Soạn sinh học lớp 7 bài 11

3. Luyện tập Bài 11 Sinh học 7

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Trình bày được đặc điểm cấu tạo, dinh dưỡng và di chuyển của sán lá gan.
  • Mô tả được vòng đời sinh sống của sán lá gan. 

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 11 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4- 10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 7 Bài 11 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 43 SGK Sinh học 7

Bài tập 2 trang 43 SGK Sinh học 7

Bài tập 3 trang 43 SGK Sinh học 7

Bài tập 3 trang 29 SBT Sinh học 7

Bài tập 10 trang 32 SBT Sinh học 7

Bài tập 2 trang 33 SBT Sinh học 7

Bài tập 3 trang 33 SBT Sinh học 7

Bài tập 5 trang 33 SBT Sinh học 7

4. Hỏi đáp Bài 11 Chương 3 Sinh học 7

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh nên một số bộ phận cơ thể bị tiêu giảm 

I. NƠI SỐNG, CẤU TẠO VÀ DI CHUYỂN

- Nơi sống: sán lá gan là những giun dẹp kí sinh ở gan và mật trâu, bò, làm chúng gầy rạc và chậm lớn.

- Cấu tạo: 

+ Cơ thể hình lá, dẹp, dài 2 – 5cm, đối xứng 2 bên màu đỏ máu

+ Mắt, lông bơi tiêu giảm →thích nghi với đời sống kí sinh không di chuyển

+ Các giác bám phát triển → để bám vào vật chủ 

- Di chuyển: Cơ dọc, cơ vòng, cơ lưng bụng phát triển → có thể chun dãn, phồng dẹp cơ thể để chui rúc, luồn lách trong môi trường kí sinh

II. DINH DƯỠNG 

- Cấu tạo cơ quan tiêu hóa:

+ Hầu cơ cơ khỏe

+ Ruột phân nhánh, chưa có hậu môn

- Kiểu dinh dưỡng: dị dưỡng : hút chất din dưỡng từ vật chủ 

III. SINH SẢN

+ Cơ quan sinh dục:

- Sán lá gan lưỡng tính

- Cơ quan sinh dục phát triển, gồm 2 bộ phận: Cơ quan sinh dục đực, cơ quan sinh dục cái và tuyến noãn hoàng có cấu tạo dạng ống phân nhánh và phát triển chằng chịt

+ Vòng đời

- Sán lá gan đẻ nhiều trứng [khoảng 4000 trứng mỗi ngày]  phán tán nòi giống

Trứng gặp nước nở thành ấu trùng có lông bơi. Ấu trùng chui vào sống kí sinh trong ốc ruộng sinh sản cho nhiều ấu trùng có đuôi. Ấu trùng có đuôi rời khỏi ốc bám vào cây cỏ, bèo và cây thủy sinh, rụng đuôi, kết vỏ cứng thành kén sán. Trâu bò ăn phải cây có kén sán sẽ bị nhiễm bệnh sán lá gan

IV. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VÒNG ĐỜI 

- Trứng sán lá không gặp nước → không nở được thành ấu trùng

- Ấu trùng nở ra không gặp ốc thích hợp → ấu trùng chết

- Ốc chứa vật kí sinh bị động vật khác ăn thịt mất → ấu trùng không phát triển được nữa

- Kén sán bám vào rau, bèo… chờ mãi mà không gặp trâu bò ăn phải → kén hỏng và không nở thành sán được

V. BIÊN PHÁP PHÒNG BỆNH SÁN LÁ GAN CHO TRÂU BÒ

- Xử lý phân để diệt trứng

- Diệt ốc

- Không cho trâu, bò ăn cỏ dưới nước

- Tẩy sán thường xuyên cho trâu, bò

* Kết luận: Đặc điểm vòng đời sán lá gan: thay đổi vật chủ và qua nhiều giai đoạn ấu trùng thích nghi với kí sinh

Xem thêm Soạn Sinh 7: Bài 11. Sán lá gan

A. Lý thuyết

I. Nơi sống, cấu tạo và di chuyển

  • Kí sinh ở gan và mật các động vật và người
  • Cơ thể hình lá, dẹp, dài 2 - 5 cm, màu đỏ máu
  • Mắt, lông bơi tiêu giảm; giác bám phát triển
  • Hệ cơ phát triển giúp phồng dẹp, chui rúc và luồn lách trong môi trường kí sinh

II. Dinh dưỡng

  • Hút dinh dưỡng từ môi trường kí sinh
  • Ruột phân nhánh, chưa có hậu môn

III. Sinh sản

1. Cơ quan sinh dục

  • Gồm cơ quan sinh dục đực và cơ quan sinh dục cái [tuyến noãn hoàng]

2. Vòng đời

  • Vòng đời của sán lá gan thay đổi qua nhiều vật chủ và nhiều giai đoạn ấu trùng thích nghi với kí sinh

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Nội dung quan tâm khác

Trắc nghiệm sinh học 7 bài 11: Sán lá gan

Giải bài tập SGK Sinh học 7 bài 11: Sán lá gan

Giải bài tập SGK Sinh học 7 bài 11 rút gọn

51 7.608

Tải về Bài viết đã được lưu

Giải bài tập Sinh học 7 bài 11: Sán lá gan

Giải bài tập SGK Sinh học 7 bài 11: Sán lá gan được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Giải bài tập SGK Sinh học 7 bài 8: Thủy tức

Giải bài tập SGK Sinh học 7 bài 9

Giải bài tập SGK Sinh học 7 bài 10

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 11 trang 41: Hãy chọn trong cụm từ: bình thường, tiêu giảm, phát triển… để điền vào bảng cho thích hợp và giải thích ngắn gọn ý nghĩa của hiện tượng ấy. Bảng. Đặc điểm cấu tạo của sán lông, sán lá gan

STT

Sán lông

Sán lá gan

Ý nghĩa thích nghi

1

Mắt

2

Lông bơi

3

Giác bám

4

Cơ quan tiêu hóa [nhánh ruột]

5

Cơ quan sinh dục

Trả lời:

STT

Sán lông

Sán lá gan

Ý nghĩa thích nghi

1

Mắt

Bình thường

Tiêu giảm

Quan sát và định hướng trong không gian

2

Lông bơi

Phát triển

Tiêu giảm

Di chuyển tự do ngoài môi trường

3

Giác bám

Tiêu giảm

Phát triển

Bám vào vật chủ

4

Cơ quan tiêu hóa [nhánh ruột]

Phát triển

Phát triển

Tiêu hóa và hấp thụ thức ăn

5

Cơ quan sinh dục

Bình thường

Phát triển

Tạo ra nhiều con cái

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 11 trang 42: - Hãy cho biết vòng đời sán lá gan bị ảnh hưởng thế nào nếu trong thiên nhiên xảy ra các tình huống sau:

+ Trứng sán lá gan không gặp nước.

+ Ấu tùng nở ra không gặp cơ thể ốc thích hợp.

+ Ốc chứa vật kí sinh bị động vật khác [cá, vịt, chim nước...] ăn thịt mất.

+ Kén sán bám vào rau, bèo... chờ mãi mà không gặp trâu bò ăn phải.

- Sán lá gan thích nghi với phát tán nòi giống như thế nào?

Trả lời:

- Sự thay đổi vòng đời sán lá gan:

+ Trứng sán lá gan không gặp nước: trứng không nở được thành ấu trùng

+ Ấu tùng nở ra không gặp cơ thể ốc thích hợp: ấu trùng sẽ chết

+ Ốc chứa vật kí sinh bị động vật khác [cá, vịt, chim nước...] ăn thịt mất: ấu trùng không phát triển.

+ Kén sán bám vào rau, bèo... chờ mãi mà không gặp trâu bò ăn phải: kén hỏng và không nở thành sán được.

- Sán lá gan thích nghi với phát tán nòi giống:

+ Sinh sản nhiều [mỗi lứa đẻ nhiều trứng, đẻ dày]

+ Ấu trùng có khả năng di chuyển để tìm con vật trung gian truyền bệnh

+ Thay đổi nhiều vật chủ và qua nhiều gia đoạn phát triển trung gian.

Câu 1 trang 43 Sinh học 7: Cấu tạo sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh như thế nào?

Trả lời:

- Mắt, lông bơi tiêu giảm do không cần sử dụng.

- Giác bám, cơ quan tiêu hóa và cơ quan sinh dục phát triển để lấy được nhiều dinh dưỡng từ vật chủ, nhanh chóng sinh sản để duy trì, phát tán nòi giống.

Câu 2 trang 43 Sinh học 7: Vì sao trâu, bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều?

Trả lời:

Do phương thức nuôi trâu, bò kiểu chăn thả → trâu, bò ăn cỏ tự do ngoài đồng ruộng không được qua xử lí, đó là nơi sống của ấu trùng sán lá gán → dễ dàng ăn phải cỏ, uống nước có ấu trùng sán lá gan → mắc bệnh sán lá gan.

Câu 3 trang 43 Sinh học 7: Hãy trình bày vòng đời của sán lá gan.

Trả lời:

Con sán lá gan trưởng thành đẻ ra trứng vào nước → nở thành ấu trùng giai đoạn có lông bơi → chui vào kí sinh ở ốc thành ấu trùng có đuôi → bám vào cây cỏ rồi kết vỏ cứng, hình thành kén sán → trâu bò ăn phải kén sán sẽ bị mắc sán lá gan với các cá thể sán lá gan trưởng thành dần trong cơ thể.

Tham khảo thêm

  • Giải VBT Sinh 7 bài 11
  • Lý thuyết Sinh học 7 bài 11: Sán lá gan
  • Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 7 - Bài 11
  • Trắc nghiệm môn Sinh học 7 bài 11
  • Giáo án môn Sinh học 7 bài 11: Sán lá gan theo CV 5512

Video liên quan

Chủ Đề