So sánh tín hiêu song công và bán song công năm 2024

Các phương thức truyền tín hiệu trong mạng máy tính, bộ chuyển đổi quang điện (Simple, Half-Duplex và Full-Duplex)

Chế độ truyền là cách thức truyền dữ liệu giữa hai thiết bị. Ở đây ta có thể hiểu chế độ truyền là phương thức giao tiếp giữa các thiết bị. Mạng lưới dữ liệu và cách truyền được thiết kế để cho phép giao tiếp diễn ra giữa các thiết bị đơn lẻ khi được kết nối với nhau. Có 3 loại chế độ truyền

So sánh tín hiêu song công và bán song công năm 2024

Chế độ Simplex

Chế độ Simplex là chế độ giao tiếp một chiều. Trong chế độ này khi kết nối với nhau chỉ 1 trong 2 thiết bị có thể truyền tín hiệu, thiết bị còn lại chỉ có thể nhận tín hiệu. Chế độ simplex có thể sử dụng toàn bộ băng thông của kênh để gửi dữ liệu theo 1 hướng.

Ví dụ đơn giản nhất là bàn phím và màn hình bình thường:

- Bàn phím chỉ truyền tín hiệu đi

- Màn hình chỉ nhận tín hiệu

So sánh tín hiêu song công và bán song công năm 2024

Chế độ Half-Duplex Mode (bán song công)

ở chế độ Half Duplex mode, mỗi thiết bị có thể vừa truyền vừa nhận nhưng không đồng thời. Khi một thiết bị gửi tín hiệu đi, thiết bị kia chỉ có thể nhận và ngược lại. Chế độ bán song công được sử dụng trong trường hợp không cần giao tiếp theo cả 2 hướng cùng 1 lúc. Toàn bộ dung lượng kênh có thể sử dụng cho từng hướng.

Ví dụ: bộ đàm khi có người nói thì người còn lại chỉ có thể nghe

Dung lượng kênh = Băng thông * Độ trễ lan truyền

So sánh tín hiêu song công và bán song công năm 2024

Chế độ Full Duplex Mode

ở chế độ full duplex mode, cả 2 thiết bị có thể truyền và nhận đồng thời . trong chế độ song công, các tín hiệu đi theo một hướng chia sẻ dung lượng với tín hiệu đi theo hướng khác. Việc chia sẻ có thể xảy ra theo 2 trường hợp:

Liên kết phải chứa 2 đường truyền riêng biệt về mặt vật lý, một đường để gửi và 1 đường để nhận

Công suất được phân chia giữa tín hiệu truyền và tín hiệu đi theo cả 2 hướng

Chế độ song công được sử dụng khi luôn yêu cầu giao tiếp giữa 2 chiều nhưng tổng dung lượng của kênh sẽ phân chia giữa 2 hướng.

Ví dụ: mạng điện thoại có sự liên lạc giữa 2 người bằng 1 đường dây điện thoại, qua đó cả hai có thể nói và nghe cùng 1 lúc

Chế độ truyền dẫn là gì?

Chế độ truyền dẫn là phương thức hay cách thức truyền dữ liệu giữa 2 thiết bị bất kỳ được kết nối với nhau (dây cáp quang, dây nhảy quang hay dây cáp mạng hoặc wifi , sóng vô tuyến). Chế độ truyền dẫn còn có thể được gọi là chế độ liên lạc.

Simplex, Half Duplex và Full Duplex là 3 chế độ truyền dẫn phổ biến nhất hiện nay:

Simplex là gì?

So sánh tín hiêu song công và bán song công năm 2024

Chế độ truyền dẫn Simplex hay còn được gọi là chế độ truyền dẫn đơn giản. Việc truyền dẫn dữ liệu sẽ được diễn ra một chiều. Tức là thiết bị gửi chỉ có thể gửi tín hiệu, chứ không thể nhận dữ liệu.

Ví dụ điển hình cho ứng dụng truyền dẫn simplex là các trạm phát sóng truyền hình. Trạm phát sóng sẽ gửi tín hiệu đến các thiết bị thu như tivi mà không có sự phản hồi từ tivi đến trạm phát sóng.

Half Duplex là gì?

So sánh tín hiêu song công và bán song công năm 2024

Chế độ truyền dẫn Half Duplex là một kiểu chế độ truyền dẫn song công. Half Duplex còn có tên gọi khác là Bán song công. Tức là ở chế độ truyền dẫn này hai thiết bị có thể gửi tín hiệu qua lại với nhau. Hay nói cách khác, việc truyền dữ liệu là 2 chiều. Tuy nhiên ở chế độ Half Duplex khi thiết bị gửi dữ liệu tới thiết bị nhận xong thì thiết bị nhận mới có thể gửi dữ liệu ngược lại thiết bị gửi.

Điều này có nghĩa là việc gửi dữ liệu và nhận dữ liệu không được diễn ra đồng thời mà được thực hiện từng cái một. Sau đây là ví dụ về việc sử dụng chế độ Half Duplex trong hệ thống mạng:

Hãy xem xét việc truyền dẫn dữ liệu thông qua cáp mạng Cat5e 10/100 Mbps. Trong trường hợp này, dây cáp mạng đóng vai trò là đường truyền dẫn cho cả việc gửi và nhận dữ liệu. Tuy nhiên, vì đây là chế độ half duplex, thiết bị truyền và thiết bị nhận không thể hoạt động cùng lúc trên cùng một đường truyền.

Khi thiết bị A muốn gửi dữ liệu đến thiết bị B, nó phải “hỏi” trước khi bắt đầu truyền. Sau đó, thiết bị A truyền dữ liệu thông qua đường truyền dẫn. Trong thời gian này, thiết bị B phải ở chế độ lắng nghe, và nếu nó cố gắng gửi dữ liệu đến thiết bị A cùng một lúc, xung đột dữ liệu có thể xảy ra.

Khi thiết bị A hoàn thành việc gửi dữ liệu, thiết bị B có thể phản hồi bằng cách yêu cầu sự chuyển đổi của đường truyền dẫn. Khi thiết bị B bắt đầu gửi dữ liệu, thiết bị A phải ở chế độ lắng nghe, và cả hai thiết bị sẽ thay phiên nhau truyền và nhận dữ liệu.

Một ví dụ thực tế về ứng dụng chế độ Half Duplex là Walkie-Talkie. Trong đó tín nhắn sẽ được gửi từng cái một theo cả 2 hướng.

Full Duplex là gì?

So sánh tín hiêu song công và bán song công năm 2024

Chế độ truyền dẫn Full Duplex cũng là một kiểu truyền dẫn song công như Half Duplex. Tức là việc truyền dữ liệu giữa 2 thiết bị được diễn ra 2 chiều. Tuy nhiên, ở chế độ Full Duplex việc truyền và nhận dữ liệu được diễn ra đồng thời cùng một thời điểm. Full Duplex còn được biết đến với cái tên gọi khác là song công hoàn toàn.

Ví dụ gần gũi nhất cho việc truyền dữ liệu theo chế độ full Duplex là việc thực hiện gọi điện thoại ngày nay. Cả người nhận và người dọi đều có thể nói chuyện qua lại với nhau cùng lúc.

Một ví dụ về chế độ truyền dẫn full duplex trong hệ thống mạng là khi bạn sử dụng một bộ định tuyến (router) trong mạng gia đình hoặc văn phòng.

Khi bạn gửi dữ liệu từ thiết bị của bạn đến bộ định tuyến, và đồng thời, bạn cũng nhận dữ liệu từ bộ định tuyến đến thiết bị của bạn. Ví dụ, khi bạn truy cập một trang web trên trình duyệt web, bạn gửi yêu cầu truy cập đến bộ định tuyến của mạng. Đồng thời, bộ định tuyến cũng trả về dữ liệu (trang web) bạn yêu cầu, để bạn có thể xem nội dung trên trình duyệt.