BIỆT TRONG TÌNH HÌNH COVID19 HIỆN NAY

 “Sông có khúc, người có lúc” – Đây hẳn là một câu tục ngữ vô cùng quen thuộc với tất cả chúng ta. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường hơn 20 năm gây dựng và phát triển công ty CP Vật tư ngành nước Tâm Thành, ngoài những bài học kinh nghiệm quý báu, thì những câu ca dao tục ngữ sâu sắc mà ông cha ta truyền lại từ bao đời trước chính là ngọn hải đăng soi sáng cho mỗi hành động của chúng tôi.

 Sông có khúc to khúc nhỏ, khúc nông khúc sâu, khúc cong cong hay khúc thẳng vun vút. Cũng như thế, đời người có lúc trầm lúc bổng, lúc vui sướng, khi hoạn nạn, chẳng ai gặp may mắn suốt đời, cũng chẳng có người gặp bất hạnh suốt đời nếu biết vươn lên và luôn hướng về phía trước.

 Cuộc sống luôn không ngừng vận động, hoàn cảnh không phải lúc nào cũng thuận theo lòng người. Như dòng sông của tự nhiên có đủ loại hình dạng thì cuộc đời của chúng ta cũng thế. Chúng ta sẽ không thể đoán trước được hết thảy điều gì sẽ xảy ra. Vậy do đâu mà có sự khác biệt giữa người với người? Đó chính là cách mỗi chủ thể tận dụng cơ hội thế nào và vượt qua hoàn cảnh khó khăn làm sao mà thôi. Điều quan trọng là mỗi người luôn cần một cái tâm sáng, một thái độ kiên định và vững vàng trước những bão tố cuộc đời, biết nhìn xa trông rộng để phòng ngừa, loại trừ hay giảm thiểu bớt tai ương, hệ lụy.

 Trong sản xuất kinh doanh cũng vậy. Hơn ai hết, ban lãnh đạo của các doanh nghiệp càng cần hiểu sâu sắc ý nghĩa của câu tục ngữ này. Đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid19 diễn ra chính là một lời cảnh báo, cũng là một bài học thấm thía cho tất cả những cá nhân, tổ chức đang thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ trong vòng chưa đầy 3 tháng khi Covid19 bùng phát tại Việt Nam, đã có hơn 25.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ phải nộp đơn phá sản vì không thể duy trì hoạt động, sản xuất kinh doanh bị đình trệ, hàng chục nghìn người lao động rơi vào cảnh thất nghiệp. Đây là điều mà không một ai mong muốn nhưng lại chẳng thể ngăn cản được sự việc xảy ra. Trước tình hình này, nếu doanh nghiệp không có quỹ dự phòng, không có phương án ứng phó linh hoạt,kịp thời, không có người lãnh đạo tài giỏi, vững vàng thì rất khó để thoát khỏi bờ vực tan rã.

TÂM THÀNH ĐÃ ỨNG BIẾN VỚI ĐẠI DỊCH COVID19 NHƯ THẾ NÀO?

 Thấm thía lời dạy bao đời vẫn còn nguyên giá trị của ông cha ta để lại. Ngay từ khi thành lập, chúng tôi đã thực hiện việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro hàng năm. Luôn hoạt động kinh doanh với một cái tâm sáng, coi trọng chữ tín và lòng trung thực. Đối với Tâm Thành, yêu thương nhân viên và những giá trị mà khách hàng nhận được luôn phải được chú trọng,quan tâm hàng đầu. Bởi một lẽ, nhân viên và khách hàng chính là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp. Có niềm tin yêu, gắn bó của nhân nhân viên, kiểm soát được chất lượng sản phẩm và dịch vụ, thực sự đem lại những giá trị thỏa mãn khách hàng thì mới có những nhân viên và khách hàng trung thành, sẵn sàng đồng hành cùng công ty trong những giai đoạn khó khăn.

 Đặc biệt trong thời gian đầu dịch bệnh Covid19, chúng tôi luôn đảm bảo đủ hàng, không tăng giá, luôn có những phương án kinh doanh linh hoạt tối ưu nhất để hỗ trợ khách hàng kịp thời, đảm bảo số lượng hàng và chất lượng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

 Trong suốt thời gian diễn biến phức tạp của dịch Covid19, Tâm Thành thường xuyên cập nhật tin tức về dịch bệnh cũng như chỉ đạo của chính phủ để sẵn sàng chung tay chống dịch.

 Không chỉ có những phương án tối ưu dành cho khách hàng, Tâm Thành luôn nỗ lực hết mình hòa chung tinh thần “Không để ai bị bỏ lại phía sau” của chính phủ. Trong thời gian hoạt động, chúng tôi thực hiện nghiêm ngặt yêu cầu 100% cán bộ nhân viên đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn phòng ngừa dịch bệnh. Trong thời gian tạm nghỉ để phòng chống lây lan Covid19 theo chỉ thị của Chính phủ, mỗi nhân viên Tâm Thành đều được hưởng hỗ trợ 1.000.000VNĐ/người/tuần đến khi công ty trở lại làm việc bình thường để đảm bảo người lao động yên tâm ở nhà phòng chống dịch.

 Ban lãnh đạo Tâm Thành hiểu rằng, đây là thời điểm khó khăn nhất đối với đất nước, đối với hoạt động kinh doanh của công ty, nhưng bên cạnh đó còn có sự khó khăn của khách hàng, của những người lao động để ổn định cuộc sống. Quan điểm của chúng tôi trong giai đoạn này là: Đảm bảo quyền lợi cho người lao động, cho khách hàng - Duy trì doanh nghiệp vững vàng vượt qua thời điểm khó khăn – Không để ai bị bỏ lại phía sau và sẵn sàng chung tay cùng cả nước chống dịch.

 Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, lúc thăng lúc trầm. Quan trọng là thái độ của chúng ta và cách chúng ta giải quyết nó. Bạn và Tâm Thành – chúng ta hãy cùng vững tin vào sự chỉ đạo của chính phủ, chọn một thái độ đối mặt lạc quan và tỉnh táo đưa ra những phương án tốt nhất trong thời điểm hiện tại. Chúng ta nhất định sẽ chiến thắng!

#Tâm_Thành #Chuyện_chưa_kể.

Bài viết liên quan

Video liên quan

Chủ Đề