So sánh những chiếc xe moto gp

Chiếc xe máy đầu tiên của thế giới được người Đức sản xuất và bán ra thị trường vào năm 1984 và ngay lập tức hình thành trò chơi đua xe mô tô. Trải qua hơn nửa thế kỷ với những giải đua nhỏ lẻ, năm 1949, FIM (Federation Internationale de Motorcyclisme) - Tổ chức quốc tế về xe máy được ra đời và là tiền thân của đơn vị tổ chức các giải Grand Prix ngày nay.

Kể từ đó, giải đua MotoGP - Grand Prix ra đời bắt nguồn từ những giải đua ở đảo Isle of Man nằm giữa Anh và Ireland. Đến nay, MotoGP là giải đua xe mô tô phân khối lớn tồn tại lâu đời nhất và lớn nhất thế giới. Mỗi năm có 18 giải đua được tổ chức khắp nơi trên thế giới.

Hiện nay, giải đua MotoGP có 3 hạng mục chính gồm Moto3, Moto2 và MotoGP. Trong đó, Moto3 dành cho những xe có động cơ 250cc, trọng lượng đầy xăng tối đa 65kg; Moto2 dành cho xe 4 thì 600cc; MotoGP dành cho xe 1.000cc.

Dẫn đầu các môn thể thao tốc độ

Những cảm xúc phấn khích tột độ khi xem các tay đua ôm cua sát đất ngoạn mục hay núp gió tăng tốc như một “tia chớp” đã giúp giải đua MotoGP có tỷ lệ người xem cao hơn giải đua ô tô F1. Tính chất nguy hiểm trong những pha ôm cua, nghiêng đổ xe là yếu tố thu hút ánh mắt hồi hộp của người xem. Thật khó để rời mắt khỏi màn hình khi thấy một tay đua nghiêng chiếc xe gần như chạm xuống nền đường để vào cua.

Trong giới đam mê môn thể thao tốc độ này có câu: “Phụ nữ không thu hút được tất cả đàn ông, nhưng MotoGP thì có”.

Trong 4 “ông lớn” của giải MotoGP, có đến 3 thương hiệu đến từ Nhật Bản gồm Honda, Yamaha và Suzuki, riêng Ducati đến từ Ý. Số tiền để duy trì các đội đua mỗi năm luôn lên đến hàng chục triệu USD, riêng Honda thì “mạnh tay” chi tới 100 triệu USD trong 01 năm.

Nếu cho rằng những chiếc mô tô phân khối lớn “rú ga” trên đường phố là những chiếc xe đua thì đó là một sai lầm. Bởi lẽ, những chiếc xe đua không được phép sản xuất phiên bản thương mại và sẽ là phạm pháp nếu tham gia giao thông. Một số công nghệ trên xe đua MotoGP khó được áp dụng, thậm chí sẽ không bao giờ được áp dụng cho xe thương mại.

Những công nghệ tối tân

Động cơ của xe đua MotoGP phải được sản xuất đúng theo quy định tiêu chuẩn của FIM. Những chiếc xe MotoGP được trang bị động cơ 1.000 phân khối có thể sản sinh công suất tới 240 mã lực, có thể chạm tới ngưỡng vòng tua 17.000 vòng/phút. Đây là sức mạnh mà xe thương mại không thể đạt được.

Cùng với đó, xe MotoGP được trang bị những công nghệ tối tân đặc chủng, chủ yếu gồm 3 công nghệ là lò xo van khí nén, hộp số liền mạch và hệ thống phanh.

Những “ông hoàng” trong giải đua này đều sử dụng công nghệ lò xo van khí nén để đóng mở van cho động cơ của mình, vì những van thông thường bằng kim loại không thể đáp ứng tốc độ nhanh và chính xác. Động cơ xe MotoGP có một buồng chứa khí nén với một pít-tông làm nhiệm vụ điều hướng thu hồi khí nén, thông qua đó đóng mở van. Cụ thể trên chiếc YZR-M1, loại lò xo bằng khí nén này có thể hoạt động 140 lần mỗi giây.

Về công nghệ hộp số liền mạch, Honda RC213V đã là nhà vô địch mùa giải 2013 nhờ công nghệ này. Đây là loại hộp số được thừa hưởng công nghệ từ xe đua F1, cho phép xe vào số mới trước khi số cũ ngắt hoàn toàn. Theo đó, Honda RC213V chỉ mất thời gian 0,009 giây để sang số, trong khi M1 của Yamaha mất tới 0,038 giây. Đối với xe thương mại hiện nay, cao cấp nhất mới chỉ có loại hộp số hỗ trợ sang số nhanh (Quick Shifter) khi sang số mà không cần ngắt ly hợp.

Về hệ thống phanh, đĩa phanh trên các mẫu xe MotoGP được chế tạo bằng vật liệu đặc biệt từ carbon thay vì kim loại. Ví dụ như chiếc Honda RC213V được trang bị 2 đĩa phanh carbon ở bánh trước, kẹp phanh Brembo 4 pít-tông làm từ nhôm nguyên khối. Đĩa phanh này có thể chịu được nhiệt độ “khủng khiếp” lên đến 9000C

5 trong số những chiếc xe siêu nhanh đã chạy đua với nhau trong một sự kiện mà Red Bull gọi là "đua drag đỉnh cao". Kết quả có thể khiến nhiều người kinh ngạc.

Cuộc đua đầu tiên - Video: Red Bull

So sánh những chiếc xe moto gp

Năm chiếc xe có tốc độ cực nhanh tranh tài trong cuộc đua drag đỉnh cao - Ảnh: Red Bull

Có một câu hỏi muôn thuở nhưng rất ít khi được kiểm chứng: Xe đua F1 hay MotoGP nhanh hơn? Red Bull đã đi tìm câu trả lời bằng cách tài trợ một cuộc đua drag (đua đối kháng trên khoảng cách ngắn 400m) hiếm có.

Trong cuộc đua này có sự tham gia của một chiếc ô tô F1, một chiếc xe máy MotoGP, hai chiếc xe đua rally và một chiếc "supervan" Ford Transit.

Nếu đua trọn vẹn cả cung đường, xe F1 thường sẽ chiến thắng, do diện tích tiếp xúc mặt đường lớn giúp mang lại độ bám tốt hơn xe máy hai bánh. Nhưng chạy thẳng trên khoảng cách ngắn có thể cho ra kết quả khó lường.

Trong cuộc đua hiếm có này, những xe được sử dụng có Red Bull RB8 F1 850 mã lực, KTM RC16 MotoGP 270 mã lực, Peugeot 208 WRX 600 mã lực, Ford Puma WRC 550 mã lực và Ford Transit Supervan 4 2.040 mã lực.

Những chiếc xe tham gia tranh tài - Ảnh: Red Bull

Những chiếc xe với tốc độ "nhanh như chớp" đã thực hiện 3 lần đua. Xe van chỉ tham gia vào lần đua cuối cùng.

Cả ba lần, chiếc xe MotoGP do tay đua người Tây Ban Nha Dani Pedrosa điều khiển đều về đích đầu tiên.

Trong khi đó, chiếc xe F1 do tay đua người New Zealand Liam Lawson cầm lái đã về đích thứ hai trong cuộc đua đầu tiên, nhưng thua đau trước chiếc "siêu van" trong cuộc đua cuối cùng.

Có thể hiểu được lý do, khi tay đua Romain Dumas, tay đua người Pháp nổi tiếng với các cuộc đua sức bền, tiết lộ chiếc "supervan" có công suất hơn gấp đôi chiếc F1!

Cuộc đua thứ ba có thêm sự tham gia của Ford Transit Supervan - Video: Red Bull

Bên dưới video, nhiều người kinh ngạc trước kết quả:

- Vậy mà tôi từng nghĩ xe MotoGP chậm lắm.

- Tôi chưa từng nghĩ xe MotoGP lại đánh bại F1.

- Có người từng nói điều kỳ diệu của xe đua F1 không nằm ở đường thẳng, mà là ở những khúc cua.

- Tôi đã há mồm kinh ngạc khi nhìn chiếc xe van chạy với tốc độ của xe đua F1.

- Chứng kiến một chiếc xe van Ford Transit đánh bại một chiếc xe F1 trong một cuộc đua drag khiến tôi trở nên hoài nghi cuộc đời.

- Rất muốn xem đua hết cả vòng. Tôi đoán xe F1 sẽ đánh bại chiếc xe van, nhưng muốn xem phải thắng chật vật ra sao.

- Hãy đưa chiếc xe van tham gia giải Grand Prix càng sớm càng tốt. Và nhờ Max VANstappen cầm lái. (Người này chơi chữ với cái tên của tay đua F1 nổi tiếng Max Verstappen - PV)

- Tôi thích việc họ không bỏ bớt tài phụ để giảm trọng lượng, dù đua drag không cần người đọc bản đồ như đua rally.