Sông cầu khánh vĩnh có bao nhiêu hộ gia đình năm 2024

Những năm qua, huyện Khánh Vĩnh luôn chú trọng đẩy mạnh công tác đào tạo nghề phù hợp với điều kiện thực tế, gắn với giải quyết việc làm cho người dân trên địa bàn. Nhờ vậy, nhiều hộ gia đình, nhất là những hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo đã chuyển đổi nghề nghiệp, có việc làm ổn định, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Nhiều hộ thoát nghèo

Những năm trước, do không có tay nghề, bằng cấp nên ông Hoàng Thế Hữu (xã Khánh Trung) không được các đơn vị, doanh nghiệp tuyển dụng. Để lo cho cuộc sống hàng ngày, ông đi chặt keo thuê, tiền công chỉ được 150.000 đồng/ngày, công việc lại thất thường, Vì vậy, cuộc sống của gia đình ông với 5 nhân khẩu luôn thiếu trước, hụt sau, mãi không thoát được nghèo. Qua khảo sát nhu cầu, địa phương đã vận động ông Hữu tham gia lớp đào tạo nghề kỹ thuật thú y. Ngoài được hỗ trợ 100% chi phí học nghề, ông Hữu còn được hỗ trợ tiền ăn, đi lại trong quá trình học tập. Học xong, ông Hữu vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đầu tư mở trang trại chăn nuôi gà. Đồng thời, ông còn áp dụng kiến thức đã học để mở cơ sở bán thuốc thú y, chữa bệnh cho gia súc, gia cầm. Từ hành nghề thú y và chăn nuôi đã đem lại thu nhập cho ông Hữu mỗi tháng gần 10 triệu đồng. Ông Hữu chia sẻ: “Nhờ tham gia học nghề, gắn với tạo việc làm đã giúp gia đình tôi thoát nghèo. Nhờ có thu nhập ổn định nên cuộc sống gia đình đỡ vất vả hơn. Gia đình mua sắm đầy đủ vật dụng sinh hoạt, các con được ăn học đến nơi đến chốn”.

Sông cầu khánh vĩnh có bao nhiêu hộ gia đình năm 2024
Dạy nghề trồng cây ăn quả cho lao động thuộc hộ nghèo ở huyện Khánh Vĩnh.

Được địa phương vận động, chị Cao Thị Nỷ (xã Khánh Trung) tham gia lớp đào tạo nghề nghiệp vụ bếp. Trong quá trình học, chị Nỷ được miễn chi phí học tập và được hỗ trợ tiền ăn, đi lại. Sau khi học nghề, chị Nỷ về địa phương mở quán bán đồ ăn sáng cho người dân, thu nhập mỗi ngày được 200.000 đồng. Nhờ có tay nghề, khéo léo và chế biến món ăn ngon, mới đây, Trường Tiểu học Khánh Trung đã tuyển dụng chị Nỷ vào vị trí cấp dưỡng với mức lương gần 4 triệu đồng/tháng. Nhờ có công việc, thu nhập ổn định nên chị Nỷ đã thoát nghèo, các con có điều kiện ăn học, gia đình có cuộc sống đầy đủ hơn.

Anh Mơ Chim (xã Liên Sang) cũng là một trong nhiều người ở huyện Khánh Vĩnh đổi đời nhờ tham gia học nghề. Sau khi được đào tạo nghề trồng cây ăn quả, anh Chim áp dụng kiến thức đã học vào thực tế trồng bưởi và sầu riêng trên diện tích hơn 2ha. Đồng thời, anh còn được địa phương tạo điều kiện vay vốn tín dụng chính sách để mua phân bón, máy móc phục vụ sản xuất. Chính nhờ đó, cây trồng phát triển tốt, cho năng suất cao. Đợt thu hoạch sầu riêng vừa qua, gia đình anh xuất bán lời hơn 80 triệu đồng. Anh Chim chia sẻ: “Trước đây, do không có kiến thức nên đất vườn của gia đình chỉ trồng bắp, mì cho thu nhập thấp. Được đào tạo nghề trồng cây ăn quả, tôi có kiến thức để áp dụng vào phát triển kinh tế gia đình. Nhờ đó, cuộc sống gia đình ổn định, không phải đi làm thuê thời vụ, thu nhập cũng không còn bấp bênh như trước. Đặc biệt, vừa qua, gia đình tôi đã được bình xét thoát nghèo”...

Chú trọng đào tạo gắn với nhu cầu sử dụng lao động

Theo bà Ca Tông Thị Mến - Phó Chủ tịch UBND huyện Khánh Vĩnh, xác định công tác đào tạo nghề, giới thiệu việc làm là một trong những tiêu chí quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, địa phương đã đẩy mạnh tuyên truyền về đào tạo nghề, định hướng nghề nghiệp bằng nhiều hình thức cho người dân. Cùng với đó, huyện đã chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị, địa phương khảo sát nhu cầu học nghề của người dân và nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh để gắn công tác đào tạo nghề với nhu cầu việc làm. Bên cạnh đó, huyện luôn chú trọng công tác đào tạo nghề gắn với sản xuất nông nghiệp, nghề truyền thống, nghề mới. Qua đó, tạo điều kiện cho người dân, nhất là hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo nâng cao kiến thức, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chuyển đổi cây trồng, vật nuôi hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế.

Ông Kiều Xuân Khiêm - Hiệu trưởng Trường Trung cấp Nghề Dân tộc nội trú Khánh Vĩnh cho biết, từ năm 2022 đến nay, đơn vị đã phối hợp với các cấp, ngành, địa phương tổ chức được 17 lớp đào tạo nghề cho người lao động theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, với 527 học viên; tổ chức 1 lớp đào tạo nghề cho người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo theo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững cho 34 học viên. Ngoài ra, trường còn tích cực tư vấn, tuyển sinh đào tạo mỗi năm được 180 học sinh hệ trung cấp. Hầu hết các lớp đào tạo được tổ chức đã bám sát với điều kiện kinh tế, nhu cầu thực tế của học viên. Cùng với đó, trường đã phối hợp với các ban, ngành liên quan tổ chức tư vấn, giới thiệu, hỗ trợ cho người lao động sau khi đào tạo tìm được việc làm phù hợp, góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống. Sau đào tạo, có hơn 90% người lao động có việc làm ổn định.

Phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới, huyện Khánh Vĩnh sẽ đẩy mạnh và đổi mới công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia học nghề theo nguyện vọng. Đồng thời, chú trọng đào tạo nghề nhằm cung ứng nhân lực theo nhu cầu của các doanh nghiệp đầu tư vào Cụm Công nghiệp Sông Cầu…